Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN sáng kiến kinh nghiệm công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT lê lai, huyện ngọc lặc năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.77 KB, 39 trang )

Mục lục
Nội dung

Trang

1. Mở đầu..............................................................................................................2
- Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
- Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
- Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
- Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................3
2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trước năm học 2015 - 2016....4
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở trường
THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016......................................8
2.3.1. Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng và chọn cử viên chức phụ
trách công tác thi đua khen thưởng...............................................................8
2.3.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và phát
động các phong trào thi đua trong năm học..................................................9
2.3.3. Xây dựng quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng, học kì
và năm học...................................................................................................10
2.3.4. Tổ chức việc đánh giá xếp loại cả năm gắn với đề nghị công nhận
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.........................................12
2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng
.....................................................................................................................15
2.3.6. Tổ chức việc trao khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích
trong năm học..............................................................................................16
2.4. Hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng...........................................16
3. Kết luận, kiến nghị.........................................................................................17
Phụ lục................................................................................................................19


1


1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Công tác thi đua, khen thưởng được xem là động lực phát triển của mỗi
Nhà trường và cá nhân. Công tác thi đua, khen thưởng trong các trường phổ
thông ngày càng được đổi mới, hoàn thiện cả về phương pháp và cách thức tổ
chức. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã góp phần quan trọng
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Thi đua tăng cường đoàn kết,
mà đoàn kết thúc đẩy thi đua, đoàn kết ấy là đoàn kết thực sự và rất chặt chẽ";
"Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những
người yêu nước nhất".
Khen thưởng là sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Khen thưởng
là đoạn kết của phong trào thi đua khen thưởng có thể phát huy tác dụng của
phong trào thi đua và ngược lại. Trên thế giới, các quốc gia, các tổ chức không
phát động phong trào thi đua như chúng ta, rất chú trọng công tác khen thưởng.
Xem khen thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực của tập thể
và cá nhân.
Nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng năm học 2015-2016 của
Sở GD & ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo: Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ,
giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong trào
thi đua yêu nước trong trường học: Thi đua “Dạy tốt, học tốt”; đẩy mạnh
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động
“Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để phong trào thi đua từng
bước đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị,
trường học; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong

nhà trường. Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và
hiệu quả công tác trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời
tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.
Xác định vị trí vai trò quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng,
là một trong những thành tố quan trọng góp phần cùng tập thể, cá nhân
hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Với lý do đó, qua thực tiễn công tác quản lý. Tôi chọn đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: "Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện
Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016".
- Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác thi đua, khen thưởng trong
trường trung học phổ thông;
+ Tìm hiểu thực trạng công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT
Lê Lai các năm học trước;
+ Đề ra các biện pháp tổ chức công tác thi đua, khen thưởng ở trường
THPT Lê Lai, huyện Ngọc lặc năm học 2015 - 2016,
2


- Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác thi đua - khen thưởng ở trường THPT
Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm hoc 2015 - 2016;
+ Không gian nghiên cứu: Trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc;
+ Khách thể nghiên cứu: Tập thể công chức, viên chức trường THPT
Lê Lai, huyện Ngọc Lặc;
+ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016;
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
+ Phương pháp đúc rút sáng kiến kinh nghiệm;

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở lý luận
- Công tác thi đua qua những chặng đường lịch sử, đặc biệt thấy rõ vai trò
thi đua thời kỳ đổi mới, trong cơ chế thị trường Nhà nước đã có Luật Thi đua,
khen thưởng trong đó chỉ rõ: "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự
nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
- Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó; tổ chức nào
đó, về cái gì, việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là tặng cho bằng hiện
vật hoặc tiền... Khen thưởng là hình thức ghi nhận công lao, thành tích của
Nhà nước bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền do luật định. Như vậy
khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội. Khen thưởng và
trừng phạt được hình thành phát sinh và tồn tại trong quá trình phát triển của
con người là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinh hoạt tinh thần của con người,
do đó khen thưởng phải thể hiện quan điểm quần chúng, phải có trách nhiệm cao
trong quá trình phát hiện xét khen thưởng. Khen thưởng tồn tại cùng với
sự tồn tại của Nhà nước. Còn Nhà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng
vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần và khích lệ bằng vật chất.
- Thi đua và khen thưởng quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng lẫn nhau.
Là hai thành tố hữu cơ của một quá trình dẫn đến một hiệu quả chung. Mối quan
hệ đó biểu hiện:
- Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân và cộng đồng hoàn thành
nhiệm vụ trên cơ sở đó thực hiện khen thưởng, thực tế cho thấy:
- Ở đâu phong trào thi đua thực sự là động lực thì ở đó xã hội phát triển
quần chúng phấn khởi và khen thưởng chuẩn xác, ngược lại ở đâu phong trào thi
đua yếu, hoặc không có phong trào thi đua ở đó xã hội trì trệ công tác khen
thưởng không chuẩn xác, quần chúng kém phấn khởi, thậm chí có những tiêu
cực.
- Khen thưởng vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua

phát triển, thực tế cho thấy:
3


- Ở đâu làm tốt công tác khen thưởng, công tác này được đánh giá
khách quan, công minh trên cơ sở phong trào thi đua thì ở đó quần chúng
phấn khởi, có được phong trào thi đua mới, tốt hơn và ngược lại.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện dựa trên các quan điểm, đường lối
chủ trương của Đảng và nhà nước, thể hiện trong các văn bản dưới đây:
- Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Luật số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009
- Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 6 năm 2014.
- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ
- Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ.
- Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ
- Thông tư Số:07/2014/TT-BNV, ngày 29 tháng 08 năm 2014
của Bộ nội vụ
- Thông tư Số: 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng
02 năm 2016 thay thế Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 4 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen
thưởng ngành Giáo dục.
- Quyết định Số: 4479/2011/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của
UBND tỉnh Thanh Hóa:
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
Thực tế công tác thi đua, khen thưởng của trường THPT Lê Lai,

huyện Ngọc Lặc, năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016.
2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trước năm học 2015 2016
2.2.1. Thực trạng về đội ngũ và thành tích đã được ghi nhận trong các
năm học vừa qua
2.2.1.1. Thực trạng về đội ngũ
* Biên chế năm học 2015– 2016 được tính đến thời điểm 30 tháng 4
năm 2016
Tổng số lớp: 28 lớp, tổng số học sinh: 1009 học sinh.
* Đội ngũ cán bộ giáo viên
- Cán bộ quản lý: 3 người (có 01 trình độ Thạc sỹ)
+ Hiệu trưởng: Trần Hữu Hải
+ Phó hiệu trưởng: Đinh Xuân Lắm, Lê Hồng Kỳ
- Chi bộ có 36 đảng viên
- Giáo viên: 59 người, trong đó có 14 giáo viên trình độ trên chuẩn

4


Cơ cấu môn học và trình độ như sau:
TT
Môn
Số
Trình độ
Nữ
Nữ dân
Ghi chú
lượng
thạc sỹ
tộc
1 Toán

11
7
2
1
2 Lý
5
2
3
1
3 Hóa
5
1
4
2
4 Sinh
5
2
3
2
5 CN
1
0
1
0
(KTNN)
6 CN
0
0
0
0

(KTNN)
7 Văn
10
1
8
2
8 Tin
1
0
1
1
9 Sử
4
0
3
2
10 Địa
4
0
2
1
11 GDCD
3
0
1
0
12 Tiếng Anh
6
1
4

2
13 Thể dục
3
0
0
0
14 Quốc
1
0
0
0
phòng
Tổng cộng
59
14
32
14
- Nhân viên hành chính: 6 người
* Tình hình cơ sở vật chất
- Phòng học: 37 phòng, trong đó có 27 phòng học kiên cố 2 tầng trở lên,
04 phòng học bộ môn đạt chuẩn, 01 học ngoại ngữ, 02 phòng tin học,
01 phòng thư viện; thiếu khu hiệu bộ đạt chuẩn (Khu hiệu bộ đang sử dụng khu
phòng học cải tạo được xây dựng từ năm 2002); thiếu nhà học đa năng.
- Đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo
điều kiện công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, gắn với
hướng tới kỉ niệm và gặp mặt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 20 năm
ngày thành lập năm 2019.

5



2.2.1.2. Thành tích đã được ghi nhận
* Đối với tập thể
Danh hiệu thi đua
Năm
học

Danh hiệu thi đua

2011-2012 Tập thể lao động tiên tiến
2012-2013

Tập thể lao động xuất sắc

2013-2014 Tập thể lao động xuất sắc

2014-2015
2015-2016

Số, ngày, tháng, năm của quyết
định khen thưởng; cơ quan ban
hành quyết định
QĐ của Giám đốc Sở GD & ĐT
QĐ số 3575/QĐ-UBND ngày
11/10/2013 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa
QĐ số 3646/QĐ-UBND
ngày 30/10/2014 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa


Tập thể lao động tiên tiến

QĐ của Giám đốc Sở GD & ĐT

Tập thể lao động tiên tiến

Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà
trường họp đề nghị Giám đốc công
nhận

Hình thức khen thưởng
Năm
học
2011-2012

Hình thức khen
thưởng
Giấy khen Giám đốc
Sở GD & ĐT

Số, ngày, tháng, năm của quyết định
khen thưởng; cơ quan ban hành quyết
định
QĐ của Giám đốc Sở GD & ĐT

số
3572/QĐ-UBND
ngày
11/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa


2013-2014

Bằng khen của Chủ
tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa
Thủ Tướng Chính
phủ tặng Bằng khen

2015-2016

Giấy khen Giám đốc
Sở GD & ĐT

Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà
trường họp đề nghị Giám đốc Sở tặng
Giấy khen

2012-2013

QĐ số: 2205/QĐ-TTg ngày 09/12/2014,
Vào sổ vàng số: 22

6


* Đối với cá nhân:
Số cá nhân
đươc Giám
Năm

đốc Sở
học
công nhận
CSTĐCS
06
2011-2012
07
2012-2013

Số cá nhân
đươc Giám
đốc Sở
tặng Giấy
khen
06

Số cá nhân
được Bộ
trưởng
tặng Bằng
Khen
0

07

0

2013-2014

08


08

01

2014-2015

08

08

0

Ghi chú

08
08
0
Đang đề nghị
2015-2016
Tổng
37
37
01
cộng
2.2.1. Thực trạng về tổ chức công tác thi đua, khen thưởng trước năm
học 2015 - 2016
Những năm học trước, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện được
được hiện theo quy trình sau:
- Sau khi có hướng dẫn của Giám đốc Sở GD & ĐT, hiệu trưởng hướng

dẫn để cá nhân đăng kí các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng
- Tổ chức kí cam kết thực hiện giao ước thi đua giữa Hiệu trưởng và
Ban chấp hành công đoàn;
- Tổ chức cùng với BCH Công đoàn phát động phong trào thi đua 02 đợt
trong năm: Từ khai giảng năm học đến hết 20/11 và sau tết Âm lịch đến hết 30/4
và 01/05
- Hết học kì I tổ chức xét và công nhận thành tích tập thể, cá nhân học kì
I, kết thúc năm học xét, công nhận và đề nghị khen thưởng năm học cho tập thể,
cá nhân có nhiều thành tích trong năm học;
- Tổ chức trao phần thưởng vào sơ kết học kì I và tổng kết năm học
- Đối tượng khen thưởng gồm: Tập thể các tổ chuyên môn, công chức,
viên chức nhà trường, Tập thể các lớp và cá nhân giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên, học sinh có thành tích trong các kì thi, Hội thao các cấp tổ chức, tham gia
thi tìm hiểu của các tổ chức đoàn thể cấp trên tổ chức.
- Việc xem xét thi đua, khen thưởng chủ yếu căn cứ vào thành tích thi
giáo viên giỏi, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên có học sinh giỏi,
giáo viên tham gia các bài thi tìm hiểu;
- Việc xây dựng quy chế cho điểm, tính điểm còn có hạn chế, việc cộng
điểm thưởng còn có những bất cập;
- Việc xét công nhận và ghi nhận thành tích cuối năm. Đặc biệt là các
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị từ Giám đốc Sở GD & ĐT trở
lên vẫn còn để xảy ra tình trạng thắc mắc, chưa công bằng;
7


- Bản thân các thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng còn có
những hạn chế về công tác thi đua, khen thưởng, cá biệt có đồng chí còn chưa
phân biệt được đâu là danh hiệu thi đua, đâu là hình thức khen thưởng;
- Việc xây dựng các định mức thưởng chưa bao quát hết các thành tích đạt

được trong các kì thi, hội thao. Trong đó có định mức khen thưởng cho các giải
tập thể đạt được trong Hội khỏe phù đổng;
- Việc tổ chức cho công chức, viên chức tham gia đóng góp xây dựng Quy
chế liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng còn có những bất cập, chưa bao
quát hết được các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, thành tích của
công chức, viên chức làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại, đề nghị công nhận
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở
trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016
2.3.1. Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng và chọn cử viên chức
phụ trách công tác thi đua khen thưởng
- Hội đồng Thi đua, Khen thưởng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
Hiệu trưởng về công tác Thi đua, Khen thưởng;
- Viên chức phụ trách công tác thi đua là đầu mối trong việc giúp Hội
đồng thi đua, khen thưởng hoàn thành nhiệm vụ.
- Hội đồng thi đua, khen thưởng được thành lập theo quy định của các văn
bản về công tác thi đua, khen thưởng.
Thành phần gồm: (Phụ lục 1)
+ Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng;
+ Các phó Hiệu trưởng (trong đó có một phó hiệu trưởng kiêm nhiệm Chủ
tịch Công đoàn - Phó chủ tịch Hội đồng;
+ Thư kí HĐ thi đua khen thưởng;
+ Các ủy viên Hội đồng;
+ Số lượng 17 thành viên;
+ Được Hiệu trưởng Quyết định thành lập ngay đầu năm học,
- Về viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng trường THPT
Lê Lai chọn Tổ trưởng chuyên môn (Tổ Sinh - Công nghệ, đồng thời là phó chủ
tịch công đoàn), đảm bảo một số điều kiện sau:
+ Là người thành thạo tin học, tính cách cẩn thận, tận tụy trong công việc;
+ Có khả năng tham mưu giúp Hội đồng thi đua, khen thưởng, cụ thể là

Hiệu trưởng trong việc cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua,
khen thưởng để triển khai đến tập thể, cá nhân trong toàn trường;
+ Là đầu mối trong việc hướng dẫn phát động, đăng kí, và hoàn thiện hồ
sơ thi đua cho tập thể, cá nhân trong nhà trường;
+ Hàng tháng tổng hợp, dự kiến xếp loại, tổng hợp số liệu theo học kì, cả
năm, chuẩn bị tài liệu để Hội đồng thi đua, khen thưởng làm việc;
+ Là người thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ về công tác thi đua, khen
thưởng, hết năm công tác hồ sơ thi đua, khen thưởng được chuyển về lưu trữ tại
bộ phận văn phòng.
8


2.3.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và
phát động các phong trào thi đua trong năm học
- Mục đích: Thông qua công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phát
động phong trào thi đua để công chức, viên chức hiểu được vai trò của công tác
thi đua, khen thưởng trong việc tạo động lực, sức mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tạo vị thế của
nhà trường đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.
- Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức
+ Thi đua “Dạy tốt, học tốt”;
+ Đẩy mạnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn
với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”;
+ Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”;
+ Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
để phong trào thi đua từng bước đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động thường
xuyên của đơn vị, trường học; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường;
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác trong đội

ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức,
lối sống, kỹ năng sống cho học sinh;
+ Về các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua khen thưởng
của Trung ương, Bộ GD&ĐT, UBND Thanh Hóa và hướng dẫn công tác thi
đua, khen thưởng của ngành giáo dục.
- Cách thức tổ chức:
+ Hiệu trưởng chủ trì triển khai thông qua việc triển khai nhiệm vụ năm
học;
+ Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nội dung quan trọng
được tham luận trong Hội nghị công chức viên chức đầu năm học;
+ Các nội dung được chuyển qua hệ thống thư điện tử để công chức, viên
chức tự nghiên cứu;
+ Thực hiện thông qua hoạt động của các các tổ chức đoàn thể: Công
đoàn và Đoàn thanh niên;
+ Ngoài ra viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng sẽ hướng
dẫn thêm trong qua sinh hoạt chuyên đề về công tác này.
- Phát động các phong trào thi đua:
Trong năm học 2015 - 2016, trường THPT tổ chức phát động phong trào
thi đua gồm 2 đợt:
+ Đợt 1: Từ khai giảng năm học đến hết 20/11, bao gồm:
++ Phát động thi đua, tập thể, cá nhân đăng kí các danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng;
++ Hiệu trưởng và Ban chấp hành Công đoàn ký giao ước thi đua thực
hiện Quyết nghị của Hội nghị công chức, viên chức;
9


++ Tổ chức công đoàn cùng với chuyên môn Nhà trường tổ chức thực
hiện, kiểm tra, đánh giá, đề xuất công nhận đề nghị khen thưởng khi kết thúc đợt
thi đua, trao phần thưởng cùng với sơ kết học kì I;

++ Tiền thưởng đợt thi đua học kì I do Công đoàn Nhà trường đảm nhận
(từ nguồn kinh phí công đoàn),
+ Đợt 2: Sau tết Âm lịch đến hết 30/04 và 01/05:
++ Thực hiện như Đợt 1;
++ Tổ chức trao thưởng vào tổng kết năm học;
++ Kinh phí khen thưởng Đợt 2 do nhà trường đảm nhận (từ nguồn kính
phí khen thưởng từ NSNN);
- Kết quả phát động phong trào thi đua trong năm học 2015 - 2016:
Đã có 76 lượt viên chức được Công đoàn đề nghị khen thưởng trong 2 đợt
phát động thi đua trong năm học. Đây cũng là số liệu quan trọng để Công đoàn
Nhà trường đề nghị Công đoàn cấp trên khen thưởng, công nhận Danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
2.3.3. Xây dựng quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng,
học kì và năm học
- Mục đích: Việc xây dựng quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại hàng
tháng, học kì và cả năm nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và lượng hóa
các quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức. Thuận lợi
trong việc đánh giá, xếp loại hàng tháng, học kì và cả năm học.
- Nội dung xây dựng quy chế:
+ Trên cơ sở nhiệm vụ của viên chức theo quy định của pháp luật,
quy định các mức trừ điểm khi viên chức vi phạm hoặc nhiệm vụ giao không
hoàn thành hoặc hoàn thành không tiến độ, chất lượng không đảm bảo yêu cầu;
+ Cách cho điểm cơ sở đối với công chức viên chức như sau:
++ Công chức, viên chức thuộc diện cán bộ chủ chốt được cho mức điểm
cơ sở: 100 điểm/tháng
++ Viên chức ngoài việc giảng dạy, kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm được
cho điểm cơ sở: 100 điểm/tháng
++ Viên chức giảng dạy đủ từ 17 tiết/tuần trở lên, không kiêm nhiệm
được cho điểm cơ sở 95 điểm/tháng
++ Viên chức giảng dạy đủ từ 16/tiết/tuần trở xuống, không kiêm nhiệm

cho điểm cơ sở 93 điểm/tháng
++ Quy chế được xây dựng theo quy trình sau:
+++ Viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng dự thảo quy chế;
+++ Tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào quy chế, chủ yếu là các mức trừ
điểm trong thực hiện nhiệm vụ (thực hiện bằng cách gửi dự thảo đến các cá nhân
thông qua hộp thư điện tử)
+++ Viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng tổng hợp ý kiến,
hoàn thiện Quy chế;
+++ Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt (có sự tham gia của
đại diện BCH Công đoàn) thống nhất, chốt nội dung;
10


+++ Hiệu trưởng ban hành quy chế và tổ chức thực hiện. (Phụ lục 2)
- Tổ chức thực hiện đánh giá xếp loại hàng tháng:
Việc theo dõi nền nếp chuyên môn, hoạt động nền nếp của học sinh
và giáo viên được thực hiện như sau:
+ Ban giám hiệu nhà trường phân công trực để nắm tình hình;
+ Ban chấp hành đoàn trường kiêm nhiệm Ban nền nếp;
+ Giáo viên có lớp trực tuần tham gia trực theo lịch;
+ Hoạt động kiểm tra chuyên môn nắm tình hình;
+ Riêng công tác thi đua, theo dõi, đánh giá xếp loại các lớp do Ban chấp
hành Đoàn trường xây dựng quy chế, theo dõi nền nếp, tính điểm và xếp loại
theo tuần, hàng tháng, học kì và cả năm;
+ Việc trực của tất cả các bộ phận, cá nhân được cập nhật thông tin trên
công cụ Google Drive thông qua hệ thống thư điện tử của cá nhân (Việc cập
nhật thông tin chỉ những thành viên trong Ban giám hiệu, Ban nền nếp, giáo
viên trực tuần, cá nhân được giao nhiệm vụ mới được cập nhật và chỉnh sửa
thông tin, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về cập nhật thông tin; các cá nhân
khác chỉ được xem, nắm thông tin, không được cập nhật và chỉnh sửa)

+ Ngày 30 hàng tháng, bộ phận nền nếp trích xuất dữ liệu từ công cụ
Google Drive, tổng hợp chuyển đến các tổ chuyện môn, cá nhân và viên chức
phụ trách thi đua, khen thưởng đề dự kiến điểm trừ, xếp loại hàng tháng;
+ Chậm nhất ngày 05 của tháng kế tiếp Hiệu trưởng kí thông báo kết qua
cho điểm và xếp loại tháng trước của công chức viên chức toàn trường.
Ví dụ minh họa:
Viên chức A: giảng dạy và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp, có điểm
cơ sở là 100 điểm/tháng
Nếu trong tháng đó, viên chức này có lỗi đi vi phạm bị trừ 2 điểm,
lớp chủ nhiệm xếp loại khá bị trừ 4 điểm.
Điểm còn lại của viên chức A là: 100 - (2 + 4) = 96 điểm/tháng
(Theo Quy chế viên chức này được xếp loại Tốt.
Viên chức B: giảng dạy đủ 17 tiết/tuần trở lên, có điểm cơ sở là:
95 điểm/tháng
Nếu trong tháng đó, viên chức này mắc các lỗi bị trừ tới 8 điểm
Điểm còn lại của viên chức B là: 95 - 8 = 87 điểm/tháng (Theo Quy chế
viên chức này được xếp loại Khá.
- Tổng hợp điểm học kì và cả năm:
Điểm trung bình học kì I:
(Tháng 8 + Tháng 9 + Tháng 10 + Tháng 11 + Tháng 12)
5

11


Điểm trung bình học kì II:
(Tháng 01 + Tháng 02 + Tháng 03 + Tháng 04)
4
Điểm trung bình cả năm:
Trung bình HKI + 2 (Trung bình KHII)

3
Ví dụ minh họa:
Công chức A có điểm hàng tháng
Tháng
8
9
10
11
Viên
chức A

91

96

95

93

12

1

2

3

4

97


92

94

90

96

Điểm học kì I là: (91+96+95+93+97)/5 = 94.4
Xếp loại Tốt
Điểm học kì II là: (92+94+90+96)/4
= 93.0
Xếp loại Tốt
Điểm trung bình cả năm là: (94.4+2x93.0)/3 = 93.4
Xếp loại Tốt
- Việc đánh giá, xếp loại học kì và cả năm:
+ Đối với học kì I:
++ Công chức, viên chức có tổng điểm từ 95 điểm trở lên được xếp
loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
++ Công chức, viên chức có tổng điểm từ 90 điểm trở lên đến dưới
95 điểm được xếp loại hoàn thành xuất sắc tốt nhiệm vụ;
++ Công chức, viên chức có tổng điểm từ dưới 90 điểm trở xuống xếp
loại hoàn thành nhiệm vụ;
++ Công chức, viên chức có tổng điểm từ dưới 50 điểm trở xuống xếp
loại không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Không quy định xếp loại học kì I, mà điểm trung bình có được của công
chức, viên chức được tính theo cách tính đã nêu để làm căn cứ xếp loại và đề
nghị các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2.3.4. Tổ chức việc đánh giá xếp loại cả năm gắn với đề nghị công

nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
- Mục đích: Việc đánh giá xếp loại cả năm, cùng với quy định các mức
điểm thưởng cho các hoạt đông chuyên môn, công tác kiêm nhiệm khác là căn
cứ để Hội đồng thi đua đề nghị Hiệu trưởng công nhận danh hiệu thi đua, đề
nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn theo quy định của
Hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục.
- Xây dựng và thống nhất các mức điểm thưởng trong năm học:
12


Để thuận cho công tác đánh giá, xếp loại, đảm bảo công bằng, khách
quan, ghi nhận thành tích của tập thể, cá nhân trong năm học. Trường THPT
Lê Lai đã thống nhất quy định các nội dung, điểm thưởng như sau: (Phụ lục 3)
+ Giáo viên có SKKN được Hội đồng khoa học ngành công nhận năm học
2015-2016;
+ Giáo viên có học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi các môn
văn hóa cấp tỉnh;
+ Giáo viên có học sinh đạt giải Casio cấp tỉnh (Tuy nhiên nếu giáo viên
có học sinh đạt giải cao hơn trong kì thi học sinh giỏi các môn văn hóa, không
cộng điểm giải này nữa);
+ Giáo viên có đạt giải trong thi học sinh giỏi TDTT, Hội thao GDQP,
Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh;
+ Giáo viên tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức
liên môn, Hướng dẫn học sinh tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh;
+ Giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu đạt giải cấp tỉnh; Giáo viên
hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu đạt giải cấp tỉnh;
+ Giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi Vận dụng
kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Thưởng điểm cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tập thể lớp được
công nhận danh hiệu thi đua trong năm học;

+ Giáo viên có giờ dạy giỏi cấp tỉnh cộng 8 điểm cho năm đầu tiên, các
năm sau mỗi năm giảm 2 điểm;
+ Công tác kiêm nhiệm không được tính phụ cấp: Thư kí HĐ, Trưởng ban
lao động cộng mức 3 điểm; giáo viên được Hiệu trưởng giao công việc khác
nhưng phải hoàn thành đúng tiến độ, không bị nhắc chậm: cộng mỗi công việc
giao 1 điểm và tổng điểm cộng không quá 2 điểm,
- Phương pháp cộng điểm thưởng và tính thi đua cá nhân cuối năm:
(Phụ lục 4)
+ Điểm của công chức viên chức cuối năm học được tính như sau:
Điểm xét thi đua năm học = Điểm trung bình cả năm + Điểm thưởng
(Nếu có)
Ví dụ minh họa: Viên chức A, có điểm trung bình cả năm là: 99,50 điểm;
điểm thưởng là 18 điểm (Do có thành tích theo các nội dung đã nêu, được quy ra
điểm)
Viên chức A có điểm xét thi đua là: 99,50 + 18,00 = 117,50 điểm
+ Việc xét , đánh giá xếp loại được thực hiện như sau:
++ Công chức, viên chức có điểm thi đua (kể cả điểm thưởng) đạt
từ 95,00 điểm trỏ lên được xếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là cơ sở để đề
nghị Giám đốc Sở công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở hoặc Giám đốc
Sở tặng giấy khen;
++ Công chức, viên chức có điểm thi đua cả năm từ 90 đến dưới 95 điểm
được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ;
13


++ Công chức, viên chức có điểm thi đua cả năm từ dưới 90 điểm được
xếp loại hoàn thành nhiệm vụ;
++ Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi có điểm thi đua cả năm dưới
50 điểm;
++ Công chức, viên chức có điểm từ 90 điểm trở lên là cơ sở để Hội đồng

thi đua, khen thưởng đề nghị Hiệu trưởng công nhận danh hiệu lao động
tiên tiến;
++ Ngoài việc đạt điểm theo quy định, đối với trường hợp đề nghị Giám
đốc Sở công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở phải đảm bảo các điều kiện
quy định trương hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục
của Bộ GD & ĐT;
++ Việc đề nghị Giám đốc Sở GD & ĐT công nhận chiến sỹ thi đua cơ sở
hoặc Giám đốc Sở tặng Giấy khen được lấy theo điểm từ cá nhân có điểm cao
trước, điểm thấp sau đủ số lượng theo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng
của Giám đốc Sở. Tuy nhiên có tính đến các thành viên trong Ban giám hiệu,
viên chức làm công tác văn phòng.
- Đối với việc công nhận danh hiệu thi đua của các tổ chuyên môn:
Điểm thi đua của tổ chuyên môn sẽ là trung bình tổng điểm thi đua của cá
nhân trong tổ chuyên môn và thành tích tổ đạt được trong năm là căn cứ để Hội
đồng thi đua, khen thưởng xem xét đề nghị Hiệu trưởng công nhận.
- Đối với việc công nhận danh hiệu thi đua của các lớp:
Nội dung này do BCH Đoàn trường kết hợp với Tổ chủ nhiệm, tổ chức
công tác thi đua, Tổ chủ nhiệm họp xét đề nghị để Hội đồng thi đua,
khen thưởng xem xét công nhận và Hiệu trưởng quyết định cuối cùng.
- Quy trình xét, công nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng như sau:
+ Đầu năm học tập thể, cá nhân đăng kí thi đua;
+ Hàng tháng đánh giá cho điểm, học kì tính điểm, cả năm tính điểm
trung bình;
+ Chậm nhất ngày 10/05/2016, công chức phụ trách thi đua công bố dự
kiến điểm thi đua (bao gồm điểm trung bình cả năm + điểm thưởng (nếu có));
+ Trên cơ sở đó các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ chủ nhiệm họp xét
đề nghị;
+ Ngày 19/05/2016, Hội đồng thi đua, khen thưởng họp xét thi đua năm
học; ngay trong ngày công bố kết quả xét thi đua khen thưởng, khen thưởng;

+ Ngày 21/05/2016, Hiệu trưởng kí quyết định công nhận thi đua, khen
thưởng trong năm học;
+ Kết quả công tác thi đua, khen thưởng của Nhà trường là căn cứ để
Ban chấp hành họp xét thi đua, khen thưởng của công đoàn trong năm học,
- Về quy định các mức thưởng:
Định mức thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích và đạt các danh hiệu
thi đua được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ; việc xây dựng quy chế
được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ tài chính; đảm bảo định mức đúng quy
14


định, có căn cứ điều kiện thực tế nhà trường trong những năm học qua. Đảm bảo
khuyến khích, động viên công chức, viên chức, tập thể, học sinh thi đua dạy tốt,
học tốt.
2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen
thưởng
- Mục đích: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua,
khen thưởng được thực hiện đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Đồng thời, góp phần trong việc tăng cường ứng dụng thông tin trong quản lý
và giảng dạy của Nhà trường.
- Các tiện ích được ứng dụng:
+ Hệ thống mail được Sở GD&ĐT lập trên nền của Google Mail, 100 %
công chức, viên chức nhà trường sử dụng thành thạo hệ thống Google Mail do
Sở thiết lập;
+ Hệ thống Google Drive: các tiện ích sử dụng đó là: google.doc;
google.xls và google form.
- Cách sử dụng các tiện ích:
+ Hệ thống mail được sử dụng gửi, nhận các thông tin, văn bản,
hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng; phát động các phong trào thi đua;
gửi thông báo kết quả cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng, học kì và cả năm;

điểm thi đua năm học sau khi viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng
hoàn thiện trình Hiệu trưởng kí; gửi thông báo kết quả xét công nhận danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm.
+ Hệ thống Google Drive:
++ Tiện ích Google.doc được sử dụng chia sẻ, tham gia góp ý, lấy kiến
trong việc xây dựng các quy chế về cho điểm, đánh giá, xếp loại;
++ Tiện tích Google.xls được sử dụng trong việc cập nhật thông tin
trong việc theo dõi nền nếp giảng dạy của công chức, viên chức và nền nếp
của các lớp. Các thông tin được cập nhật, chia sẻ để toàn trường cùng biết.
++ Tiên ích Google Form được sử dụng trong việc đăng kí các danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng trong năm học, kết quả thu được sẽ chia sẻ
cho Hiệu trưởng thông qua mail cá nhân. Việc đăng kí qua tiện ích google
nhanh chóng, kịp thời.
- Điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua,
khen thưởng:
+ Hiệu trưởng phải là người yêu thích, thành thạo công nghệ thông tin,
có ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ, chủ động trong việc tổ chức bồi dưỡng
các kĩ năng, tiện ích cơ bản về công nghệ thông tin để công chức, viên chức
Nhà trường tiếp cận và thực hiện;
+ Bố trí 01 viên chức phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin;
đủ điều kiện về trình độ, sự nhiệt tình, trách nhiệm trong việc tư vấn giúp
nhà trường ứng dụng CNTT;
+ Xây dựng lắp đặt hệ thống mạng internet, đủ điều kiện để thực hiện
ứng dụng CNTT mọi lúc, mọi nơi;
15


+ Tập thể công chức, viên chức được hướng dẫn tự học trên tài nguyên
youtube.com hoặc nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng trước khi tổ chức ứng
dụng;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin được xem là một tiêu chí trong việc
đánh giá hoạt động tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên của công chức,
viên chức.
2.3.6. Tổ chức việc trao khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt
thành tích trong năm học.
- Mục đích: Tổ chức trao thưởng nhằm động viên kịp thời cho tập thể,
cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động dạy, học và tổ chức các hoạt động
giáo dục trong nhà trường. Tạo động lực cho công chức, viên chức phấn đấu
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức trao thưởng:
+ Khai giảng năm học: Trao thưởng cho viên chức và học sinh đạt kết quả
cao trong kì thi THPT QG;
+ Sơ kết học kì I: trao thưởng cho tập thể cả nhân đạt thành tích trong
học kì I;
+ Tổng kết năm học: trao thưởng cho tập thể cả nhân đạt thành tích trong
học kì II và cả năm;
+ Trao thưởng đột xuất: Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc,
nhằm biểu dương và động viên kịp thời, kích lệ phong trào thi đua dạy tốt,
học tốt.
+ Tổ chức trao thưởng của các tập thể, doanh nghiệp, công ty cho
học sinh có thành tích học tập trong năm học.
2.4. Hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng
Đối với trường THPT Lê Lai, công tác thi đua, khen thưởng đã trở thành
động lực để tập thể, cá nhân thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Công tác thi đua,
khen thưởng đã được Hiệu trưởng nhà trường xem như một trong những
biện pháp quản lý, điều hành công việc của nhà trường. Từ việc động viên,
phát động phong trào thi đua, khen thưởng kip thời đã góp phần xây dựng
nề nếp, kỉ cương, thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt "dạy tốt, học tốt",
gắn với cuộc vận động: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và

các cuộc vận động mà Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục & đào tạo phát động.
Hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng được thể hiện ở các nội dung sau:
- Nhận thức của công chức, viên chức về công tác thi đua, khen thưởng
đã được nâng lên. Biến thành hành động cụ thể, trong đó là nền nếp, kỉ cương
trong chuyên môn, cá nhân tích cực trong việc thi đua dạy tốt học tốt.
Công chức, viên chức trong nhà trường đã có nhận thức, hiểu biết các văn bản
quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng. Khắc phục được
sự nhầm lẫn giữa danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
- Góp phần trong việc nâng cao chất lượng việc xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích. Nhà trường luôn đảm bảo xanh - sạch - đẹp và vệ sinh
16


môi trường, gắn với thực hiện có kết quả Chỉ thị 29 của Ban thường vụ huyện ủy
Ngọc Lặc về "Vệ sinh môi trường" và "Cải tạo vườn tạp";
- Từ phong trào thi đua, khen thưởng nhà trường đã luôn tạo ra môi trường
giáo dục lành mạnh, tin cậy, nơi để phụ huynh học sinh tin tưởng, cấp ủy
chính quyền địa phương đặt kì vọng. Từ đó Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt
và quyết định trường THPT Lê Lai thuộc diện đầu tư xây dựng trường THPT
Lê Lai đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, các khối công trình, trang thiết
bị phục vụ hoạt động dạy và học tiếp tục được đầu tư đưa vào sử dụng.
- Từ các phong trào thi đua, khen thưởng xây dựng được tập thể sư phạm
đoàn kết, thống nhất, thân thiện và tương trợ lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ
được giao. Tác động đến tư tưởng, hành động của công chức, viên chức.
- Từ các hoạt động của phong trào thi đua, khen thưởng bên cạnh việc
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính là dạy và học. Công chức, viên chức
còn tham gia các hoạt động giáo dục khác: Tham gia các Cuộc thi tìm hiểu
do cấp trên tổ chức, cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môm, hướng dẫn
học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu, thi vận dụng kiến thức liên môn
giải quyết vấn đề thực tiễn dành cho học sinh; hoạt động công tác đoàn

và phong trào thanh niên nhà trường ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thức.
Tổ chức công đoàn xứng đáng là người phát động có chất lượng các phong trào
thi đua, động viên công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kết quả thi đua, khen thưởng cuối năm học, Hội đồng thi đua,
khen thưởng đã đề nghị Hiệu trưởng công nhân và khen thưởng nhiều tập thể
cá nhân có thành tích trong năm học: 45 công chức, viên chức xếp loại
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 09 viên chức, người lao động xếp loại hoàn thành
tốt nhiệm vụ; 07 viên chức, người lao động xếp loại hoàn thành nhiệm vụ;
01 cá nhân được đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen,
08 cá nhân được đề nghị Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận CSTĐCS,
08 cá nhân được đề nghị Giám đốc Sở tặng giấy khen; Có 02 tổ tiên tiến
xuất sắc, 02 tổ tiên tiến. Về phía học sinh: 09 lớp Tiên tiến xuất sắc, 07 lớp
tiên tiến; 16 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, 475 học sinh
tiên tiến.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Thi đua, khen thưởng được xem là một trong những biện pháp quan trọng
tạo động lực cho tập thể, cá nhân cố gắng nỗ lực tăng hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ được giao. Tổng kết năm học, các nhà trường đều tiến hành bình bầu,
xét chọn được nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua
dạy tốt, học tốt, thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực để khen thưởng. Những tập thể, cá nhân được khen thưởng rất
phấn khởi, tự hào, và tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiệm vụ một
cách xuất sắc hơn, chất lượng, hiệu quả hơn. Khen thưởng có tác dụng thúc đẩy
các phong trào thi đua, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả thiết thực.
Với vai trò Hiệu trưởng nhà trường, luôn là Chủ tịch Hội đồng thi đua,
17


khen thưởng trong các năm học, bản thân rất tâm đắc với các biện pháp nâng cao

chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường. Cá nhân đề xuất
sáng kiến kinh nghiệm: "Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai,
huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016". Rất mong nhận được sự góp ý của bạn
bè, đồng nghiệp trong công tác thi đua, khen thưởng. Góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo.
- Kiến nghị:

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Không

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trần Hữu Hải

18


Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 1: Quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Số: 122/QĐ-THPT LL


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Lặc, ngày 12 tháng 09 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng năm học 2015 - 2016
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo);
Căn cứ Quyết định số 4479/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về công tác
thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;
Căn cứ Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT, ngày 03 tháng 4 năm 2012 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành
giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 07 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thi đua, Khen thưởng năm 2013; Thông tư số 07/TT-BNV, ngày 29 tháng 8
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ;
Xét năng lực công tác của các cá nhân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng năm học 2015-2016
gồm các Ông (Bà) có tên trong danh sách kèm theo.
Điều 2: Hội đồng Thi đua, Khen thưởng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc
cho Hiệu trưởng về công tác Thi đua, Khen thưởng cho các tập thể và cá nhân
năm học 2015-2016 theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3: Các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng của nhà trường và cá nhân

có tên ở Điều 1, căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Lưu văn thư.

HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
Trần Hữu Hải
19


DANH SÁCH HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Năm học 2015 – 2016
(Kèm theo Quyết định số: 122/QĐ-THPT LL ngày 12 tháng 09 năm 2015)
TT

Họ và tên

Chức vụ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17

Trần Hữu Hải
Lê Hồng Kỳ
Đinh Xuân Lắm
Ngô Công Cảnh
Lê Văn Thảo
Lê Đức Quang
Lê Đình Hậu
Trương Thị Lan
Lê Trọng Cảnh
Lê Hồng Hạnh
Phan Văn Việt
Lê Văn Bằng
Trịnh Thị Hà
Hồ Phương Nam
Nguyễn Đức Lượng
Trịnh Thị Êm
Nguyễn Thị Hoa

Hiệu trưởng
Chủ tịch Công đoàn
P. Hiệu trưởng
Tổ trưởng CM

Thư ký Hội đồng
Bí thư Đoàn trường
Tổ trưởng CM
Tổ trưởng CM
Tổ trưởng CM
Tổ trưởng CM
Tổ trưởng CM
Tổ trưởng CM
Tổ phó CM
Trưởng ban TTND
Tổ trưởng tổ chủ nhiệm
Tổ phó CM
Viên chức kế toán

Chức vụ trong HĐ

Ghi chú

Chủ tịch
Phó Chủ tịch
Phó Chủ tịch
Ủy viên thư ký
Ủy viên thư ký
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

(Danh sách này có 17 người)

20


Phụ lục 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Số: 127 /QĐ-THPT LL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Lặc, ngày 20 tháng 09 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy định cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng,
học kì, cả năm, năm học 2015 - 2016
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo);
Căn cứ Quyết định số 4479/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011

của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về công tác
thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;
Căn cứ Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT, ngày 03 tháng 4 năm 2012 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo
dục; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà trường và đề nghị
của Ban chấp hành công đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng,
học kì, cả năm năm học 2015 - 2016
Điều 2. Các tổ chuyên môn, cá nhân và bộ phận chức năng của
nhà trường căn cứ Quyết định thi hành.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 2 QĐ (để thực hiện);
- Lưu văn thư,

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Hữu Hải
21


22


Quy định cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng,
học kì, cả năm, năm học 2015 - 2016

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 127 /QĐ –THPT LL,
ngày 20 tháng 09 năm 2015 của Hiệu trưởng trường THPT Lê Lai)
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại
trường THPT Lê Lai huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Mục đích ban hành quy định
1. Nhằm đảm bảo đánh giá đúng người đúng việc, đúng năng lực sở
trường, đúng tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng nghĩa vụ mà giáo viên
đã thực hiện trong từng học kỳ và cả năm học.
2. Đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ,
kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp
quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế
độ, chính sách đối với giáo viên.
3. Làm cơ sở để đánh giá trong việc xét danh hiệu thi đua, khen thưởng
và xếp loại giáo viên theo từng học kỳ và cả năm học, đảm bảo tính công khai,
công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ
của giáo viên.
Chương II: QUY ĐỊNH CHO ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Điều 3. Yêu cầu của việc cho điểm đánh giá, xếp loại
1. Việc cho điểm, đánh giá xếp loại giáo viên phải bảo đảm tính
trung thực, khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất,
năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong trường. Đồng thời phải làm rõ
được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị đạo đức
lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên.
2. Từng giáo viên cần khai thác các nội dung thi đua thật đầy đủ,
chính xác. Tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra tổng thể để xác minh
chính xác các thông tin, thông qua tổ chuyên môn, kết quả kiểm tra thường
xuyên, định kỳ hàng tháng và từng đợt thi đua của Ban nề nếp. Ban giám hiệu
cần có phương án kiểm tra, đánh giá độc lập để đảm bảo tính khách quan,

đảm bảo quyền lợi chính đáng của giáo viên theo quy định, đặc biệt khi xảy ra
khiếu nại.

23


Điều 4. Cách tính điểm xếp loại học kỳ và cả năm
Điểm trung bình học kì I:
(Tháng 8 + Tháng 9 + Tháng 10 + Tháng 11 + Tháng 12)
5
Điểm trung bình học kì II:
(Tháng 01 + Tháng 02 + Tháng 03 + Tháng 04)
4
Điểm trung bình cả năm:
Trung bình HKI + 2 x (Trung bình KHII)
3
Loại Tốt: từ 90 điểm đến 100 điểm.
Loại Khá: từ 70 điểm đến 89 điểm.
Loại Trung bình: từ 50 điểm đến 69 điểm.
Loại Yếu, Kém: dưới 50 điểm.
Trong việc đánh giá xếp loại, nếu có từ một nội dung trở lên bị trừ
hết điểm thì hạ xuống một bậc xếp loại (Mặc dù tổng điểm học kì hoặc cả năm
vẫn đạt mức xếp loại trên).
Điều 5. Quy trình cho điểm, đánh giá xếp loại
Bước 1: Tổ tiến hành họp, đánh giá cho điểm và có ý kiến của thành viên
trong tổ hàng tháng trên các số liệu theo dõi từ nhiều kênh thông tin.
Bước 2: Hội đồng đánh giá xếp loại thi đua tổng hợp hàng tháng và cả
năm.
Trường hợp Tổ chuyên môn đánh giá cho điểm sai với các thông số thì
Hội đồng thi đua tiến hành họp bất thường để đánh giá lại.

Chương III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Thực hiện cho điểm, đánh giá xếp loại giáo viên
Việc cho điểm, đánh giá xếp loại giáo viên được thực hiện theo
từng tháng.
Các tổ trưởng chuyên môn, Ban chuyên môn, Ban nề nếp, Ban chấp hành
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ trưởng tổ chủ nhiệm chịu trách nhiệm trong
việc tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Nhà trường làm cơ sở để xét thi đua và xếp loại giáo viên.
Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân, bộ phận phụ
trách Thi đua - Khen thưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định này làm
cơ sở để đánh giá giáo viên và các tổ chuyên môn cuối năm học.
24


QUY ĐỊNH ĐIỂM TRỪ HÀNG THÁNG
Mục

HOẠT
ĐỘNG
CHUYÊN
MÔN
(40đ/Tháng)

Nội dung

Hồ sơ cá
nhân;
Giáo án
(30đ/tháng)


Thao giảng
dự giờ
(10đ /tháng)
- Thao
giảng
( 5 điểm )
- Dự giờ
( 5 điểm )
SỬ DỤNG
BẢO
QUẢN
CÁC LOẠI

Quy định trừ điểm, cộng điểm
- Nộp chậm hồ sơ, giáo án: trừ 4đ/lần.
- Không nộp hồ sơ, giáo án TTCM (NTCM) ký duyệt:
trừ 6đ/lần và hạ một bậc xếp loại/tháng.
- Không có giáo án khi lên lớp: vi phạm 1 lần trừ 6 đ và
đình chỉ dạy.
- Soạn không đủ số tiết theo PPCT và KHGD: trừ 4 đ/01
tiết thiếu.
- Soạn giáo án không đổi mới phương pháp, soạn
không theo mẫu quy định hoặc soạn sơ sài đối phó: trừ
6đ/giáo án/1lần kiểm tra.
- Nộp không đủ các loại hồ sơ cá nhân: trừ 4 đ/01 loại
hồ sơ/lần kiểm tra.
- Không có nhãn, bìa các loại hồ sơ: trừ 1 đ/hồ sơ/lần
kiểm tra.
- Giáo án không ghi ngày soạn, ngày dạy, tiết PPCT:
trừ 1đ/tiết.

- Không đăng ký giảng dạy và treo đúng vị trí quy
định: trừ 2đ/lần.
- Hồ sơ cá nhân xếp loại Trung bình: trừ 2đ/lần kiểm
tra xếp loại; nếu hồ sơ cá nhân Không xếp loại: trừ 6
đ/lần kiểm tra xếp loại.
- Các vi phạm khác: trừ 1đ/lỗi vi phạm.
- Giáo viên không tham gia thao giảng trừ 10 đ/1lần tổ
chức và hạ một bậc thi đua trong học kỳ đó.
- Giáo viên dự giờ thiếu tiết theo quy định: trừ 1 đ/01tiết
thiếu (trung bình 2 tiết/tháng).
- Tiết thao giảng xếp loại TB trừ 4đ/1tiết.
- Tiết thao giảng xếp loại yếu: hạ một bậc xếp loại
trong học kỳ đó.
- Người dự giờ đánh giá xếp loại sai trừ 2 đ/tiết xếp loại
sai.
- Các vi phạm khác: trừ 1đ/lỗi vi phạm.
* PPCT, lịch báo giảng, sổ đầu bài
- Không khớp nhau trừ 2đ/lớp/lần kiểm tra.
*Sổ gọi tên ghi điểm
- GVCN không điểm danh và chốt sổ hàng tháng trừ
25


×