Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Khảo luận về tư tưởng kỹ trị của Alvin Tofler và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.8 KB, 27 trang )

Mục lục


2

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ,

hội nhập sâu rộng với quốc tế. Có được thành tựu đó, cần phải kể đến vai
trị to lớn của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tuy nhiên, trước biến đổi hết
sức phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước thì việc nghiên cứu các
trào lưu, các học thuyết ngồi mácxít là việc hết sức cần thiết. Trong bối
cảnh nước ta đang thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện thành cơng q trình này thì cần phải
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội. Đây là q trình
hết sức phức tạp, cần phải có sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, các giai
cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế…Trong đó Đảng ta trên nền tảng của
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đóng vai trò hoạch định đường lối, hướng dẫn chỉ
đạo. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu các học thuyết khác về vai trị của
khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ là việc hết sức cần thiết, đóng góp vào việc
thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong
những học thuyết đó là thuyết kỹ trị, nổi bật là tư tưởng kỹ trị của nhà
tương lai học lừng danh Alvin Toffler. Bên cạnh những giá trị đóng góp vào
trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nghiên cứu tư tưởng
kỹ trị của A. Toffler cũng sẽ vạch rõ phần nào bản chất của thuyết kỹ trị, đó
là tuyệt đối hóa vai trị của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, phân kỳ sự phát


triển lịch sử, xã hội dựa trên sự phát triển khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ,
che đậy những mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản, xóa nhịa ranh giới
giữa các giai cấp, từ đó phủ nhận cách mạng xã hội, chống lại Chủ nghĩa


3

Mác, Chủ nghĩa xã hội. Trước những yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, q độ lên chủ nghĩa xã hội và yêu cầu cần phải
bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin trên quan điểm biện chứng,
tiếp thu những giá trị, những điểm hợp lý của các học thuyết, trào lưu khác
thì em quyết định chọn đề tài: “Khảo luận về tư tưởng kỹ trị của Alvin
Tofler và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở việt nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo khảo sát của bản thân thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên

cứu về vấn đề này trước đó. Tuy nhiên có một số cơng trình, luận văn, luận
án, bài viết nghiên cứu những vấn đề liên quan ở các mức độ khác nhau.
Điểm sơ bộ về tình hình nghiên cứu trong nước, có những cơng trình, luận
văn, luận án, bài viết sau:
- Ơng Văn Năm, Lý Hoàng Ánh, Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính
trị của Alvin Toffler, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. Trong cuốn
sách này bằng việc thông qua việc phân tích tư tưởng của A. Toffler về tri
thức, quyền lực của tri thức, cuốn sách đã làm sáng tỏ tư tưởng của A.
Toffler về vai trò của tri thức khoa học; rút ra ý nghĩa của cách tiếp cận tri
thức, qua đó đề xuất một số nguyên tắc có tính chất định hướng nhằm phát
huy sức mạnh trí tuệ dân tộc. Nội dung cuốn sách tập trung vào những vấn

đề chính sau: một là, nghiên cứu tiền đề thực tiễn và lý luận hình thành tư
tưởng A. Toffler về quyền lực tri thức. Hai là, phân tích và làm rõ nội dung
tư tưởng của A. Toffler về tri thức và quyền lực tri thức. Ba là, nhận xét,
đánh giá và nêu lên những hạn chế, vạch ra giá trị, ý nghĩa của tư tưởng A.
Toffler trong quá trình triển khai, xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta hiện
nay. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu về tư tưởng đề cao
khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tri thức trong sự phát triển của xã hội. Đồng


4

thời cung cấp một góc nhìn mới về giá trị của quyền lực tri thức đối với
tình hình thực tiễn nước ta hiện nay.
- Bài viết: “Nhận diện tương lai học qua thuyết ba làn sóng của Alvin
Toffler” của Tiến sĩ Dương Thị Ngọc Dung và Thạc sĩ Lê Thị Minh Thi in
trong sách: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Lý luận
chính trị, Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. Trong bài viết này tác giả đã làm rõ
kỹ trị như một xu hướng chủ đạo trong tương lai học, phân tích những ưu
và nhược điểm của thuyết kỹ trị, sự đối lập với chủ nghĩa Mác trong sự
phân kỳ lịch sử xã hội…Ngồi ra, bài viết cịn làm rõ thực chất thuyết ba
làn sóng văn minh của Alvin Toffler qua bộ ba tác phẩm nổi tiếng của
Toffler là “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba” và tác phẩm “Thăng trầm
quyền lực”.
- Bài viết: “Tìm hiểu tư tưởng kỹ trị trong triết học tư sản hiện đại”của tác
giả Nguyễn Văn Cừ được đăng trên trang web khoa Triết học, Trường đại
học khoa học xã hội nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
bài viết này đề cập đến một số đặc trưng chủ yếu của thuyết kỹ trị, với
những mặt tích cực và hạn chế của nó, đồng thời qua đó, chứng minh rằng
chủ nghĩa Marx khơng phải đã “lỗi thời” như lời tuyên bố của các lý luận

gia tư sản.
- Bài viết: “Tương lai dưới con mắt nhà tương lại học Alvin Toffler” đăng
trên Tạp Chí Cộng sản số 7 (7/1995), trước hết tác giả đồng tình với những
quan điểm của A. Toffler về vai trị của khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật.
Nhưng sau đó thực hiện sự phản biện về các vấn đề như: quan hệ giữa các
giai cấp, tổ chức xã hội…Tìm hiểu các làn sóng trong thuyết ba làn sóng
của A.Toffler, rút ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của A.Toffler.


5

Ngoài ra cũng cần phải kể đến bộ ba tác phẩm chứa đựng những tư tưởng
kỹ trị của Alvin Toffler là: “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba” và tác
phẩm “Thăng trầm quyền lực”. Đây là nguồn tài liệu tham khảo chính cho
đề tài.
3.
-

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài tiểu luận là từ việc phân tích thực chất, giá trị và

hạn chế của tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler mang lại một góc nhìn khác
về tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler nói riêng và tư tưởng kỹ trị nói chung;
Rút ra ý nghĩa tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler đối với cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của bài tiểu luận thì cần phải thực hiện nhiệm
vụ tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu khái quát về điều kiện, tiền đề lý luận cho sự ra đời của

thuyết kỹ trị và những đặc trưng cơ bản của thuyết kỹ trị.
Hai là, Phân tích thực chất tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler
Ba là, nhận xét và nêu lên những giá trị và hạn chế trong tư tưởng kỹ trị của
Alvin Toffler
GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để làm rõ thực chất, giá trị và hạn chế của tư tưỡng kỹ trị của Alvin

4.

Toffler cũng như ý nghĩa của nó đối với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay, bài tiểu luận khơng có tham vọng đi sâu vào
nghiên cứu toàn bộ tư tưởng, quan điểm tác phẩm của Alvin Toffler mà chủ
yếu tập trung nghiên cứu những luận điểm của Alvin Toffler về vai trị của
khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật, tri thức trong bộ ba tác phẩm nổi tiếng của
ơng là: “Cú sốc tương lại”, “Làn sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực”.
5.
-

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận nghiên cứu


6

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên thì bài tiểu luận được
thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đại hội và nghị quyết của
Đảng Cộng sản Việt Nam, mà chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Vận
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp giúp đảm bảo tính cái khách quan
và bao quát của đề tài. Thông qua những dữ liệu thu thập được từ những tài
liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, chắt lọc cô đọng những nội dung,
đưa ra những ý tưởng mới để làm rõ quá trình hình thành, phát triển và thực
chất, giá trị của tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler nói riêng và tư tưởng kỹ
trị nói chung.
Phương pháp so sánh giúp làm rõ sự tương đồng và khác biệt về
những luận điểm có bàn tới trong tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler và quan
điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó làm rõ thực chất, giá trị và hạn chế
trong tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler.
Bên cạnh đó bài tiểu luận cịn sử dụng các phương pháp khác như:
phương pháp logic – lịch sử, phương pháp hệ thống…

6.

TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Thứ nhất, mang lại một góc nhìn mới về học thuyết kỹ trị nói riêng

và các học thuyết ngồi mácxít nói chung.
Thứ hai, làm rõ thực chất, giá trị và hạn chế trong tư tưởng kỹ trị của
Alvin Toffler, rút ra ý nghĩa của nó đối với cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
7.

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Ý nghĩa lý luận


7


Bài tiểu luận góp phần làm rõ nội dung tư tưởng kỹ trị của Alvin
Toffler thơng qua việc phân tích những luận điểm về vai trò của khoa học,
kỹ thuật, cơng nghệ và tri thức. Ngồi ra bài tiểu luận cịn góp phần vào
việc nghiên cứu các trào lưu học thuyết ngồi mácxít.
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở làm rõ thực chất tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler, bài tiểu
luận đã chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng kỹ trị của Alvin
Toffler. Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu tư tưởng kỹ trị của Alvin
Toffler là hết sức cần thiết, mang lại những tri thức cần thiết, có giá trị tham
khảo đối với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó bài tiểu luận cịn là nguồn tài liệu tham khảo cho các
bạn sinh viên và độc giả.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ

1.1



ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ
LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ
Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Quan điểm kỹ trị phát triển mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới lần

thứ hai. Điều kiện xuất hiện của các phương án kỹ trị gắn liền với những
biến đổi nhanh chóng của thực tiễn xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ hai
cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại bùng nổ và diễn ra mạnh mẽ,



8

nó diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản gồm tốn học, vật lí học, hóa
học, sinh vật học. Bắt nguồn từ những nhu cầu càng lúc càng tăng cao của
con người trong suốt tiến trình lịch sử trong khi sức lực và khả năng (sinh
học) của con người có hạn khơng thể đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày càng
tăng ấy, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số lượng và
tính chất cũng có giới hạn, khơng thể đáp ứng những u cầu mới nảy sinh
trong cuộc sống. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp
bách đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kỹ thuật, cơng nghệ để
khắc phục những khó khăn và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng gắt gao nhân
loại. Đồng thời, do sống gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên (gió,
bão, mưa, sấm chớp, lũ lụt, động đất,...) và chịu nhiều ảnh hưởng tích cực
lẫn tiêu cực từ chúng, con người buộc phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa
học để hiểu rõ về tự nhiên nhằm khắc phục các tác hại và tận dụng các
thuận lợi của tự nhiên cho mình. Ngồi ra cũng cần phải kể đến hai sự kiện
mang tính bước ngoặt có tác dụng thúc đẩy việc đi sâu vào nghiên cứu
khoa học. Thứ nhất, đó là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (19391945), nó đặt ra yêu cầu phát triển các phương tiện chiến tranh tối tân hơn
nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng lưới chỉ huy và thơng tin liên
lạc hiệu quả cùng những vũ khí có sức sát thương lớn (bom nguyên tử, tên
lửa…). Và thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã gây ra sự
khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị, đặt ra nhiều vấn đề cần
phải giải quyết trong đó có việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật
theo chiều sâu nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã đem lại sự thay đổi to lớn mang
tính bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về
khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong quá



9

trình phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm xuất hiện
nhiều ngành sản xuất mới có liên quan đến sự tiến triển của khoa học và
công nghệ (công nghiệp tên lửa, điện tử, vi sinh...) và thay đổi hoàn toàn cơ
cấu các ngành kinh tế ở nhiều khu vực. Trong khi cách mạng công nghiệp
chứng kiến nền sản xuất từ thủ công chuyển sang cơ khí hóa, cách mạng
khoa học - kỹ thuật cho thấy sự tự động hóa cao độ của nền sản xuất dựa
trên việc điện tử hóa và ứng dụng các thành tựu mới nhất của cơng nghệ
vào sản xuất. Ngồi ra, tất cả những thay đổi to lớn trong công nghệ và sản
xuất đã tạo ra những thiết bị sinh hoạt, hàng tiêu dùng mới làm thay đổi
hoàn toàn lối sống của con người trong xã hội. Bất chấp chiến tranh lạnh và
các cuộc khủng hoảng kinh tế cục bộ, khoa học và công nghệ tiến những
bước vững chắc trên con đường làm giàu thêm của cải xã hội, nâng cao sự
hiểu biết của con người, góp phần thay đổi tư duy và tạo nên tính mở của
khơng gian giao tiếp. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sức mạnh to lớn của
tiến bộ khoa học công nghệ trong biến đổi diện mạo hành tinh trên nhiều
mặt. Làm giảm bớt căng thẳng, làm cho các dân tộc xích lại gần nhau phá
vỡ lớp vỏ của sự định kiến và ngờ vực nhau, làm thay đổi các thang giá trị,
lối sống, đụng chạm đến các nền văn hố. “Bên cạnh đó sự lớn mạnh của
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trở thành thách thức lớn đối với các
nước phương Tây. Trong ước muốn làm dịu các mối quan hệ giữa hai hệ
thống chính trị, một số nhà Mác học phương Tây chủ trương đặt sang bên
các xung đột giai cấp để hướng đến một không gian xã hội không cộng sản,
khơng tư sản, mà chỉ có “xã hội phúc lợi chung”” 1 dựa trên thành quả của
khoa học, kỹ thuật, công nghệ, lấy tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ
làm cầu nối giữa các quốc gia.
1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Lý luận chính trị, Sức sống của chủ nghĩa Mác

– Lênin trong thời đại ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 282.


10



Tiền đề lý luận
Tư tưởng kỹ trị có nguồn gốc sâu xa từ Hy Lạp cổ đại, nơi tôn vinh

vai trò của các chuyên gia kỹ thuật, nhà khoa học, xã hội. Đặc biệt là vào
thế kỷ XVII-XVIII - thời đại Khai sáng. C.Mác và Ăngghen viết về thời đại
này trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: “Sự đảo lộn liên tiếp của sản
xuất, sự rung chuyển không ngừng trong những quan hệ xã hội, sự ln
hồi nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời
đại trước. Tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng
những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn xưa đi kèm
những quan hệ ấy, đều đang tiêu tan; những quan hệ xã hội thay thế những
quan hệ đó chưa kịp cứng lại thì đã già cỗi ngay. Tất cả những gì mang tính
đẳng cấp và trì trệ tiêu tan như mây khói; tất cả những gì thiêng liêng đều
bị ô uế, và rốt cuộc, mọi người đều buộc phải nhìn những điều kiện sinh
hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo” 2.
Thế kỷ XVII – XVIII là thời đại của khoa học. Tri thức khoa học về thế
giới được đánh giá cao, được thừa nhận bằng cả nội dung lẫn hình thức triết
học. Sự nhận thức lại, thẩm định các giá trị hiện có trở thành nhu cầu của
thời đại. Các nhà triết học thế kỷ XVII – XVIII (R.Descartes, G.Leibniz,
I.Newton, B.Pascal…) hoặc những người am hiểu nhất định về khoa học
nhất là khoa học thực nghiệm (F.Bacon, T.Hobbes, J.Locke, P.Gassendi…
của thế kỷ XVII; D.Diderot, Holbach …của thế kỷ XVIII) đã sử dụng vũ
khí hồi nghi khoa học để phá vỡ lớp vỏ kiên cố của cái gọi là tư duy

chuẩn, tư duy thần học hóa, để xác lập phương pháp tư duy mới, phương
pháp tư duy kích thích cá nhân sáng tạo. Dựa trên thành quả của khoa học
tự nhiên và toán học, các nhà triết học xác lập phương pháp nhận thức thích
hợp đối với từng điều kiện cụ thể. Chủ thể của sự phát triển văn hóa tinh
2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, t.4, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2005, tr, 600 – 601.


11

thần cận đại chính là lực lượng xã hội mới, được cỗ xúy bới sự phát triển
mạnh mẽ cũa lực lượng sản xuất và khoa học, kỹ thuật. Tư duy con người,
được nuôi dưỡng bởi nguồn năng lượng tiềm tàng của xã hội ở hầu khắp
các lĩnh vực hoạt động, đã ngày càng tiến sát tới những nhu cầu thực tiễn,
từng bước đẩy lùi chủ nghĩa kinh viện, thanh tẩy lý trí, mở ra khả năng
khám phá “quyển sách của tự nhiên”, khẳng định quyền lực của con người.
Phần lớn các nhà triết học của giai đoạn này đều đề cao vai trò của khoa
học đối với cuộc sống con người, trong đó nổi bật nhất là tư tưởng của
Francis Bacon (1561 – 1626) - một trong những người sáng lập triết học
cận đại và ông cũng là người đặt nền móng cho tư tưởng kỹ trị. Trong Đại
phục hồi khoa học F. Bacon xác định cần phải khôi phục lại vị trí của khoa
học trong đời sống xã hội, xác định nhiệm vụ của khoa học trong điều kiện
lịch sử mới, chỉ ra khả năng của “thế giới trí tuệ” phù hợp với những biến
đổi to lớn đang diễn ra trong xã hội, xác lập phương pháp khoa học giúp
con người đi tới khám phá cõi bí hiểm của tự nhiên, mở ra thế giới mới của
mình. Mục đích cao nhất của tri thức khoa học, xét đến cùng, là đem đến
cho con người phương tiện hiện thực và năng lực biến đổi thế giới. Theo
Bacon, hai khát vọng của con người – khát vọng tri thức và khát vọng
quyền lực – đều ngang bằng nhau. Có tri thức ắt có quyền lực, sức mạnh.
“Tri thức là sức mạnh” – tư tưởng chủ đạo của triết học Bacon cũng là
tuyên ngôn của thời đại mới. Đại phục hồi khoa học cũng chính là nhằm

làm sao để tri thức khoa học thực sự trở thành sức mạnh, hữu dụng đối với
con người. Tư tưởng đề cao vai trò của khoa học – kỹ thuật trong đời sống
con người của F.Bacon được Alvin Toffler đánh giá hết sức xác đáng trong
bộ ba ba tác phẩm của mình là: “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”, và
“Thăng trầm quyền lực”. Tuy nhiên tiến bộ khoa học –kỹ thuật chỉ là một
trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển văn minh xã hội chứ


12

không phải là tiêu chuẩn duy nhất, thành quả của khoa học –kỹ thuật mang
lại, không phải là phương thuốc vạn năng giúp chữa lành những vết thương
xã hội do sự biến đổi thường xuyên và liên tục của thực tiễn mang lại.
1.2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ
“Kỹ trị” là tên gọi chung các học thuyết sùng bái vai trị khoa học, kỹ
thuật, cơng nghệ. Thuyết kỹ trị là học thuyết đề cập một xã hội được xác
lập trên cơ sở đề cao, tôn vinh vai trò của các chuyên gia kỹ thuật, nhà khoa
học, xã hội, nơi quyền lực thuộc về các chuyên gia khoa học – kỹ thuật.
Luận điểm này xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. “William Henry Smyth là người
đầu tiên sử dụng thuật ngữ “kỹ trị” vào năm 1919 trong bài viết “Kỹ trị –
các con đường và phương tiện đạt được nền dân chủ công nghiệp”
(Technocracy – Ways and Means to Gain Industrial Democracy) trong tạp
chí “Quản lý cơng nghiệp” (Industrial Management) . Theo một nguồn tài
liệu khác ý tưởng về kỹ trị được thể hiện trong tác phẩm không tưởng của
Veblen Các kỹ sư và hệ thống giá trị (The engineers and the price system,
1921). Năm 1932, thuật ngữ “kỹ trị” được sử dụng để luận chứng cho sự
tiếp nhận các giải pháp vào quản lý trên các nguyên tắc của tiến bộ kỹ
thuật”3.
Như vậy thuật ngữ “kỹ trị” được hiểu dựa trên ba phương diện: một quan
điểm triết học xã hội và xã hội học khẳng định tính tất yếu xác lập quyền

lực chính trị của các chuyên gia kỹ thuật; tầng lớp tinh hoa trong hệ thống
sản xuất độc quyền và quản lý, hay những nhà kỹ trị; một phong trào xã hội
tại Mỹ những năm 30 của thế kỷ XX, từ sự vay mượn ý tưởng của Veblen,
đặt ra mục tiêu phúc lợi xã hội chung, cơ chế xã hội hoàn thiện nhờ những
thành tựu của khoa học, kỹ thuật.
Rộ lên vào những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, thuyết kỹ trị vẫn cịn tồn tại
đến tận hơm nay. Khá nhiều cơng trình tiêu biểu theo cách tiếp cận này, với
3 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Lý luận chính trị, Sđd, 2014, tr. 281 – 282.


13

những tên tuổi như W. Rostou, R. Aron, S.Lem và đặc biệt là A. Toffler với
bộ ba tác phẩm Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba, Thăng trầm quyền lực…
Mặc dù có nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng tư tưởng kỹ trị vẫn có
những điểm chung:
Thứ nhất, sùng bái tiến bộ khoa học – cơng nghệ, xem nó như sức mạnh
vạn năng, chìa khố cơ bản giải quyết các vấn đề xã hội. Các học thuyết dự
báo tiến trình lịch sử – xã hội đã đến sự nhất trí cao độ ở pương diện này,
với những phác thảo về mơ hình quản lý xã hội trong tương lai như “xã hội
hậu cơng nghiệp”, “chính phủ điện tử”, “cơng nghệ quản trị”, “bức tranh
công nghệ quyền lực kiểu mới”…
Thứ hai, bác bỏ các học thuyết về đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
Đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội sẽ gây ra sự đổ máu vô nghĩa.
Tính chất hủy diệt sẽ trở nên nặng nề và không lường trước nếu xảy ra
những xung đột bạo lực ở quy mơ quốc gia, thế giới. Thay vì đấu tranh giai
cấp và xung đột quốc tế, cần lấy tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ làm
cầu nối hồ bình giữa các dân tộc. Các học giả theo tư tưởng kỹ trị cho rằng
chủ nghĩa tư bản đương nhiên không phải là sự lựa chọn lý tưởng, nhưng
chủ nghĩa xã hội cũng là một sự tìm kiếm trong bế tắc mơ hình xã hội vượt

qua chủ nghĩa tư bản. Mơ hình ấy, với sự vận dụng tại Liên Xơ và các nước
khác, cho thấy sự lúng túng và thiếu tính bền vững, thay thế xã hội cũ bằng
thứ chủ nghĩa toàn trị và cực quyền nhân danh lý tưởng tốt đẹp. Cần vượt
chủ nghĩa xã hội để vận động tiến tới đỉnh cao của văn minh bằng con
đường khác, mang tính hiện thực hơn, đó là bằng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật, công nghệ.
Thứ ba, phần lớn các học thuyết kỹ trị thường có những đánh giá chủ quan
và đằng sau chúng là những động cơ chính trị. Một số học thuyết về tương
lai thiên về cái gọi là “con đường thứ ba” trong triết học, do A.Comte khởi
xướng. Một số học thuyết chủ trương đặt tính phi giai cấp, tính nhân lọai


14

chung lên hàng đầu, nhưng tỏ ra không thuyết phục, bởi vì thời điểm ra đời
của chúng và tư tưởng của chúng phù hợp với đường lối chiến lược của
giới cầm quyền. Trong các học thuyết dự báo tương lai, việc lấy tư tưởng
kỹ trị để bác bỏ giá trị của chủ nghĩa Mác là hiện tượng khá phổ biến.
Chúng ta có thể nhận thấy động cơ chính trị và sự định kiến chủ quan trong
một số cơng trình của các nhà tương lai học kỹ trị như Brzeziński, Rostou,
Toffler…
Thứ tư, trong nỗ lực tìm kiếm phương án dung hồ hai chế độ chính trị –
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, một số đại diện của thuyết kỹ trị bằng
cách này hay cách khác đã sửa chữa học thuyết của Marx. A.Toffler xuất
bản Làn sóng thứ ba khơng nằm ngồi mục đích “điều chỉnh”, hoặc “bổ
sung” cho chủ nghĩa Marx những luận điểm xa lạ với chính chủ nghĩa
Marx.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy trải qua sự vận động của lịch sử, các học
thuyết dự báo tương lai trên cơ sở thuyết kỹ trị, tức xem xét sự phát triển xã
hội từ bình diện kinh tế – kỹ thuật đã cho thấy một số điểm hợp lý, trong đó

có cả những nội dung sau vài năm đã trở thành hiện thực. Sức thuyết phục
nhất định của những dự báo tạo nên sức hấp dẫn của chúng.
Tuy nhiên, câu hỏi mà bất kỳ sự phân tích xã hội nào cũng phải trả lời là
nguyên tắc quan hệ lẫn nhau giữa các tầng lớp xã hội thì không được các
học giả theo tư tưởng kỹ trị trả lời một cách xác đáng. Họ cho rằng, những
mâu thuẫn trong mối quan hệ này có thể vượt qua bằng những sự tiến bộ
của khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
“Các nhà lý luận của phương án “Thiên đường công nghệ” cho rằng, nếu
chủ nghĩa Mác lấy giai cấp vô sản, tập hợp từ những người nghèo và ít học,
hoặc thất học, bị bần cùng hố, làm chỗ dựa, thì thuyết “Thiên đường công


15

nghệ” lấy tri thức và giới học thức cao làm cơ sở. Nhận định ấy một lần
nữa lại rơi vào tính chủ quan, một chiều”4.
Như vậy, chúng ta có thể thấy bức tranh tương lai do các học giả theo tư
tưởng kỹ trị vẽ ra chỉ dành cho một phần của nhân loại, hơn nữa phương án
“Thiên đừng công nghệ” lấy Mỹ làm mẫu mực, tuy nhiên Mỹ chưa phải là
toàn bộ thế giới, con đường phát triển là phức tạp theo phương án này tùy
theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.

Chương 2
THỰC CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ
CỦA ALVIN TOFLER VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HĨA, HIÊN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 THỰC CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ



CỦA ALVIN TOFLER
Thực chất tư tưởng kỹ trị của Alvin Tofler
Alvin Toffler (1928 - 2016), ông là nhà xã hội học và tương lai học
người Mỹ, một trong những đại biểu của quan điểm xã hội hậu công
nghiệp. Cùng với thuyết ba làn sóng văn minh, Toffler cảnh báo về những
phức tạp mới, những xung đột xã hội những vấn đề toàn cầu mà nhân loại
phải đối mặt ở buổi giao thời giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI, cũng như
trong các thời kỳ tiếp theo. Tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler được thể hiện
chủ yếu trong thuyết Ba làn sóng văn minh, tập trung trong bộ ba tác phẩm
Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Thăng trầm quyền lực.
Tác phẩm Cú sốc tương lai (1970) ngụ ý về cú sốc của tương lai, sự phản
ứng tâm lý của cá nhân và xã hội đối với những thay đổi dồn dập và căn
4 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Lý luận chính trị, Sđd, 2014, tr. 286.


16

bản trong môi trường sinh tồn do sự đẩy nhanh tốc độ tiến bộ kỹ thuật và
xã hội. Cú sốc hiện tại gây ra bởi sự khơng tương thích giữa hiện thực và
bức tranh về hiện thực trong ý thức, nghĩa là con người khơng kịp thích
nghi với cái đang diễn ra và biến đổi quá nhanh. Sự không tương thích sinh
ra do những biến đổi khơng lường trước, q dồn dập, ngày càng tăng bởi
áp lực của các sự kiện, dòng chảy của tri thức, khoa học, kỹ thuật, công
nghệ, thông tin đa chiều. Trước xã hội và con người nổi lên nhiệm vụ thích
ứng khơng chỉ với những biến đổi đang diễn ra, mà cả khả năng chịu đựng.
Sự va chạm với công nghệ đang tăng trưởng nhanh hơn điều mà con người
hình dung đã tạo ra cú sốc.
Tác phẩm Làn sóng thứ ba (1980) chứa đựng tư tưởng cơ bản của tương
lai học – kỹ trị Toffler. A.Toffler từng là người mácxít, nhưng sau đó từ bỏ
chủ nghĩa Marx để xác lập cách hiểu mới về bức tranh lịch sử – xã hội,

khơng như Marx hình dung, lịch sử xã hội vận động theo học thuyết có tên
gọi là thuyết Ba làn sóng văn minh.
Hình ảnh làn sóng có ý nghĩa ẩn dụ, đó là sự “gối đầu” của các làn sóng;
cái cũ chưa biến mất hồn toàn, nhưng cái mới lại ập đến, thể hiện yếu tố
kế thừa và lưu giữ, nếu ta soi vào sự phát triển các nền văn minh. Hơn nữa,
hình ảnh làn sóng gợi nên sự lan tỏa trên diện rộng, nghĩa là có tính phổ
biến. Nhân loại, theo Toffler, đã trải qua hai làn sóng văn minh và đang
thực sự bước vào làn sóng thứ ba.
Làn sóng thứ nhất từ khoảng 8000 tr CN đến khoảng 1650 – 1750, gắn liền
với những biến đổi có tính bước ngoặt trong nơng nghiệp. Văn minh nơng
nghiệp cần hàng ngàn năm mới hồn thành, nhưng trong q trình tồn tại
khơng có đối thủ. Biểu tượng của làn sóng văn minh nơng nghiệp là cái
cuốc. Mãi đến sau cách mạng tư sản Anh, làn sóng thứ nhất mới mất dần
động lực khi làn sóng thứ hai dấy lên.


17

Làn sóng thứ hai chính là văn minh cơng nghiệp, tạo được dấu ấn của mình
từ khoảng 1650 đến khoảng 1750 (thời kỳ hình thành). Suốt hai trăm năm
sau những biến cố diễn ra dồn dập, tạo nên sự phồn thịnh của nó. Biểu
tượng của nó là nhà máy. Đến thập niên 50 của thế kỷ XX, nền văn minh ấy
đạt đến đỉnh cao. Cuộc cách mạng công nghiệp chỉ cần 300 năm là hồn
thành.
Làn sóng thứ ba, tức làn sóng của văn minh hậu cơng nghiệp, đang ngày
càng chứng tỏ sức mạnh của mình. Năm 1955, khi làn sóng thứ hai đang ở
đỉnh cao thì tại Mỹ, người ta thấy rằng lần đầu tiên số lượng người làm việc
văn phịng và làm dịch vụ vượt hơn số lượng cơng nhân. Cũng thập kỷ này:
máy tính, máy bay vận tải phản lực, thuốc ngừa thai, những phát minh có
hiệu quả cao v.v… Từ Mỹ làn sóng văn minh hậu cơng nghiệp lan sang

Anh, Pháp, Thụy Điển, Đức, Nhật … với những thời gian khác nhau.
Làn sóng thứ ba diễn ra nhanh và mạnh hơn về cường độ so với hai nền văn
minh đã qua; nó tỏ ra “nhanh hơn, sẽ tràn qua lịch sử và diễn ra trong vòng
vài thập kỷ”. Làn sóng thứ ba “xé tan gia đình của chúng ta ra từng mảnh,
làm rung chuyển nền kinh tế, làm tê liệt hệ thống chính trị, làm đảo lộn
những giá trị , …thách đố mọi quan hệ quyền lực cũ …”, “mang theo một
kiểu sống mới dựa trên những nguồn năng lượng tái sinh đa dạng, trên
những phương thức sản xuất sẽ làm cho những dây chuyền sản xuất trở
thành lỗi thời, trên những gia đình mới khơng có hạt nhân , trên những thể
chế mới có thể gọi là “nhà tranh điện tử”, và trên những trường học, công
ty bị thay đổi cơ bản của tương lai… đưa chúng ta vượt qua sự tiêu chuẩn
hoá, tập quyền hoá… gạt bỏ hệ thống quan liêu, hạ bớt vai trò quốc gia và
làm tăng những nền kinh tế bán tự trị trong một thế giới hậu đế quốc…bắt
đầu hàn gắn mối bất hoà giữa người sản xuất và người tiêu thụ, làm nổi lên


18

nền kinh tế “sản – tiêu” của ngày mai. Đây có thể là nền văn minh nhân
đạo thực sự đầu tiên của lịch sử”5.
A.Toffler gọi làn sóng thứ ba là một bước nhảy kỳ diệu, với sự biến đổi xã
hội sâu sắc nhất và với sự cấu trúc lại rất sáng tạo của mọi thời đại. Một
nền văn minh “rất cách mạng”, thách đố tất cả những gì chúng ta cho là
đúng trong quá khứ, những suy nghĩ cũ, những cơng thức cũ, giáo điều.
Phân tích sự vận động và “va chạm” của các làn sóng, Toffler nhận thấy,
làn sóng thứ nhất chưa bị kiệt lực vào cuối thế kỷ XVII thì đã bùng nổ cuộc
cách mạng cơng nghiệp ở Châu Âu và mở ra một làn sóng thứ hai vì đã làm
thay đổi nhanh chóng diện mạo hành tinh. Quy trình mới này, cơng nghiệp
hố bắt đầu di chuyển nhanh hơn, đi qua các quốc gia và lục địa. Như thế
hai quy trình riêng biệt đã cuộn qua trái đất cùng một lúc với những tốc độ

khác nhau. Ngày nay làn sóng thứ nhất hầu như đã lắng xuống, sức mạnh
căn bản đã tiêu tan. Hiện nay động lực của cơng nghiệp hố vẫn cịn mạnh,
làn sóng thứ hai chưa sử dụng hết năng lượng của nó. Tuy vậy, làn sóng thứ
ba cũng đã bắt đầu diễn ra.
Cuối cùng là tác phẩm “Thăng trầm quyền lực”. Tác phẩm đó được xem
như sự tổng kết tư tưởng chủ đạo của Toffler. Ông cho rằng phẩm chất
quyền lực thay đổi cùng với những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội,
nhất là q trình tri thức hố hệ thống quản lý dưới tác động của tiến bộ
khoa học. Trở lại quan điểm “tri thức là quyền lực” của F. Bacon, Toffler
nhấn mạnh rằng, bạo lực, của cải và tri thức là ba nhân tố quan trọng để xác
định quyền lực, và mỗi nhân tố trong “trò chơi quyền lực” đều có những
hình thức khác nhau, song phẩm chất cao nhất là hãy vận dụng tri thức.
Như vậy, chúng ta có thể thấy A.Toffler chia lịch sử phát triển của xã
hội ra làm ba làn sóng: làn sóng của nền văn minh nơng nghiệp, làn sóng
5 A.Toffler, Làn sóng thứ ba, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr 15 -16.


19

của nền văn minh cơng nghiệp và làn sóng của nền văn minh hậu cơng
nghiệp. Tình trạng biến động hay xảy ra xung đột là do sự va chạm giữa
các làn sóng, khơng xảy ra cách mạng xã hội như theo quan điểm của
C.Mác. Từ đó A.Toffller nhận định: “Cuộc cách mạng năm 1917 là bản
dịch của Nga về cuộc nội chiến Mỹ. Nó được chiến đấu khơng phải chủ
yếu cho chủ nghĩa cộng sản, mà là cho vấn đề cơng nghiệp. Khi những
người Bơnsêvích qt sạch những dấu vết cuối cùng của chế độ nông nô và
nền quân chủ phong kiến, họ đẩy nơng nghiệp ra phía sau và tăng tốc công
nghiệp qui mô lớn. Họ trở thành Đảng của làn sóng thứ hai”6. Cách phân kỳ
lịch sử xã hội như vậy Toffler đã cố tình né tránh vấn đề sở hữu đối với tư
liệu sản xuất, chỉ dựa vào trình độ kỹ thuật sản xuất để phân kỳ lịch sử xã

hội, tức là chỉ dựa vào phần ngọn mà chưa thấy được phần gốc. Lịch sử
phát triển của loài người, theoToffler là lịch sử phát triển của kỹ thuật sản
xuất, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được che đậy,
từ đó xóa nhịa ranh giới khác nhau giữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã
hội, lịch sử phát triển của xã hội chỉ là sự thay thế các làn sóng, khơng phải
thơng qua cách mạng xã hội trong sự phát triển tự nhiên của các hình thái
kinh tế xã hội. Nếu so sánh cách phân kỳ xã hội của Toffler với cách phân
kỳ xã hội theo quan điểm mácxít thì điểm khác nhau là: C.Mác, khi nghiên
cứu xã hội tư bản đã phát hiện ra quan hệ sở hữu trong tư liệu sản xuất
quyết định quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất và
lấy quan hệ này làm tiêu chuẩn để phân kỳ lịch sử xã hội và đi đến kết luận
về sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Quá trình
này diễn ra thơng qua cách mạng xã hội do sự phát triển khách quan của
lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, cuộc cách mạng này do
giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm thiết lập nền chun chính vơ sản, rồi
6 A.Toffler, Sđd, 1992, tr. 23.


20

dùng nó làm cơng cụ chủ yếu để xố bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa. Trong quan hệ sản xuất đã bao hàm yếu tố kinh tế kỹ thuật mà Toffler dùng để làm tiêu chí phân kỳ phát triển của lịch sử, xã
hội. Bởi vì quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản
xuất, mỗi quan hệ sản xuất gắn với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất. Có thể nói, sự khác nhau căn bản giữa C.Mác và Toffler là sự
khác nhau giữa bản chất và hiện tượng của vấn đề, sự khác nhau giữa chất
và lượng.

Giá trị trong tư tưởng kỹ trị của alvin tofler
Tư tưởng kỹ trị của Alvin Tofler đã phần nào dự đoán đúng xu thế

phát triển của tương lai, thể hiện tầm nhìn của mình về tiến trình của lịch
sử. Tầm nhìn đó được thể hiện khoa học, kỹ thuật, công nghệ, cũng như các
chuyên gia khoa học, kỹ thuật, cơng nghê trong đời sống xã hội ngày càng
đóng vai trò to lớn, nhờ những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà
con người cải thiện được cuộc sống của mình, giảm bớt sự nặng nhọc trong
quá trình sản xuất, khám phá ra ngày càng nhiều bí mật của thiên nhiên và
vũ trụ. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người. Khi
đề cập đến sự va chạm giữa các làn sóng thì phần nào ơng cũng dự đốn
đúng về tình trạng tan rã cá tính do những vịng xốy tồn cầu hóa, những
mối liên kết đa quốc gia nuốt chửng các nhân và làm xói mịn những đường
nét của bản sắc dân tộc, cá nhân. Để xây dựng thuyết ba làn sóng, Alvin
Toffler đã tổng hợp quy mơ lớn nền văn minh của loài người, miêu tả nền
văn minh cũ và phác họa hình ảnh một nền văn minh tương lai. A. Toffler
đã nêu ra vai trò then chốt của tri thức tạo ra sự biến đổi toàn diện nền kinh
tế thế giới, cho đến nay những vấn đề của thời đại hội nhập, tồn cầu hóa,
kinh tế tri thức, chuyển giao cơng nghệ, tin học hóa quản lý, chính phủ điện
tử và những thay đổi khác đang kiểm chứng phần nào những suy đoán của
A. Toffler.


21



Hạn chế của tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler
Ngoài những giá trị vừa nêu trên thì tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler

cịn có những hạn chế nhất định. Đó là, cách phân kỳ lịch sử, xã hội dựa
trên sự thay thế của các làn sóng hay đúng hơn là sự tiến bộ khoa học, kỹ
thuật, công nghệ bộc lộ những điểm yếu, phiến diện. Cách phân kỳ này đề

cao vai trị của tiến bơ, khoa học, cơng nghệ nhưng chưa phân tích một
cách xác đáng những vấn đề xã hội lớn khác: vấn đề tăng trưởng kinh tế
bền vững, vấn đề bảo vệ môi trường trước sự phát triển hết sức mạnh mẽ
của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khoảng cách gia tăng giữa các giai cấp,
các nước, vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia khi các quốc gia lớn đã dùng
khoa học, kỹ thuật, công nghệ như phương tiện can thiêp, chi phối các nước
nhỏ, gây ra chiến tranh trên diện rộng bằng những vũ khí hủy diệt.
Vai trị của cách mạng xã hội đã khơng được A.Toffer đánh giá đúng mức,
nếu khơng muốn nói là phủ định. “Quan điểm mácxít xem xét cách mạng
xã hội như sự thay thế phương thức sản xuất cũ, lạc hậu bằng phương thức
sản xuất tiên tiến, nhưng chính điều đó cho thấy hạt nhân của sự phát triển
hình thái kinh tế - xã hội không bị quy về yếu tố thuần túy kinh tế - kỹ thuật
như cách giải thích của Toffler. Toffler tranh luận với Mác, cho rằng Mác
nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, khiến cho các vấn đề thiết thực khác gắn với
đời sống của con người, với nhu cầu, lợi ích kinh tế bị che khuất. Song đây
lại là một nhận định chủ quan nữa, bởi lẽ việc giải quyết những mâu thuẫn
giai cấp, xóa bỏ tình trạng bất cơng trong quan hệ giữa người với người
khơng che khuất vấn đề nhu cầu và lợi ích, mà gắn vấn đề ấy với việc tạo
dựng một không gian xã hội – văn hóa dân chủ, nhân văn”7.
Với khái niệm ““kinh tế siêu tượng trưng” (super symbolic economy), cho
phép “tiến tới một phương thức sản xuất chú trọng vào cơ sở có lợi và phân
phối thị trường rộng rãi”, “tiến tới hình thức tổ chức mới của xí nghiệp siêu
7 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Lý luận chính trị, Sđd, tr. 297 - 298.


22

quốc gia, vượt bỏ giai cấp vô sản (?) mà tiến lên giai cấp đồng ngun” 8.
Chính “xã hội cơng nghiệp” đã xố dần giai cấp cơng nhân. Mặt khác, vai
trị lịch sử của mình cho đội ngũ trí thức ngày càng tăng cao và có sự phát

triển nhanh chóng về số lượng cũng như tốc độ khiến cho giai cấp cơng
nhân mất dần vai trị và nhường lại vai trị lịch sử của mình cho đội ngũ tri
thức. Trên thực tế, đúng là vai trò của đội ngũ tri thức ngày càng đóng vai
trị to lớn trong xã hội. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật thì q trình vơ sản hóa diễn ra mạnh mẽ, bằng chứng là tỉ trọng làm
thuê tăng cao trên tồn cầu, xét đến cùng thì các chun gia kỹ thuật, các
nhà khoa học phần lớn cũng là lao động làm công, là một bộ phận của giai
cấp công nhân, A. Toffler đã dựng lên hàng rào giữa những người lao động
chân tay và lao động trí óc.
2.2 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ CỦA ALVIN TOFFLER ĐỐI
VỚI SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HĨA, HIÊN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Bên cạnh những điểm cần tranh luận, phương án “Thiên đường công
nghệ” đã tiên liệu được xu thế của hôm nay, đó là xu thế kinh tế tri thức.
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, sự nhận thức lại chủ nghĩa xã hội
địi hỏi chúng ta có thái độ đúng mực hơn với các trào lưu triết học – xã hội
học ngồi mácxít, trong đó có cả các trào lưu thuộc khuynh hướng kỹ trị.
Đối với nước ta, từ một điểm xuất phát thấp với nền kinh tế lạc hậu, kém
phát triển, thực hiện đổi mới, nước ta đã có bước phát triển tồn diện về
mọi mặt, hội nhập sâu rộng với thế giới và không nằm ngồi xu thế cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của nước ta, tư tưởng kỹ trị của Alvin Toffler có những giá trị nhất định,
8 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm Lý luận chính trị, Sđd, 2014, tr. 299.


23

quan điểm nêu cao vai trị của khoa học, cơng nghệ, tri thức, điều này phù
hợp với quan điểm của Đảng ta, trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai

đoạn tới ... lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng
cao làm động lực chủ yếu”9. Đối với nước ta, là một trong những nước có
xuất phát thấp thì chúng ta có thể tìm thấy những gợi ý hay giải pháp góp
phần vào phát triển nền kinh tế bền vững ở trong tư tưởng kỹ trị của Alvin
Toffler. Bằng kinh nghiệm của mình, A. Toffler từng đưa ra lời khuyên đối
với chiến lược phát triển của các nước có điểm xuất phát thấp về kinh tế:
“Những nhược điểm quan trọng của những nước kém phát triển vẫn là tri
thức liên quan đến kinh tế. Con đường quyền lực và phát triển kinh tế của
thế kỷ XXI khơng cịn là con đường khai phát từ nguyên liệu và gân cốt
của con người, mà như chúng ta đã thấy là phải vận dụng con đường tâm trí
mà thơi. Do đó nếu khơng thấu triệt được vai trò mới mẻ của tri thức trong
hệ thống sáng tạo của cải, và theo đó mà khơng đẩy hiệu lực tăng nhanh, thì
bất cứ chiến lược phát triển kinh tế nào cũng đề khơng có ý nghĩa gì cả” 10.
Ơng cũng đưa ra những lời khun hữu ích đối với những nước chậm phát
triển, đó là phải phát huy thế mạnh của mình, khơng bất chấp phát triển
bằng mọi giá, như trong lĩnh vực nông nghiệp, xu thế của thế giới là phát
triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hạ thấp vai trị của nơng nghiệp, tuy
nhiên điều cần làm là tìm ra phương thức phát huy thế mạnh của mình,
bằng cách vận dụng thành tựu của khoa học, công nghệ. Những lời khuyên
trên của A. Toffler là cực kì hữu ích đối với nước ta, nhất là trong bài học
quá khứ chúng ta đã mắc phải sai lầm về nhận thức đúng mối quan hệ giữa
9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng trung ương
Đảng, Hà Nội, tr. 90.
10 A. Toffler, Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 316.


24

lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chúng ta đã chú trọng vào việc xây
dựng quan hệ sản xuất tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất

mà không chú ý đến quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, không chú trọng đến việc phát triển
kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và tri thức. Trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, một trong những yêu cầu hàng đầu đối
với nước ta là cần phải có những chính sách đầu tư cho khoa học, công
nghệ tương ứng. Cần kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược khoa học, công
nghệ với chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thúc đẩy sự phát triển khoa học, công
nghệ, kỹ thuật sẽ góp phần vào xây dựng thành cơng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng của khoa học, công
nghệ, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm xây dựng tiềm lực
phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
khi bàn đến vai trò của khoa học – công nghệ hiện đại, Đảng ta nhấn mạnh:
“Khoa học – cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát
triển khoa học – công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của
thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học – công nghệ gắn với phát
triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm
lực khoa học – cơng nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu
quả các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành


25

đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và
đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ”11.


PHẦN KẾT LUẬN
Vào thời điểm hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất
phát triển một cách nhanh chóng. Nhân loại đang trải qua bước chuyển
mạnh mẽ từ việc lao động sản xuất dựa trên sức lực, cơ bắp là chính sang
việc lao động sản xuất dựa trên tri thức và các thành tựu khoa học, kỹ thuật,
cơng nghệ. Bằng những phân tích hết sức khoa học của mình thì Alvin
Toffler đã trở thành một trong những nhà tương lai học đầu tiên dự đốn
đúng về vai trị của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong đời sống, xã hội
hiện nay, đưa ra những lời khyên hữu ích đối với chiến lược phát triển của
các nước. Những tư tưởng của Alvin Toffler nói chung và tư tưởng kỹ trị
của ơng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với kế hoạch phát triển khoa
học, công nghệ, kỹ thuật làm động lực thúc đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, góp phần xây dựng thành cơng cơ sở
vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, góp phần tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế, phát triển bền vững của đất
nước.

11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.7.


×