Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tỷ giá hối đoái,thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cũng như là hiệu quả việc áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.09 KB, 31 trang )

THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế
giới.Các vấn đề xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài đều trở thành chủ
điểm của các cuộc hội thảo kinh tế ở Việt Nam.Làm thế nào để tăng giá
trị xuất nhập khẩu cũng như tăng cường sự thu hút đầu tư từ nước
ngoài ,đó là những vấn đề đáng quan tâm cho các nhà hoạch định chính
sách
Nhìn nhận vấn đề đầu tư và xuất nhập khẩu chúng ta không thể
không quan tâm đến Tỷ giá hối đoái ,một thước đo giá trị đồng tiền này
bằng giá trị đồng tiền khác.Bạn có bao giờ nghĩ tỷ gái sẽ ảnh hưởng đến
cuộc sống của bạn không ? Gỉa sử ,bạn là 1 nhà xuất khẩu Việt Nam và
bạn vay ngân hàng 1 Triệu USD (15 tỷ VND) để nhập khẩu , khi bạn
bán được hàng và thu về 16 tỷ ,tuy nhiên lúc này tỷ gái đã lên
20.000VND/1 USD ,Bạn đã lỗ ít nhất 3 tỷ và điều này có thể khiến bạn
phải đứng đường.Hiểu biết về tỷ giá và dự đoán đúng sự biến động của
tỷ gái là sự thành công của nhiều doanh nghiệp bởi vậy mới hình thành
các phòng kinh doanh ngoại tệ ở các ngân hàng.Vấn đề tỷ giá còn ảnh
hưởng đến lĩnh vực xuất nhập khẩu .Nếu đông Việt Nam tăng giá sẽ làm
cho các nhà xuất khẩu bởi hàng hóa Việt Nam sẽ đắt lên tương đối ,còn
ngược lại thì những nhà nhập khẩu sẽ bất lợi
Từ thực tế trên nhóm xin được trình bày một số vấn đề về Tỷ giá
hối đoái,thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cũng như là hiệu quả
việc áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt ở Việt Nam
Trong quá trình thu thập tài liệu còn nhiều thiếu sót mong thầy góp
ý bổ sung để bài của nhóm được hoàn thiện hơn
Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy !
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 1
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
Chương 2 : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I. HỐI ĐOÁI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


1. Định nghĩa
 Hối đoái (Exchange) là sự chuyển đổi từ 1 đồng tiền này sang
đồng tiền khác,chẳng hạn chuyển đổi từ Đồng Việt Nam (VND)
sang Dollar Mỹ (USD) hay từ Euro sang Yên Nhật(JPY) … Sự
chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân ,
các công ty, tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên 1 tỷ
lệ nhất định, tỷ lệ đó gọi là Tỷ giá hối đoái(TGHD)
 Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate ) giữa 2 đồng tiền là chính là giá
cả của đồng tiền này tính bằng một đơn vị đồng tiền kia
Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam xác định và công bố,từ đó các ngân hàng thương mại sẽ
quyết định tỷ giá của mình
VD: Tỷ giá giữa USD và VND , viết là USD/VND, chính là
số lượng VND cần thiết để mua 1 USD
Ngày 27-11-2011 ,Tại Ngân hàng Vietcombank ,niêm yết tỷ
giá sau:
1 USD = 20.005 VND
2. Cơ chế tỷ giá hối đoái
 Cơ chế (chế độ) tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước
quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền
nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
 Các loại cơ chế tỷ giá hối đoái thông dụng
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 2
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 3
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 4
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều
tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của
nhà nước .Nó ra đời từ hoạt động thương mại quốc tế và quay trở
lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.
Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu
hàng hoá và tư bản (vốn), giá cả hàng hoá trong nước , do đó nó có
tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. Khi tỷ
giá giảm , tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hoá xuất
khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm , sức cạnh tranh của hàng hoá
đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá .
Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập
khẩu tăng lên dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá
tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì có tác động giảm xuất
khẩu và tăng nhập khẩu hàng hoá.
Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư
bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư
bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lời nhuận và tránh rủi
ro. Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ
giá không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng và tư
bản xuất khẩu sẽ giảm .
Ngoài các nhân tố khác ,vật giá trong một quốc gia còn chịu
sự tác động của tỷ giá hối đoái . Khi tỷ giá giảm ,giá tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng lên kéo theo giá cả các
mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo. Đồng thời do tác
động giảm nhập khẩu nên cầu về các hàng hoá nhập khẩu cũng sẽ
gia tăng,tất điều đó làm cho giá cả chung trong nền kinh tế cũng
gia tăng. Ngược lại , khi tỷ giá tăng sẽ có tác động làm cho mức
giá chung giảm.
II. SỰ QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ

Các nước có nền kinh tế thị trường theo đuổi hệ thống tỷ giá
linh hoạt (flexible exchange rate system) ,trong đó tỷ giá được
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 5
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị
trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục vụ cho
phát triển kinh tế-xã hội.
Cơ chế này được mô tả trong hình 2.1.
Cầu ngoại tệ là tổng doanh số ngoại tệ cần mua trên thị
trường ngoại hối.Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ
của các tổ chức ,bao gồm các nhà nhập khẩu,các nhà đầu tư, các tổ
chức tín dụng ; và các tổ chức khác,các cá nhân nhằm phục vụ cho
mục đích thanh toán,đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và ngân
hàng nhà nước nhằm mục đích can thiệp nhằm bình ổn tỷ giá
Cung ngoại tệ là tổng doanh số ngoại tệ cần bán trên thị
trường ngoại hối.Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 6
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
của các tổ chức ,bao gồm các nhà xuất khẩu;các nhà đầu tư;các tổ
chức tín dụng ;và các tổ chức khác, của cá nhân nhằm phục vụ cho
các mục đích thanh toán ,đầu cơ và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá,và
của ngân hàng nhà nước nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá
Phân tích biểu đồ 2.1 : Ở điểm E số lượng ngoại tệ cung và
cầu bằng nhau ,tỷ giá được xác định USD/VND = 15.000 .Ở tỷ giá
cao hơn chẳng hạn USD/VND = 16.000 ,sẽ có một sự dư thừa
dollar khiến cho giá dollả giảm và rồi tỷ giá có khuynh hướng dịch
chuyển về vị trí cân bằng E.Ngược lại ở tỷ giá thấp hơn, chẳng hạn
USD/VND = 14.500 sẽ có một sự thiếu hụt dollar khiến cho giá
dollar tăng và rồi tỷ giá có khuynh hướng dịch chuyển về vị trí cân
bằng E. Vấn đề đặt ra là cái gì tác động khiến cho tỷ giá luôn có

khuynh hướng dịch chuyển về vị trí cân bằng tại điểm E .Có rất
nhiều lý thuyết lý giải cho điều này. Dưới đây là nội dung chính của
các lý thuyết này.
 Lý thuyết thương mại về sự quyết định tỷ giá - Theo cách tiếp cận
này tỷ giá được quyết định bởi sự cân bằng giữa giá trị nhập khẩu
và xuất khẩu
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 7
Nhập khẩu > xuất khẩu
Tỷ giá tăng làm nội tệ giảm
Hàng xuất khẩu rẻ hơn và
hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
Nếu giá trị nhập khẩu của 1 quốc gia vượt quá giá trị của nó thì tỷ
giá sẽ gia tăng nghĩa là nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Điều này
khiến cho hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn đối với
người ngoại quốc,và hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với
dân bản xứ Kết quả là xuất khẩu gia tăng, nhập khẩu suy giảm cho
đến khi cán cân thương mại cân bằng. Như vậy lý thuyết này nhấn
mạnh vai trò của ngoại thương trong việc quyết định sự cân bằng
của tỷ giá
 Lý thuyết đồng giá sức mua - Bản thân lý thuyết đồng giá sức mua
cũng hình thành hai quan điểm khác nhau nhưng bổ sungc ho
nhau.
Lý thuyết đồng giá sức mua tuyệt đối cho rằng tỷ giá chính là
tỷ giá chung của hai nước. Điều này được diễn tả bởi công thức :
Rab = Pa/Pb , trong đó Rab : Tỷ giá giữa 2 đồng tiền A, B ;
Pa,Pb: Mức giá chung ở 2 nước A,B . Chẳng hạn mức giá chung
ở Mỹ cao hơn ở Anh 2 lần thì tỷ giá giữa Bảng Anh và Dollar Mỹ
là : R=GBP/USD = 2/1=2 (2 USD=1GBP)
Lý thuyết dựa trên cơ sở: không có chi phí vận chuyển,không

có thuế hải quan và hàng hóa được tự do lưu thông từ nước này
sang nước khác .Bởi vì các giả định trên không đúng trên thực tế
nên lý thuyết đồng giá sức mua tuyệt đối không thuyết phục lắm
Lý thuyết đồng giá sức mua tương đối cho rằng sự thay đổi tỷ
giá trong một thời kỳ nào đó tỷ lệ với sự thay đổi mức giá cả
chung của thời kỳ đó. Điều này được diễn tả bởi công thức :
Rab1=[(Pa1/Pa0)/(Pb1/Pb0)]Rab0
Trong đó Rab1 và Rab0 : Tỷ giá ở thời kỳ đang xem xét và
thời kỳ gốc. Chẳng hạn Mức giá chung không thay đổi ở nước B
và ở nước A thì tăng 50%,Theo thuyết này tỷ giá giữa đồng tiền A
và B sẽ tăng 50% hay đồng tiền A sụt giá 50% so với đồng tiền B
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 8
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
 Lý thuyết tiền tệ về sự quyết định tỷ giá – Lý thuyết này cho rằng tỷ
giá được quyết định trong quá trình cân bằng tổng cung và tổng
cầu tiền tệ của quốc gia. Cung tiền tệ được giả định là không phụ
thuộc vào chính sách tiền tệ của Nhà nước hay nói cách khác là
NHTW không can thiệp vào khối cung tiền tệ .Cầu tiền tệ phụ
thuộc vào mức thu nhập thực tế,mức giá chung và lãi suất .Mức
thu nhập và giá cả càng cao thì cầu tiền tệ càng lớn.Và trong khi đó
lãi suất càng cao thì cầu tiền tệ càng nhỏ do chi phí cơ hội sử dụng
tiền tệ lớn
Sau khi tỷ giá hối đoái đạt đến sự cân bằng ,giả sử NHTW
tăng khối cung tiền tệ ,ví dụ 10%. Thế là trạng thái cân bằng bị phá
vỡ. Trong một thời kỳ dài điều này dẫn đến sự gia tăng giá cả và
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 9
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
sụt giảm sức mua tiền tệ ,theo dự kiến là 10%. Tuy nhiên bởi sự
gia tăng khối cung tiền tệ còn làm cho lãi suất sụt giảm và điều này
ngay lập tức ảnh hưởng đến thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái.

Chẳng hạn sự sự giảm lãi suất khiến cho luồng đầu tư vào tài sản
tài chính di chuyển ra bên ngoài. Kết quả là tiền tệ sụt giá không
chỉ là 10% mà có thể cao hơn, ví dụ 16% . Nhưng sự sụt giá tiền tệ
lại khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và rồi điều này
dần dần làm cho nội tệ tăng giá để đạt đến trạng thái cân bằng mới
Lý thuyết này giả thích sự cân bằng tỷ giá, nhấn mạnh vai trò
của tiền tệ ,xem nhẹ vai trò của thương mại và dự trên cơ sở giả
định rằng có 1 sự thay thế hoàn hảo giữa tài sản tài chính trong
nước và nước ngoài.Điều này không hiện thực khiến lý thuyết này
cần sự bổ sung
 Lý thuyêt về sự quyết định tỷ giá – Cách tiếp cận về phía danh mục
đầu tư.
Theo cách tiếp cận này tỷ giá được quyết định trong quá
trình cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu vè tài sản tài chính và
xuất nhập khẩu ở mỗi nước. Sau khi tỷ giá đạt đến sự cân bằng
,sự gia tăng khối cung tiền tệ quốc gia sẽ dẫn tới sự sụt giảm lãi
suất ở nước đó. Điều này gây ra sự chuyển dịch đầu tư từ trái
phiếu trong nước sang tiền tệ và trái phiếu nước ngoài. Kết quả
là sự sụt giảm giá trị nội tệ .Theo thời gian ,sự xuống giá của nội
tệ sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn
tới thặng dư thương mại và tăng giá đồng tiền trong nước khiến
cho tỷ giá đạt đến sự cân bằng mới . Với sự phân tích đầy đủ hơn
các khía cạnh của vấn đề ,lý thuyết này đã bổ sung được những
hạn chế của các lý thuyết trước và làm cho nó trở nên hiện thực
hơn
III. CÁCH BIỂU THỊ TỶ GIÁ
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 10
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối. Tổ Chức
Tiêu Chuẩn Quốc Tế (International Standard Organization) gọi tắt là

ISO quy ước tên đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia được viết tắt bằng ba
ký tự . Hai ky tự đầu là tên quốc gia , ký tự cuối cùng là tên đồng tiền
Ví dụ minh họa :
Tên đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD
• Hai ký tự đầu US là viết tắt của The United States
• Ký tự sau cùng D là viết tắt của Dollar
Tên đơn vị tiền tệ của Việt Nam là VND
• Hai ký tự đầu VN là viết tắt của Việt Nam
• Ký tự sau cùng D là viết tắt của Đồng
Tương tự cách ký hiệu như trên ta có tên đơn vị tiền tệ của tất cả
các nước trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế giao dịch chỉ có một số
ngoại tệ mạnh mới thường xuyên được niêm yết. Dưới đây là một số
ngoại tệ thường gặp trong giao dịch quốc tế và Việt Nam.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
Trên thị trường ngoại hối nói chung có hai cách yết giá: Yết
giá trục tiếp và yết giá gián tiếp .Yết giá trực tiếp (direct quotation)
là phương pháp biểu thị giá trị của của 1 đơn vị ngoại tệ thông qua 1
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 11
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
số lượng nội tệ nhất định. Yết giá gián tiếp (indirect quotation) là
phương pháp biểu thị một đơn vị nội tệ thông qua một số lượng
ngoại tệ nhất định. Theo thông lệ ,các đồng tiền được yết giá gián
tiếp gồm : Bảng Anh(GBP) ,Dollar Úc (AUD) và Dollar New
Zealand (NZD) .Các đồng tiền được yết giá gián tiếp gồm có Yên
Nhật (JPY) ,Dollar Singapore ( SGD) và các đồng tiền khác trong
đó có Đồng Việt Nam (VND).Riêng Dollar Mỹ (USD) và Euro vừa
được yết giá gián tiếp vừa được yết giá trực tiếp
Ví dụ minh họa :
• Ở Việt Nam tỷ giá các loại ngoại tệ được yết giá như sau :
1 USD = 20.005 VND

1 EUR = 28.296 VND
1 GBP = 32.424 VND
• Ở Anh tỷ giá các loại ngoại tệ được yết giá như sau :
1 GBP = 1,5521 USD
1 GBP = 1,1773 EUR
1 GBP = 32.424 VND
Qua cách niêm yết trên chúng ta thấy rằng khi nói đến tỷ giá
bao giờ cũng liên quan đến một cặp đồng tiền : đồng tiền yết giá và
đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của
nó thông qua đồng tiền khác.Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để
xác định giá trị của đồng tiền khác.Ngoài ra quan hệ giữa hai đồng
tiền còn được diễn tả qua khái niệm đối khoản . Đối khoản tức là
một khoản tiền này đối ứng với một khoản tiền kia theo một tỷ lệ
nhất định
Ví dụ minh họa :
• Ta có tỷ giá EUR/VND = 28.296 hay 1 EUR = 28.296
VND .Trong ví dụ này EUR biểu hiện giá rị của nó là 28.296
nên gọi là đồng tiền yết giá ,còn VND dùng để xác định giá
trị của EUR nên được gọi là đồng tiền định giá
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 12
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
• Cũng theo ví dụ này đối khoản của VND của 100 EUR =
100 x 28.296 = 2.829.600 VND
V. CÁC LOẠI TỶ GIÁ THÔNG DỤNG
Trong đời sống kinh tế cũng như thực tế giao dịch ,có nhiều
loại tỷ giá khác nhau.Phổ biến nhất là các loại tỷ giá sau : Tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước,tỷ giá ngân hàng thương mại,tỷ giá liên ngân
hàng ,tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản,tỷ giá mở cửa và tỷ giá
đóng cửa.Các loại tỷ giá này thường rất khác nhau ,do đó cần phân
biệt rõ từng loại để tránh nhầm lẫn trong giao dịch

Tỷ giá ngân hàng nhà nước là tỷ giá do ngân hàng nhà nước xác
định và công bố hàng ngày.Tỷ giá này dùng để làm tỷ giá tham khảo
cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính toán trong công tác
kế toán và kế hoạch.Tỷ giá nà không áp dụng trong giao dịch mua
bán ngoại tệ Trong giao dịch mua bán ngoại tệ người ta dùng tỷ giá
ngân hàng thương mại
Trong quan hệ giao dịch với khách hàng ,các ngân hàng thương
mại luôn phan biệt khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ .
Nếu khách hàng đến mua ngoại tệ thì ngân hàng bán theo tỷ giá bán ,
còn nếu khách hàng đến để bán ngoại tệ thì ngân hàng sẽ mua theo tỷ
giá mua xác định. Tỷ giá bán là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán
ngoại tệ cho khách hàng.Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng
khi mua ngoại tệ từ khách hàng.Là khách hàng ,chúng ta phải hiểu
rằng tỷ giá mua ở đây là tỷ giá ngân hàng mua, khách hàng bán và
ngược lại .giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán luôn có 1 khoản chênh lệch
(spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng có khoản thu nhập để trang
trải cho chi phí giao dịch và tranh thủ tìm kiếm lợi nhuận.Do vậy khi
yết giá ngân hàng thường yết cả tỷ giá mua và tỷ giá bán
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 13
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
Tỷ giá của ngân hàng thương mại còn phân biệt rõ thêm tỷ giá tiền
mặt và tỷ giá chuyển khoản.Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá ngân hàng áp
dụng khi mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng. Tỷ giá chuyển khoản
là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng khi mua và bán ngoại tệ
chuyển khoản với khách hàng.Lưu ý, trong giao dịch ngoại tệ tiền
mặt , ngân hàng thường chỉ mua chứ không bán ngoại tệ tiền mặt cho
khách hàng nên ngân hàng chỉ chào tỷ giá mua tiền mặt chứ không
chào bán tỷ giá bán tiền mặt
Ngoài ra ngân hàng thương mại còn phân biệt hai loại tỷ giá nữa
đó là tỷ giá đóng cửa và tỷ giá mở cửa. Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá ở

cuối giờ giao dịch.Tỷ giá mở cửa là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao
dịch.Thông thường tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước là tỷ giá mở
cửa của ngày hôm sau
Cuối cùng tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá áp dụng trong giao dịch
mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng.Tỷ giá này chỉ áp dụng cho khách hàng là ngân
hàng khác chứ không phải là khách hàng thông thường
Ví dụ : Tỷ giá tiền mặt, chuyển khoản,tỷ giá mua và tỷ giá bán vào
ngày 5/10/2011 tại Ngân hàng Vietcombank
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 14
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
Ví dụ trên cho thấy giữa tý giá bán và mua bao gời cũng có 1
khoảng chênh lệch (spread) .Mức chênh lệch này thường khác nhau
tùy theo từng loại ngoại tệ.Ngoại tệ nào có phạm vi giao dịch rộng rãi
chẳng hạn USD và EUR thường có chênh lệch mua và bán thấp hơn
những ngoại tệ khác.Khoảng chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán được
tính theo công thức sau :
Chênh lệch(%) = x 100
Ví dụ về cách tính chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 15
Tỷ giá bán – Tỷ giá mua
Tỷ giá bán
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
VI. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỶ GIÁ CHÉO
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua
một đồng tiền thứ ba.Đồng tiền thứ ba này thường là Dollar
Mỹ.Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách yết giá trực tiếp
hay gián tiếp
 Trường hợp 1 : Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền được yết giá trực
tiếp

Yết giá/định giá =
Giả sử chúng ta có tỷ giá:USD/JPY = 119,01,USD/VND = 15.458
Khi đó tỷ giá chéo được tính như sau :
JPY/VND = = = 129,89
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 16
USD/ yết giá
JPYUSD
VNDUSD
/
/
01,119
458.15
USD/ định giá
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
VND/JPY = = = 0,0077
 Trường hợp 2 : Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền được yết giá gián
tiếp
Yết giá/định giá =
Giả sử chúng ta có: EUR/USD =1.538 và AUD/USD = 0.9463
Khi đó tỷ giá chéo được tính như sau :
EUR/AUD =
AUD/EUR=
 Trường hợp 3 : Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền được yết giá trực
tiếp và một đồng tiền được yết giá gián tiếp
Yết giá/định giá = (yết giá/USD)x(USD/đinh giá)
Giả sử chúng ta có : GBP/USD = 1.5398, USD/HKD = 7.7989
Khi đó tỷ giá chéo được tính như sau :
GBP/HKD = GBP/USD*USD/HKD
=1.5398*7.7989=12.0087
VII. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TGHD Ở VIỆT NAM

1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới
 Thế giới
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng 2007-2009 cho thẩy khả năng dự báo
và can thiệp tỷ giá của các quốc gia cực kỳ khó khăn. Khi cuộc khủng
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 17
Yết giá/USD
6253,1
9463,0
538,1
/
/
==
USDAUD
USDEUR
72335,0
538,1
9463,0
/
/
==
USDEUR
USDAUD
Định giá/USD
VNDUSD
JPYUSD
/
/
458.15
01,119
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1

hoảng bắt đầu manh nha từ tháng 08/2007, hàng loạt các tổ chức tài
chính lớn trên thế giới bắt đầu quá trình bán tháo tài sản rủi ro và dịch
chuyển dòng vốn vào các tài sản an toàn. Một điều cần nhấn mạnh là
tổng giá trị ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế danh
nghĩa lớn hơn gấp hàng chục lần lượng ngoại tệ thực tế. Điều này làm
cho việc dự báo tỷ giá trở nên ít có tác dụng trong dài hạn.
Thứ hai, đồng USD có xu hướng mất dần vị thế độc tôn của đồng
tiền dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, thế giới chưa rõ vai trò của các đồng
tiền lớn như Euro, Yên Nhật, SDR, vàng và các đồng tiền mạnh khác
trong vị trí này như thế nào.
Thứ ba, cơ chế tỷ giá cố định của Trung Quốc ngày càng bị Mỹ và
các nước phương Tây chỉ trích và gây sức ép chuyển đổi sang cơ chế tỷ
giá linh hoạt hơn
 Việt Nam
Vấn đề nan giải nhất với kinh tế Việt Nam trong nhiều năm trở lại
nay là nút thắt tỷ giá, vốn liên quan trực tiếp tới tình trạng thâm hụt
thương mại.
Chênh lệch cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm
2010 là âm 12,5 tỷ USD, trong đó thâm hụt với Trung Quốc là 13 tỷ
USD. Chính thâm hụt mậu dịch nặng nề với nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới đã khiến Việt Nam phải chịu sức ép lớn về tỷ giá, do chính sách
đối với đồng tiền của 2 nước trái ngược nhau
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ
mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với
Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND
trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy
cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán
cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn
ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến
động theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 18
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
(NHNN) đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5%
(3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3% (2/2010), đồng thời với việc điều
chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ; 4/2010 NHNN yêu cầu các
Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và
kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa
điểm mua bán ngoại tệ. Gần đây nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đã
điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD
lên 18.932 VND/USD) và giữa nguyên biên độ. Với những giải pháp
này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá
chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước
lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội.
Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật
không dễ dự đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều
nhân tố tác động như: nhập siêu còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà
cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới
6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng
hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu
ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng
cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu
chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế
ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla
hóa nền kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền
mạnh/ hay yếu của một số quốc gia trong khu vực… Như vậy sẽ có vài
vấn đề đặt ra đối với TGHĐ:
Một là, có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ
trong bối cảnh một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng
nợ công, còn Trung quốc lại nâng giá đồng nhân dân tệ?
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công từ một số nước Châu Âu đang có

chiều hướng lan rộng.Trong 7 tháng đầu năm 2010, Euro đã giảm giá
15,7% so với USD, giảm 8,5% so với đồng GBP và thậm chí giảm
20% so với đồng JPY. Trung quốc nâng giá Nhân dân tệ, ít nhiều tác
động đến quan hệ ngoại thương giữa hai nuớc, tuy không lớn.
Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 19
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
Như vậy TGHĐ sẽ phải điều chỉnh thế nào và khi nào để không
gây ra những cú sốc và không tạo kỳ vọng mất giá đồng Việt Nam.
TGHĐ là giá cả đối ngoại của đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá
lúc lên, lúc xuống phải được xem là việc bình thường của nền kinh tế.
Còn khi tỷ giá diễn biến theo chiều hướng bất lợi, thì bất cứ Quốc gia
nào cũng cần can thiệp tỷ giá. Điểm khác nhau ở chỗ: thời điểm can
thiệp; công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và sự giám sát của quá trình
can thiệp. Kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trong điều hành chính sách
tỷ giá cho thấy, việc chọn thời điểm điều chỉnh với “liều lượng” hợp lý
là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho việc ổn định tỷ giá và
khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường. Với kinh nghiệm
này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động (tính toán
một cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là
cần thiết, không nên để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh,
bởi điều chỉnh thời điểm này dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các
chỉ tiêu vĩ mô khác.
Hai là, Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì xử lý
TGHĐ có phải là biện pháp hữu hiệu?

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu
ii
đã cho rằng: các đợt
phá giá tiền vừa qua, không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại”,

vì thế nếu cứ coi TGHĐ là một trong những rào cản cho xuất khẩu, để
“lập luận” cần phải giảm giá VND, để cải thiện cán cân thương mại
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 20
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
của Việt Nam sẽ là chưa ổn? Do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là
nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị
trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Ở
khía cạnh nhập khẩu, TGHĐ có thực sự hạn hạn chế nhập khẩu, để
thông qua đó hạn chế nhập siêu? Điều này cũng không hẳn như vậy.
Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên
từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu
từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu). Như
vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế
khá lớn. Do đó, các ý kiến cho rằng cần xử lý tỷ giá theo hướng tăng để
khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp
thu hẹp vai trò của tỷ giá, trong khi TGHĐ còn liên quan đến hàng loạt
vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thị trường tiền tệ, thị
trường chứng khoán và bất động sản. Chỉ xét riêng mối quan hệ giữa tỷ
giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nâng
hay giảm giá của tiền đồng. Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ
nước ngoài (khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ thì ảnh hưởng
không nhỏ đến nợ quốc gia. Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng
về nợ nước ngoài, thì khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro
nợ công do lãi suất biến động theo xu hướng tăng. Như vậy sẽ dẫn đến
chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trường trong nước và thị trường
quốc tế, sẽ làm gia tăng mức độ đôla hóa và tiếp tục tạo áp lực lên
TGHĐ. Vì vậy, khi cần điều chỉnh tỷ giá không chỉ đặt nó trong mối
quan hệ với xuất, nhập khẩu, mà còn phải xem nó trong mối quan hệ
với đầu tư, lãi suất và vay nợ nước ngoài v.v… trong chiến lược

chung là nâng cao uy tín và vị thế của VND, hướng đến một đồng tiền
tự do chuyển đổi trong khu vực.
Ba là, có khắc phục được yếu tố kỳ vọng VND mất giá?
Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm
giảm niềm tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính – tiền
tệ của Chính phủ, NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường.
Điều này đã và đang xảy ra trong dân chúng. Khi tỷ giá trên thị trường
tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay đến việc NHNN sẽ điều
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 21
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND thì giá một
số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên
cao, các giao dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn lúc nào hết (gửi tiền
cũng chỉ chấp nhận kỳ hạn ngắn từ tuần, đến tháng; nếu có gửi kỳ hạn
6 tháng hay 1 năm thì các NHTM lại phải áp dụng theo kiểu “rút ra
trước hạn ở thời điểm nào sẽ được hưởng lãi suất ở kỳ hạn đó”. Nếu
vẫn cứ tiếp cách hành xử này, VND luôn đặt trong xu thế điều chỉnh
giảm. Điều này là rất bất ổn trong trung hạn. Vậy có khắc phục được
vấn đề này không? Theo chúng tôi có thể khắc phục được bằng cách
trong ngắn hạn cần chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại
(trên dưới 5%), duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp (trên dưới 6%), đồng
thời với nó là dùng các biện pháp để nâng giá tiền đồng, tạo một sự
thay đổi từ nhận thức của người dân. Việc làm này sẽ tạo yếu tố tâm lý
rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh niềm tin của người dân bị suy
giảm về sự không ổn định sức mua của tiền đồng, họ có tiền nhàn rỗi
sẽ nhanh chóng chuyển sang vàng và ngoại tệ nắm giữ
v
.
Khi VND lên giá, có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng nhập siêu,
xuất khẩu có thể giảm đi. Nhưng như đã phân tích trên, yếu tố tỷ giá có

tác động đến xuất nhập khẩu nhưng không hẳn là yếu tố quyết định. Vì
vậy hướng đến sự ổn định tỷ giá trong trung hạn, rất cần thiết có cách
nhìn mới về vấn đề này.
2. Các chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam qua các thời kỳ
Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất
nước chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989. Tuy
nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ
giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đổng tiền neo
tỷ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tỷ giá
VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền
ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các
ngoại tệ đó với VND.
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 22
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 23
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 24
THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÓM 1
GVHD : Nguyễn Đức Minh Page 25

×