Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quy chế tiền lương và thu nhập cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.64 KB, 8 trang )

QUY CHẾ TIỀN LƯƠNG VÀ THU
NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành theo Quyết định số 10.2021/QĐ-HDTV)

Người soạn thảo
Họ và tên

Vũ Thị Huế

Chức vụ

Phụ trách Tổ chức

Mã số: QC-10.01
Lần ban hành: 01
Ngày BH: .../.../2021
Số trang: 07

Người kiểm tra

Người phê duyệt

Trưởng phòng Tổng hợp

Tổng Giám đốc

Chữ ký

NƠI NHẬN (ghi rõ nơi nhận, đánh dấu √ ô bên cạnh và lấy chữ ký người nhận trên bản gốc)
Tick


Đơn vị



Ban lãnh đạo



Phòng Tổng hợp





Ký nhận

Phịng Kỹ thuật cơng nghệ &
đầu tư dự án
Phịng Kế hoạch Kinh doanh
& Xuất nhập khẩu
Nhà máy sản xuất



THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI (tóm
Trang

Hạng mục sửa đổi

Tick


Đơn vị

Ký nhận








tắt tình trạng sửa đổi so với bản trước đó)
Tóm tắt nội dung sửa đổi

Page 1|8


ĐIỀU 1 - QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thu nhập:
Bao gồm tất cả các khoản mà người lao động nhận được từ sự đóng góp cơng sức lao động của mình
vào cơng ty, theo kết quả số lương, chất lượng hay hiệu quả cơng việc mang lại. Thu nhập có thể biểu
hiện bằng tiền hoặc hiện vật bao gồm: Tiền lương; Tiền thưởng; Các khoản phụ cấp; Trợ cấp và Phúc
lợi của công ty.
2. Lương cơ bản:
Là tiền công trả cho người lao động thể hiện trong Hợp đồng lao động (hoặc các văn bản tương đương)
và làm cơ sở để tính các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, tính lương
ngừng việc, nghỉ chế độ có hưởng lương, chế độ phép năm ,... Lương có thể trả theo tháng, tuần, ngày
hoặc giờ cơng lao động thực tế.
3. Chức danh cơng việc:

Là các vị trí cơng việc cần có để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Nó là cơ sở để
phân công và sử dụng lao động hợp lý; xác định giá trị công việc để trả lương, xây dựng kế hoạch
tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn.
Người lao động làm việc trong công ty đều được đánh giá và xếp vào chức danh công việc phù hợp và
hưởng thu nhập theo bậc lương tương ứng với vị trí cơng việc đảm nhiệm.
4. Ngạch lương: Là hệ thống sắp xếp có thứ tự theo tùng loại và từng nhóm chức danh công việc của
người lao động, phân định khác biệt cơ bản về tính chất lao động và phạm vi cơng việc của người lao
động trong quá trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
5. Bậc lương: Phản ánh trình độ lành nghề hay trình độ chun mơn nghiệp vụ với các mức độ khác
nhau theo tiêu chuẩn đánh giá của Công ty của cùng mootj ngạch lương. Việc xác định bậc lương cho
người lao động (trong định biên) được Công ty tiến hành vào tháng 5 hàng năm.
6. Hệ số lương:
Hệ số lương phản ánh tính chất cơng việc và trình độ của người lao động trong cơng ty, được thể hiện
chi tiết trong bảng hệ số lương. Hệ số lương do Hội đồng lương đánh giá và điều chỉnh vào tháng 5
hàng năm.
7.Phạm vi và đối tượng:
- Phạm vi: Quy chế Quy chế này quy định về Tiền lương, thu nhập của người lao động, hệ số lương và
lương cơ bản, nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt khung, nâng
phụ cấp vượt khung, chế độ thưởng và các khoản hỗ trợ phúc lợi khác của Công ty TNHH ... – Việt
Nam.
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ nhân viên và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty.
- Đối tượng không áp dụng: Người làm việc theo chế độ hợp đồng thử việc, hợp đồng khoán việc, hợp
đồng thời vụ, cộng tác viên tại Công ty.
ĐIỀU 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Quy định này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các văn bản về lao động sau:
 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Bộ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/2/2021), trong đó hướng dẫn về điều kiện lao động
và quan hệ lao động, trong đó có tiền lương của người lao động theo quy định tại Bộ luật lao động
số 45/2019

Page 2|8


 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2020) quy định mức lương tối thiểu vùng đối
với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
ĐIỀU 3. THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (T):
Thu nhập của người lao động làm việc tại công ty bao gồm Lương và các khoản thưởng, phụ cấp
khác nằm trong Quỹ lương của từng bộ phận và của tồn cơng ty.
3.1 Lao động theo thời gian và khơng thể khốn việc: sẽ được tính như sau:
T=T1+T2+T3
Trong đó:
T: Thu nhập của người lao động được nhận hàng tháng
T1: Lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định
và do phụ trách Bộ phận và hội đồng lương thống nhất, trình Tổng giám đốc duyệt hoặc do
Tổng giám đốc trực tiếp quy định.
T2: Phụ cấp theo tính chất cơng việc nếu có
T3: Các khoản hỗ trợ phúc lợi, thưởng đánh xếp loại hàng tháng nếu có.
3.2. Lao động trong thời gian học việc, thử việc và các trường hợp có thể khốn việc: sẽ tính như
sau:
T= LTT +T2+T3
Trong đó:
T: Thu nhập của người lao động được nhận hàng tháng
LTT: Lương thỏa thuận của người lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng do chính phủ quy định và do phụ trách Bộ phận và trình Tổng giám đốc duyệt hoặc
do Tổng giám đốc trực tiếp quy định.
T2: Phụ cấp theo chất lượng cơng việc nếu có
T3: Các khoản hỗ trợ phúc lợi, thưởng đánh xếp loại hàng tháng nếu có.
3.3. Các khoản tiền thưởng hoặc thu nhập ngoài quỹ lương: được thực hiện theo các Quyết định
hoặc văn bản do Tổng Giám đốc công ty quyết định.
ĐIỀU 4. HỆ SỐ LƯƠNG VÀ LƯƠNG:

4.1 Lương cơ bản (T1): Lương cơ bản của người lao động được tính như sau:
T1= H x L x Glv/ GQĐ
Trong đó:
T1: Lương cơ bản, được Hội đồng lương đánh giá điều chỉnh vào tháng 5 hàng năm
H: Hệ số tiền lương được hưởng của người lao động (Hệ số ngạch/bậc)
L: Tham số lương cơ bản, được Hội đồng lương đánh giá điều chỉnh vào tháng 5
hàng năm, áp dụng cho toàn bộ người lao động trong công ty trừ điều 3, khoản 3.2.
Glv: Số ngày làm việc thực tế trong kỳ tính thu nhập
GQĐ: Số ngày làm việc bình thường trong kỳ tính thu nhập do công ty quy định.
Lưu ý: Trường hợp người lao động thuộc diện hưởng nhiều loại phụ cấp, thì được hưởng một phụ cấp
có hệ số lớn nhất trong các phụ cấp thuộc diện được hưởng quy định tại mục 4.3 điều này.
Page 3|8


4.2 Bảng chức danh công việc và ngạch – bậc lương (H):
Ngạch

Chức danh công việc

Bậc 1

Bậc/ Hệ số
Bậc 2
Bậc 3

Bậc 4

1

Ban tổng giám đốc


6.00

6.50

7.00

7.50

2

4.50

4.75

5.00

5.25

3

Giám đốc chun mơn
Kế tốn trưởng, trưởng phịng, phó GĐ chun
mơn

4.25

4.50

4.75


5.00

4

Trưởng bộ phận, phó trưởng phịng

3.75

4.00

4.25

4.50

5

Chun viên kỹ thuật, bán hàng kỹ thuật

3.50

3.65

3.80

4.00

6

Quản đốc SX


3.50

3.60

3.70

3.80

7

3.40

3.50

3.60

3.70

3.20

3.30

3.40

3.50

9

Phó quản đốc, Tổ trưởng SX

Kỹ thuật viên, KCS, tổ phó SX, tổ trưởng bộ
phận
Bán hàng, kế tốn viên, NV hành chính,
marketing

3.00

3.10

3.20

3.30

10

NV pha màu, công nhân kỹ thuật

3.00

3.20

3.30

3.40

11

Lái xe oto

3.00


3.25

3.45

3.60

12

Thủ kho, nhân viên kho, admin

2.80

2.90

3.00

3.10

13

Công nhân sản xuất , nhân viên bắn date
Lao động phổ thông, bảo vệ, nhân viên bán thời
gian

2.70

2.80

2.90


3.00

2.40

2.50

3.00

3.30

8

14

4.3 Bảng phụ cấp (T2):
Khoản phụ cấp
Chức danh

TT
1

Loại phụ cấp
Mức 1

Mức 2

Mức 3

4,000,000


5,000,000

Chức vụ

3,000,000

Chức vụ

2,500,000

3,000,000

3

Tổng giám đốc, Chủ tịch
Giám đốc chuyên môn/ đơn vị, Phó tổng
giám đốc, Kế tốn trưởng
Phó giám đốc chun mơn/ đơn vị,
trưởng phịng

Chức vụ

2,000,000

2,500,000

3,000,000

4


Phó phịng

Chức vụ

1,000,000

1,500,000

2,000,000

5

Trách nhiệm

1,500,000

2,000,000

2,500,000

6

Trưởng bộ phận, quản đốc sx
Phó quản đốc, tổ trưởng, chuyên viên,
KCS, phụ trách BP

Trách nhiệm

1,000,000


1,500,000

2,000,000

7

Tổ phó SX, Nhân viên chuyên trách

Trách nhiệm

250,000

500,000

1,000,000

2

4,000,000

Page 4|8


ĐIỀU 5. QUY ĐỊNH NÂNG LƯƠNG:
5.1 Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a. Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ đại học trở lên: Nếu chưa xếp bậc
lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong
ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có u cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống và nhân viên
thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2
năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
b. Các trường hợp tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6
tháng trở xuống theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c. Thời gian khơng được tính để xét nâng bậc lương thường xun, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian bị đình chỉ cơng tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài
quy định tại Điểm b Khoản 5.1 Điều này.
Tổng các loại thời gian khơng được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này
(nếu có) được tính trịn tháng, nếu có thời gian lẻ khơng trịn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày
làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên
lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì khơng tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01
tháng.
5.2 Chế độ nâng lương thường xuyên:
a) Nâng bậc lương (H): Đối tượng quy định tại khoản 7 điều 1 Quy chế này có đủ điều kiện thời gian
giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại khoản5.1 điều này và qua đánh giá đạt đủ 2 tiêu
chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
Tiêu chuẩn 1: Được đánh giá từ mức hồn thành nhiệm vụ trở lên
Tiêu chuẩn 2: Khơng vi phạm kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khơng hồn
thành nhiệm vụ được giao hằng năm.
b) Nâng tham số lương (L): Mỗi năm, căn cứ theo tình hình hoạt động của cơng ty, Ban Lãnh đạo
công ty cùng Hôi đồng Lương Công ty sẽ xem xét đánh giá nâng tham số lương vào tháng 05 của năm.
c) Mức nâng của mỗi bậc lương từ 5-10% mức lương hiện tại tùy theo kết quả kinh doanh của công
ty. Mức này sẽ dựa vào Quy định Thang bảng lương đã ban hành của công ty.
5.3 Niên hạn và đối tượng được xét nâng lương: Cán bộ cơng nhân viên đã có đủ niên hạn tại khoản
5.1 điều này (kể từ ngày xếp lương lần gần nhất với ngày với ngày xét lên lương mới) với điều kiện

hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và khơng vi phạm nội quy lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình
thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì khơng được xếp vào diện xét. Năm sau mới
được xét nâng lương với điều kiện không tái vi phạm kỷ luật lao động.
5.5 Thủ tục xét nâng lương: Bộ phận Tổ chức Hành chính tổng hợp danh sách cán bộ cộng nhân viên
đã đủ niên hạn nâng lương trình lên Tổng giám đốc và Hội đồng lương để xét duyệt. Khi được duyệt, sẽ
tổ chức họp mời cán bộ công nhân viên được xét duyệt nâng lương đến để thông báo kết quả và trao
Quyết định nâng lương.
5.6 Điều kiện nâng bậc lương trước hạn:
a) Người lao động có thành tích được cơng nhận bằng văn bản trong thực hiện nhiệm vụ, nếu chưa xếp
bậc cuối cùng trong ngạch lương, thời gian giữ bậc lương còn thiếu từ 1-12 tháng, nhưng đáp ứng đủ
Page 5|8


tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên theo mục 5.1 và khoản a mục 5.2 điều này, thì được xét nâng
một bậc lương trước thời hạn quy định tại mục 5.1 điều này.
b) Với người lao động là công nhân sản xuất, công nhân kỹ thuật, nhân viên thừa hành, phục vụ khi ký
hợp đồng chính thức với cơng ty, trong 03 tháng đến 06 tháng làm việc chính thức đầu tiên được đánh
giá hiệu quả công việc và xét nâng bậc một lần.
c) Tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 5% tổng số lao động hiện đang
làm việc theo hợp đồng dài hạn tại Công ty.
d) Việc xét nâng bậc lương trước hạn đối với người lao động được căn cứ vào thành tích xuất sắc cao
nhất mà người đó đạt được trong suốt thời gian giữ bậc lương và không được thực hiện hai lần nâng
bậc trước hạn trong thời gian giữ một bậc lương.
5.7 Điều kiện nâng phụ cấp vượt khung:
Người lao động nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch chức danh nghề nghiệp và hưởng phụ cấp
mức 3 thì được xét hưởng phụ cấp vượt khung khi có đủ điều kiện sau:
- Đối với các chức danh có u cầu trình độ đào tạo từ đại học trở lên: Đã có đủ 36 tháng: xếp bậc
lương cuối cùng trong ngạch lương chức danh và hưởng phụ cấp mức 3
- Đối với các ngạch và các chức danh có u cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống và nhân viên
thừa hành, phục vụ: đã có đủ 24 tháng xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch lương chức danh và

hưởng phụ cấp mức 3 (nếu có)
- Được đề xuất của Quản lý trực tiếp và được Hội Đồng lương đánh giá xét duyệt.
- Mức phụ cấp vượt khung được hưởng không quá 1,5 lần mức cao nhất của phụ cấp chức vụ hoặc
trách nhiệm chức danh công việc tương ứng.
5.8 Thành lập hội đồng lương gồm các thành viên:
1. Tổng giám đốc làm Chủ tich hội đồng
2. Trưởng phịng Tổng hợp làm Phó chủ tịch hội đồng
3. Chủ tịch Cơng đồn làm ủy viên
4. Các Trưởng phòng, Trưởng bộ phận làm ủy viên
5. Phụ trách bộ phận Tổ chức Hành chính làm thư ký.
ĐIỀU 6. CHẾ ĐỘ THƯỞNG VÀ CÁC KHOẢN HỖ TRỢ, PHÚC LỢI KHÁC (T3)
1. Các trường hợp người lao động nghỉ được hưởng nguyên lương:
a. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch):
- Tết Âm lịch 05 ngày:
- Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp theo quy
định của Nhà nước.
b. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Page 6|8


- Đám hiếu người thân: bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, người hôn phối, con:
nghỉ 03 ngày.
2. Hỗ trợ đám cưới, hiếu, tai nạn, ốm đau:

- Đám cưới: 4.000.000đ/CBCNV
- CBCNV đang công tác tại công ty bị ốm đau, tai nạn phải vào bệnh viện điều trị (nội trú, ngoại trú)
được chi thăm hỏi 1.000.000đ/người.
- CBCNV đang công tác tại công ty bị bệnh hiểm nghèo, điều trị nội trú dài ngày được trợ cấp tối đa
3.000.000 đồng/người/năm.
- CBCNV đang làm việc trong cơng ty bị chết, gia đình NLĐ được hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng; chi
phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Gia đình CBCNV gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn được trợ cấp tối đa 1.000.000
đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai
nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần.
- Gia đình CBCNV có người thân mất (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con): chi
phúng điếu 1.000.000 đồng/lần.
3. Hỗ trợ tiền ăn:
Công ty hỗ trợ tiền ăn cho người lao động: 40.000đ/ ngày, tối đa 1.040.000đ/ tháng
4. Hỗ trợ du lịch, nghỉ mát
- Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty, Tổng Giám đốc sẽ có quyết định cụ
thể về thời gian, địa điểm, mức phí đi du lịch, nghỉ mát.
5. Hỗ trợ học phí đào tạo:
- Khi có những cơng việc hoặc chức danh địi hỏi cán bộ, công nhân viên phải đi học để đáp ứng điều
kiện làm cơng việc hoặc chức danh đó, thì học phí đó sẽ do cơng ty sẽ chi trả.
- Mức học phí sẽ theo hố đơn, chứng từ thực tế từng khoá học.
6. Thưởng ngày lễ:
a) Tết Dương lịch (01/01):
- CBCNV làm việc từ 01 tháng đến dưới 06 tháng:
300.000đ
- CBCNV làm việc từ 06 tháng đến dưới 1 năm:
500.000đ
- CBCNV làm việc từ 1 năm trở lên:
1.000.000đ
b) Tết Nguyên Đán:

- CBCNV làm việc từ 01 tháng đến dưới 1 năm:
Số tháng làm việc x 01 tháng lương cơ bản
12
- CBCNV làm việc từ 1 năm trở lên:
01 tháng lương cơ bản
c) Ngày Chiến thắng và Quốc tế Lao động (30/4 và 1/5):
- CBCNV làm việc từ 01 tháng đến dưới 06 tháng:
300.000đ
- CBCNV làm việc từ 06 tháng đến dưới 1 năm:
500.000đ
- CBCNV làm việc từ 1 năm trở lên:
1.000.000đ
d) Ngày Quốc khánh (2/9):
- CBCNV làm việc từ 01 tháng đến dưới 03 tháng:
200.000đ
- CBCNV làm việc từ 03 tháng đến dưới 06 tháng:
300.000đ
- CBCNV làm việc từ 06 tháng trở lên:
500.000đ
e) Ngày Quốc tế Phụ Nữ và Ngày Phụ nữ Việt Nam (08/3 và 20/10): 300.000đ
f) Ngày Quốc tế Thiếu Nhi (01/06)
Page 7|8


- Con của CBCNV từ 0 – 12 tuổi:
300.000đ
g) Tết Trung thu:
- Con của CBCNV từ 0 – 15 tuổi:
300.000đ
- Khen thưởng con của CBCNV là học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở đạt thành tích:

+ Học sinh Xuất sắc – Giỏi: 500.000đ
+ Học sinh Khá:
300.000đ
7. Thưởng thâm niên: Những NLĐ có thâm niên làm việc từ 1 năm trở lên sẽ được thưởng thâm niên,
trả vào lương hàng tháng được tính như sau:
Tiền thưởng thâm niên = năm thâm niên x 200.000đ
8. Thưởng đạt doanh thu: Áp dụng theo các văn bản do Tổng giám đốc ban hành
9. Công tác phí: Áp dụng theo Quy chế công tác ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2020.
10. Thưởng đánh giá chất lượng công việc: Áp dụng theo các văn bản do Tổng giám đốc ban hành.
ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Quy chế này có hiệu lực từ ngày ban hành, thay thế cho các văn bản quy định trước đây./.

Page 8|8



×