Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.7 KB, 51 trang )

HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY TNHH DU
LỊCH LỬA VIỆT
Kho 999+ ==>

Báo Cáo Thực Tập Marketing

/>
BÁO GIÁ === >

Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập

/>
KHO BÀI MẪU ===> Báo cáo thực tập hoạt động quảng cáo
/>

XEM THÊM NHIỀU LỜI CẢM ƠN
KHÁC TẠI ĐÂY

=== >>> LỜI CẢM ƠN BÁO CÁO THỰC TẬP
/>LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Kinh tế
TP.HCM, sau gần ba tháng thực tập em đã hồn thành Khóa luận tốt nghiệp “ Hoạt
động quảng cáo tại Cơng ty TNHH du lịch Lửa Việt”.”.
Để hồn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn
có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại các doanh nghiệp.
Em chân thành cảm ơn thầy cô, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời
gian thực tập. Cô không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức
khoẻ.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, doanh nghiệp, cơng ty đã giúp đỡ, dìu
dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc


biệt ở Cơng ty TNHH du lịch Lửa Việt, mặc dù số lượng công việc của công ty ngày
một tăng lên nhưng công ty vẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo khơng tránh khỏi những thiếu xót,
em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cơ cùng tồn thể cán bộ,
cơng nhân viên tại các doanh nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các
doanh nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
TP.HCM, ngày 14 tháng 01 năm 2020
Người thực hiện


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài...............................................................................................3
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quảng cáo trong doanh nghiệp kinh
doanh du lịch......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRONG
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH..........................................................4
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................4
1.1.2. Hoạt động quảng cáo trong kinh doanh du lịch.........................................8
1.2. Một số nghiên cứu liên quan.........................................................................17
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỬA VIỆT.............19
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH du lịch Lửa Việt..................................19
2.1.1.


Thơng tin chung...................................................................................19

2.1.2.

Q trình hình thành và phát triển của công ty....................................19

2.1.3. Các sản phẩm – dịch vụ kinh doanh của công ty.....................................20
2.1.4.

Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................20

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018............................23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO................................25
TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỬA VIỆT........................................................25
3.1. Bộ phận thực hiện........................................................................................25
3.2. Quy trình quảng cáo.................................................................................25
3.3. Các phương tiện quảng cáo sử dụng........................................................31
3.4. Đánh giá chung về hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa
Việt...................................................................................................................... 34
3.4.1. Kết quả đạt được....................................................................................34


3.4.2. Hạn chế..................................................................................................34
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỬA VIỆT........................................................36
4.1. Phương hướng phát triển của công ty............................................................36
4.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quảng cáo của công ty.............................37
4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quảng cáo của công ty TNHH du
lịch Lửa Việt.........................................................................................................40

4.3.1. Nâng cao nhận thức về Quảng cáo trong công ty....................................40
4.3.2. Xác định ngân sách phù hợp cho quảng cáo...........................................41
4.3.3. Hoàn thiện các phương tiện quảng cáo...................................................42
4.3.4. Nâng cao chất lượng nhân lực cho quảng cáo.........................................43
4.4. Một số kiến nghị............................................................................................43
4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ.........................................................................43
4.4.2. Kiến nghị với Tổng cục du lịch...............................................................44
KẾT LUẬN.............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................46


1

XEM THÊM NHIỀU LỜI MỞ ĐẦU KHÁC TẠI ĐÂY

=== >>> LỜI MỞ ĐẦU BÁO CÁO THỰC TẬP
/>LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch là một phần khơng thể thiếu được trong thế giới hịên đại
và đó là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Được mệnh danh là
"Ngành CN không khói", ngành du lịch đang đóng góp to lớn vào sự phát triển của
nền kinh tế không chỉ nước ta mà còn của rất nhiều nước trên thế giới. Năm 2018,
ngành du lịch đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội
địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng đóng góp trên 10% GDP. Với chủ trương "VN
muốn làm bạn với tất cả các dân tộc, các quốc gia", định hướng phát triển của Đảng
và nhà nước trong giai đoạn sắp tới khẳng định "phát triển du lịch thực sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác
lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử".
Tuy nhiên, để phát triển ngành du lịch và thu hút nhiều khách du lịch đòi hỏi
một quốc gia phải đầu tư rất nhiều, khơng chỉ vào du lịch mà cịn trong các ngành

phụ trợ khác, đặc biệt là cơ sở vật chất. Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc,
dịch vụ giải trí ... bên cạnh chiến lược tiếp thị toàn diện và đúng đắn trong cả ngành
du lịch nói chung và các cơ sở kinh doanh nói riêng sẽ là chìa khóa. Chìa khóa cho
ngành du lịch thành cơng.
Hoạt động MKT khơng chỉ tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp mà còn
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
Đặc biệt, để thu hút khách du lịch, cần có các biện pháp xúc tiến hiệu quả
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đến khách hàng và quảng cáo là một trong những công
cụ xúc tiến hiệu quả nhất.


2

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, sau một
thời gian thực tập tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt em nhận thấy một số yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể:
“Thứ nhất: Nhu cầu của các sản phẩm du lịch thường mang tính thời vụ rõ
nét, do vậy cần phải có các kích thích cần thiết để tăng nhu cầu vào những lúc trái
vụ.
Thứ hai: Nhu cầu về sản phẩm thường rất co giãn theo giá và nó thay đổi rất
lớn tùy thuộc vào sự biến động củatình hình kinh tế xã hội tổng quát.
Thứ ba: Khách hàng khi mua các sản phẩm du lịch thường đã được truyền
đạt kinh nghiệm mua trước khi thấy được sản phẩm.
Thứ tư : Do các đặc điểm của sản phẩm du lịch, khách hàng thường ít trung
thành với các nhãn hiệu.
Thứ năm: Hầu hết các sản phẩm du lịch, khách sạn đều bị cạnh tranh gay gắt
và có nhiềusản phẩm thay thế.”
Chính vì 5 lý do trên nên ta có thể thấy quảng cáo có vai trị to lớn đối với
việc kinh doanh du lịch của Công ty nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các

doanh nghiệp khác trong một nền kinh tế tự do như hiện nay. Do đó em lựa chọn đề
tài tốt nghiệp: “Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về hoạt động quảng cáo trong kinh
doanh lữ hành.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du
lịch Lửa Việt.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quảng cáo tại Công ty
TNHH du lịch Lửa Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động động quảng cáo tại Công ty TNHH du
lịch Lửa Việt.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về địa điểm: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Công ty TNHH du lịch Lửa
Việt.
+ Về thời gian: Khóa luận tiến hành nghiên cứu dựa trên số liệu của các năm
từ năm 2016 đến 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu


3

Khóa luận sử dụng phương pháp duy vận biện chứng, cùng các phương pháp
cụ thể như : thu thập và xử lý tài liệu, thực tế, phân tích, chuyên gia...
- Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý số liệu.
Là phương pháp đựơc sử dụng trước hết và cơ bản để hồn thành khố luận.
Để đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất, cần
thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy, như sở du lịch, các quyết
định, nghị định của các cơ quan chức năng, các tài liệu của các nghiên cứu trước
làm tài liệu tham khảo và các báo cáo liên quan đến hoạt động marketing, quảng cáo

của Cơng ty.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu, thông tin từ các
nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa
ra một cái nhìn tổng thể về hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa
Việt.
- Phương pháp chuyên gia
Ngồi các phương pháp tự thân thì phương pháp chun gia cũng đóng vai
trị hết sức quan trọng trong q trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp và môi trường du lịch bao hàm rất nhiều các yếu tố tác động
liên quan. Do vậy muốn đảm bảo cho các giá trị tổng hợp có cơ sở và mang tính
hiệu quả địi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quảng cáo trong doanh nghiệp kinh
doanh du lịch
Chương 2: Giới thiệu về Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Chương 3: Thực trạng hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa
Việt
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quảng cáo tại Công ty
TNHH du lịch Lửa Việt


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG
CÁO TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. 1. Du lịch và khách du lịch
* Du lịch
Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, thuật ngữ “du lịch” từ
lâu đã trở nên khá thơng dụng. Do hồn cảnh ( thời gian, khu vực) khác nhau, dưới
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch.
Theo WTO: “Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh
do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của
con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu cơng việc, chuyên môn”.
Ở Việt Nam, Luật Du lịch 2017 tại Điều 3 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”.
Ngồi ra cịn có một số khái niệm du lịch hiện đại của các nhà nghiên cứu
như Michael B. Coleman, ông nhấn mạnh: “Du lịch là sự kết hợp tương tác của bốn
nhóm nhân tố trong qúa trình phục vụ du khách, bao gồm : du khách, nhà cung ứng,
cư dân địa phương và chính quyền tại điểm đến du lịch”.
Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu du
lịch theo hai nghĩa cơ bản sau: thứ nhất, du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu trú
tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục
đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, thỏa mãn các
nhu cầu giải trí; thứ hai, du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh
doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh
rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú (Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hịa,
2015).
* Khách du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới: “Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch
nước ngoài, ngoài nơi cư trú của mình và lưu lại đó ít nhất một đêm và không quá



5

một năm và mục đích chuyến đi khơng phải mục đích kiếm tiền trong phạm vi đất
nước đến du lịch”.
Khách du lịch là loại khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một
vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó, với mục đích
như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tơn giáo.
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập
ở nơi đến. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách
du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam đi
du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt
Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
1.1.1.2. Kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch
* Kinh doanh du lịch
“Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình hoạt động du lịch từ việc nghiên cứu nhu cầu, sản xuất sản phẩm đến
thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường du lịch nhằm mục đích sinh lời. Luật du
lịch Việt Nam quy định các nghành nghề kinh doanh du lịch bao gồm :
1. Kinh doanh lữ hành.
2. Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch.
5. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.
Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trọn gói
cho khách du lịch. Ngồi ra, cơng ty lữ hành cịn có thể tiến hành các hoạt động
trung gian, bán các sản phẩm của cá nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các
hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của

khách từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
Như vậy, việc kinh doanh du lịch là việc kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho
nhu cầu của du khách với mục đích sinh lời cho người kinh doanh” (Nguyễn Văn
Mạnh, Phạm Hồng Chương, 2016).
* Sản phẩm du lịch
“Là tổng hợp những thành tố khác nhau nhằm thoả mãn chuyến đi của khách
du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả các hàng hoá dưới dạng vật chất cụ thể ( như
đồ đạc, trang trí trong phịng khách sạn, món ăn, đồ uống phục vụ khách của các
nhà hàng, xe ơ tơ đưa đón khách) và những thành phần không cụ thể ( như bầu


6

khơng khí tại nơi du lịch, chất lượng phục vụ của chương trình...). Như vậy, sản
phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất cụ thể và phần khơng cụ
thể mà khách chỉ có thể cảm nhận được sau chuyến đi. Để hình thành nên sản phẩm
du lịch cần có các tài nguyên du lịch và các dịch vụ, hàng hoá du lịch. Các tài
nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di sản văn hố, cơng
trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng làm thoả mãn nhu cầu du lịch,
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn.
Các dịch vụ, hàng hoá du lịch bao gồm : các dịch vụ vẩn chuyển, lưu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí, mua sắm, các dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung khác như dịch
vụ tài chính, thơng tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân... Sản phẩm du lịch theo
nghĩa hẹp là những gì khách du lịch mua lẻ hoặc trọn gói ( dịch vụ lưu trú, vận
chuyể...) được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp những gì khách mua, tiêu thụ từ khi
rời khỏi nhà đi du lịch đến khi trở về nhà”.
1.1.1.3. Quảng cáo
Quảng cáo có rất nhiều các khái niệm khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu lại
có một cách hiểu và đưa ra các khái niệm khác nhau. Các khái niệm này cũng có sự
khác nhau nhất định ở mỗi quốc gia.

Theo Luật thương mại Việt Nam thì “Quảng cáo thương mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình”.
Theo Philip Kotler: “Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và
khuếch trương ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả
tiền”.
Theo nghĩa rộng, các nhà nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra nhiều cách hiểu
khác nhau.
“Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nói, hay
hình vẽ do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá nhân, sản phẩm,
dịch vụ nhận được phiếu bầu hoặc sự tán thành.”
Quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, sự việc và nhân vật theo hình thức khơng
tiếp xúc cá nhân, được pháp luật cho phép, do cá nhân hoặc tổ chức chi tiền quảng
cáo nhằm tác động vào công chúng để phát triển sự nghiệp cụ thể


7

“Quảng cáo là một hình thức tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm, thông
báo nội dung phục vụ và tiết mục văn nghệ với cơng chúng bằng hình thức đăng tin
trên báo chí, phát tin trên đài phát thanh, trên đài truyền hình, trên điện ảnh”
Các định nghĩa về quảng cáo theo nghĩa rộng nói chung đều cho rằng quảng
cáo khơng những được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh mà nó cịn sử dụng cho
cả hoạt động tun truyền cho các hoạt động xã hội khác
Theo cách hiểu quảng cáo về nghĩa hẹp thì quảng cáo được hiểu là quảng cáo
kinh tế, quảng cáo thương mại. Quảng cáo thương mại cũng có rất nhiều các định
nghĩa và các cách hiểu khác nhau.
“Quảng cáo thương mại là mọi sự tuyên truyền công khai bằng phương thức
thuyết phục để tiêu thụ hàng hố và dịch vụ.”
Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực

hiện qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí.
Quảng cáo thương mại là một loại thông tin trả tiền là đơn phương, không
dành riêng cho bất kỳ ai và thực hiện tất cả các biện pháp và phương tiện truyền
thông đại chúng để hỗ trợ sản phẩm, thương hiệu hoặc doanh nghiệp. ... có tên trong
quảng cáo.
Quảng cáo thương mại có rất nhiều các định nghĩa và các cách hiểu khác
nhau, tuỳ theo cách tiếp cận và cách nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên
nói chung thì các định nghĩa về quảng cáo thương mại đều thống nhất với nhau ở
các điểm đó là: “Quảng cáo thương mại là biện pháp truyền bá thông tin của các
doanh nghiệp, là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
truyền bá thông tin đến người nhân tin. Đối tương quảng cáo thương mại là người
tiêu dùng cuối cùng, khách hàng công nghiệp, khách hàng là người mua để bán
lại…. Quảng cáo thương mại không phải là sự truyền bá cá nhân với cá nhân, Nội
dung của quảng cáo thương mại là thơng tin về hàng hố, dịch vụ, doanh nghiệp
kinh doanh. Mục đích của quảng cáo thương mại là tiêu thụ hàng hố và dịch vụ
qua đó thu lợi nhuận”.
Theo Philip Kotler:“Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và
khuếch trương ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả
tiền”.
1.1.2. Hoạt động quảng cáo trong kinh doanh du lịch
1.1.2.1. Nội dung quảng cáo trong kinh doanh du lịch
Trong kinh doanh lữ hành, quảng cáo Tour là quan trọng nhất. Khi quảng cáo
về Tour cần thể hiện cho khách hàng thấy được tất cả các yếu tố sau:
* Quảng cáo Lịch trình Tour:
Lịch trình Tour là rất quang trọng, lịch trình bao gồm danh sách các điểm đến
và thời gian đến, đi ở mỗi điểm. Phải thông báo cho khách hàng biết tổng thời gian


8


của chuyến đi. Tour qua những điểm nào, bắt đầu đi từ đâu và kết thúc ở đâu Tour
kéo dài mấy ngày mấy đêm, khi nào bắt đầu đi, khi nào về. Nó là cơ sở để du khách
lựa chọn đi tour này hay tour khác, tour nào có những điểm họ ưa thích hơn. Và
cũng là cơ sở để du khách tính tốn thời gian lên kế họch, cân đối thời gian cho
mình. Họ sẽ phải đối chiếu với lịch cơng tác, làm việc của mình xem có phù hợp
hay khơng, nó sẽ tạo cho du khách một sự chủ động về thời gian (Nguyễn Hương
Thảo, 2017)
- Quảng cáo điểm đến:
Một Tour Du lịch không bao giờ chỉ qua, đến một điểm. Mà là một chuỗi các
điểm. Khi tiến hành quảng cáo cáo phải thể hiện co khách hàng thấy được đặc điểm,
sự khác biệt của điểm đến này so với các điểm khác. Làm thế nào để sau khi quảng
cáo, khách hàng có một cảm nhận tích cực về điểm đó, xuất hiện một mong muốn
nhu cầu đến đó để tận hưởng (Nguyễn Hương Thảo, 2017).
- Quảng cáo về giá của Tour:
“Mặc dù du khách đi Du lịch là để thoải mãi thư giãn về tinh thần là chủ yếu,
song họ vẫn ln cân nhắc đến chi phí bỏ ra để có được nó. Mọi người vẫn có sự so
sánh chi phí cho Tour này hay Tour kia, lựa chọn doanh nghiệp nào cung cấp. Do
vậy mức giá đưa ra cần dựa trên sự nghiên cưú kỹ lưỡng sao cho vưa đảm bảo lơị
nhuận nhưng vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh. Một Tour Du lịch thường có nhiều
mức giá khác nhau tuỳ từng đối tượng khác nhau. Bao gồm:”
+ Giá cho tập thể: là giá dành cho những nhóm du khách đi từ 5 du khách
trở lên. Nếu đủ số lượng hoặc có yêu cầu sẽ đáp ứng đi riêng xe
+ Giá cho cá nhân.( cá nhân sẽ được ghép với nhau một cách hợp lý nhất
theo từng Tour ).
+ Giá trọn gói: là mức giá tổng hợp cho cả chuyến đi của du khách. Với
cách tính cước như thế này du khách chỉ phải trả chi phí một lần duy nhất cho cả
Tour Du lịch. Du khách sẽ được cung cấp đầy đủ những dịch vụ như đã thoả thuận.
+ Giá đơn lẻ từng dịch vụ: vơi cách tính này du khách sẽ phải trả phí nhiều
lần hơn, mỗi khi sử dụng một dịch vụ sẽ phải trả một lần.
Ví dụ như: đi xe phả trả tiền vé. Vé thắng cảnh, tiền phòng khách sạn, tiền

ăn …Thơng thường thì mức giá cho tập thể sẽ được khuyến mại rẻ hơn so với mức
giá cho từ cá nhân.mức giá trọn gói cũng thấp hơn mức giá đơn lẻ. Điều này xuất
phát từ mục đích du khách đi Du lịch đông hơn và sử dụng nhiều dịch vụ hơn.
Quảng cáo Tour là rất quan trọng, do vậy nó đòi hỏi một số yêu cầu sau:
- “Khi làm Quảng cáo Tour yêu cầu phải đề cao tính trung thực để tránh sự
hụt hẫng trong lòng du khách ảnh hưởng đến chất lượng của Tour Du lịch. Chỉ
quảng cáo đúng những điểm Tour đi qua. Đúng lịch trình: khi đi qua điểm nào khi
về qua những đâu phải đúng không được bỏ điểm”.
- “Đặc biệt khi quảng cáo về đặc điểm của điểm đến phải đúng sự thật. ở đấy
có những gì phải quảng cáo đúng. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến việc lựa chọn
Tour Du lịch của du khách mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của cả Tour Du lịch.


9

Vì khi quảng cáo nhiều, hấp dẫn mà hiện thực khơng được như vậy, thậm chí cịn
trái ngược lại những gì quảng cáo. Điều này sẽ làm cho du khách cảm thấy rất ức
chế, bức xúc. Do vậy khơng có cảm giác thoải mãi vui vẻ như mong muốn được,
điều này đồng nghĩa với sự thất bại của Tour Du lịch”.
-“Mức giá niêm yết trong quảng cáo là không đổi hoặc nếu có thay đổi phải
thơng báo trước cho du khách chậm nhất là trước khi du khách ki hợp đồng.”
Chúng ta khơng thể vì muốn thu hút du khách nhiều mà hạ thấp mức giá
trong quảng cáo để đánh lừa du khách. Để rồi sau đó lại tìm cách tăng giá lên thật
cao ép buộc du khách.
- Khi thực hiện phải thực hiện đúng giá, không được tùy tiện tìm lý do ép
khách hàng nâng mức giá lên cao hơn.
* Quảng cáo về hệ thống cơ sở lưu trú
Hệ thống cơ sở lưu trú bao gồm tất cả những gì liên quan đến các hoạt động
ăn, ngủ, nghỉ phục vụ du khách của doanh nghiệp.
- “Giới thiệu về hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ mà doanh nghiệp có

hoặc có liên doanh hợp tác cùng. Phải thể hiện được vị trí của các cơ sở so với điểm
Du lịch, ở gần hay xa, khơng gian ở đó thế nào. Số lượng các phịng nghỉ, tiện nghi
gồm những gì( có máy lạnh điều hồ khơng, ti vi…). Cấp bậc sao của cơ sở lưu trú
đã được chứng nhận chất lượng. Phòng gọn gàng sạch sẽ, ấm áp vào mùa đơng
thống mát vào mùa hè. Đồ đạc trong phịng được trang trí bày đặt một cách khoa
học”
- Giới thiệu về thực đơn mà các cơ sở lưu trú có thể cung cấp:
+ Những cơ sở gần biển thực đơn sáng trưa chiều tối có những gì.
+ Những cơ sở vùng cao, đồng bằng thực đơn là gì…
Những món ăn do ai chế biến(đầu bếp Việt nam hay nước ngoài), chất lượng
có đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm hay khơng, có đảm bảo về nhu cầu dinh
dưỡng khơng…
- Giới thiệu về những hoạt động vui chơi hỗ trợ xung quanh các cơ sở lưu
trú: bể bơi, sân tennis…
Khi quảng cáo cần giới thiệu đúng về những gì có và khơng có đơí với cơ sở
lưu trú:
+ Số lượng phịng phải đủ cho du khách
+ Đồ ăn thức uống đầy đủ như đã quảng cáo
+ Tiện nghi trong phòng phải đầy đủ
* Quảng cáo về phương tiện vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển trong Du lịch là những phương tiện giao thơng
được dùng để đưa đón khách đi đến các điểm Du lịch. Có thể phân loại phương tiện
theo các loại hình như: vẩn tải đường thuỷ (tàu thuỷ, canơ…), vận tải đường hàng
không( máy bay) và vận tải đường bộ (ơtơ, tàu hỏa…). Một Tour có thể dùng một
loại hoặc nhiều loại phương tiện vận chuyển. Có thể chỉ dùng ôtô, tàu, ca nô hoặc
kết hợp sử dụng đồng thời cả máy bay, ôtô, tàu thuỷ…


10


- Cần thể hiện cho du khách thấy được rằng công ty sẵn sàng đáp ứng tất cả
những yêu cầu sở thích của du khách về phương tiện vận chuyển, thông qua việc
giới thiệu về cơ cấu, chủng loại, các tiện nghi trên các phương tiện, chất lượng các
phương tiện. Ví dụ như đi máy bay thì có những tuyến đi đâu, có những loại vé nào,
chất lượng phục vụ ra sao. Ơtơ có những loại xe gì, xe bao nhiêu chỗ, có tivi máy
lạnh điều hịa khơng, xe mới hay cũ có bảo đảm an tồn khơng.
- u cầu:
+ Chỉ quảng cáo những loại phương tiện mà công ty có thể đáp ứng, nói rõ
phương tiện nào cơng ty có phương tiện nào đi thuê.
+ Xe phải đúng chủng loại đã quảng cáo trong danh mục. Ơtơ loại gì, xe phải
đủ số lượng ghế, chở đúng số lượng cho phép, cịn thời gian lưu thơng, có giấy
chứng nhận Đăng kiểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Máy bay đúng hãng,
đúng loại vé (vé lằm hay ngồi, cứng hay mềm)… Những điêù này là rất quan trọng
vì nó liên quan đến sự an toàn của du khách trong suốt chuyến đi.
+ Quảng cáo cáo sử dụng những loại phương tiện gì phải thực hiện đúng như
vậy. Khơng được quảng cáo dùng máy bay laị dùng ôtô…
* Quảng cáo về đội ngũ hướng dẫn viên của công ty
Giới thiệu đầy đủ chi tiết về đội ngũ lái xe và hướng dẫn viên du lịch. Vừa
tạo độ tin cậy cho du khách vừa đáp ứng nhu cầu lựa chọn lái xe và hướng dẫn viên
phục vụ của du khách.
+ Đội ngũ lái xe: cần giới thiệu tên, tuổi, kinh nghiệm, bằng lái xe. Điều này
rất cần thiết vì khi du khách lên xe thì độ an tồn, tính mạng của họ được trao cả
vào tay của tài xế. Họ sẽ tin tưởng hơn nếu lái xe có kinh nghiệm, tình trạng sức
khoẻ tốt
+ Hướng dẫn viên là người tiếp xúc trực tiếp với du khách, là người trực tiếp
cung cấp cho du khách những thông tin về điểm du lịch,là người hướng dẫn và quản
lý và chiụ trách nhiệm về các hoạt động của du khách trong suốt cuộc hành trình.
Họ thường rất được du khách tin tưởng và nghe theo. Do vậy cần có những yêu cầu
đặc biệt hơn so với các nhân viên khác. Họ phải là người có bằng cấp được đào tạo
về chun mơn, am tường các thơng tin về các điểm đến. Có khả năng trả lơì, lý giải

được những thắc mắc của du khách về điểm đến. Những thông tin họ đưa ra phải có
độ chính xác. Họ phải là người có vốn sống, hiểu biết rộng không chỉ về một lĩnh
vực mà phải là tổng hợp các lĩnh vực. Có văn phong giao tiếp rõ ràng lịch sự ân cần
với khách hàng.
Quảng cáo về đội ngũ nhân lực là rất quan trọng vì nó sẽ tác động đến những
đánh giá nhìn nhận của du khách đối với doanh nghiệp và sẽ quyết định lựa chọn
doanh nghiệp làm nhà cung cấp hay không. Do vậy khi quảng cáo cần thể hiện được
cho khách hàng thấy doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo tài năng có trình độ chun
mơn nghiệp vụ,có một đội ngũ nhân viên tận tuy đầy nhiệt huyết ln hết lịng vì du
khách. Tồn doanh nghiệp ln thống nhất phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.


11

Phải tạo cho du khách một lòng tin. Khi đến với doanh nghiệp, họ sẽ được phục vụ
tốt nhất sẽ có một chuyến đi an tồn nhất, vui vẻ nhất.
Chính vì nó rất quan trọng nên địi hỏi tính trung thực rất cao.
Ví dụ như: nhân viên trình độ trung cấp laị quảng cáo đại học, chưa có kinh
nghiệm lại quảng cáo rất giàu kinh nghiệm dẫn đến khi du khách hỏi khơng trả lời
được hoặc trả lời khơng chính xác…
1.1.2.2. Các bước tiến hành hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo gồm có 5 quyết định quan trọng, do đó có thể thực hiện
được một chương trình hoạt động quảng cáo có hiệu quả ta cũng sẽ lần lượt thực
hiện 5 bước xây dựng dựa trên 5 quyết định trên (xem sơ đồ).


12

Xác định mục tiêu quảng cáo


Xác định ngân sách quảng cáo

Thiết kế thông điệp và lựa chọn
phương tiện quảng cáo

Đánh giá quảng cáo
Sơ đồ 1.1 : Các bước xây dựng quảng cáo
* Xác định mục tiêu hiệu quả
Đây là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chương trình quảng cáo. Để
có được mục tiêu, trước đó cần phải thơng qua các quyết định về thị trường mục
tiêu, vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và Marketting – mix. Có
thể phân loại các mục tiêu quảng cáo theo mục đích của nó, gồm 3 loại cơ bản sau:
1 .Quảng cáo thông tin: Chủ yếu thịnh hành trong giai đoạn tung sản phẩm
ra thị trường, khi đó nhà cung ứng mong muốn tạo ra nhu cầu ban đầu về sản phẩm
của mình.
2. Quảng cáo thuyết phục: Rất quang trọng trong giai đoạn cạnh tranh, mục
tiêu lúc này là tạo ra nhu cầu có chọn lọc đối với nhãn hiệu cụ thể. Mục đích của
quảng cáo thuyết phục là tạo ra ấn tượng khác biệt, hay nhấn mạnh đặc tính nổi trội
của sản phẩm mà mình đang cung ứng. Hầu hết các quảng cáo đều thuộc loại này.
3. Quảng cáo nhắc nhở: Được sử dụng khi sản phẩm đang ở thời kỳ sung
mãn. Mục đích của người quảng cáo là củng cố, nhắc nhở, cam kết với khách hàng
rằng sự lựa chọn sử dụng sản phẩm mình là tối ưu nhất.
* Quyết định ngân sách quảng cáo
Từ việc xác định được mục tiêu quảng cáo, doanh nghiệp có thể xây dựng
ngân sách dành cho quảng cáo cho từng sản phẩm của mình. Nhiều nhà kinh tế cho
rằng ngân sách dành cho quảng cáo là những khoản đầu tư. Khi xây dựng ngân sách
dành cho quảng cáo cần xem xét những yếu tố sau:
- Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm.



13

- Thị phần trên thị trường: những nhãn hiệu có thị phần lớn thường có tỉ lệ
chi phí cho quảng cáo trên doanh số bán thấp hơn. Nếu tạo thị phần bằng cách tăng
quy mơ thị trường thì cần chi phí quảng cáo lớn hơn.
- Tính cạnh tranh: nếu thị trường có đơng đối thủ cạnh tranh và chi phí nhiều
thì một nhãn hiệu phải được quảng cáo mạnh hơn để vượt lên trên nhiễu của thị
trường.
- Tần suất quảng cáo.
- Khả năng thay thế của sản phẩm.
Có 4 phương pháp xác định ngân sách:
a) phương pháp dựa vào khả năng tài chính của cơng ty
Cơng ty sẽ dựa vào khả năng tài chính của cơng ty và đưa ra ngân sách dành
cho quảng cáo mà cơng ty có khả năng chi được.Điều này dẫn đến việc không quan
tâm đến ảnh hưởng của quảng cáo tới kinh doanh của công ty mà cố định mức ngân
sách hằng năm.
b) Phương pháp chia theo tỉ lệ phần trăm doanh số
Công ty sẽ trích theo tỉ lệ phần trăm trên doanh số bán hàng hiện tại, doanh
số bán định kỳ hoặc là đánh trên đầu giá sản phẩm.
c) Phương pháp ngang giá đối thủ cạnh tranh
Công ty sẽ dựa trên mức chi ngân sách dành cho quảng cáo của đối thủ cạnh
tranh và xác định mức giá ngang bằng với họ.
d) Phương pháp dựa vào mục tiêu và công việc của công ty
Công ty cần phải làm các việc như sau:
- Xác định mục tiêu kinh doanh.
- Xác định các công việc mà công ty phải làm để đạt được mục tiêu hiệu quả.
- Xác định tổng chi phí để hồn thành các cơng việc đó.
Tổng chi phí đó chính là ngân sách của công ty dành cho hoạt động xúc tiến
bán hàng và quảng cáo.
* Quyết định thơng điệp của quảng cáo

Có nhiều giải pháp để xây dựng nội dung cần truyền đạt, song các nhà
quảng cáo phải trải qua 3 bước cơ bản sau:


14

- Sáng tạo nội dung, có nhiều cách để tạo ra các ý tưởng diễn đạt nhằm đạt
được mục đích của quảng cáo, một số người dùng cách quy nạp, tức là trị chuyện
với khách hàng, các nhà bn lớn, đối thủ cạnh tranh,….
- Đánh giá, tuyển chọn nội dung truyền đạt. Việc đánh giá nội dung dựa trên
tính chất phù hợp với mong muốn, tính độc đáo và tính trung thực. Trước hết nội
dung truyền đạt phải nói lên được điều gì mong ước hay thú vị, độc đáo hay đặc biệt
của sản phẩm mà những nhãn hiệu khác cùng loại sản phẩm đó khơng có. Thơng
điệp phải trung thực và có bằng chứng cụ thể.
- Thực hiện thơng điệp quảng cáo bao gồm:
a) Quyết định về hình thức thơng điệp: hình thức thơng điệp phải rõ ràng, dễ
hiểu, phù hợp với đối tượng nhận tin.
b) Quyết định về nội dung thông điệp: Nội dung thông điệp phải sáng tạo,
khơi dậy được mong muốn của khách hàng đồng thời phải trung thực, hợp pháp
luật.
* Quyết định về phương tiện truyền thông
Người quảng cáo cần quyết định phương tiện quảng cáo để truyền tải thơng
điệp quảng cáo. Q trình này bao gồm các bước: quyết định tầm ảnh hưởng, tần số
và cường độ tác động; lựa chọn những phương tiện truyền thông chủ yếu; lựa chọn
phương tiện truyền thông cụ thể; quyết định lịch sử dụng các phương tiện truyền
thông; quyết định phân bố phương tiện truyền thông theo địa lý.
- Quyết định về tầm ảnh hưởng, tần số, mức độ tác động. Cần xác định được
chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp đến được với bao nhiêu người trong thị
trường mục tiêu trong khoảng thời gian nào đó; cũng trong khoảng thời gian đó
khách hàng có thể nhận được thông tin quảng cáo mấy lần; mức độ tác động của

quảng cáo cao hay thấp. Tất cả các điều trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí
quảng cáo.
- Lựa chọn các hình thức truyền thơng tin chính, người quảng cáo phải nắm
được khả năng đảm bảo tầm ảnh hưởng, tần số, mức độ tác động của quảng cáo của
các phương tiện truyền thông cơ bản. Trong các phương tiện truyền thơng như: báo
chí, truyền hình, gửi trực tiếp, truyền thanh, tạp chí, sách quảng cáo, quảng cáo
ngồi trời…mỗi loại có ưu nhược điểm và chi phí khác nhau. Người quảng cáo phải
lựa chọn trong số các phương tiện trên để quảng cáo. Khi lựa chọn phải chú ý đến
các yếu tố như: thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng mục
tiêu; loại sản phẩm; thể loại thơng điệp và chi phí sử dụng mỗi loại phương tiện.
- Lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể. Trên cơ sở phân tích các phương
tiện truyền thơng trên, người quảng cáo phải tìm kiếm những phương tiện truyền


15

thơng có hiệu quả của chi phí bỏ ra là cao nhất. Thông thường các nhà quảng cáo
hay sử dụng phương tiện tính chi phí cho một ngàn người được phương tiện trên
tiếp cận trên cơ sở các điều chỉnh như chất lượng công chúng, xác suất chú ý của
công chúng, chất lượng biên tập và cách bố trí của mục quảng cáo…
- Quyết định sử dụng các phương tiện truyền thông. Người quảng cáo phải
quyết định lịch quảng cáo chung và lịch quảng cáo chi tiết. Cần xác định lịch quảng
cáo theo thời vụ hay chu kỳ kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thay đổi chi phí cho
quảng cáo theo thời vụ, ngược với mùa vụ hay không thay đổi trong năm. Đối với
du lịch thường chọn quảng cáo theo mùa vụ. Với vấn để quảng cáo chi tiết địi hỏi
phải phân bổ chi phí quảng cáo trong một thời kỳ ngắn để đạt được cường độ tác
động tối đa. Thời gian biểu quảng cáo có hiệu quả nhất phụ thuộc vào mục tiêu
truyền thông trong mối quan hệ với bản chất của sản phẩm, khách hàng mục tiêu,
kênh phân phối và các yếu tố marketing khác.
- Quyết định về phân bố địa lý các phương tiện truyền thông. Người quảng

cáo phải phân bố ngân sách theo cả không gian và thời gian, doanh nghiệp cần xác
định rõ trong chiến dịch quảng cáo này cần phát ra toàn quốc hay từng khu vực nhất
định.
Một số phương tiện quảng cáo được cho là hiệu quả nhất hiện nay trong
kinh doanh du lịch.
- Quảng cáo trên Truyền hình
Xu thế hiện nay các công ty lớn rất quan tâm đâù tư cho quảng cáo qua
truyền hình, họ dựng các video clip nói về các chuyến đi có thể là của gia đình, một
nhóm bạn …Và nó sẽ kích thích ngươì xem bắt trước học theo
Thế mạnh của nó là: gây được sự chu ý cao, bắt mắt, hấp dẫn, làm cho mọi
ngươì lơi cuốn. Nó có thể kết hợp nghe, nhìn, từ ngữ, hành động, mà đặc biệt là
quảng cáo được hình ảnh điạ điểm hấp dẫn. Thich hợp cho mọ đối tượng khách
hàng.
- Quảng cáo trên Báo - tạp chí - Ấn phẩm du lịch
Xu thế hiện nay các doanh nghiệp có quy mơ lớn có danh tiếng trên thị
trường Du lịch thường trú trọng vào việc phát hành các ấn phẩm, tạp chí Du lịch
riêng của mình. Vì như thế họ sẽ có đủ điều kiện Quảng cáo về doanh nghiệp minh
một cách tốt nhất. Trên đó họ tự giới thiệu về mình một cách chi tiết nhất, nói về
các Tour thế mạnh của mình, nói về các dịch vụ mà họ cung cấp tốt nhất…
Cịn các cơng ty có quy mô nhỏ hơn thường lựa chọn quảng cáo trên các tờ
báo đựơc nhiều người đọc như: báo tiền phong, tạp chí phụ nữ, tạp chí gia đình…


16

- Quảng cáo trên Internet
Hiện nay đây đựơc coi là kênh Quảng cáo hiệu quả nhất không chỉ tong lĩnh
vực kinh doanh lữ hành. Với những lợi thế như: khả năng truyền tin nhanh tính cập
nhật cao và đang được xã hội hố rất nhanh nó đang ngày càng được các doanh
nghiệp lựa chọn

Hiện nay để thiết kế một web site riêng là tương đối đơn giản, nó khơng địi
hỏi chi phí, cơng nghệ qua cao. Khi đã có một website riêng doanh nghiệp sẽ liên
tục tự cập nhật những thơng tin liên quan đến doanh nghiệp lên đó để thuận tiện cho
sự tìm hiểu của khách hang.
Việc lựa chọn kệnh Quảng cáo này khơng chỉ có các doanh nghiệp lớn mà
các doanh nghiệp nhỏ cũng tỏ ra phù hợp với kênh này.
-. Quảng cáo thông qua đối thoại trực tiếp
Theo khảo sát hiện nay đại đa số các doanh nghiệp nhỏ sử dụng hình thức
này. Doanh nghiệp tự mình đi tìm thơng tin vè khách hàng sau đó tìm cách liên hệ
với họ. Họ có thể trực tiếp gặp hoặc gọi điện cho khách hàng giới thiệu về Tour cuả
mình và sẽ nhận được câu trả lơì ngay. Trong quá trình đàm thoại với khách hàng
nhân viên của doanh nghiệp sẽ có thể tác động đến nhu cầu, sự lựa chọn nhà cung
cấp của khách hàng, do vậy đây cũng được coi là một trong những phương thức rất
hiệu quả.
* Đánh giá hiệu quả quảng cáo
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn các chi phí quảng cáo là rơi vào
khoảng khơng, có nhà nghiên cứu đã phát biểu rằng: “khơng khí gồm có ơxy, nitơ và
quảng cáo”. Các thông điệp thương mại quá nhiều làm cho hiệu quả của quảng cáo
nói chung giảm. Các doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của quảng
cáo nhằm đo lường hiệu quả về việc truyền thông và doanh số do quảng cáo tạo ra.
-Nghiên cứu hiệu quả truyền thông là nhằm đánh giá một mẫu quảng cáo có
truyền đạt hiệu quả hay không bằng phương pháp trắc nghiệm. Đánh giá trực tiếp là
cách cho một nhóm khách hàng hay chuyên viên quảng cáo xem một loạt các quảng
cáo và được yêu cầu đánh giá, loại bỏ mẫu kém.
+ Phương pháp thử nghiệm tập quảng cáo là cho người tiêu dùng xem và/hay
nghe một loạt các quảng cáo trong thời gian cần thiết, sau đó đề nghị họ nhớ lại nội
dung của quảng cáo, mức độ ghi nhớ của họ dùng làm cơ sở đánh giá mức độ được
chú ý đến của quảng cáo và các thơng điệp có dễ hiểu, dễ nhớ hay không.



17

+ Phương pháp thừ nghiệm trong phịng thí nghiệm là sử dụng các thiết bị đo
tâm lý của người tiêu dùng như nhịp tim, huyết áp, sự đổ mồ hôi, độ co giãn đồng
tử… đối với quảng cáo.
Các phương pháp trên có thể cho biết khả năng chú ý của quảng cáo, song lại
không cho biết được tác động của nó đến niềm tin, thái độ hay ý định của quảng
cáo.
- Nghiên cứu hiệu quả tiêu thụ, thường khó đo lường hơn nhiều so với hiệu
quả truyền thơng, ta có thể biết được qua quảng cáo sự biết đến nhãn hiệu tăng lên
30%, mức ưa thích tăng lên 10%, nhưng hiệu quả tiêu thụ được tạo ra là bao nhiêu
lại rất khó xác định vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc điểm của sản
phẩm, giá, cạnh tranh…..
Để đo lường hiệu quả tiêu thụ có thể sử dụng hai cách sau:
+ Đối chiếu doanh số và ngân sách quảng cáo từ quá khứ tới thời điểm hiện
nay bằng các kỹ thuật thống kê để tìm ra mối tương quan giữa mức tiêu thụ và chi
phí quảng cáo theo nguyên tắc đồng thời hay trễ.
+ Thiết kế thí nghiệm để đo lường tác dụng tiêu thụ của quảng cáo, thay vì
chi phí đồng đều trên doanh số bán cho các địa bàn, doanh nghiệp chi tăng hơn hay
thấp hơn cho các địa bàn khác nhau, nếu chi phí cao hơn làm tăng đáng kể mức tiêu
thụ thì nghĩa là doanh nghiệp đã không chi quảng cáo đủ mức. Cịn nếu nó khơng
tăng thêm mức tiêu thụ và nếu thử nghiệm chi phí giảm đi mà khơng làm giảm mực
tiêu thụ, có nghĩa là doanh nghiệp đã chi quá mức cần thiết.
1.2. Một số nghiên cứu liên quan
Trong nước các nghiên cứu về quảng cáo trong kinh doanh du lịch còn hạn
chế, chủ yếu chỉ được đề cập đến trong các giáo trình giảng dạy về Marketing du
lịch. Các bài viết nghiên cứu còn rất hạn chế, gần đây nhất là bài viết trên tạp chí
khoa học của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội của Nguyễn Minh Khang về: “Tận
dụng thế mạnh CMCN 4.0 để quảng bá du lịch”. Bài viết trình bày thực trạng sự
phổ biến rộng rãi của Internet, xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

(CMCN 4.0) đang lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, trong đó có du
lịch. Từ đó, nhiều du khách đã chủ động tìm kiếm thông tin, lựa chọn dịch vụ của
các nhà cung cấp cũng như phương thức mua sắm… Với những thành tựu vượt bậc
của cơng nghệ thơng tin, du lịch có cơ hội tối ưu hóa hiệu quả cơng tác xúc tiến
quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thương
mại điện tử. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch.
Ngồi ra, cịn một số ít luận văn nghiên cứu về vấn đề này trong doanh
nghiệp như luận văn của Nguyễn Hoàng Giang trường Đại học Kinh tế Quốc dân có


18

đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động của việc quảng cáo qua internet của Công ty
TNHH du lịch dân tộc thiểu số”. Đề tài chủ yếu tập trung khai thác thực trạng quảng
cáo qua Internet và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên chưa đi sâu nghiên cứu các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác này tại doanh nghiệp.
Đề tài “Truyền thông trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay”, của
học viên Nguyễn Hương Thảo, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đề tài đi sâu vào việc hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động của
bộ phận truyền thông trong doanh nghiệp. Trong đó đi sâu nghiên cứu hai doanh
nghiệp điển hình là Saigontourist và HaNoitourist, tuy nhiên trong phần đề xuất giải
pháp thì tác giả chưa đi sâu nghiên cứu đề xuất xây dựng các biện pháp cụ thể.


19

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DU LỊCH
LỬA VIỆT
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH du lịch Lửa Việt

2.1.1.

LỬA VIỆT


Minh




HCM)

2.1.2.

Thơng tin chung
Tên cơng ty: CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DU LỊCH
Tên giao dịch: LUA VIET TOURS CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở: 677 Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5, TP Hồ Chí
Điện thoại: 84-8-39232148
Fax: 84-8-39232150
Website: />Số tài khoản: 190859529 – Ngân hàng TMCP Á Châu (chi nhánh TP.
Mã số thuế: 0301659981
Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Trung tâm Dã Ngoại Lửa Việt được Hội Đồng Thành phố cho phép hoạt
động thể nghiệmtừ tháng 5/1995. Đề án được hình thành từ trại hè Thanh Đa do
Liên Đoàn Lao Động Thành phố phối hợp với Hội Đồng Đội Thành Phố tổ chức.
Được quản lí bởi Thành Đoàn Tp HCM, sản phẩm là cung cấp dịch vụ hoạt động
ngoài trời cho học sinh và sinhb viên.
- Sau đó vào ngày 14-01-1999, chính thức thành lập Công ty TNHH Dã

Ngoại Lửa Việt, với đội ngũ nhân viên là 5 thành viên và 30 cộng tác viên. Sản
phẩm kinh doanh là Du lịch nội địa, Quốc Tế, sự kiện, huấn luyện Team Building,

- Đến ngày 15-06-2016 , Cơng ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt chính thức đổi
tên thành Công ty TNHH Du Lịch Lửa Việt. Với đội ngũ 150 nhân viên và 5 chi
nhánh mới. Từ những sản phẩm đã có thì Cơng ty có thêm các dịch vụ mới như
MICE, Đại lý vé máy bay.
Tính đến hết năm 2019 Cơng ty có 01 Văn phịng chính và 7 Chi nhánh.
* Chi nhánh Gò Vấp
- Địa chỉ: 711 Phan Văn Trị, P7, quận Gò Vấp, Tp. HCM
- Điện thoại: (028) 3985 8999
- Email:
* Chi nhánh Phú Lâm
- Địa chỉ: 34 Bà Hom, P.13, quận 6, TP.HCM
- Điện thoại: (028) 3620 8111
- Email:
* Chi nhánh 3/2 – quận 11


20

- Địa chỉ: 1477 đường 3/2, P.16, quận 11, TP.HCM
- Điện thoại: (028) 3969 7999
- Email:
* Chi nhánh Phú Nhuận
- Địa chỉ: 180 Phan Đăng Lưu, P.3, quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Điện thoại: (028) 3995 5222
- Email:
* Chi nhánh Âu Cơ – Quận 11
- Địa chỉ: 247 Âu Cơ, P.5, Quận 11, TP.HCM

- Điện thoại: (028) 3975 5577
- Email:
* Chi nhánh Cần Thơ
- Địa chỉ: 93 Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
- Điện thoại: (0292) 730 7799
- Email:
* Chi nhánh Vĩnh Long
- Địa chỉ: 51E Phạm Thái Bường, P.4, TP. Vĩnh Long
- Điện thoại: (0270) 730 7799
- Email:
2.1.3. Các sản phẩm – dịch vụ kinh doanh của công ty
- Cung cấp dịch vụ lữ hành: Bao gồm các tour trong nước, ngoài nước, hội
họp, xúc tiến thương mại, hậu cần du lịch …
MICE: Họp (Meeting) - Xúc tiến (Incentive) - Hội nghị (Conference) - Triển
lãm (Exhibition)
Sự kiện: Các sự kiện nội bộ hoặc có tính tương tác bên ngồi. Đặc biệt các sự
kiện yêu có cầu giấy phép tổ chức.
Team Building: Các chương trình huấn luyện trong nhà và ngồi trời.
Đại lí vé máy bay: Trong và ngồi nước.
Tour nội địa
Mục đích - giá trị:
- Mục đích: Lửa Việt camBộ
kết cải thiện đời sống tinh thần khách hàng bằng
phận
cách cung cấp những dịch vụ chất lượng cực tốt và có giá trị cao.
kinh
Quốc
tế
- Giá trị: Tiên phong – Tự chủ - Chính trực Tour
– Quyết

thắng
doanh
2.1.4.
Tổ chức bộ máy quản lý
Vé lẻ
Giám
Với mongđốc
muốn tạo một trật tự xác định, giúp cho các cấp quản lý thực hiện
Vé máy
bay nghi và có khả năng
nhiệm vụ, đạt kết quả cao, đồng thời giúp cho cơng
ty thích
Bộ động của mơi trường kinh doanh; Và sử dụng
phản ứng nhạy bén trước những biến
phận
hiệu quả nguồn lực cũng như lao
động, vốn, cơHướng
sở vật dẫn
chấtviên
kỹ thuật. Sau q trình
hỗ
trợ
nghiên cứu ban lãnh đạo Cơng ty đã xây dựng cơ cấu
tổ chức
MKT
MKT
& ERnhư sau:

Điều hành
Kế toán

Nhân sự


21

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Cơng ty
(Nguồn: Phịng Nhân sự)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh,
con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp, xây dựng và thực thi
các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của công ty.
- Bộ phận kinh doanh: Tham mưu xây dựng chính sách bán hàng, bao gồm
chính sách về giá, khuyến mãi, chiết khấu & các chương trình quảng bá, tiếp cận
đến khách hàng để trình giám đốc phê duyệt; Đề xuất chính sách cho khách hàng,
nhóm khách hàng, trình giám đốc và thực hiện theo chính sách được phê duyệt.;
Lập mục tiêu, kế hoạch bán hàng trình giám đốc phê duyệt định kỳ và thực hiện tổ
chức triển khai bán các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng nhằm đạt mục tiêu đã
được phê duyệt; Tuân thủ các quy định của Cơng ty trong cơng tác đề xuất các
chính sách cho khác hàng khi cung cấp các sản phẩm & dịch vụ thuộc chức năng
nhiệm vụ; Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu
của Cơng ty; Tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chăm sóc
khách hàng theo chính sách của Công ty; Thu thập và quản lý thông tin khách hàng
và hồ sơ khách hàng theo quy định. Đầu mối về việc thu nhập, quản lý thông tin
khách hàng để phục vụ cho công tác đánh giá xếp hạng khách hàng, thẩm định và
tái thẩm định các hồ sơ khách hàng. Phòng kinh doanh của Lửa Việt quản lý ba bộ
phận trực thuộc là: Bộ phận tour nội địa, bộ phận tour quốc tế và bộ phận vé lẻ.


×