TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
---o0o---
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” CỦA NHÀ VĂN ĐOÀN GIỎI
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Tiến Hồng
Lớp
: D18TH02
Khố
: 2018 - 2022
Ngành
: Giáo dục Tiểu học
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
Bình Dương, tháng 04 năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các kết quả được trình bày báo cáo là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây, nếu có
điều gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Tiến Hoàng
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
quý thầy cô, cán bộ và nhân viên trong khoa Sư phạm đã
quan tâm, tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong những năm
tháng học tập và nghiên cứu tại trường.
Qua đây, tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
quý Ban lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một, các trung
tâm, phòng ban đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất và tinh thần cho tôi. Cụ thể, thư viện của trường đã
hết lòng phục vụ, cung cấp nguồn tài liệu quý báu để tơi
có thể hồn thành báo cáo này.
Đặc biệt, tơi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã đồng hành cùng
tôi trong nhiều học phần và sau tất cả đã trực tiếp hướng
dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp tơi hồn thành
báo cáo tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình, anh chị và những người bạn đã
luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Tiến Hoàng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................8
7. Cấu trúc khóa luận......................................................................................9
NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ TIỂU THUYẾT
“ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN GIỎI
1.1. Khái quát về giá trị nhân văn trong văn học.............................................10
1.2. Vài nét về con người và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Đồn Giỏi. .12
1.2.1. Vài nét về con người........................................................................12
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật và những đóng góp của nhà văn
Đồn Giỏi cho văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.......................................14
1.3. Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” và những thành công của nhà văn
Đoàn Giỏi........................................................................................................16
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác..........................................................................16
1.3.2. Những thành cơng của nhà văn Đồn Giỏi trong Đất rừng phương
Nam.................................................................................................................17
Tiểu kết chương 1............................................................................................21
Chương 2
CÁI NHÌN NHÂN VĂN VỀ CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM”
CỦA NHÀ VĂN ĐOÀN GIỎI
2.1. “Đất rừng phương Nam” - Bài ca về tình đất, tình người Nam Bộ.........22
2.1.1. Văn hóa và cuộc sống đậm nghĩa tình của người dân Nam Bộ.......22
2.1.2. Tình u q hương đất nước và khí chất anh hùng bảo vệ bờ cõi. 27
2.2. “Đất rừng phương Nam” - Bài ca về bức tranh thiên nhiên Nam Bộ.....33
2.2.1. Bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy màu sắc, gần gũi và chở che
cuộc sống con người........................................................................................33
2.2.2. Bức tranh thiên nhiên nhiều bí ẩn và hiểm nguy thử thách con người
.........................................................................................................................36
2.2.3. Ca ngợi tình yêu và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con
người Nam Bộ.................................................................................................37
2.3. Nét nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người qua tiểu thuyết
“Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi........................................................41
Tiểu kết chương 2............................................................................................44
Chương 3
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẤT RỪNG
PHƯƠNG NAM” QUA NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật..................................................................45
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình - hành động của nhân vật...............45
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.................................................47
3.2. Nghệ thuật ngôn ngữ và giọng điệu.........................................................50
3.2.1. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn văn hóa và phương ngữ Nam Bộ......50
3.2.2. Giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng......................................................52
3.3. Nghệ thuật không gian, thời gian.............................................................53
3.3.1. Không gian nghệ thuật.....................................................................53
3.3.2. Thời gian nghệ thuật........................................................................59
Tiểu kết chương 3............................................................................................63
KẾT LUẬN....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................66
PHỤ LỤC........................................................................................................70
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học giai đoạn 1945 - 1975 là bức tranh vẽ lại một thời đại
nhiều biến cố của dân tộc, trong đó tiểu thuyết là thể loại phát triển rất phong
phú và đi vào khám phá nhiều bình diện khác nhau của đời sống con người và
xã hội. Một số đề tài nổi bật được các nhà văn quan tâm và lựa chọn như đề
tài hình tượng những con người trong kháng chiến, lao động sản xuất (công nông - binh); đề tài về kháng chiến và lịch sử cách mạng… các đề tài đã bám
sát cuộc sống hiện tại đang có nhiều biến đổi xung quanh. Trong đó, giai đoạn
1955 - 1964 có một số đặc điểm nổi bật. Ở giai đoạn này được xem là thời kì
thực sự phát triển của tiểu thuyết trong nền văn học mới, đề tài của tiểu thuyết
trong giai đoạn này đã có sự chuyển hướng. Các nhà văn không chỉ khai thác
đề tài về kháng chiến và lịch sử cách mạng mà còn bám sát cuộc sống hiện tại
đang có nhiều biến đổi với những xung đột mới trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa đang diễn ra. Bên cạnh đó, đề tài viết về thiếu nhi cũng bắt đầu được
hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều cây bút và đã có được nhiều tác phẩm
thành cơng. Một số tác phẩm lớn ra đời như: “Đất nước đứng lên” (Nguyên
Ngọc), “Vượt Côn Đảo” (Phùng Quán), “Đất rừng phương Nam” (Đồn
Giỏi), “Sống mãi với Thủ Đơ” (Nguyễn Huy Tưởng),… Qua những sáng tác
này, bạn đọc ngày nay vẫn như được chứng kiến tận mắt hình ảnh cuộc kháng
chiến trường kì và anh dũng của tồn dân, những chiến cơng to lớn và cả sự hi
sinh thầm lặng của những người con đất Việt. Những tiểu thuyết trong giai
đoạn này đã để lại những thành tựu to lớn góp phần vào tiến trình phát triển
của tiểu thuyết Việt Nam. Trong đó, “Đất rừng phương Nam” của nhà văn
Đoàn Giỏi nổi bật giữa những tác phẩm văn học trong thời kì văn học cách
mạng. Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” có nhiều giá trị về mặt nội dung
1
và nghệ thuật với giá trị nhân văn sâu sắc thể hiện ở cách sống của con người
Nam Bộ hào sảng, yêu thương, giúp đỡ mọi người; tình yêu thiên nhiên và
tinh thần đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn
tượng và chiếm trọn tình cảm trong lịng bạn đọc cả người lớn và thiếu nhi
trên khắp mọi miền đất nước.
1.2. Con người và thiên nhiên mảnh đất cực Nam của Tổ quốc là đề tài
thu hút được nhiều năng lực dồi dào của các ngòi bút miền Nam như: Hồ Biểu
Chánh, Anh Đức, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Sáng, Bình Nguyên
Lộc… Trong số đó, tác giả Đồn Giỏi là một trong những cây bút có năng
lượng dồi dào và thành cơng viên mãn khi viết về xứ sở lắm nghĩa nhiều tình
này. Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi, chúng ta không thể không
nhắc tới tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”, bởi đây là một văn phẩm có
nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc, đã để lại nhiều tình cảm u mến trong
lịng bạn đọc. Cuốn tiểu thuyết là một bài ca cất lên những cung bậc trầm
bổng khác nhau để ca ngợi thiên nhiên, con người nơi đây. Đất rừng phương
Nam được “thai nghén” và ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng lại tạo nên
tiếng vang lớn và là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Đoàn
Giỏi trong văn đàn viết về vùng Nam Bộ thân thương. Tác giả Đoàn Giỏi đã
tạo cho mình một lối đi riêng trong cách viết, đất rừng nơi phương Nam qua
lăng kính của ơng vào trong tác phẩm thật phong phú, đa dạng và riêng biệt.
Qua những trang văn của ông, người đọc cảm nhận được thứ tình cảm mộc
mạc, chân tình nồng thắm với nơi mà ông được sinh ra, lớn lên và là nơi tình
yêu văn học, năng lượng sáng tạo trong ông thăng hoa, cất cánh.
1.3. Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học hướng tới ca ngợi những
cái hay, cái đẹp, trí tuệ, tâm hồn… của con người. Giá trị nhân văn là giá trị
cốt lõi giúp cho tác phẩm văn học có sức sống vượt qua thời gian và sống mãi
trong lòng người đọc của mọi thời đại. Tác phẩm “Đất rừng phương Nam”
của tác giả Đoàn Giỏi viết về con người, thiên nhiên mảnh đất cực Nam của
2
Tổ quốc, là tiếng nói chân tình tha thiết của tác giả Đoàn Giỏi khi kể về mảnh
đất quê hương. Nhờ lối kể giản dị, mộc mạc, giản đơn như hơi thở, lời ăn
tiếng nói của con người Nam Bộ mà người đọc như được “sống” cùng tác
phẩm, “sống” cùng những con người lắm tình nhiều nghĩa, nhân hậu, yêu
thương, can trường, kiên trung trong công cuộc kháng chiến chống giặc; sống
cùng thiên nhiên tươi đẹp hoang dã nhưng không kém phần thơ mộng nơi đây.
Tác phẩm đã mang Nam Bộ đến gần hơn với con người từ mọi miền khác
nhau trên dải đất hình chữ S.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Giá trị nhân văn trong tiểu
thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi” làm đề tài nghiên
cứu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn để lại nguồn tài liệu cho các
bạn yêu văn chương, gửi gắm đến các em thiếu nhi về tình người, tình yêu
thiên nhiên, quê hương, đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đất rừng phương Nam là một cuốn tiểu thuyết lớn viết về con người,
văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp của miền sông nước Nam Bộ. Tác phẩm này
đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành nghiên cứu ngơn ngữ, văn
hóa và văn học. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ điểm lại
một số cơng trình nghiên cứu Đất rừng phương Nam.
Trước hết, những sáng tác của Đoàn Giỏi được đánh giá là những tác
phẩm nghệ thuật văn học có giá trị cao. Truyện ngắn và tiểu thuyết của ông
được sưu tầm và in trong các tổng tập lớn của văn học Việt Nam: Văn học
Việt Nam thế kỷ XX: Tiểu thuyết 1945 – 1975 [12, tr.179]; Văn học Việt Nam
1945 - 1954: Văn tuyển/ Nam Cao, Đoàn Giỏi, Trần Đăng... [28, tr.142];
Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc [19, tr.42]; Tuyển tập Đoàn Giỏi [4]
… Ngoài ra, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được in thành sách và tái bản
nhiều lần.
3
Quan tâm đến những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết
“Đất rừng phương Nam”, một số tác giả đã nhận xét:
Trong bài viết “Đoàn Giỏi và áng văn của đất, của rừng phương Nam”
Tác giả Huỳnh Mẫn Chi đã nhận định “Cả cuộc đời của Đoàn Giỏi, ông cứ đi
và cứ viết. Những trang viết của Đoàn Giỏi bao giờ cũng mang đậm chất
hoang sơ và tính sáng tạo dựa trên vốn sống và cảm nhận tinh tế” [37, tr.12].
Nguyễn Quang Sáng cũng đã bày tỏ cảm nghĩ của mình về sự tài tình
của nhà văn Đồn Giỏi trên báo Văn nghệ, số ra ngày 3/4/1999: “Trong con
mắt tơi, với nhà văn Đồn Giỏi, sự sáng tạo đồng nghĩa với một cuộc đấu
tranh, một cuộc đấu tranh vơ cùng quyết liệt. Trong q trình sáng tạo Đất
rừng phương Nam, tơi có cảm giác anh Năm Đồn Giỏi đã đánh vật với từng
chữ, với thân hình của anh, tơi thấy có lúc anh mệt mỏi rồi như người vụt
vùng dậy sau lúc thua trận. Xuất thân là họa sĩ, anh vẽ thiên nhiên bằng văn
chương đầy màu sắc. Cả đời đạm bạc, đi, đọc và viết để dành cả đời cho văn
chương”.
Các nhận xét trên đã khám phá và nhấn mạnh một số đặc sắc về nghệ
thuật của “Đất rừng phương Nam”.
Quan tâm đến đặc điểm hệ thống nhân vật trong “Đất rừng phương
Nam”, một số tác giả nghiên cứu đã đánh giá: Từ góc độ giá trị giáo dục đối
với trẻ em, tác giả Nguyễn Thị Hoa Hải với đề tài “Thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi và ý nghĩa giáo dục với học
sinh tiểu học” nhận định: Trong nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình:
“Nhà văn có những chiêm nghiệm và có thể đã thử nghiệm - sự nghiệm sinh
sâu sắc trong thế giới nhân gian”. Còn nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành
động: “Những trang viết của Đoàn Giỏi đầy ắp tư liệu cuộc sống chân thật”
[8, tr.14].
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Việt Yên khai thác đề tài “Hình tượng
con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam” quan tâm
4
nghiên cứu hình tượng tất cả những con người trong tác phẩm. Tác giả cho
rằng: “Đất rừng phương Nam miêu tả con người từ ngoại hình đến những
diễn biến sâu xa trong tư tưởng tình cảm và những hành động gây ấn tượng.
Từ hình ảnh những đứa trẻ đến người dân Nam Bộ đều được tác giả khắc họa
sâu sắc với những số phận khác nhau, những tính cách khác nhau. Họ đều là
những con người có số phận kém may mắn, nhưng siêng năng lao động. Họ
có điểm chung là lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Qua thiên
truyện, Đoàn Giỏi vạch trần và lên án thế lực thù địch, bọn địa chủ phong
kiến luôn áp bức, bóc lột nhân dân” [36, tr.42].
Tác giả Vân Thanh trong bài báo “Đoàn Giỏi với Đất rừng phương
Nam” [26, tr.12] cũng nhấn mạnh vai trị vị trí của Đất rừng phương Nam
trong sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi và sự đóng góp về thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết này với bức tranh chung văn học giai đoạn 1945 - 1975.
Từ bình diện khai thác nội dung tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”,
tác giả Lê Thị Bảo Trân có nhận xét trong đề tài: “Đặc điểm nội dung tiểu
thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi”: “Khi viết tác phẩm,
Đồn Giỏi ln dùng cái tâm của mình để cảm nhận, vì vậy mà tác phẩm
mang thêm một giá trị nhân đạo đầy tính nhân văn. Đó là lòng yêu thương
con người, thường là những người cùng khổ, có số phận đáng thương được
biểu hiện ở các khía cạnh cơ bản là cảm thơng với số phận đau khổ của
những con người nhỏ bé, bất hạnh, đồng thời tố cáo các thế lực gây ra đau
khổ cho con người, phát hiện, khám phá và ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn trong
những con người bất hạnh ấy” [33, tr.62].
Tác giả Bùi Thanh Truyền chỉ ra một trong những nét độc đáo của Đất
rừng phương Nam chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ơng khẳng định:
“Nhà văn Đồn Giỏi thuộc nhóm những nhà văn mà độc giả biết tên nhân
vật, tác phẩm nhiều hơn tên tác giả. Thằng An, ơng Hai bắt rắn, anh Võ
Tịng... trở thành những cái tên gần gũi với nhiều thế hệ bạn đọc” [41].
5
Gần đây, trong cuộc Hội thảo kỷ niệm 91 năm ngày sinh của nhà văn
Đoàn Giỏi (sáng ngày 15/10/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh), những nhà
nghiên cứu và người u thích văn Đồn Giỏi, đại diện nhà xuất bản Kim
Đồng bàn về giá trị văn chương của nhà văn đậm chất Nam Bộ này. Nội dung
cuộc hội thảo đã nêu ra một số nội dung chính:
Cuộc hội thảo nêu lên vai trò, tầm quan trọng của những trang văn của
Đoàn Giỏi trong việc giúp người đọc trên mọi miền Tổ quốc hiểu hơn về vùng
đất Nam Bộ. Trong cuộc hội thảo này, các nhà văn, nhà thơ Cao Xuân Sơn,
Trần Đức Tiến, Tơ Hồng… đều đồng cảm cho biết “Không chỉ độc giả thiếu
nhi cực kỳ yêu mến nhà văn Nam Bộ này mà ngay chính thế hệ độc giả lớn
tuổi hồi đó nếu khơng nhờ những tác phẩm của nhà văn Đồn Giỏi thì sẽ
thiếu đi những hiểu biết rất cơ bản về vùng đất phương Nam” [45].
Cuộc hội thảo cũng nhấn mạnh: “Nhắc đến Đoàn Giỏi, ấn tượng đầu
tiên mà ai cũng nhớ là “Đất rừng phương Nam”. Thế nhưng, ơng cịn là nhà
văn có khối lượng tác phẩm đồ sộ với biên độ đề tài rộng, ở đủ các thể loại
khiến vùng đất phương Nam trở nên thân thuộc, đáng yêu đối với người đọc
cả nước” [45].
Từ góc độ ngơn ngữ, tác giả Tống Thị Loan quan tâm đến cách sử dụng
hệ thống từ vựng phong phú, đa dang trong trường từ vựng chỉ núi rừng và
con người trong luận văn “Từ ngữ chỉ “đất rừng” và “con người” trong
thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam” [13]. Ngoài ra, một số tác
giả khác cũng đề cập đến những kỉ niệm đối với nhà văn Đoàn Giỏi, hoặc chia
sẻ cảm xúc khi đọc Đất rừng phương Nam như Hữu Thỉnh, Đào Khương,
Mai Lan, Trần Thanh Định, Anh Đức,…
Qua các cơng trình nghiên cứu trên chúng ta nhận thấy:
6
Nhà văn Đồn Giỏi tài tình trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật
trong sáng tác của mình.
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết có vai trị quan trọng trong nền
văn học của nước ta.
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết viết về miền đất Nam Bộ với
những đặc điểm về tự nhiên và con người nơi đây một cách tự nhiên, chân
thực, sinh động.
Đất rừng phương Nam thu hút sự yêu mến và để lại những cảm xúc,
ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc ở các lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước.
Những cơng trình nghiên cứu trên là tư liệu q giá giúp chúng tơi có
thêm những kiến thức để triển khai đề tài của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Giá trị nhân văn trong tiểu thuyết Đất rừng
phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi”, chúng tơi muốn góp thêm một cơng
trình nghiên cứu mới về những giá trị nhân văn của tiểu thuyết “Đất rừng
phương Nam” trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Qua
đó, nhằm khẳng định tài năng cũng như những thành cơng của Đồn Giỏi
dành cho văn học nước nhà nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Đồng
thời, chúng tôi muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi về những giá trị nhân văn
sâu sắc mà tác phẩm mang lại, giá trị nhân văn ấy chính là tình người, tình
yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Giá trị nhân văn trong tiểu thuyết
“Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi”.
7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sâu cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn
Đoàn Giỏi xuất bản năm 2013, nhà xuất bản văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
Phương pháp thi pháp học: chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm
hiểu, phân tích những đặc điểm, các vấn đề liên quan và tạo nên tính nhân văn
trong “Đất rừng phương Nam” như: nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, biện
pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật…
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp tơi phân tích
nhân vật ở các bình diện: ngơn ngữ, hành động, diễn biến tâm lí…; phân tích
tình huống truyện, hiện thực trong tác phẩm… Từ đó, tổng hợp những yếu tố
kiến tạo nên tính nhân văn trong tác phẩm.
Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Phương pháp được sử dụng nhằm
xem xét tính nhân văn trong “Đất rừng phương Nam” thể hiện qua các yếu
tố thuộc về nội dung tác phẩm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp giúp chỉ ra điểm
khác biệt và sự nổi bật trong việc thể hiện tính nhân văn của tác giả Đoàn Giỏi
qua “Đất rừng phương Nam” so với các sáng tác cùng chủ đề trong giai
đoạn văn học này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực hiện đề tài: “Giá trị nhân văn trong tiểu thuyết Đất rừng phương
Nam của nhà văn Đoàn Giỏi” đã giúp cho chúng tôi mở mang kiến thức về lí
luận văn học, đặc trưng văn học vùng Nam Bộ, phong cách sáng tác của tác
giả Đoàn Giỏi.
8
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hiểu thêm về con người, thiên nhiên,
phong tục tập quán, những nét văn hóa của Nam Bộ; góp phần chứng minh
cho tính: chân, thiện, mĩ - những giá trị cốt lõi của văn học; đề tài có ý nghĩa
lí luận và ứng dụng giáo dục cho học sinh lịng dũng cảm, tình u quê
hương, đất nước, con người.Đồng thời, đề tài góp phần hoàn thiện, làm phong
phú hơn trong bức tranh tổng thể nghiên cứu về tiểu thuyết “Đất rừng
phương Nam” nói riêng, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đồn Giỏi nói
chung.
Bên cạnh đó, bài báo cáo khi được bảo vệ thành cơng sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho những ai yêu văn chương và cùng chung niềm say
mê với những sáng tác của Đồn Giỏi . Qua đó, mỗi bạn đọc sẽ có cơ hội để
hiểu thêm về những giá trị nhân văn và những đóng góp của ông trong quá
trình phát triển nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo tốt
nghiệp của chúng tơi được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa nhân văn và tiểu thuyết “Đất rừng
phương Nam” trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Đồn Giỏi
Chương 2: Cái nhìn nhân văn về con người và thiên nhiên Nam Bộ
trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi
Chương 3: Giá trị nhân văn trong tiểu thuyết “Đất rừng phương
Nam” qua những đặc sắc nghệ thuật
9
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ TIỂU THUYẾT
“ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” TRONG HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN GIỎI
1.1. Khái quát về giá trị nhân văn trong văn học
Theo từ điển Hán Việt, nhân văn mang những nét nghĩa: 1. Chỉ lễ nhạc
giáo hóa; 2. Phiếm chỉ các hiện tượng văn hóa trong xã hội loài người; 3.
Việc đời, nhân sự; 4. Tập tục, phong tục. Từ điển do Nguyễn Quốc Hùng (chủ
biên) đưa ra cách hiểu nhân văn là chỉ chung những hoạt động cao đẹp của
con người [7].
Nhân văn là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên văn hóa và bản chất
con người, là biểu hiện và thước đo nhân phẩm của con người trong mọi thời
đại, tính nhân văn cịn làm nên lịch sử lồi người. Vì thế, nhân văn đã trở
thành đối tượng, chủ đề trong lịch sử nhân loại, triết học, đạo đức của cả
phương Đông và phương Tây từ rất sớm. Trong cuộc sống thường ngày, con
10
người thường sử dụng cụm từ nhân văn hướng tới ngợi ca để chỉ những thái
độ, tình cảm, suy nghĩ, hành động, việc làm tốt đẹp của con người. Nhân văn
chính là hướng về những điều tốt đẹp, những giá trị đẹp đẽ nhất của con
người. Nghĩa của cụm từ nhân văn gần gũi và có nhiều điểm gặp gỡ với “nhân
bản” và “nhân đạo”.
Dù viết về hiện tượng tự nhiên, cây cối, con vật, đồ vật nhưng thực chất
đối tượng của văn học vẫn hướng về con người. M.Gocki đã từng phát biểu
“Văn học là nhân học”. Điều đó có nghĩa văn học là một “khoa học” về con
người ở mọi bình diện. Văn học là nghệ thuật ngơn từ nên phản ánh về con
người theo một cách rất đặc biệt. Một tác phẩm văn học có nội dung hướng
đến phạm trù thẩm mĩ, cái xấu, cái ác, cái cao cả hay cái thấp hèn thực chất
cũng là hướng tới con người, cái tốt đẹp và hướng tới giá trị nhân văn. Một
tác phẩm văn học luôn mang trong mình giá trị nhân văn thể hiện ở xây dựng
hình tượng con người với những nét đẹp ở mặt giá trị tinh thần như trí tuệ,
phẩm chất, đạo đức, cách ứng xử, tâm hồn, vẻ đẹp ngoại hình… giá trị nhân
văn trong tác phẩm được thể hiện ở nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau.
Do văn học lấy con người làm trung tâm của đối tượng phản ánh, văn
học luôn có ý thức khám phá, phát hiện những vẻ đẹp muôn mặt của con
người trong cuộc sống nên việc phản ánh cuộc sống con người, hướng tới con
người đã trở thành thước đo giá trị văn học của mọi thời đại. Giá trị nhân văn
đã trở thành tế bào cơ sở làm nên giá trị tác phẩm văn học mọi thời đại. Từ
văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại đều lấy gốc từ tinh
thần nhân văn làm cảm hứng sáng tác. Việc hướng tới con nguời, khẳng định
ca ngợi những nét đẹp của con người đã làm nên giá trị của biết bao tác phẩm
văn học, giúp cho tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ sống mãi với thời gian.
Trong văn học dân gian, giá trị nhân văn có biểu hiện phong phú ở đề
tài trong truyện cổ như: khát vong chinh phục, chế ngự thiên nhiên, giải thích
tự nhiên; khát vọng độc lập, tự cường; tinh thần yêu nước; ca ngợi tình nghĩa
11
đạo lí con người; khát vọng cơng lí; bài học về khoan dung độ lượng và lòng
nhân hậu giữa con người với con người. Trong văn học trung đại, giá trị nhân
văn được tạo nên từ hai nguồn đề tài chủ yếu: tinh thần yêu nước và tinh nhần
nhân đạo. Đề tài ca ngợi lòng yêu nước trong giai đoạn này gắn với tư tưởng
trung quân ái quốc; tự hào dân tộc; yêu thiên nhiên, quê hương, xứ sở; khát
vọng, quyết tâm cống hiến xây dựng và bảo vệ đất nước. Giá trị nhân văn
trong giai đoạn văn học này cịn được tốt lên từ cảm hứng nhân đạo như cảm
thông sâu sắc với những nỗi khổ của con người; đề cao những phẩm chất tốt
đẹp của con người, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống; niềm tin vào vẻ đẹp
tâm hồn của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội; lên tiếng tố cáo các thế
lực trong xã hội đã chà đạp lên quyền sống của con người; cất tiếng nói bảo
vệ và địi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ. Văn học hiện
đại kế thừa và phát triển những thành tựu và giá trị của văn học dân gian và
văn học trung đại. Giá trị nhân văn trong văn học hiện đại được thể hiện
phong phú và đa dạng hơn so với các giai đoạn văn học khác bởi thời kì này
có sự bung nở về đề tài trong văn học.
Tóm lại, giá trị nhân văn là một giá trị đặc sắc của văn học Việt Nam,
nó mang tính chất khởi đầu, xuất hiện ngay từ khi loại hình nghệ thuật văn
học ra đời. Hay nói cách khác, giá trị nhân văn đã trở thành bản chất, thuộc
tính của văn học, là yếu tố cốt lõi tạo nên một tác phầm văn học. Giá trị nhân
văn tạo ra một dòng chảy mãnh liệt xuyên suốt các giai đoạn của nền văn học
Việt Nam. Giá trị nhân văn như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nối liền các giai
đoạn văn học nước ta, tạo nên một nền văn học đậm đà bản sắc của người
Việt.
12
1.2. Vài nét về con người và hành trình sáng tạo nghệ thuật của Đoàn
Giỏi
1.2.1. Vài nét về con người
Theo một số tư liệu nghiên cứu về con người, sự nghiệp sáng tác của
nhà văn Đoàn Giỏi, tiêu biểu là cơng trình “Nhà văn của núi cả cây ngàn”
của tác giả Đỗ Thành Nam, trong phạm vi của đề tài, chúng tơi khái qt lại
một số nét chính về tiểu sử con người của nhà văn Đoàn Giỏi như sau:
Tác giả Đoàn Giỏi tên đầy đủ là Đoàn Văn Giỏi sinh ngày 17/05/1925
quê quán tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị
trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Bạn đọc các thế hệ biết
đến nhà văn Đồn Giỏi cịn qua các bút danh khác của ơng xuất hiện nhiều
trên các tạp chí Văn nghệ như Nguyễn Hoài, Huyền Tư, Nhất Thanh, Nguyễn
Phú Lễ….
Nhà văn Đoàn Giỏi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình địa chủ
giàu có và có truyền thống cách mạng. Trước khi cách mạng tháng 8 thành
công, cha ông là một địa chủ nổi tiếng về giàu có (cha ơng có hàng trăm mẫu
ruộng phì nhiêu màu mỡ trải dọc bờ sông Tiền, nhiều ngôi nhà khang trang).
Những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, cha Đoàn Giỏi đã cống hiến toàn bộ
tài sản cho Cách mạng. Những tịa nhà trước kia của gia đình ơng đã trở thành
trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện Châu Thành.
Tác giả Đoàn Giỏi đã từng học ở trung học Mỹ Tho, Cao đẳng mĩ thuật
Gia Định. Đây là một trong những nhân tố tạo nên chất hội họa trong các sáng
tác văn học của ơng... Tài năng văn học của Đồn Giỏi sớm nảy nở và được
khẳng định bằng truyện ngắn đầu tay “Nhớ cố hương” (1943). Tác phẩm đã
được nhà văn Hồ Biểu Chánh đánh giá cao về chất lượng và chọn đăng trên
Nam kỳ tuần báo.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đồn Giỏi chuyển sang ngành an ninh
cơng tác. Trong thời gian này ơng giữ nhiều vị trí quan trọng phục vụ kháng
13
chiến như: cơng tác thơng tin, văn nghệ; Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá
(1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, Đồn Giỏi chuyển sang cơng tác tại Chi
hội Văn nghệ Nam Bộ, cộng tác viết bài cho tạp chí Lá Lúa và tạp chí Văn
nghệ Miền Nam. Năm 1954, Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc, tiếp tục sáng tác. Năm
1955, Đoàn Giỏi chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo. Ơng cơng tác tại
Đài tiếng nói Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban chấp
hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III.
Do bạo bệnh gan, nhà văn Đoàn Giỏi để lại bao trăn trở khi đề cương
cuốn tiểu thuyết “Núi cả cây ngàn” – một tác phẩm mới chưa hồn thành.
Ơng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 2/4/1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Những cống hiến của ơng cho sự nghiệp cách mạng và nền văn học nước ta
đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân. Ngày 7/4/2000, Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định lấy tên Đoàn Giỏi đặt cho một
con phố thuộc quận Tân Phú. Tại Tiền Giang quê hương thân u của ơng,
hiện cũng có một ngơi trường trung học mang tên Đoàn Giỏi.
Tác giả Đoàn Giỏi là người có tài năng văn học, ơng thành cơng ở
nhiều thể loại văn học khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, truyện kí, kí,
kịch thơ và sáng tác thơ… Một số tác phẩm tiêu biểu như: truyện dài: Đường
về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957),
Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962); Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960);
Truyện ký: Ngọn tầm vông (1956), Trần Văn Ơn (1955), Sơng nước Cà Mau
(1955); Ký: Khí hùng đất nước (1948), Những dòng chữ máu Nam Kỳ
1976 (1975), Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1947), Chiến sĩ Tháp
Mười (1949); Thơ: Bến nước mười hai, Giữ vững niềm tin (1954)… [39].
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật và những đóng góp của nhà văn
Đoàn Giỏi cho văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại
Nhà văn Đồn Giỏi có một hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ,
khơng ngừng nghỉ. Ơng thành công ở nhiều thể loại như thơ, kịch, tùy bút,
14
truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện phim, truyện kí, kịch, thơ, ký sự lịch sử,…
Trong các trang văn, ý thơ của ông luôn chân thực, chan chứa cảm xúc, phập
phồng sự sống của miền đất Nam Bộ yêu dấu. Những trang văn của ơng ln
chở nặng tình đời, tình người, độc đáo, sáng tạo và mang dấu ấn phong cách
nghệ thuật. Miền đất Nam Bộ với thiên nhiên rất mực tốt tươi, con người hiền
hòa cứ hiện lên thật gần gũi, thân thương và tươi rói trong sáng tác của ơng.
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Văn của Đoàn Giỏi luôn ngồn ngộn
nguồn tư liệu và vốn sống mà tác giả chắt lọc. Là một nhà văn chịu khó tìm
tịi nghiên cứu mọi chuyện một cách ngọn ngành nên trang viết của ơng
thường rất góc cạnh, gồ ghề nhưng cũng đậm đặc chân tình như q hương
ơng, miền đất hoang sơ và hào phóng miền Tây Nam Bộ. Đồn Giỏi là một
trong những người đầu tiên truyền bá ngôn ngữ Nam Bộ hiện đại qua những
tác phẩm của mình” [43].
Những đóng góp trong hành trình sáng tác của ơng lưu dấu trong tâm
tưởng của bạn đọc. Nhà thơ Hữu Thỉnh từng bồi hồi, xúc động khi nhớ đến
nhà văn Đoàn Giỏi trong bài phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh
nhà văn Đồn Giỏi. Ơng viết: “Người ta nói rằng những nhà văn thực sự tài
năng là những nhà văn có khả năng bước qua đề tài, thể loại và đơn đặt
hàng. Đồn Giỏi chính là một nhà văn như thế. “Đất rừng phương Nam” làm
thay đổi một nhận thức vốn là định kiến trong giới, rằng một tác phẩm viết
theo đơn đặt hàng thì bị gị bó, trói buộc cả đề tài và cảm xúc. Nhưng tác
phẩm này lại vượt qua những ràng buộc đó, Đồn Giỏi hoàn toàn tự do với
đơn đặt hàng và trở thành một trong những tên tuổi viết cho thiếu nhi hay
nhất Việt Nam” [45].
Trong“Đoàn Giỏi - Nhà văn thân thiết của thanh thiếu niên học
sinh” , tác giả Đào Khương viết: “Khi Đất rừng phương Nam được in ra,
điều bất ngờ là anh nhận được nhiều thư của các em ở nhiều vùng khác nhau
15
trên miền Bắc. Các em hỏi thêm tác giả rất nhiều về săn cá sấu, về sân chim,
…” [11].
Đoàn Giỏi là một trong những nhà văn thu hút được nhiều sự đam mê,
ham đọc của độc giả bởi sáng tác của ông hướng tới nhiều lứa tuổi khác nhau.
Tác giả có nhiều tác phẩm viết dành cho thiếu nhi, ở tác phẩm nào tác giả
cũng chiếm được những tình cảm sâu đậm của các cháu thiếu niên nhi đồng
bởi lối viết hồn nhiên, chân thật, giản dị, dễ hiểu, cảm xúc dâng trào tự nhiên.
Tác giả Hữu Thỉnh đã từng ca ngợi: “Đất rừng phương Nam là một tác
phẩm viết cho thiếu nhi mà lại làm say lòng cả người lớn, và Đoàn Giỏi là
một trong những nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng các thế hệ
bạn đọc ở nước ta” [41].
Tác giả Trần Hoàng Hoàng trong bài: “Nhà văn phải biết đánh thức trí
tưởng tượng của độc giả thiếu nhi” đã đánh giá: “Đất rừng phương Nam trở
thành một thế giới mang tính huyền thoại, phiêu lưu để bạn đọc nhí thỏa sức
khám phá trong sự tưởng tượng. Và tất nhiên, khơng thể qn, Đồn Giỏi
cũng như bất cứ nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi thành công nào khác cũng
phải thực sự hiểu thấu suy nghĩ, tâm hồn của con trẻ mới có thể diễn đạt
những hành động, lời nói đồng cảm với độc giả nhỏ tuổi” [40].
Nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ: “Thật sự bất ngờ trước vốn kiến
thức phong phú của nhà văn Đoàn Giỏi cũng như giá trị to lớn từ những
trang văn mang lại. Nhiều tác phẩm của nhà văn Đồn Giỏi khơng chỉ dành
cho thiếu nhi mà cho mọi độc giả” [41].
Khi nói về sự trường tồn của tác phẩm Đất rừng phương Nam trong
lịng bạn đọc nhí, nhà thơ Cao Xn Sơn ví von: “Đồn Giỏi như một mầm
đước trong dòng văn học thiếu nhi” [44]. Điều đó có nghĩa Đất rừng phương
nam chiếm trọn tình cảm của nhiều thế hệ bạn đọc thiếu nhi Việt Nam suốt
quá trình từ năm 1957 đến nay.
16
Tóm lại, nhà văn Đồn Giỏi được xem là một trong những cây bút viết
cho thiếu nhi hay, sống mãi trong lịng bạn đọc bởi những trang văn của ơng
gần gũi, chân thật, gieo vào lòng bao thế hệ tuổi thơ những điều tốt đẹp,
những rung động, say mê với cảnh sắc thiên nhiên và số phận con người.
Đoàn Giỏi cũng như những nhà văn Tơ Hồi, Võ Quảng, Phạm Hổ… góp một
phần khơng nhỏ cùng tạo nên một kho tàng văn học thiếu nhi đặc sắc cho
nước nhà.
1.3. Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” và những thành công của nhà
văn Đoàn Giỏi
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
Dựa trên nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Thiện thì năm 1957, khi đất
nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc, nhà xuất bản Kim Đồng muốn có
một tác phẩm giới thiệu về đất nước, con người miền Nam tươi xinh để bạn
đọc có thể hiểu, yêu và tự hào về xứ sở này. Ban giám đốc nhà xuất bản Kim
Đồng nhận thấy nhà văn Đồn Giỏi là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu,
gắn bó và tha thiết yêu quê hương Nam Bộ. Vì thế Ban giám đốc nhà xuất bản
Kim Đồng đã cử nhà văn Trần Thanh Địch đến gặp nhà văn Đoàn Giỏi ở Hà
Nội để “đặt hàng”. Sau khi nghe yêu cầu, nhà văn Đoàn Giỏi đã vui vẻ nhận
lời hợp tác ngay cùng lời hứa sẽ hoàn thành tác phẩm sau một tháng.
Sau một tháng như lời hẹn, nhà văn Trần Thanh Địch đến tìm, nhà văn
Đồn Giỏi mới giật mình và nhớ ra nhiệm vụ, hiện tại lại chưa viết được chữ
nào. Nhà văn Đồn Giỏi đã xin lỗi và xin thêm ít ngày nữa. Tiễn bạn xong,
nhà văn liền đóng cửa phịng và viết. Chỉ trong một buổi sáng, nhà văn đã xây
dựng xong ý tưởng, bố cục và nhân vật. Từ hôm đó, nhà văn Đồn Giỏi ngày
đêm miệt mài viết. Kết quả, ơng đã viết nốt những dịng cuối của tiểu thuyết
trong buổi hẹn gặp “trả hàng” cho nhà văn Trần Thanh Địch. Tuy nhiên, ngịi
bút đã hạ xuống, cơng trình sáng tác nghệ thuật ngơn từ đã hồn thành cũng là
lúc nhà văn Đoàn Giỏi kiệt sức và lăn ra sàn nhà. Nhà văn Trần Thanh Địch
17
đã gọi xích lơ đưa bạn vào viện cấp cứu. Sau 2 tuần sức khỏe bình phục, Đồn
Giỏi được xuất viện cũng là lúc đứa con tinh thần của ông được cơng bố. Độc
giả đón nhận tác phẩm “Đất rừng phương Nam” vô cùng nồng nhiệt [29].
1.3.2. Những thành công của nhà văn Đoàn Giỏi trong Đất rừng
phương Nam
Đất rừng phương Nam tuy ra đời trong hoàn cảnh “đặt hàng” nhưng
“chất lượng” lại đi sâu và sống mãi trong lòng người đọc mọi lứa tuổi. Thành
cơng của nhà văn Đồn Giỏi trong Đất rừng phương Nam được thể hiện ở cả
giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Về giá trị nội dung, Đất rừng phương Nam đã tái hiện sinh động về
con người Nam Bộ nhân hậu, hào sảng, phóng khống, lắm nghĩa nhiều tình
với những nét đẹp văn hóa độc đáo, lịng u q hương đất nước, tự hào dân
tộc, một lòng đi theo cách mạng để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Thiên
nhiên trong Đất rừng phương Nam với những sắc thái tươi tắn, thơ mộng,
hiền hịa nhưng khơng kém phần hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở một cách chân
thực như trong cuộc sống khiến cho người đọc như được tận mắt chứng kiến
sự thay đổi của thiên nhiên, đắm chìm và có những trải nghiệm vô cùng thú vị
tại vùng đất Nam Bộ này
Về giá trị nghệ thuật, tác giả rất tài tình trong việc xây dựng hệ thống
nhân vật, bút pháp miêu tả thiên nhiên, thể hiện không gian, thời gian nghệ
thuật linh hoạt, kết cấu diễn biến mạch truyện lôi cuốn, hấp dẫn.
Sự thành cơng của nhà văn Đồn Giỏi trong Đất rừng phương Nam
được khẳng định qua sức sống lâu bền vượt thời gian của tác phẩm. Điều này
cũng được minh chứng qua những đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu
văn học, nhà văn lớn.
Nhà văn Ma Văn Kháng trong “Lời tưởng niệm” nhận xét: “Đọc Đất
rừng phương Nam, tình yêu đất nước của chúng ta, một lần nữa giàu có
18
thêm, vì trong văn ơng, tình u đất nước bắt nguồn và liên hệ bền chặt với sự
độc đáo của nền văn hóa lâu đời của dân tộc” [10].
Tác giả Thụy Anh cũng chia sẻ cảm xúc:
“Những trang viết suốt đời đi vẫn nhớ
Như áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu”
Tác giả Lưu Hồng Sơn cho rằng Đoàn Giỏi là người giữ gìn huyền
thoại trong mảng văn học viết về đề tài phương Nam trong bài viết “Đoàn
Giỏi - người lưu giữ huyền thoại phương Nam”.
Nhà văn Ngô Văn Phú chia sẻ xúc cảm khi tiếp cận tác phẩm: “Đọc
xong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, ta cảm thấy với người viết đó là
mảnh đất quê hương ruột rà đầy u thương tự hào, cịn với ta, người đọc,
thì đó là miền đất hứa” [4].
Nguyễn Thị Thanh Xuân bày tỏ quan điểm về sự thành cơng của nhà
văn Đồn Giỏi trong việc miêu tả quê hương Nam Bộ hay đến mức bạn đọc
như nhận thấy đó là quê hương của mình. Chị viết: “Có mảnh đất sinh ra
những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng
của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người. Với
Đồn Giỏi, tơi nghĩ rằng ơng đã đón nhận được cái hạnh phúc đó. Ơng đã
đem đến cho bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất
mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người. Ơng đã xây
dựng những nhân vật lịng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa…”
[35].
Bàn về thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật và kết cấu
của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, tác giả Văn Hồng trong “Hiệp sĩ Đất
rừng phương Nam” tiếp tục nêu ý kiến rằng: “Trong Đất rừng phương Nam,
nhân vật có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt
động suốt hai triền sông (sông Tiền và sông Hậu) vào rừng U Minh, xuống
tận mũi Cà Mau. Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền
19