Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Khảo luận thơ từ trong Hồng Lâu Mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 252 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



NGUYỄN THANH DIÊN


KHẢO LUẬN THƠ TỪ
TRONG HỒNG LÂU MỘNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40




HÀ NỘI – 2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THANH DIÊN



KHẢO LUẬN THƠ TỪ
TRONG HỒNG LÂU MỘNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40



NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN




HÀ NỘI, 2012


3



BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT



Viết tắt
Viết đầy đủ
KHXH
Khoa học Xã hội
ĐH KHXH&NV
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
HLM
Hồng lâu mộng
TQ
Trung Quốc
VN
Việt Nam
Nxb
Nhà xuất bản
Tr, tr
Trang, trang
v.v
vân vân
















6

M Ụ C L Ụ C

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
10
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU
11
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
12
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 13
8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
14

CHƯƠNG 1
DUNG HỢP VĂN THỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ TỪ

TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG

1.1. HIỆN TƯỢNG DUNG HỢP VĂN THỂ TRONG HLM 15
1.1.1. Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết cổ điển TQ 15
1.1.2. Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết HLM 16
1.1.3. Nguyên nhân của hiện tượng dung hợp văn thể 18

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TỪ TRONG HLM 20
1.2.1. Về thể tài, thể thức của thơ từ trong HLM 21
1.2.2. Về nội dung của thơ từ trong HLM … 27
1.2.3. Về nghệ thuật của thơ từ trong HLM 32


7
1.2.4. Về chức năng của thơ từ trong HLM …………………………… 35

1.3. TIỂU KẾT 36

CHƯƠNG 2
THƠ TỪ TRONG HỒNG LÂU MỘNG VỚI
CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG TÁC PHẨM

2.1. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM 38
2.1.1. Trực tiếp thể hiện chủ đề ………………………………………… 38
2.1.2. Mỹ thích tỉ hứng thể hiện chủ đề 42

2.2. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI TƯ TƯỞNG TÁC PHẨM ……………………… 49

2.3. TIỂU KẾT 55



CHƯƠNG 3
THƠ TỪ TRONG HỒNG LÂU MỘNG VỚI
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ KHẮC HỌA NHÂN VẬT

3.1. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI NGHỆ THUẬT KẾT CẤU 56
3.1.1. Thơ từ trong HLM với bố cục tác phẩm 56
3.1.2. Thơ từ trong HLM với nghệ thuật tổ chức tình tiết tác phẩm 59

3.2. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI VIỆC KHẮC HỌA NHÂN VẬT 61
3.2.1.Thơ từ trong HLM với việc dự báo số phận nhân vật 61
3.2.2.Thơ từ trong HLM với việc khắc họa tính cách nhân vật 67

3.3. TIỂU KẾT 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 102



8
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đọc tiểu thuyết cổ điển TQ thời kỳ Minh Thanh, chẳng hạn như các bộ
Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký và đặc biệt là HLM, độc giả thường
thấy có khá nhiều thơ, từ, khúc, phú (tức các thể loại văn vần) xen lẫn trong

văn bản tự sự. Đối với giới phê bình văn học TQ, điều đó là bình thường, song
đối với độc giả VN hiện đại, thậm chí cả độc giả TQ đương đại, hiện tượng đó
là khá lạ lẫm. Chúng tôi coi đây là hiện tượng thi pháp thú vị và đáng chú ý
của tiểu thuyết cổ điển TQ cần phải được tìm hiểu thấu đáo ở VN, không chỉ
trên phương diện văn học, mà còn trên cả bình diện văn hóa học.
Trong số bốn “danh tác” kể trên, HLM là tác phẩm tiêu biểu nhất cho
hiện tượng dung hợp các thể loại thơ từ, vận văn vào tiểu thuyết
1
. Đó là lý do
chính khiến chúng tôi chọn khảo sát văn bản tác phẩm HLM của Tào Tuyết
Cần. Thông qua đó, một mặt chúng tôi muốn tìm hiểu bản thân các văn bản
tác phẩm thơ từ trong tiểu thuyết HLM; mặt khác, và được xác định là phần
trọng tâm hơn, chúng tôi muốn quan sát chức năng nghệ thuật của bộ phận thơ
từ trong tiểu thuyết HLM.
Các thể loại thơ từ và vận văn trong HLM rất phong phú, tuy nhiên thơ
và từ được coi là hai thể tài tiêu biểu nhất, hàm chứa những điều thú vị và
phong phú cả về phương diện văn học và văn hóa của một đất nước được
mệnh danh là “thi quốc”. Đó là lý do thứ ba khi chúng tôi chọn đề tài khảo sát
về bộ phận thơ từ trong tiểu thuyết HLM.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, bao gồm HLM, có ảnh hưởng rất sâu
rộng đối với văn học VN thời trung đại, nghiên cứu hiện tượng thi pháp tiêu
biểu này, theo chúng tôi, sẽ là cơ sở để tìm hiểu vấn đề ảnh hưởng và tiếp


1
Học giới TQ gọi hiện tượng đó là đặc điểm “văn bị chúng thể” (文备众体) hay “chúng
thể kiêm bị” (众体兼备) hoặc “tản vận tương gian” (散韵相间) (chẳng hạn Chu Lôi viết
trong Bài tựa cho cuốn HLM thi từ giải tích của Lưu Canh Lộ, Nxb Văn Sử Cát Lâm,
1999).



9
nhận tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc nói chung HLM nói riêng trong văn
học VN, một chủ đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn học so sánh mà chúng tôi
rất chú ý và mong muốn sau này thực hiện. Tuy nhiên, để nghiên cứu một
cách thấu triệt vấn đề mang tính căn cốt của thi pháp tiểu thuyết cổ điển là
hiện tượng tích hợp văn thể này đòi hỏi một công trình dài hơi, đầu tư nhiều
công sức và tâm huyết, bởi thế, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ,
chúng tôi chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ bước đầu tìm hiểu bộ phận thơ từ
trong HLM - tác phẩm tiêu biểu cho hiện tượng độc đáo này của tiểu thuyết
cổ điển Trung Quốc.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Tại TQ:
Tình hình nghiên cứu thơ từ trong tiểu thuyết cổ điển TQ:
Vài trăm năm trở lại đây, các học giả TQ đã bàn luận rất nhiều về hiện
tượng thi từ khúc phú trong tiểu thuyết cổ điển TQ, đặc biệt là trong HLM. Họ
đều cho rằng, đưa thơ từ vận văn vào tiểu thuyết là hiện tượng phổ biến của tiểu
thuyết cổ đại TQ. Đặc biệt, trong tiểu thuyết bạch thoại, dung hợp thơ từ vận
văn đã trở thành một thể thức cố định, thành một trong những đặc điểm dân tộc
của tiểu thuyết bạch thoại cổ đại TQ.
Với Túy ông đàm lục, La Diệp đời Tống được coi là người đầu tiên chú
ý đến hiện tượng dung hợp thơ từ vận văn trong tiểu thuyết cổ đại TQ. Hồ
Ứng Lân đời Minh trong Thiếu Thất Sơn Phòng bút tùng cũng đã đề cập đến
thơ từ vận văn trong tác phẩm Thủy hử truyện. Mao Tôn Cương, trong Phàm
lệ của bộ Tam Quốc chí diễn nghĩa, cũng cho rằng, đưa thơ từ vào trong tiểu
thuyết bạch thoại vốn là chỗ cực kì tuyệt diệu của văn chương. Tuy nhiên, ông
cũng phê phán hiện tượng tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh
đưa thơ từ vận văn vào quá nhiều Có thể nói, học giới TQ trước năm 1919,
tuy đã chú ý đề cập hiện tượng dung nhập thơ từ vận văn trong tiểu thuyết

bạch thoại, song thành tựu nghiên cứu còn hạn chế.


10
Người đầu tiên nghiên cứu thơ từ vận văn trong tiểu thuyết bạch thoại
một cách có ý thức phải kể đến Lỗ Tấn. Năm 1920, trong thiên 12 Tống chi
thoại bản sách TQ tiểu thuyết sử lược, Lỗ Tấn đã nói về Lương sử bình thoại,
đồng thời chú ý đến thơ từ “thiên thủ” và “nhập thoại” trong “tiểu thuyết” Tống
Nguyên. Trong thiên 13 Tống Nguyên chi nghĩ thoại bản, ông còn đề cập đến
thể “thi thoại”, “từ thoại” trong tiểu thuyết bạch thoại; hay thiên 26 Thanh chi
hiệp tà tiểu thuyết, ông phê bình Hoa nguyệt ngân của Ngụy Tử An.
Sau Lỗ Tấn, năm 1924, La Chấn Ngọc trong Đôn Hoàng linh thập tự đã
đề cập đến tình hình mượn phương thức biểu diễn truyền đạt giảng xướng và
vận dụng vận văn của tiểu thuyết bạch thoại tàng quyển Đôn Hoàng: “Tiểu
thuyết tàn thư cộng hơn chục loại, trong đó có thất ngôn thông tục vận ngữ,
loại hậu thế xướng bản, hoặc hữu bạch hữu xướng , đều là thứ cổ nhất của
tiểu thuyết”. Năm 1929, Trịnh Chấn Đạc trong bài Văn học tục Đôn Hoàng
cũng chỉ ra rằng: “Tục văn và biến văn, hai loại thể chế này hiển nhiên đều
chịu ảnh hưởng ngoại lai. Trong văn học Ấn Độ - kể cả văn học Phật giáo, thể
tài giống loại này đều rất thịnh hành, hí khúc của họ như vậy, tiểu thuyết cũng
có một số như vậy: trong kinh điển cũng thường là trong tản văn có xen lẫn cổ
thi, hoặc trong thơ ca xen lẫn tản văn. Trước đây, thơ ca của chúng ta quyết
không bao gồm tản văn, tản văn cũng quyết không bao gồm thơ ca”
1
.
Năm 1951, một giáo sư người Mĩ ở Đại học Harvard đăng bài Bàn về
một số hạn chế của tiểu thuyết TQ, cho rằng tiểu thuyết truyền thống TQ lạm
dụng thơ từ, ban đầu những thơ từ chêm vào có thể có những chức năng nhất
định, nhưng về sau chỉ là “hữu thi vi chứng” (có thơ làm chứng), chỉ có thể
kéo dài cao trào, thậm chí chỉ là đưa vào làm vì, không có tác dụng gì, không

liên quan gì đến ý chính, “thực sự là hạn chế của tiểu thuyết TQ”
2
.
Sau khi thành lập nước TQ mới, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến
hiện tượng dung nhập thơ từ vận văn trong tiểu thuyết bạch thoại. Tháng 3


1
Trịnh Chấn Đạc: Văn học tục Đôn Hoàng, in trên tạp chí Tiểu thuyết nguyệt báo, quyển
20, số 3/1929.
2
Tất Tuyết phủ: Bàn về một số hạn chế của tiểu thuyết TQ, far eastern, quarterly, 1951.


11
năm 1953, Tôn Khải Đệ trong cuốn Quy phạm tục giảng đời Đường và thể tài
của nó đã bàn luận tường tận thể thức “vận tản tương gian” của tiểu thuyết
bạch thoại tàng quyển Đôn Hoàng. Tháng 11 năm 1953, Trịnh Chấn Đạc trong
Truyền thống tiểu thuyết trong văn học cổ điển TQ đã chỉ rõ: rất nhiều tiểu
thuyết cổ đại TQ là giảng xướng, giảng xong một đoạn lại kèm theo một đoạn
ca, khi hình dung một người hoặc vật nào đó, cũng hát một đoạn, cho nên đặc
điểm của tiểu thuyết TQ đã có hình thức “hữu thi vi chứng” hoặc “hữu từ vi
chứng”
1
. Năm 1961, Trình Nghị Trung trong Mấy điểm tìm tòi về biến văn, lại
đưa ra những bàn luận tỉ mỉ về thể chế và ảnh hưởng của biến văn, trong đó
đặc biệt đưa ra những tổng kết xác đáng về tình hình phát triển của việc dung
nhập thơ từ vận văn trong tiểu thuyết bạch thoại - từ tiểu thuyết bạch thoại
trong tàng quyển Đôn Hoàng đến tiểu thuyết bạch thoại Tống Nguyên
2

.
Từ sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhiều từ điển thưởng thức ra đời, dành
sự quan tâm đặc biệt cho bộ phận thơ từ vận văn trong tiểu thuyết. Chu Lôi
trong bài tựa cuốn HLM thi từ giải tích của Lưu Canh Lộ đã đề cập đến nguồn
gốc của việc đưa thơ từ vào tiểu thuyết: “Văn học truyền thống TQ, từ đời
Tống trở về trước lấy thơ văn làm chính tông, 3 đời Nguyên Minh Thanh, hí
khúc và tiểu thuyết phát triển mạnh. Nguồn gốc diễn biến giữa các văn thể qua
các triều đại đan xen phức tạp, văn ngôn và ngữ thể, vận văn và tản văn, văn
bút và thi bút đan xen lẫn nhau, có lúc trong văn có thơ, có lúc trong thơ có
văn, có lúc thơ văn dung hợp, rất khó phân giải”[58, 4].
Chu Nhất Huyền trong bài tựa cuốn Kim Bình Mai thi từ giải tích đã
khẳng định thành quả nghiên cứu quan niệm sáng tác của tác giả Kim Bình
Mai. Ở phương diện này, Ngụy Tử Vân, Vương Lợi Khí, Từ Sóc Phương,
Trương Binh… đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa. Trong bài tựa viết cho cuốn
Tam Quốc diễn nghĩa thi từ giám thưởng của Đặng Thiết Sinh, Lỗ Đức Tài
cho rằng, thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca TQ, quan hệ rất lớn đến việc thơ


1
Trịnh Chấn Đạc: Trịnh Chấn Đạc toàn tập, Nxb Văn Nghệ Hoa Sơn, 1998, tr 189.
2
Trình Nghị Trung: Mấy điểm tìm tòi về biến văn, in trong cuốn Đôn Hoàng biến văn luận
văn lục, Nxb Cổ tịch Thượng Hải, 1982.


12
từ được dung nhập vào trong tiểu thuyết đời Đường, bút pháp này có ảnh
hưởng đối với thể chế của tiểu thuyết bạch thoại đời sau. Ông chỉ rõ “thơ vịnh
sử đời Đường đã cung cấp tư liệu phán đoán cho tiểu thuyết lịch sử sau này”,
đồng thời đã có những miêu tả phù hợp thực tế về quỹ đạo phát triển: “Tiểu

thuyết lịch sử thời kì đầu nhồi nhét quá nhiều thơ ca, đến cuối Minh đầu
Thanh tiểu thuyết lịch sử dần dần thoát khỏi quy cách của tiểu thuyết giảng sử
Tống Nguyên, chuyển hướng sang tiểu thuyết hóa tiểu thuyết, cắt bỏ toàn bộ
hay một phần thơ từ trong tiểu thuyết, giữ tiết tấu hài hòa thống nhất của tiểu
thuyết”
1
. Trần Đông Hữu, trong bài tựa cuốn Kim Bình Mai thi từ văn hóa
giám tích chỉ ra 10 động cơ lớn khiến tiểu thuyết chương hồi vận dụng thơ từ
vận văn, đồng thời căn cứ vào tình hình vận dụng thơ từ trong HLM, suy luận
“tiểu thuyết chương hồi phát triển đến đời Thanh, quan hệ với thơ từ đã có sự
diễn biến tương đối lớn trong một số tác phẩm. Thơ từ từ chỗ đóng vai trò phụ
trợ trước đây chuyển biến thành sự hợp thành hữu cơ của chủ thể tự thuật, từ
“tính thêm vào” của tác giả chuyển biến thành tính biểu đạt của nhân vật, từ ý
nghĩa kết cấu chuyển sang ý nghĩa tình tiết”
2
.
Cùng với việc đi sâu triển khai nghiên cứu tiểu thuyết bạch thoại cổ đại,
những đề tài nghiên cứu về việc dung hợp thơ từ vận văn trong tiểu thuyết
bạch thoại cũng dần dần được chú trọng. Ngay từ năm 1975, học giả Đài Loan
Trương Kính viết Ứng dụng thơ từ trong tiểu thuyết hí khúc cổ điển TQ, đã có
sự phân tích nghiên cứu sơ bộ về tình hình đặc thù của việc đưa thơ từ vào tiểu
thuyết hí khúc cổ đại. Năm 1983, học giả Đài Loan Hầu Kiện đã xuất bản
chuyên luận Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết TQ, trong đó có bài Hữu thi vi
chứng, Bạch Tú Anh và Thủy hử truyện, đã phản bác quan điểm của học giả
người Mĩ ở Đại học Harvard cho rằng, việc dung nhập thơ từ vận ngữ trong
tiểu thuyết bạch thoại cổ đại “thực sự là hạn chế của tiểu thuyết TQ”. Cùng


1
Lỗ Đức Tài: Bài tựa cho cuốn Tam Quốc diễn nghĩa thi từ giám thưởng của Đặng Thiết

Sinh, Nxb Tân Hoa, 2007.
2
Trần Đông Hữu: Bài tựa cho cuốn Kim Bình Mai thi từ văn hóa giám tích, Ba Thục thư
xã, 1994.


13
với việc thừa nhận thơ từ đưa vào tiểu thuyết bạch thoại cổ đại “thực sự hơi
nhàm”, học giả này đã phân tích khá xác đáng tính tất yếu lịch sử của vấn đề
dung nhập thơ từ trong tiểu thuyết bạch thoại cổ đại. Đồng thời chỉ ra việc tiểu
thuyết bạch thoại dung nhập thơ từ vận văn có hàm ẩn văn hóa nhất định, có
tác dụng nhất định trong việc khắc họa nhân vật tiểu thuyết, tăng cường hiệu
quả nghệ thuật của tiểu thuyết
1
.
Năm 1987, Trần Bình Nguyên trong luận án tiến sĩ Sự chuyển biến của
mô thức tự sự tiểu thuyết TQ, ở chương 7 “Truyền thống tự sự và truyền thống
Thi Tao”, đã tiến hành phân tích nghiên cứu sâu về “ảnh hưởng của Thi Tao
đối với tiểu thuyết TQ”, trong đó có một số quan điểm mang tính gợi mở
2
.
Năm 1995, Quách Kiệt đăng bài Nguồn gốc và sự phát triển truyền
thống dung hợp thơ văn trong tiểu thuyết cổ điển TQ, từ góc độ tác giả và
nhân vật trong tác phẩm, đã khảo sát tình hình dung nhập thơ văn trong tiểu
thuyết cổ đại
3
.
Năm 1996, Lí Vạn Quân công bố bài Chức năng của “thơ” trong tiểu
thuyết cổ điển TQ, bàn về chức năng của thơ từ trong 4 bộ tiểu thuyết bạch
thoại trường thiên nổi bật: Thơ trong Tam Quốc diễn nghĩa phần lớn dùng để

bình luận; thơ trong Thủy hử truyện đa phần dùng để miêu tả; Kim Bình Mai
dùng nhiều khúc từ, chủ yếu miêu tả đời sống thị dân; còn thơ trong HLM
đóng vai trò quan trọng trong việc kết cấu tiểu thuyết
4
.
Tình hình nghiên cứu thơ từ trong HLM:
Thơ từ và các thể vận văn trong HLM từ rất sớm đã được các học giả
TQ chú ý, thú vị hơn nữa, có học giả đã đặt vấn đề: rốt cuộc thì bộ phận vận


1
Hầu Kiện: “Hữu thi vi chứng” - Bạch Tú Anh và Thủy hử truyện, in trong chuyên luận
Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết TQ, Công ti hữu hạn sách Đông Văn,1983.
2
Trần Bình Nguyên: Sự chuyển biến của mô thức tự sự tiểu thuyết TQ, Luận án Tiến sĩ,
Nxb Đại học Bắc Kinh, 2003.
3
Quách Kiệt: Nguồn gốc và sự phát triển truyền thống dung hợp thơ văn trong tiểu thuyết
cổ điển TQ, in trên Trung Quốc văn học nghiên cứu, số 4/1995.
4
Lí Vạn Quân: Chức năng của “thơ” trong tiểu thuyết cổ điển TQ, in trên Văn sử triết, số
3/1996.

×