Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.2 KB, 16 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG THỜI GIAN
VỪA QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO GIAI ĐOẠN TỚI CỦA VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN.
1.1 Khái niệm và đặc điểm ODA
a. Khái niệm : ODA là tên gọi viết tắt của ba từ tiếng Anh Official Development
Assistance có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển
chính thức Tại điều I quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức ban hành ngày 5/8/1977 có nêu khái niệm về ODA như sau : “Hỗ trợ phát triển
chính thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế.
b. Đặc điểm:
+ ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi vì bao giờ cũng có phần cho không là chủ
yếu.
+ Phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng rất
nhiều (thường dưới 3%) và vay thương mại rất nhỏ.
+ Thời gian sử dụng vốn dài, thường là từ 20-50 năm và để được xếp vào ODA, một
khoản vay phải có một thành tố tối thiểu là 25% viện trợ không hoàn lại.
+ Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị kinh tế
hoặc khu vực địa lý
1.2 .Mục tiêu của bên viện trợ ODA
Ngoài mục tiêu nhân đạo giúp đỡ các nước đang và kém phát triển thì các nước hoặc
các tổ chức vẫn có các mục tiêu riêng của mình.
+ Mục tiêu về kinh tế: Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo
cũng thường gắn với việc buộc các nước nhận ODA dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo
hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài
trợ, từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước
tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho
phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao…
+ Mục tiêu về chính trị: Các nước cấp ODA sẽ nâng cao được vị thế của mình trên
trường quốc tế, cũng có thể là tăng uy tín của Chính phủ nước đó với nhân dân hoặc
tăng cường sự phụ thuộc của nước nhận ODA vào nước mình…


1
1.3. Phân loại
 Theo tiêu thức hoàn trả/các thành phần cấu thành:
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho Nhà tài trợ.
- ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): ODA cho vay với lãi suất và
điều kiện ưu đãi sao cho "yếu tố không hoàn lại" (còn gọi là "thành tố hỗ trợ") đạt
không dưới 25% của tổng trị giá khoản
- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được
cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, "yếu tố
không hoàn lại" đạt không dưới 25% của tổng giá trị của các khoản đó.
 Theo phương thức cung cấp
- ODA song phương (bilateral)
- ODA đa phương (multilateral)
 Theo mục đích:
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ,
xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát
triển thể chế và nguồn nhân lực..loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
 Theo mục tiêu sử dụng:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền
tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu.
- Hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời
gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như
thế nào?
- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.
1.3 Vai trò của ngồn vốn ODA trong phát triển kinh tế của nước tiếp nhận.
1.3.1 ODA bổ sung cho nguồn vốn trong nước
• ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển
• ODA đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đầu tư công cộng làm nền

tảng cho hoạt động phát triển kinh tế -xã hôi
2
• ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
.ODA là sụ chuẩn bị cho vốn FDI được thu hút vào và là điều kiện cho việc sủ
dụng hiệu quả nguồn vốn này.
• ODA giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải cách doanh
nghiệp quốc doanh,tự do hóa thương mại, cải tạo hệ thống tài chính tiền tệ quốc
gia đặc biệt là ngân hàng
• Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao năng lực sản xuất.
• ODA thúc đẩy hoạt động đầu tư
+ Đầu tư công.
Khi tiếp nhận vốn ODA các nước nhận đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế -xã
hội, xây dựng đường giao thông,phát triển năng lượng…vì những đặc trưng của
ngành (cần lượng vốn lớn thu hồi vốn chậm nên tư nhân không có khả năng đầu
tư).Tạo ra được sơ sở hạ tầng vững chắc,giao thông thuận tiện,hệ thống pháp
luật ổn định.
+ Đầu tư tư nhân
Thúc đẩu đầu tư tư nhân theo thống kê cứ 1 USD viện trợ thu hút xấp sỉ 2 USD
tư nhân. Viện trợ tăng với quy mô 1% GDP sẽ làm tăng đầu tư tư nhân trên 1.9%
Củng cố niềm tiên cho khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng
1.3.2 ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh tế.
+ Các khoản viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách thể chế.
+ Hỗ trợ thủ nghiệm cải cách,trình diễn thí điểm,tạo đà và phổ biến các bài học kinh
nghiệm
+ ODA giúp các nước đang phát triển chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
1.3.3 ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Giúp tăng trưởng nhanh hơn,giảm tình trạng nghèo đói và đạt được những chỉ tiêu xã
hội.Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt,khi viện trợ tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng
trưởng tăng lên 0,5%. Theo các chuyên gia về ODA bình quân các nước đang phát triển
thu nhập đầu người tăng 1% dãn đến tỷ lệ đói nghèo giảm xuống 2% nói cách khác nếu

có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỷ lệ đói
nghèo. Tăng 10 tỷ USD viện trợ một năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh
đói nghèo nếu quản lý tốt,Con số này là 7 triệu nếu quản lý không tốt. vẫn là nếu quản
lý tốt thì tỷ lệ tử vong ở trẻ e sẽ giảm 0,9% trên 1% GDP viện trợ.Viện trợ tác động
đến tăng trưởng,từ đó đã tắc động đến mục đich nâng cao mức sống.
3
II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỰ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM.
2.1 ODA và Những con số.
+Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và
hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương
đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức
OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,...
+Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân
đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký
kết.
Bảng 1: Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA của Việt Nam từ 2000- 2008
Năm Cam kết (triệu USD) Thực hiện (triệu USD) Tỉ lệ giải ngân
2000 2400 1650 68.8%
2001 2400 1520 63.3%
2002 2400 1530 63.8%
2003 2700 1422 52.7%
2004 2841 1650 58.1%
2005 3441 1700 49.4%
2006 3748 1780 47.49%
2007 4445 2150 47.37%
2008 5546 2200 39.67%
2009 5104
Qua bảng số liệu trên ta đã thấy tình hình thu hút ODA của nước ta đã tăng lên đáng
kể thể hiện ở lượng ODA cam kết. Tuy vậy thì lượng ODA thực hiện còn ở mức khiêm
tốn và tỉ lệ giải ngân chưa cao

Biểu 2.Cơ cấu ngành sử dụng nguồn vốn ODA
4
CƠ CẤU NGÀNH SỦ DỤNG ODA
15.66
21.78
28.06
9.17
8.9
3.32
13.11
NN&PTNT
NL&CN
GTVT&BCVT
Cấp thoát nước
& PT đô thị
YT & GDDT
MT& KHKT
Ngành khác

Những lĩnh vực ưu tiên chủ yếu từ nguồn vốn ODA là xây dựng cơ sở hạ tầng
năng lượng công nghệ.nguồn vốn không hoàn lại thường dành cho các dự án xóa đói
giảm nghèo….
+Trong các đối tác viện trợ chính cho Việt Nam thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất
và phần lớn các dự án đều có quy mô lớn, nhưng tỷ lệ giải ngân tài khóa 2001 chỉ đạt
9,8%; năm 2002 là 7,2% và dự kiến tăng lên 10-12% cho năm 2003. Tỷ lệ này thấp hơn
tỷ lệ giải ngân trung bình là 15%/năm ở các nước khác cùng tiếp nhận vốn ODA của
Nhật. Đối với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB), đến hết năm 2003,
các dự án đã giải ngân được 298 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2001 và 2002
nhưng tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt 14,3%, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 18%.
Bảng 2:Các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam (bộ kế hoạch và đầu tư 2004)

5
+ Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tổng nợ của Việt Nam hiện nay
khoảng 22 tỷ USD, chiếm khoảng 37% GDP. Với mức nợ an toàn là 40% GDP theo
như khuyến cáo của IMF, thì khả năng vay nợ của Việt Nam không còn nhiều.
Bảng 3: Vai trò bổ sung vốn đầu tư của ODA ở Việt Nam
Năm Đầu tư của NN ODA thực hiện ODA thực hiện/ĐTNN ODA/ tổng đầu tư
2000 5898 1650 27.97% 0.16
2001 6452 1520 23.55% 0.14
2002 6178 1530 24.76% 0.13
2003 6890 1422 20.64% -
2004 8120 1650 20.32% -
2005 9630 1700 17.65% -
2.2. Đánh Giá tổng quan.
ODA là nguồn tài chính công của chính phủ,với các khoản vay ưu đãi bình quân
chiếm khoảng 80% cơ cấu vốn ODA dành cho Việt Nam do vậy cần thiết phải tăng
cường kiểm tra giám sát và đánh giá.Hiện nay nước ta đang tiến hành xây dựng hệ
thống quốc gia để kiểm tra tiến độ và hiệu quả giải ngân của nguồn vốn này.Sau đây là
một số đánh giá sơ bộ về kinh tế - xã hội của Việt Nam:
6

×