Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(SKKN HAY NHẤT) nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thông qua các hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.02 KB, 15 trang )

1.Lí do chọn biện pháp
Kỹ năng sống là gì? Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa như sau: Kỹ năng
sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó
hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Như vậy, kỹ năng sống là
khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Đó là
các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về
nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để trẻ sống sao cho
lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp trẻ hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được
cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với
người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, ứng xử với mọi người, giải
quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói
việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt
thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
- Trên thực tế, hiện nay ở các trường học, các lớp học chúng ta dễ dàng nhận ra có
nhiều trẻ cịn nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, cô giáo, chưa hứng
thú tích cực tham gia các hoạt động.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nhiều trẻ rất hiếu động chưa nhận ra được những việc làm và hành động nguy hiểm
ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hợp tác với bạn để
hồn thành cơng việc.
Mặt khác, các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức mà khơng hoặc ít
chú trọng đến kỹ năng sống của trẻ, coi đó là những cái khơng cần thiết, bên cạnh đó các
bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình
và chưa mạnh dạn với thế giới bên ngồi. Một số gia đình thì nng chiều làm cho trẻ
bất cứ việc gì trẻ yêu cầu, tạo cho trẻ có thói quen ích kỷ, ỷ lại, khơng quan tâm đến


người khác, các kỹ năng của trẻ rất hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển tồn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ
khơng có vốn kỹ năng sống.
Là giáo viên Mầm non, phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan
trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế
nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống khơng phải là
nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ
điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hồn tồn thất
bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thì khoảng cách cịn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự
lựa chọn những giải pháp khác nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ. Qua một thời gian
tìm tịi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng trong việc giáo
dục kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, bản thân tôi đã quyết định lựa chọn biện
pháp: “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non thơng qua các hoạt động ”
2. Mục đích của biện pháp
- Giúp giáo viên đánh giá thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở
trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mầm non, giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết, những gì mình cảm
nhận và những gì mình quan tâm thành những khả năng thực thụ giúp trẻ có nhận thức
đúng và hành vi ứng xử phù hợp trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng
ngày. Qua đó giúp trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt, hình thành cho trẻ những phẩm
chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự tin khi bước chân vào
trường tiểu học.
3. Cách thức tiến hành biện pháp
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là còn mới mẻ và rất nhiều

giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần
thiết cho trẻ. Để thực hiện tốt biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi có hiệu quả
thì trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của
hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương phương pháp và biện
pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, khơng bị gị bó, áp đặt
giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì
vây, để giúp trẻ 5-6 tuổi lớp tơi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt
tình, sáng tạo và u nghề địi hỏi tơi phải khơng ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương
trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5-6 tuổi.
Một ngày đến lớp của trẻ mầm non bao gồm rất nhiều hoạt động: Từ hoạt động
học, hoạt động chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh…Thơng qua các hoạt động và các tình
huống xảy ra ở trên lớp, giáo viên cần lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn kỹ năng ứng xử các tình
huống trong cuộc sống, kỹ năng hoạt động theo nhóm, ý thức bảo vệ sức khỏe, phịng
chống tai nạn, rèn kỹ năng ứng xử văn hóa. Trong khi đó trẻ mẫu giáo kinh nghiệm sống
chưa có, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi việc phòng chống tai nạn, xử lý tình huống cịn gặp
nhiều khó khăn, trẻ ngây thơ chưa nhận biết được mối nguy hiểm trong xã hội. chính vì
thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hoạt động trong ngày nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hố là
rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi mầm non.
*Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học:

Tháng 11 vừa qua chúng tôi được tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường,
trong đó có chuyên đề “ giáo dục kỹ năng xử lý khi có đám cháy” do cụm tổ chức. Đó
là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Qua đợt sinh hoạt chuyên môn liên
trường và đợt thao giảng chuyên đề giáo dục kỹ năng sống ở trường, giáo viên được
tham gia và nắm vững hơn phương pháp tổ chức. Trong năm học này, ban giám hiệu
và tổ chuyên môn ở trường tôi đã đưa 3 tiết dạy kỹ năng sống vào chương trình học của
trẻ, đó là các kỹ năng: Kỹ năng xử lý khi gặp người lạ, kỹ năng mặc và cởi áo khoác,
kỹ năng hợp tác, đoàn kết. Đây là những kỹ năng cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi. Qua các
tiết học ở trên lớp, tôi nhận thấy trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ
năng, đây cũng chính là cơ hội để trẻ có thể lĩnh hội tốt những kiến thức, những kỹ
năng mà cô giáo truyền thụ cho mình.
Ví dụ:
* Giờ học phát triển thể chất:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tôi dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh,
trẻ biết trong khi tập phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩy nhau. Trẻ biết tự
lấy đồ dùng, dụng cụ thể dục của mình. Biết hợp tác với bạn để chơi trò chơi.
* Giờ học khám phá xã hội:
Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, từ đó hình thành cho trẻ
những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ an tồn cho bản thân…
Tơi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: “Gia đình bạn, gia đình tơi”, Qua đó trẻ
biết chia sẻ thơng tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ
thường làm ở nhà. Như vậy, kỹ năng sống trẻ học được là: Giao tiếp cởi mở với bạn,
lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng
bạn.
Với chủ đề “ Bản thân” tôi cho trẻ trải nghiệm với các giác quan của mình, những
bộ phận, những chức năng của các bộ phận để từ đó biết yêu bản thân và chăm sóc, vệ

sinh cá nhân tốt cũng như giáo dục giới tính cho trẻ.
* Giờ học tạo hình:
Đề tài “ Cắt dán ngôi nhà của bé”. Thông qua bài học, tôi giáo dục trẻ biết yêu quý
ngôi nhà của mình ở, biết qt dọn ngơi nhà của mình sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đình ngăn nắp gọn gàng, những kỹ năng mềm ấy trẻ sẽ được tiếp thu một cách từ từ
nhưng sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và dần dần sẽ trở thành kỹ năng cần thiết cho trẻ.
* Giờ làm quen văn học: Với 22 tiết(11 tiết thơ, 11 tiết chuyện) phân phối trong
năm học 2020 -2021, trẻ được làm quen với các bài thơ, các câu chuyện. Thông qua nội
dung của các bài thơ, câu chuyện, tôi giáo dục trẻ những kỹ năng phù hợp, những bài
học mang tính giáo dục cho trẻ.
Ví dụ: Qua câu chuyện: “ Quả bầu tiên”
Cô đàm thoại cùng trẻ:
- Trong câu chuyện, chú bé có tính cách gì?
- Tên địa chủ đã làm gì khi nghe câu chuyện của chú bé?
- Con học tập được đức tính gì chú bé?
Cơ giáo dục trẻ tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, mọi vật.
* Giờ làm quen chữ cái: Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, việc học chữ cái là vô cùng cần
thiết, tạo tiền đề cho trẻ vào lớp 1, thông qua việc dạy chữ cái, tập tô chữ cái, tôi dạy trẻ
những kỹ năng cho bản thân mình.
Ví dụ: Khi cho trẻ tập tô chữ cái, tôi chú ý luyện cho trẻ phát âm đúng, đọc chữ cái
rõ ràng, sau đó tập cho trẻ có kỹ năng ngồi học đúng tư thế, cách cầm bút và tơ chữ cái
gọn gàng, giữ gìn sạch sẽ vở và cách sắp xếp bút, vở ngăn nắp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



* Giờ giáo dục âm nhạc: Âm nhạc với các bài hát, điệu múa, những bài vận động
thường rất hấp dẫn, tạo được hứng thú đối với trẻ. Vì vậy qua các tiết học âm nhạc tôi
thường lồng ghép để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ: Thơng qua bài hát “ Bài tập đánh răng” giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh
răng miệng sạch sẽ, hoặc qua bài nhảy phòng bệnh covid -19 trên kênh youtube , tôi
giáo dục trẻ kỹ năng rửa tay, đeo khẩu trang, luyện tập sức khỏe…Ngồi ra lớp tơi cịn
tổ chức những giờ học biểu diễn văn nghệ tại lớp để giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn thể
hiện năng khiếu của mình khi đứng trước đám đơng.
Hiện nay, ở trường tơi đã được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, mạng internet
được phủ sóng khắp trường, giáo viên thơng qua giáo dục trực quan sẽ dạy trẻ những bài
học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, tư duy để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học
tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trị là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế
mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
*Giáo dục kỹ năng sống thông qua mọi lúc, mọi nơi
Trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi bắt đầu hình thành ý thức mạnh mẽ, những tác động xung
quanh trẻ ở mọi lúc mọi nơi đều có mặt tích cực. Vì vậy tôi luôn chú ý quan tâm để rèn
cho trẻ có hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động đúng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ví dụ: Giờ trả trẻ, tôi luôn niềm nở ân cần với trẻ, để tạo ra không khí vui tươi
phấn khởi, nhắc trẻ lấy đúng đồ của mình và ra về phải biết chào cô. Bên cạnh đó, trong
các hoạt động, tôi khuyến khích trẻ tự lấy và cất đồ dùng, đồ chơi; qua đó hình thành ở
trẻ có kỹ năng tự phục vụ. Ngoài ra, tôi luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ xây dựng các mối
quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn, thể hiện sự hợp tác với bạn bè và tôn trọng
mọi người xung quanh.
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho trẻ giúp bác bảo vệ nhặt lá, quét sân,
nhổ cỏ; tổ chức cho trẻ tham quan vườn rau của các cô cấp dưỡng, vườn cây thuốc của
cô y tế... Những hoạt động đó góp phần tạo các mối quan hệ thân thiện và mở ra sự hợp

tác giữa trẻ với mọi người xung quanh, qua đó hình thành ở trẻ kỹ năng hợp tác.

 

Trong giờ hoạt động góc khi trẻ về các góc chơi, trẻ thể hiện các vai chơi, đồng

thời bắt đầu thể hiện các hành động chơi. Đây là lúc giáo viên cần quan sát để điều chỉnh
các hành động chơi của trẻ đúng theo chuẩn mực đạo đức quy định.
Ví dụ: Vai bán hàng phải niềm nở cởi mở chào khách xem họ cần mua những thứ gì và
với giá tiền bao nhiều, tiền thừa phải trả lại cho khách.
Có thể nói rằng các hoạt động, hành động của trẻ ở mọi lúc mọi nơi có được nề
nếp, thói quen tốt, biết thể hiện đúng các hành vi theo chuẩn mực, có tác động và ảnh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hướng rất lớn đến mỗi cá nhân trẻ, góp phần hình thành nhân cách của trẻ và sẽ giúp trẻ
5- 6 t̉i có kỹ năng sớng tớt sau này.
Ngồi ra, khi trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi cơ có thể trị chuyện với trẻ về
các thành viên trong gia đình, sở thích và thói quen của các thành viên, hoặc những điểm
nổi bật, những sự vật xung quanh…Như vậy, trẻ vừa gần gũi cô lại vừa phát triển ngôn
ngữ cũng như các kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng tự bảo vệ bản thân của mình. Bên cạnh đó,
ở lớp tơi thường xun đưa ra các tình huống giả định như: Khi có người lạ bắt cóc, khi
trẻ bị lạc ở chợ, siêu thị… để trẻ có thể đưa ra những cách xử lý của mình, sau đó tôi sẽ
tổng hợp lại để đưa ra cách giải quyết tốt nhất, giúp trẻ có được những kỹ năng cơ bản
xử lý tốt vấn đề khi có tình huống xấu xảy ra. Mặt khác, khi dạy kỹ năng sống cho trẻ,
tơi cịn đưa các trị chơi, hị, vè, những bài đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc để trẻ có thể tiếp
thu được các bài học một cách nhẹ nhàng mà gần gũi. Không chỉ thế, 2 năm trở lại đây,
trường còn phối hợp với trung tâm dạy nhảy aerobic để mở các buổi dạy nhảy aerobic
tại trường theo nhu cầu của phụ huynh, có thể nói những bài tập nhịp điệu kết hợp với

các bài nhảy đã mang lại lợi ích to lớn cho trẻ, trẻ vừa phát triển thể lực, cơ thể dẻo dai,
vừa giúp trẻ có những kỹ năng hợp tác, tính kỷ luật, tự giác và phối hợp cùng nhau để
tạo ra một bài nhảy đẹp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt nhất, tơi cịn cố gắng trong việc
tự học, tự bồi dưỡng chun mơn, tìm hiểu các hình thức tổ chức phù hợp qua mạng
internet, qua báo, đài, ti vi, các chương trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ trên vtv7,
chương trình “Lớn cùng con yêu”, “Quà tặng cuộc sống”…. để có thể đưa ra các phương
pháp dạy bổ ích, áp dụng cho trẻ của lớp mình. Khơng chỉ thế, tơi cịn kết hợp với phụ
huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Hiện nay một số  phụ huynh chưa nhận
thấy sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ, chỉ lo cho con ăn ngon, mặc
đẹp là đủ, nhiều khi thể hiện thái độ cử chỉ, hành vi không phù hợp trước mặt trẻ, điều
này không chỉ vô tình làm cho trẻ tổn thương, mà còn làm lệch lạc đi các hành vi chuẩn
mực, đạo đức xã hội của con trẻ, nên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thời đại
ngày nay là hết sức quan trọng, vì vậy không thể thiếu sự phối kết hợp của phụ huynh,
nhà trường và xã hội. Phối kết hợp giữa giáo viên và các bậc phụ huynh sẽ mang lại
những hiệu quả và tác dụng to lớn trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ.
4. Kết quả đạt được
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy biện pháp trên rất có hiệu
quả, học sinh lớp tơi có chuyển biến rất rõ rệt, đặc biệt trẻ tự tin, mạnh dạn và khéo léo
hơn. Kết quả cụ thể như sau :
* Về phía trẻ:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


– Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết

phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn giúp cho
việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt.
– Trẻ lớp tơi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao
tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau
một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,…Và phát triển những
phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi
thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh
rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với
các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách
hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và
những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
* Về phía giáo viên:
- Với những tiến bộ của trẻ đã giúp giáo viên yên tâm, tự tin khi tổ chức các
hoạt động trong ngày. Đồng thời giúp giáo viên hiểu sâu hơn về các phương pháp dạy
kỹ năng sống, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
* Về phía phụ huynh:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


– Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo
viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự
tiến bộ rõ rệt của con mình.
– Một số phụ huynh trước đây thờ ơ với việc dạy kỹ năng sống, coi đó là việc
chưa cần thiết thì giờ đây đã chuyển biến tích cực, phụ huynh đã nhận thức được vấn đề,
họ rất nhiệt tình phối hợp cùng cơ và n tâm khi đưa con đến lớp.
* Kết quả so sánh đối chứng:
Đầu năm
ST
T


Hiện tại

Đạt
Nội dung

Chưa đạt

Số

Tỉ

trẻ

%

lệ

Số trẻ

Tỉ

Đạt
lệ

Số

%

trẻ


Chưa đạt
Tỉ lệ %

Số

Tỉ

trẻ

%

lệ

1

Tính tự tin

25

61%

16

49%

38

92,7%


3

7,3%

2

Kỹ năng hợp tác

21

51,2%

20

48,8%

36

87,8%

5

12,2%

3

Kỹ

giao 24


58,5%

17

41,5%

36

87,8%

5

12,2%

Kỹ năng xử lí 22

53,7%

19

46,3%

37

90,2%

4

9,8%


46,3%

22

53,7%

35

85,3%

6

14,7%

năng

tiếp
4

tình huống
5

Sự tị mị và khả 19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


năng sáng tạo.
6


Kỹ năng giữ an 24

43,9%

17

56,1%

36

87,8%

5

22%

toàn cá nhân.
Với những kết quả khả quan như vậy tơi thấy mình cần phải phát huy hơn
nữa, nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục và rèn kỹ năng
sống cho trẻ để làm tốt nhiệm vụ trồng người của mình.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vơ cùng cần thiết. Điều đó
giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống. trong cuộc sống. Vì vậy
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non có ý nghĩa rất lớn trong việc hình
thành nhân cách trẻ sau này. Bởi lẽ đó, tơi nghĩ rằng mỗi một giáo viên chúng ta cần cố
gắng hơn nữa, học hỏi nhiều phương pháp hữu ích, áp dụng vào điều kiện của từng lớp,
từng trẻ, bởi sự tiến bộ của trẻ chính là thành quả mà những người giáo viên mầm non
chúng ta – những người mẹ thứ 2 hằng mong muốn!

HIỆU TRƯỞNG


NGƯỜI VIẾT

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trần Thị Chính

Nguyễn Thị Loan

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×