Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

TIỂU LUẬN VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.05 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Đề tài:

VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẤT
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

GIÁO VIÊN: ĐINH THẾ HỒNG
LỚP: B - BÁO CHÍ CLC
NHĨM THỰC HIỆN:
1. Trương Lê Khánh Linh - 2156031026
2. Phạm Kim Ngân - 2156031098
3. Lương Thụy Hồng Loan - 2156031027
4. Nguyễn Thị Kim Ngọc - 2156031101
5. Đỗ Song Mai Hạnh - 2156031012


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài........................................................ 3
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu.............................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4
6. Kết cấu của đề tài......................................................................................... 4
7. Lời cảm ơn................................................................................................... 4


CHƯƠNG 1: NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT............................... 4
I. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT................................................................4
1. Khái niệm phép biện chứng duy vật....................................................4
2. Đặc điểm của phép biện chứng duy vật...............................................5
3. Vai trò của phép biện chứng duy vật...................................................5
II. NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT......................................... 5
1. Hai nguyên lý cơ bản........................................................................... 5
2. Sáu cặp phạm trù cơ bản:.....................................................................6
3. Các quy luật cơ bản..............................................................................9
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...12
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIỚI............................................................... 12
1. Giới là gì? Giới tính là gì?................................................................. 12
2. Bình đẳng giới là gì?..........................................................................13
3. Bất bình đẳng giới là gì? Thước đo bất bình đẳng giới.....................13
II. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM...................... 14
1. Về tư tưởng........................................................................................ 14

1


2. Về lao động........................................................................................ 14
3. Về giáo dục - đào tạo......................................................................... 16
4. Về bạo lực.......................................................................................... 16
5. Những thiếu sót trong việc thực hiện bình đẳng giới........................17
III. NGUN NHÂN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI..........................................19
1. Ý thức hệ hình thành từ xã hội nguyên thủy- thời điểm sơ khai của
loài người....................................................................................... 19
2. Ý thức hệ ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến:20
3. Ý thức hệ phát triển cuộc sống hiện đại:........................................... 21
IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ Ý NGHĨA CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI VIỆT

NAM.......................................................................................................24
V. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM............... 28
1. Vận dụng mối liên hệ phổ biến..........................................................28
2. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển.................................................33
KẾT LUẬN............................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................36

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, bên cạnh các vấn đề về nhân quyền, bình đẳng giới ln là
một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm từ cộng đồng và các quốc gia
trên toàn thế giới. Bởi thực trạng bất bình đẳng giới đã và đang tạo nên nhiều tác
động tiêu cực đến đời sống cá nhân cũng như là một trong những nguyên nhân
kiềm chân bước phát hiện của kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19, vấn đề này càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn bao
giờ hết.
Bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại
Việt Nam phát biểu tại báo cáo “Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm
2021”: “Đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề hơn tới phụ nữ ở Việt Nam và
làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị trường
lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam
giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%.” Theo báo cáo năm 2021

2


của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, thế giới sẽ mất tới 136 năm thay vì 99
năm như dự kiến trước khi đại dịch xảy ra. Đồng thời, áp lực về kinh tế, bệnh tật
cũng đã dẫn đến sự gia tăng nạn bạo lực trên cơ sở giới. Ngồi ra, bất bình đẳng

giới cịn phổ biến trong quan niệm của một bộ phận người, tạo nên định kiến giới
như “trọng nam khinh nữ”,... Mặt khác, khi các phong trào nữ quyền nổ ra, xã
hội đã xuất hiện suy nghĩ sai lệch, đánh đồng bình đẳng giới chỉ ủng hộ cho phái
nữ và căm ghét nam giới trong khi đó đây được xem là lý thuyết về sự bình đẳng
trong các quyền về chính trị, kinh tế và xã hội.
Do vậy, nhóm quyết định chọn đề tài về bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Đây
có thể khơng phải là vấn đề mới mẻ song luôn là chủ đề thu hút đông đảo sự quan
tâm của xã hội. Quan trọng hơn hết, nhóm muốn ứng dụng phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc phân tích, đánh giá thực trạng cũng như
từ đó đề ra các định hướng, giải pháp phù hợp, hiệu quả cho vấn đề này. Vì vậy
đề tài nhóm nghiên cứu là “Vận dụng phép biện chứng duy vật trong việc giải
quyết vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Ở thời điểm hiện tại, trên các diễn đàn, phương tiện truyền thông đại chúng
đã xuất hiện rất nhiều báo cáo, tài liệu với đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Bên
cạnh đó nước ta cũng gặt hái được một số thành tựu nhất định, giúp nâng cao
nhận thức công chúng về bất bình đẳng giới nói chung, nhưng cũng khơng thể
phủ nhận rằng vẫn còn nhiều bất cập tồn tại và chưa được giải quyết triệt để.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, nguyên nhân bất bình đẳng giới tại Việt
Nam qua đó vận dụng phép biện chứng duy vật đề xuất các định hướng và giải
pháp nhằm góp phần cải thiện vấn đề cũng như tạo cơ hội bình đẳng về quyền lợi
cho cả hai giới.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu nhóm muốn hướng đến ở đây chính là cách giải quyết
thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam bằng cách đánh giá toàn diện vấn đề,
hệ thống lại khái niệm giới và nguyên nhân gây nên dựa trên phép biện chứng

duy vật của triết học Mác Lê-nin
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu xung quanh thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt
Nam, xuất phát từ những nguyên nhân xa xưa đến hiện tại để có cái nhìn tồn
diện về vấn đề qua đó đưa ra giải pháp phù hợp.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của nhóm dựa trên phương pháp như: phép duy vật biện
chứng, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp nghiên cứu định tính.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Nội dung phép duy vật biện chứng
Chương 2: Vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
7. Lời cảm ơn
Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn và khoa đã đưa môn học Triết học Mác Lênin vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn - thầy Nguyễn Anh Quốc và thầy Đinh Thế Hoàng đã giảng dạy,
truyền đạt kiến thức, hiểu biết về môn học này trong suốt thời gian vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn Triết học Mác Lênin là môn học thú vị, vô cùng bổ ích, đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu học tập của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức là vô hạn và sự tiếp cận của bản thân mỗi người luôn tồn tại những
hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thiện bài tiểu luận đầu tiên, chắc
chắn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy và khoa xem xét và

góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học. Triết học Mác - Lênin là
hệ thống quan điểm duy vật biện chứng tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan
và phương pháp luận khoa học. Chính vì thế, bằng tri thức của nó, triết học đang
là công cụ cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực
lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới. Trong triết học, phép
biện chứng duy vật là một trong những nội dung quan trọng. Những nội dung
khái quát sau đây về phép biện chứng duy vật sẽ là cơ sở cho các phần nghiên
cứu tiếp theo của tiểu luận.
1.Khái niệm phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng (dialectic) là học thuyết về biện chứng của thế giới. Chữ
“phép biện chứng” vốn có nguồn gốc từ một động từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa

4


là ‘đối thoại’ và ban đầu có nghĩa là “nghệ thuật đối thoại”, “bàn luận”, hay
“tranh biện”.
Phép biện chứng duy vật là trở thành một khoa học, là “linh hồn sống”, là
“cái quyết định của chủ nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển
phổ biến của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng
duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận
thức và thực tiễn.
Khi bàn về các quy luật, Ăng-ghen định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua
chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển
của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.[1,tr.82]

Biện chứng là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ qua lại lẫn nhau, sự
vận động và phát triển của bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc
lập bên ngồi ý thức con người; là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ và sự
vận động, biến đổi của chính q trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc
con người.
Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân
thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng của chính q trình nhận
thức, là biện chứng của tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con
người
2.Đặc điểm của phép biện chứng duy vật
Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa quan
điểm thế giới vật chất và phương pháp luận biện chứng, nó nằm giữa lý luận
nhận thức và logic biện chứng.
Mọi nguyên lý của phép biện chứng đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật, mọi quan điểm của phép biện chứng đều xuất phát từ sự vận hành của tự
nhiên và lịch sử xã hội loài người; mọi nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép
biện chứng đều được lý giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bởi tất cả
những phát triển trước đây của khoa học tự nhiên.
3.Vai trò của phép biện chứng duy vật
Về vai trò, phép biện chứng duy vật kế thừa và phát triển phép biện chứng
từ tự phát đến tự giác, tạo nên chức năng phương pháp luận phổ biến nhất, định
hướng cho việc hình thành các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn. Đây là hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất trong khoa học, vì
chỉ nó mới có thể cung cấp cách giải thích q trình phát triển, các mối quan hệ
chung và các bước chuyển đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác trên thế giới.
II.

NỘI DUNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Hai nguyên lý cơ bản
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng

5


hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự
thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thừa nhận ba tính chất bao gồm: tính
khách quan của các mối liên hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau từ đó tồn
tại tính phổ biến và tính đa dạng phong phú được thể hiện trong vô vàn các mối
liên hệ đó.

Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức con con người cần tơn
trọng quan điểm tồn diện. Thứ hai, khi xem xét bất kỳ một sự vật, hiện tượng cụ
thể, ta cần phải đặt nó trong một tổng thể thống nhất, xem xét tất cả các mối liên
hệ chủ quan, khách quan, trực tiếp và gián tiếp, rút ra được mặt hay mối liên hệ
tất yếu nhất của chủ thể và xem xét trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. Từ đó,
hình thành nhận thức sâu sắc, đúng đắn về chủ thể.
1.2. Nguyên lý về sự phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hồn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn, chỉ vận động nào theo
khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong khơng gian và
thời gian, nếu thốt ly chúng thì khơng thể có phát triển
Ngun lý về sự phát triển bao gồm các tính chất cơ bản như: tính khách
quan ở chỗ tất cả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn tồn tại vận động,
phát triển độc lập với ý thức của con người; tính phổ biến quy định nguyên lý

này tồn tại và diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy;
tính kể thừa, phát huy những gì đặc tính tốt đẹp của cái cũ trên cơ sở cao hơn
đồng thời loại bỏ tiêu cực, lạc hậu; tính đa dạng phong phú

Ý nghĩa phương pháp luận
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần đặt đối tượng trong sự vận động và
phát hiện xu hướng biến đổi của nó. Thứ hai, cần nhận thức phát triển là quá
trình trải qua nhiều giai đoạn nên cần tìm hình thức, phương pháp phù hợp để
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển. Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối
tưởng mới hợp quy luật. Thứ tư, phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối
tượng cũ và phát triển chúng trong điều kiện mới
2. Sáu cặp phạm trù cơ bản
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động tinh thần chung của con người và
là mơ hình tư duy phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ vốn có của mọi đối
tượng hiện thực. Phạm trù triết học giúp con người phản ánh những tư liệu cụ thể
có được trong q trình nhận thức và cải tạo hiện thực
2.1
Cái riêng và cái chung
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất
định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
khơng những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự
vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.

6


Trong phép duy vật biện chứng, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ
phận, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của mình, khơng có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng, cái
chung tồn tại thực sự, nhưng khơng tồn tại ngồi cái riêng mà phải thông qua cái

riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

Ý nghĩa phương pháp luận
Trong mỗi trường hợp cụ thể, cái chung cần được cá biệt hoá trong các
trường hợp cụ thể đồng thời chỉ nên rút ra những mặt chung, những cái thích hợp
cho hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Ngoài ra phép biện chứng đích thực phải đẩy
“cái chung”, “cái riêng” lên thành cặp phạm trù đặc thù và phổ biến
2.2
Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ
những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân
gây nên.
Mối liên hệ nhân-quả được tạo thành bởi 3 tính chất cốt lõi là khách quan,
phổ biến và tất yếu. Bên cạnh đó, phép biện chứng duy vật cho rằng, một nguyên
nhân nhất định trong hồn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định.
Và trong quá trình vận động nguyên nhân có thể chuyển hóa thành kết quả

Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, mối liên hệ nhân quan tìm ra được nguyên nhân trong hiện thực
khách quan. Và chính nguyên nhân đó mới có thể dẫn đến kết quả chính xác. Từ
đó dẫn đến nhận thức đúng đắn ở con người. Thứ hai, mối liên hệ này giúp phân
biệt chính xác các loại nguyên nhân. Thứ ba, từ những mối liên hệ phức tạp giữa
nhân-quả, cần phải có cách nhìn tồn diện và khơng chỉ tồn diện mà cịn phải
xét trên từng giai đoạn cụ thể.
2.3
Tất yếu và ngẫu nhiên
Tất nhiên (tất yếu) là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do
nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện

nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên là phạm trù
triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất, do ngun nhân, hồn cảnh bên
ngồi quy định nên có thể xuất hiện, có thể khơng xuất hiện; có thể xuất hiện thế
này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trị nhất định trong quá trình vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng. Nếu tất nhiên chi phối sự phát triển thì ngẫu
nhiên có tác động đến tốc độ của q trình ấy. Vì lẽ đó, mỗi sự vật, hiện tượng
đều hội tụ cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Chúng không chỉ tồn tại đơn thuần mà cịn
chuyển hố lẫn nhau. Vì vậy khơng nên có quan niệm cứng nhắc.


Ý nghĩa phương pháp luận

7


Thứ nhất, tất nhiên là luôn đi theo những con đường đã vạch sẵn nên trong
hoạt động thực tiễn cần phải dựa vào tất nhiên vậy nên nhiệm vụ đặt ra là cần
phải nghiên cứu về mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan. Thứ hai, để
biết về tất nhiên thường phải nghiên cứu về những ngẫu nhiên mà tất nhiên đi
qua. Thứ ba, không được xem nhẹ ngẫu nhiên mà phải có phương án dự phịng
phù hợp với ngẫu nhiên để tối ưu hố q trình. Thứ tư, ở một điểm nút nào đó,
các ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn có thể trở thành cái tất nhiên. Và những tất
nhiên lỗi thời thành cái ngẫu nhiên. Đó là những tình huống hồn tồn có khả
năng xảy ra.
2.4
Nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo
nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức
tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên

hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng
và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngồi, mà cịn là cái thể hiện cấu trúc bên
trong của sự vật, hiện tượng.
Nội dung và hình thức ln có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau và
cùng tồn tại trong thống nhất trong sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, nội dung giữ
vai trò quyết định nhất. Hình thức xuất hiện trong sự quy định của nội dung. Tuy
nhiên, hình thức lại tồn tại độc lập và có thể tác động ngược lại nội dung. Khi
hình thức phù hợp với nội dung thì nó sẽ trở thành động cơ thúc đẩy sự phát triển
và ngược lại.


Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, trước khi tác động hay biến đổi của bất kì sự vật, hiện tượng thì
phải làm thay đổi nội dung của nó trước. Thứ hai, trong suốt quá trình phát triển
của sự vật, hiện tượng, cần phải theo sát tiến trình của hình thức và thay đổi kịp
thời. Thứ ba,cần phải loại bỏ suy nghĩ bảo thủ, trì trệ như một nội dung chỉ cần
một hình thức hay một hình thức chỉ có một ý nghĩa. Như vậy, con người sẽ
tránh được lối suy nghĩ chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đi theo lối mòn.
2.5
Bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển
của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối
tượng. Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt,
mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là
hình thức thể hiện của bản chất đối tượng. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại
khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, cái này không thể tồn tại thiếu cái kia
Bản chất và hiện tượng là mối liên hệ gắn kết chặt chẽ trong khách quan.
Nói cách khác, bản chất tồn tại thơng qua hiện tượng và hiện tượng là sự thể hiện

của bản chất. Vì lẽ đó, bản chất và hiện tượng lại đóng vai trị khác nhau trong
cùng một chỉnh thể. Nếu bản chất luôn gắn liền với những cái phổ biến, là sợi chỉ

8


đỏ xuyên suốt trong sự phát triển gọi là tính quy luật. Thì hiện tượng lại phải ánh
cái riêng cá biệt hay còn gọi là cái đơn nhất.

Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thơng qua hiện tượng và hiện tượng
thường biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến vì thế khi xem xét mọi sự vật,
hiện tượng không nên chủ quan dựa vào biểu hiện bên ngoài mà phải soi xét bản
chất nội hàm của chúng. Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các liên
hệ. Do đó, chúng thường được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự
chuyển hoá, biến đổi của bản chất.
2.6

Khả năng và hiện thực


Khái niệm:
Khả năng là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi
nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Khả năng là cái
hiện chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp. Hiện thực
là cái đang có, đang tồn tại, gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn
tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức,
là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó.
Khả năng và hiện thực là hai mặt đối lập nhau và tồn tại trong mối quan hệ
chặt, không thể tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau. Chính trong sự phát

triển của cái mới lại sinh ra khả năng, Như vậy, đây được xem như hiện thực hố
sự liên tục của q trình biến đổi. Do đó, để có thể thành cơng, con người khơng
chỉ xem xét hiện thực mà cịn phải tính tốn cả những khả năng vốn có ở hiện
thực.


Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn tất yếu phải dựa vào
hiện thực. Tuy nhiên, vì khả năng là biểu hiện định hướng cho hiện thực trong
tương lai nên cần xem xét các khả năng xuất phát từ nội tại sự vật, hiện tượng.
Và cũng khơng thể chủ quan mà phải tính tốn đến các phương án dự trù cho mọi
khả năng có thể xảy ra. Thứ hai, cần xác định được khả năng phát triển thì mới
tiến hành chọn lọc và thực hiện vào thực tiễn. Thứ ba, sự vật, hiện tượng vốn
mn hình vạn dạng,cần phải cân nhắc, tính tốn các phương án dự kiến cho
từng khả năng riêng lẻ để tránh bất khả kháng đồng thời xác định, chọn lọc kĩ
càng mà trước hết là ưu tiên các khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng sẽ dễ
dàng chuyển hóa thành hiện thực hơn. Tuyệt đối không được chủ quan vào các
nhân tố ngẫu nhiên hay xem thường quá trình trên.
3. Các quy luật cơ bản
Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu
giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
3.1. Quy luật lượng - chất

9


Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật trong triết học Mác – Lênin.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó chứ
khơng phải là cái khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như
các thuộc tính của sự vật.
Trong quy luật lượng - chất, lượng là cái biển đổi thường xuyên còn chất là
cái tương đối ổn định. Khi lượng biến đổi đến một mức độ nhất định (điểm
nút) sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế cho chất cũ. Ở đây, sự thay đổi về
lượng có thể biến đổi nhanh chóng hay chậm rãi, kéo theo những biến đổi có thể
tuần tự hay cũng có thể là bước nhảy vọt của sự vật hiện tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng là những chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt lượng và
chất, khơng chỉ tồn tại đơn thuần mà cịn tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy quan
hệ giữa lượng – chất là mối quan hệ biện chứng.


Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu
về phương diện chất và lượng của sự vật. Thứ hai, muốn thay đổi về chất, trước
hết phải từng bước thay đổi về lượng. Chỉ khi lượng thay đổi đạt tới điểm nút thì
chất mới thay đổi. Thứ ba, trước bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải, cần phải
giữ thái độ khách quan; cần phải loại bỏ, khắc phục tư tưởng tả khuynh, bảo thủ
hữu khuynh, chủ quan, duy ý chí trong tư duy lẫn nhận thức. Cuối cùng, quy luật
này nhắc nhở con người phải vận dụng linh hoạt phương pháp phù hợp để tác
động vào phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất.
3.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng
và được thể hiện ở việc: thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào
nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, khơng có mặt này thì khơng có mặt kia. Thứ
hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh

giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn. Thứ ba, giữa các mặt đối
lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập cịn tồn tại những yếu
tố giống nhau
Thống nhất mang tính tạm thời cịn đấu tranh mang tính tuyệt đối. V.I.Lênin đã
viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Nếu như quy
luật lượng – chất là cách thức của nguyên lý phát triển thì quy luật mâu thuẫn hay
còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là cội nguồn của
nguyên lý này.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thừa nhận bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập không
chỉ tồn tại ở nội tại sự vật, hiện tượng mà còn tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy,
chính sự tồn tại song hành giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là

10


nguyên nhân, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
ngay từ bên trong.
Bên cạnh đó, quy luật này cịn tồn tại khách quan, phổ biến và phong phú, đa
dạng. Khách quan vì quy luật này thừa nhận các mặt đối lập cùng tồn tại trong
mỗi sự vật, hiện tượng. Phổ biến vì nó diễn ra ở khắp các lĩnh vực từ tự nhiên,
đến xã hội, ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Ngồi ra, quy luật này còn đa
dạng và phong phú mà biểu hiện cụ thể là đa dạng lĩnh vực và đặc điểm. Nếu căn
cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật sẽ có mâu thuẫn bên trong và bên ngồi. Căn
cứ theo vai trò quyết định sự phát triển của sự vật có mâu thuẫn cơ bản và khơng
cơ bản. Còn căn cứ theo từng giai đoạn phát triển của sự vật có mâu thuẫn chủ
yếu và thứ yếu. Cuối cùng, căn cứ vào quan hệ giai cấp trong xã hội có mâu
thuẫn đối kháng và khơng đối kháng.



Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, ta cần phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện
tượng, từ đó đưa ra các phương án giải quyết phù hợp với quy luật, thực tiễn. Tuy
nhiên, khơng dễ để có thể phát hiện ra mâu thuẫn. Vì vậy cần phải xem xét sự vật,
hiện tượng trong thể thống nhất của các mặt đối lập.Thứ hai, sau khi phát hiện ra
mâu thuẫn chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình. Sau đó, cần phải đặt mâu
thuẫn trong tương quan các mối liên hệ, vị trí, vai trị,….và phân tích chúng thật
cụ thể. Từ một quá trình đầy đủ cơ sở khách quan đó mới có thể đưa ra phương
án cũng như nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Thứ ba,
phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, khơng nóng vội chủ quan hay bảo thủ trước những mâu thuẫn mà phải dựa
vào điều kiện, thời cơ để tận dụng và giải quyết triệt để.
3.3. Quy luật phủ định của phủ định
Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt
xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến
bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ; làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay
thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật hiện tượng cũ với sự vật
hiện tượng mới.
Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc)
và kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời thay cho sự vật, hiện tượng cũ) thông
qua sự thay đổi và kế thừa, từ đó góp phần tạo nên sự vật, hiện tượng phát triển
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Các đặc trưng cơ bản của quy luật là khách quan, phổ biến, kế thừa, đa dạng và
tính chu kỳ. Trước hết, quy luật này thể hiện tính khách quan ở điểm khi các sự
vật, hiện tượng có thể tự phủ định mình vì mâu thuẫn nội tại. Tiếp theo, phủ định
biện chứng lại ủng hộ sự kế thừa và phát huy, chỉ loại bỏ các yếu tố tiêu cực,
khơng cịn phù hợp và cải tạo những thứ tốt đẹp sẵn có để góp phần hồn thiện
cái mới chuẩn bị ra đời. Ngoài ra, quy luật này khơng chỉ đúng với một vài lĩnh
vực hay khía cạnh mà còn phổ biến mọi nơi cả trong tự nhiên, xã hội lẫn tư duy.

Cuối cùng là tính chu kỳ của quy luật. Chu kỳ thể hiện ở hình xốy ốc: nó cho sự

11


biến đổi mang tính kế thừa của sự phát triển, vận động. Ở phủ định lần thứ nhất,
sự vật, hiện tượng trở thành cái đối lập với chính nó. Tiếp theo, ở lần phủ định
thứ hai, sự vật, hiện tượng mới ra đời mang nhiều nội dung tích cực của cái cũ
hoà lẫn nội dung đối lập - đây được gọi là quá trình phủ định của phủ định, tức là
lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn thiện hơn.


Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật,
hiện tượng; sự thống nhất và tính kế thừa của sự phát triển. Thứ hai, quy luật này
giúp con người có nhận thức đúng đắn về sự phát triển. Sự phát triển của bất kỳ
sự vật nào cũng quanh co, phức tạp. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Do
đó, cần có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển. Thứ ba, quy luật này
còn giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự phát triển cũng như sự xuất hiện của các sự
vật, hiện tượng mới. Thứ tư, trong hoạt động con người phải biết phát hiện cái
mới và ủng hộ, tạo điều kiện cho cái mới phát triển thay thế cái cũ đã lạc hậu.

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIỚI
1. Giới là gì? Giới tính là gì?
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ
xã hội.

Giới tính do các yếu tố sinh học quyết định, mang tính bẩm sinh và đồng
nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống
nhau), khơng thể thay đổi được và cũng không nằm trong khả năng lựa chọn của
con người.
Nhưng về khía cạnh giới, những đặc điểm giữa nam và nữ trong các mối
quan hệ xã hội lại có thể hốn đổi cho nhau , tùy theo nhiều yếu tố ngoại cảnh tác
động mà chúng sẽ thay đổi theo thời gian và không gian, từ nước này sang nước
khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác để thích nghi với từng đặc trưng
xã hội…Bên cạnh đó, các đặc tính xã hội cũng khơng mặc định dành riêng cho
bất kỳ giới nào. Từ nghề nghiệp, tính cách đến quyền lợi, cả hai giới đều có
quyền bình đẳng chung như nhau, nếu phụ nữ có thể mạnh mẽ, có thể trở thành
phi cơng, thợ máy thì chuyện nam giới dịu dàng hay làm những công việc như
trơng trẻ cũng là điều hết sức bình thường. Chính vì vậy, việc hướng đến một xã
hội tiến bộ khơng cịn thực trạng bất bình đẳng giới là vơ cùng quan trọng, là yêu
cầu tất yếu của sự phát triển để các cá nhân đều được tơn trọng và có cơ hội phát
huy tốt tiềm năng bản thân.

12


2. Bình đẳng giới là gì?
Theo Quy định của Luật Bình Đẳng Giới (2007):
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của
gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Khoản 3 và
Khoản 6 Điều 5)
Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới (Điều 6)
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ khơng bị phân biệt đối xử về giới.
giới.

giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới khơng bị coi là phân biệt đối xử về
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về

5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi
pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình,
cá nhân.
3. Bất bình đẳng giới là gì? Thước đo bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và
cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và
hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và
phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ
hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: gánh nặng cơng việc, sự phân biệt đối
xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực
trên cơ sở giới tính.[13]
Chỉ số phát triển giới (GDI) là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố
thu nhập, tri thức và tuổi thọ.


GDI nhận giá trị trong khoảng 0 đến 1. Khi GDI càng tiến đến giá trị 0 thì
mức độ chênh lệch giữa hai giới càng lớn và ngược lại.
 Chỉ số vị thế về giới (GEM) là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, lãnh đạo quản lý, kỹ thuật,
chuyên gia và thu nhập.


13


Theo khái niệm về GEM, sự bình đẳng về vai trò của giới chỉ đạt được khi
các chỉ tiêu phản ánh đề cập trong mục 2 đạt trị số 50% và người ta dùng trị số
50% làm giá trị cực đại trị số GEM bằng 0% sẽ có sự bất bình đẳng tuyệt đối (giá
trị tối thiểu). [5],[6]
II. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt Nam được đánh giá là một
trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua ở
khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng
giới. Tuy nhiên thực trạng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại dưới nhiều hình
thức trong xã hội, để lại hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến sự phát triển của
từng cá nhân và cả cộng đồng.
1. Về tư tưởng
Theo F.Engels: “Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng
với sự phát triển đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể và sự áp bức
đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà”, có thể thấy rằng sự
áp bức giới xảy ra từ rất sớm và người phụ nữ chính là nạn nhân đầu tiên của vấn
nạn này. Đến tận bây giờ khi xã hội ngày càng trở nên tiến bộ, những hệ tư tưởng
bất bình đẳng giới tuy có phần giảm thiểu nhưng vẫn tồn tại như một “thế lực”
gây cản trở với nhiều cá nhân trong quá trình phát triển.
Cụ thể ở Việt Nam, có thể điểm qua tư tưởng “trọng nam khinh nữ” lâu đời
đã ăn sâu vào đời sống của nhiều thế hệ dẫn đến tình trạng kén chọn giới tính khi
sinh con, hay những đặc quyền giới vô căn cứ để tiếp cận giáo dục, nghề nghiệp
và vị thế xã hội. Không chỉ vậy, một số định kiến về tính cách, ngoại hình, hoặc
nghĩa vụ của từng giới tưởng chừng là khuôn mẫu chung nhưng thật ra lại mang
tính áp đặt nặng nề: con gái phải dịu dàng, thùy mị, phải làm hết việc nhà, phải
đầy đủ “công, dung, ngôn, hạnh”, con trai phải mạnh mẽ, quyết đốn, phải là trụ
cột gia đình đảm đương nhiều việc.

Cứ như vậy, chúng ta đã vơ tình tạo cơ hội để tư tưởng phân biệt giới được
“tiếp nối” qua nhiều thế hệ, ngay cả những người từng là nạn nhân của bất bình
đẳng giới vẫn có thể trở thành thủ phạm ngay sau đó. Và khơng chỉ ở phụ nữ, các
vấn đề về nam giới tuy ít nhắc đến nhưng cũng cần nhận được quan tâm kịp thời.
Vì hơn hết, bất bình đẳng giới là vấn nạn chung của xã hội và nạn nhân có thể là
bất kỳ ai trong chúng ta, chỉ khi có sự đồng lịng từ cơng chúng mới có thể giải
quyết triệt để vấn đề luận theo quan điểm duy vật biện chứng của triết học MácLênin.
2. Về lao động
Có thể thấy rằng, phụ nữ thiệt thòi hơn nam giới về rất nhiều mặt trong lao
động.
Đầu tiên là về cơ hội việc làm, phụ nữ có nguy cơ trở thành lao động gia
đình cao hơn gấp đôi so với nam giới trong khi lại chiếm tỉ trọng thấp hơn trong

14


tất cả các hình thức lao động cịn lại. Cụ thể theo Điều tra Lao động Việc làm của
Tổng cục thống kê năm 2019, phụ nữ lao động gia đình ở Việt Nam chiếm
19,42% so với số liệu của nam giới là 9,21%, một khoảng cách giới quá đáng kể
bị ảnh hưởng phần lớn do định kiến công việc nội trợ và người phụ nữ phải gắn
liền với nhau. Điều đó đồng nghĩa rằng khả năng tự làm chủ cuộc đời của họ
cũng bị hạn chế hơn rất nhiều, trong khi những cơng việc mang tính chất ổn định
về thu nhập, có nhiều chính sách bảo đảm như làm cơng ăn lương riêng nam giới
đã chiếm hơn nửa bảng số liệu vào năm 2019 (51,45%)
Trong lĩnh vực chính trị, sự tham gia của phụ nữ cũng là nhân tố quan trọng
giúp nâng tầm vị thế xã hội phái nữ và góp phần giảm thiểu, chấm dứt các hình
thức phân biệt đối xử. Dù đã đạt được những thành tựu nhất định như đứng thứ
51 trên thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội sau Quốc hội khóa XV theo thống
kê của Liên minh Nghị viện Thế giới nhưng nhìn chung, tiếng nói của phụ nữ
vẫn chưa chưa tương xứng với khối lượng công việc và trách nhiệm mà họ gánh

vác.
Trong các cấp ủy đảng: Dựa vào kết quả đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ
2020-2025, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp cơ sở đã tăng 1,62% (20,8%), cấp trên cơ
sở đạt 17,4% và số liệu này ở các đảng bộ trực thuộc Trung ương là 15,73% so
với nhiệm kỳ trước
Trong các cơ quan dân cử: Theo thống kê từ kết quả bầu cử đại biểu Quốc
hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV
lần đầu tiên vượt qua mức 30% (30,26%). Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đạt 29%, cấp huyện là 29,8%; cấp
xã là 28,98%
Trong bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương và địa phương: Tính
đến hết tháng 7-2020, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
có lãnh đạo nữ đạt 36,6% (11/30), trong đó có 11/16 nữ thứ trưởng các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.[24]
Đối với những ngành nghề khác, đặc biệt là nghề giáo viên, mức độ ảnh
hưởng của định kiến giới vẫn còn rất rõ rệt. Hệ quả là số lượng giáo viên nam ở
các cấp cịn q ít dẫn đến thiếu hụt hình mẫu tích cực để học sinh có thể noi
theo và đồng thời còn hạn chế khả năng phát triển tồn diện của giáo dục. Theo
tính tốn từ Niên giám thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 20182019, số lượng giáo viên nam có xu hướng giảm dần từ cân bằng ở bậc đại học
tới các trường tiểu học chỉ còn chiếm 1/4 tổng số giáo viên.
Thứ hai là về thu nhập, theo Thông tin thống kê giới tại Việt Nam 2020 của
Tổng Cục thống kê, mức thu nhập bình quân của phụ nữ (4,6 triệu đồng) luôn
thấp hơn nam giới (5,6 triệu đồng) ở đa số ngành nghề, khoảng cách giới đặc biệt
cao đối với nhóm lao động lớn tuổi hoặc khu vực kinh tế nơng nghiệp.[6] Thậm
chí là cùng trình độ học vấn, chênh lệch mức thu nhập giữa hai giới cũng khơng
có sự thay đổi nào đáng kể. Theo Báo cáo Tóm tắt Chính sách số 2- 03/2018 của
EAPGIL, một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là thay vì chọn làm việc
trong những ngành nghề thu nhập cao, phụ nữ có xu hướng quan tâm đến các
phúc lợi phi tiền tệ như nghỉ phép có lương, số giờ làm việc trong tuần ít hơn,


15


bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội để đảm bảo cho cuộc sống gia đình khơng bị
ảnh hưởng.
Thứ ba là công việc nội trợ, trong khi phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một
tuần cho việc nhà, số liệu ở nam giới chỉ bằng một nửa ( 10,7 giờ) và tệ hơn, có
đến gần 20% nam giới cho biết họ không hề dành bất kỳ thời gian nào làm nội
trợ.
Thứ tư là sự chênh lệch giới trong trình độ chuyên môn. Theo khảo sát cho
thấy, cứ 4 lao động nam có việc làm thì có 1 người đã qua đào tạo, số liệu này
nhỉnh hơn ở nữ giới nói chung một đơn vị và đặc biệt ở khu vực nông thôn, lao
động nữ được đào tạo chỉ đạt 12,3% năm 2019. Vì nhìn chung, việc phổ cập các
hoạt động sản xuất thường nhắm đến đối tượng nam hơn (chủ hộ gia đình) rồi
sau đó mới được truyền đạt lại, dẫn đến thực trạng phụ nữ có rất ít cơ hội để tiếp
cận nguồn lực, trực tiếp tham gia tập huấn nâng cao tay nghề hay cải thiện trình
độ học vấn của mình.
(Tổng Cục thống kê (2020), Thơng tin thống kê giới tại Việt Nam 2020, Nxb
Thống kê, Hà Nội.)
3. Về giáo dục - đào tạo
Có thể nói rằng, đây chính là lĩnh vực đạt được nhiều thành tựu rõ nét nhất
trong nỗ lực chấm dứt bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ
nhập học các cấp luôn ở mức cao với cả nam (97%) và nữ (94,6%) năm 2019
mặc dù những khu vực vùng sâu vùng xa nhuư Trung du miền núi Bắc Bộ hay
Tây Nguyên số phụ nữ không biết chữ vẫn cịn tương đối nhiều.[6] Nhưng nhìn
chung, các định kiến giới trong giáo dục như ‘con gái không cần học nhiều vì dù
gì sau này cũng lấy chồng’ hay ‘con trai nên nghỉ học sớm để giúp đỡ gia đình’
đã giảm thiếu đáng kể, đa phần người dân đều ý thức được tầm quan trọng của
việc học và tích cực tạo điều kiện tiếp cận trường lớp cho trẻ em.
Ngoài ra theo số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình 2019, tỷ lệ người có

bằng thạc sỹ, tiến sỹ đã đạt 0,44% trong đó số lượng nữ thạc sỹ, tiến sỹ chỉ chiếm
hơn 1/3 trong tổng số người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ tại Việt Nam.
4. Về bạo lực
Theo Tuyên bố về Loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ của Liên hiệp quốc
năm 1993 (CEDAW), bạo lực trên cơ sở giới (bạo lực giới) là bạo lực nhằm
vào một người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Nó bao gồm các hành động
gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục, những đe dọa dẫn đến
những hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự
do của người đó…
Bạo lực giới xảy ra ở nhiều hình thức: từ bạo lực gia đình, hơn nhân, mơi
trường giáo dục, làm việc đến các hành vi lạm dụng tình dục, hoạt động mại dâm,
mua bán người,..., ảnh hưởng không chỉ riêng phụ nữ mà cả nam giới cũng có thể
trở thành nạn nhân của thực trạng này.
Kết quả từ hai cuộc khảo sát quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ trong năm
2010 và 2019 cho thấy, tỷ lệ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ do chồng

16


gây ra ở Việt Nam năm 2019 thấp hơn so với năm 2010, ngoại trừ bạo lực tình
dục. Cứ bốn phụ nữ thì có hơn một phụ nữ bị bạo lực thể xác do chồng hiện tại
hoặc chồng cũ gây ra trong đời. Cứ tám phụ nữ thì có một phụ nữ bị chồng hiện
tại hoặc chồng cũ bạo lực tình dục trong đời, trong đó bị ép quan hệ tình dục trái
mong muốn là hành vi phổ biến nhất. Ngồi bị bạo lực từ chồng, phụ nữ cịn có
nguy cơ bị bạo lực do người khác. Cứ mười phụ nữ thì có hơn một phụ nữ (11%)
bị người khác không phải là chồng bạo lực thể xác từ khi 15 tuổi. Đáng buồn hơn,
hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo hành do chồng hoặc bạn tình gây ra chưa từng tìm
kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền mà chỉ âm thầm chịu đựng,
dẫn đến hậu quả bạo lực giới ngày càng trở nên phức tạp và trầm trọng.
Ngồi ra nạn tảo hơn, quấy rối tình dục, mua bán người,...trên cơ sở bạo lực

giới vẫn cịn là những vấn đề vơ cùng nhức nhối, đặc biệt đối với người khuyết
tật, trẻ em, phụ nữ ở nơng thơn, số liệu thống kê được có khoảng cách tương đối
cách biệt so với tình hình chung cả nước. Chính vì vậy việc quan tâm và tìm ra
những giải pháp phù hợp với nhóm đối tượng dễ tổn thương nêu trên cũng đặt ra
nhiều thử thách trong công cuộc xóa bỏ bất cơng xã hội.
Đối với nam giới - những nạn nhân ít được nhắc đến hơn trong các cuộc
khảo sát về bất bình đẳng giới hay vấn đề bạo hành nói riêng, nhưng trên thực tế
nhiều người trong số họ vẫn đang phải đối mặt với bạo lực giới, họ cũng cần
được cảm thơng và có cơ hội lên tiếng bảo vệ chính mình. Cụ thể, gánh nặng
hình mẫu trên vai nam giới về một người đàn ông nam tính, mạnh mẽ, “ga-lăng”
với phụ nữ và kiếm được nhiều tiền vẫn còn rất phổ biến, những định kiến về
tính cách và vai trị giới tính dựa vào thể chất, tinh thần chính là lý do khiến họ
phải im lặng chịu đựng thay vì tự do bày tỏ cảm xúc của mình.
Hơn nữa, xu hướng tấn cơng tình dục trẻ em trai dạo gần đây cũng tăng lên
không ít. Theo Thống kê của Tổng cục Cảnh sát Bộ Cơng an, 16% nạn nhân trẻ
em bị xâm hại tình dục là trẻ nam, trong khi thực tế thực tế tình trạng này phổ
biến nhiều hơn chúng ta nghĩ. Với quan điểm con trai “khơng mất gì trong
chuyện đó”, chúng ta đã vơ tình góp phần làm tăng nguy cơ lạm dụng đối với trẻ
em trai và quả thật, các bậc phụ huynh cũng như xã hội vẫn chưa có cái nhìn đầy
đủ đến vấn đề này nếu so với trẻ em gái - những nạn nhân quen thuộc. Nắm bắt
được tâm lý chung của cộng đồng, kẻ xấu thường lợi dụng điểm chí mạng này để
quấy rối tình dục trẻ em trai nhằm giảm khả năng bị tố giác hoặc kiếm cớ đây chỉ
là hành động đùa giỡn bình thường biện minh cho việc làm sai trái. Một trong
những động thái nguy hiểm nhất là thay vì ép buộc, xâm hại nhanh như các bé
gái, chúng còn dụ dỗ, kích động, khuyến khích các bé trai tiếp xúc văn hóa đồi
trụy để khơi dậy bản năng “tự nguyện” thực hiện các hành vi tình dục.
5. Những thiếu sót trong việc thực hiện bình đẳng giới
Bên cạnh những hậu quả trực tiếp của bất bình đẳng giới, việc thực hiện
bình đẳng giới sai cách cũng có thể tiềm ẩn hệ lụy khơn lường, có khi cịn trầm
trọng hơn vì ít ai nhận thấy được. Bởi ta không thể dùng bất công để giải quyết

một bất công khác, dùng định kiến để xoá bỏ một định kiến khác mà thay vào đó,
một thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn theo phép biện chứng duy vật mới
thực sự cần thiết để hạn chế sai lầm và hướng tới sự phát triển chung của xã hội.

17


Dù đã gặt hái một số thành tựu khả quan nhất định, những thiếu sót trong q
trình thực hiện bình đẳng giới vẫn còn tồn tại, đặt ra nhiều thách thức cần được
nhìn nhận và giải quyết kịp thời.
Vấn đề đầu tiên, luật pháp vẫn còn nhiều lỗ hổng. Bên cạnh nỗ lực xây
dựng hệ thống tư pháp ngày càng hoàn chỉnh, theo một số chuyên gia, sự tồn tại
những thiếu sót, chưa đồng bộ trong nội dung vẫn đang ít nhiều cản trở bình đẳng
giới. Bà Lê Thị Thu Hằng (Đoàn Luật sư TP HN) cho biết, các quy định về hành
vi bạo lực tại Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cịn chung chung,
khơng đầy đủ, dễ dẫn đến việc bỏ sót hoặc khó xác định hành vi phạm tội; và dù
có tiến hành xử lý đi chăng nữa, các hình phạt đưa ra tương đối vẫn nhẹ nhàng,
chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra theo bà Lê Thị Phương Thúy (Trưởng phòng tham
vấn, Trung tâm Phụ nữ và phát triển - Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam), việc
tiếp cận cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về vấn đề này của các nạn nhân cịn
nhiều hạn chế. Khơng chỉ thiếu thơng tin từ chính quyền, nhiều địa phương cịn
có xu hướng giải quyết qua loa, xem đây chỉ là vấn đề gia đình riêng tư thay vì
đưa ra biện pháp triệt để. Bên cạnh đó, cách vận dụng pháp luật vào thực tiễn đơi
lúc cịn khá nặng định kiến giới, thiếu cơng bằng, dễ dẫn đến tình trạng cổ vũ tư
tưởng sai lệch hoặc cảm thơng, bao che cho quan niệm cổ hủ, có thể điểm qua
quy định về tình tiết giảm nhẹ “phạm tội do lạc hậu”.
Vấn đề thứ hai, nội dung truyền thơng lệch chuẩn. Thay vì sử dụng sức
mạnh ấy như một phương tiện để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, không
thể phủ nhận rằng ngày càng nhiều những bất cập xuất hiện rất cần được quan
tâm và xử lý kịp thời. Bởi bất kỳ thông tin nào được lan truyền đều tiềm ẩn các

tác động nhất định, sự xuất hiện nhiều hơn của một giới trong lĩnh vực nào đó
cũng có thể dẫn đến tư tưởng mặc định: cứ đề cập nữ giới sẽ liên quan đến công
việc nội trợ, mỹ phẩm, làm đẹp, cịn đàn ơng thì không thể thiếu trong các quảng
cáo về bản lĩnh “phái mạnh”- làm những việc lớn hay kiếm thật nhiều tiền.
Chúng ta có thể xem đây là sự phù hợp với từng giới tính nhưng ở một góc độ
khác, phải chăng chính nội dung ấy đã ngày càng “đóng đinh” tư tưởng, làm hạn
chế đi khả năng tiếp cận nguồn lực chung và mặc nhiên gập khn bình đẳng
giới bằng quan điểm chủ quan của mình. Con đường tiến đến xóa bỏ bất công sẽ
thêm phần trắc trở nếu ngay từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất vẫn khơng có đủ cởi
mở với bình đẳng như vậy. Thay vào đó, một thái độ tích cực từ cộng đồng cùng
với những chính sách phù hợp của nhà nước sẽ có ý nghĩa rất lớn để tạo ra môi
trường truyền thông lành mạnh, ngày càng nâng cao nhận thức xã hội về bình
đẳng giới.
Vấn đề thứ ba, những quan điểm sai lầm về bình đẳng giới. Dù mang
danh bình đẳng nhưng nó lại đi ngược hồn tồn với mục đích cuối cùng của sự
phát triển cũng như phủ định tất cả thành tựu chống bất công đã đạt được. Sự
lệch lạc trong tư tưởng đem lại rất nhiều hệ lụy cho xã hội, ngồi việc phản tác
dụng cịn khiến bình đẳng giới mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Bởi cuộc đấu
tranh ấy không giành thắng lợi cho riêng một giới nào cả mà đó là hành trình
cùng nhau tìm đến tự do, hạnh phúc… Bản thân đàn ông hay phụ nữ đều không
xứng đáng phải chịu những nỗi đau, áp lực vì bị phân biệt hay khơng có cơ hội

18


để phát triển. Nhưng hiện nay, khơng ít cá nhân đang cố dồn nhét quan điểm chủ
quan vào bình đẳng giới để trục lợi, họ địi quyền lợi cho mình, phủ nhận mọi sự
bất cơng của giới tính khác và tiêu cực hóa cuộc đấu tranh thành trận chiến “một
mất-một cịn”. Khơng chỉ vậy, một số người thậm chí cịn không xem trọng việc
giải quyết vấn đề, dùng kiến thức hạn hẹp để “vơ nắm” bình đẳng giới thành một

phong trào tiêu cực đang cố thay đổi trật tự xã hội. Luận theo phép biện chứng
duy vật, đây hoàn toàn là một quan điểm sai trái cần phải tích cực bài trừ, bởi
bình đẳng giới chưa bao giờ là sự hốn đổi vị trí nam và nữ, càng khơng phải
sinh ra để phủ nhận mọi sự khác biệt sinh học hay “cào bằng” xã hội. Nói đúng
hơn, bình đẳng giới là sự chia sẻ để cùng tạo ra cơ hội đồng đều cho các giới
được phát triển toàn diện, khắc phục những hạn chế và thiếu sót cịn tồn đọng
hướng đến một xã hội ngày càng tốt đẹp.
III. NGUYÊN NHÂN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Theo quan điểm của Engels thì sự cân bằng của thế giới là lẽ tất yếu, bởi
mọi sự vận động riêng biệt đều có xu hướng chuyển thành cân bằng. Chiếm ưu
thế về giới ở từng thời kì có sự thay đổi và khác nhau. Vì thế, những cấu tạo sinh
học không phải là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới mà tùy thuộc vào vai
trị, yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử mà những đặc điểm sinh học trở thành ưu
thế cho một nhóm giới nhất định. Tùy vào từng giai đoạn lịch sử, vai trị của đàn
ơng và đàn bà khác nhau, các đặc điểm sinh học của hai giới phù hợp với bối
cảnh và yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, thế giới liên tục vận động và phát
triển nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc đưa trạng thái xã hội lệch về một
nhóm giới nhất định. Bản thân mỗi giới sinh ra với những đặc tính riêng đều có
những chức riêng và có vai trị ngang bằng nhau trong sự phát triển của xã hội.
Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giới đồng
nghĩa với việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của nhu cầu xã hội
cũng như tư tưởng, định kiến, quan niệm, tơn giáo, tín ngưỡng để có kết luận cho
câu hỏi “đâu là lý do dẫn đến một thế giới lệch chuẩn".
1. Ý thức hệ hình thành từ xã hội nguyên thủy- thời điểm sơ khai của
loài người

1.1.
Sư hình thành, , phát triển của cơng xã thị tộc mẫu hệ
Ở xã hội nguyên thủy, người nguyên thủy chủ yếu duy trì sự sống bằng hình
thức săn bắt và hái lượm, người phụ nữ ở nhà hái lượm còn đàn ơng săn bắt thú.

Đến thời kì đồ đá, các vật dụng sản xuất cịn thơ sơ và hiệu quả không cao nên
con người vẫn dùng hoa quả và lương thực từ việc hái lượm làm nguồn thức ăn
chính. Người phụ nữ vì thế từ đầu đến giữa thời kì đồ đá đóng vai trị trụ cột
trong bầy người ngun thủy. Ngoài ra, với cơ chế vận hành của một cơng xã thị
tộc, hình thức hơn nhân lúc này là chế độ quần hôn nên con cái sinh ra chỉ biết
mẹ chứ khơng biết cha vì người cha khơng thể xác định được trong ý thức của
những thành viên trong thị tộc, do đó họ hồn tồn tập hợp chung quanh những
người đàn bà là mẹ, và quan hệ dòng máu cũng theo dòng mẹ.

19


1.2.
Sư sụp đổ công xã thị tộc mẫu hệ - công xã thị tộc phụ hệ ra đời
Bước vào thời kì đồ đồng, từ đời sống hái lượm săn bắt, con người chuyển
sang định canh định cư với nông nghiệp làm chủ đạo, vai trị người đàn ơng dần
lớn lên. Với sức khỏe, đàn ông sử dụng các nông cụ kim loại tốt hơn phụ nữ, dần
dần, việc nặng giao cho đàn ơng làm, phụ nữ mất vai trị trong việc ni sống gia
đình, từ đó người đàn ơng nắm giữ gia đình chứ khơng cịn là phụ nữ nữa. Chế
độ xã hội mẫu hệ dần sụp đổ và chuyển chỗ cho chế độ phụ hệ. Từ đây, chế độ
phụ hệ ngày càng phát triển và ăn sâu vào tiềm thức
2. Ý thức hệ ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến
Xã hội công xã sụp đổ, xã hội có giai cấp ra đời. Ở các quốc gia Đơng Á và
Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi đại
văn hóa Trung Hoa với tư tưởng Nho giáo làm gốc. Không phủ nhận những điểm
tiến bộ của hệ tư tưởng Nho giáo song phụ nữ ở thời kì này bị giới hạn rất nhiều.
2.1. Thuyết “Tam tòng, tứ đức"
Thuyết “tam tòng, tứ đức" đặt ra những yêu cầu về nhận thức, hành vi, quy
chuẩn về phẩm hạnh của người phụ nữ. Cụ thể, “tam tòng” gồm tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tư tưởng tam tòng giới hạn người phụ nữ

quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm, họ không được phép chủ động kiếm tìm
hạnh phúc cho chính mình mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" theo tiêu chuẩn
“môn đăng hộ đối", thậm chí việc gả con gái với một số gia đình cịn được xem
như một hình thức mua bán, trao đổi. .
Ngoài ra dưới chế độ phong kiến, 4 chữ “công - dung - ngôn - hạnh" cũng là
thước đo để đánh giá người phụ nữ liệu có đủ tố chất trở thành một người phụ nữ
tiêu chuẩn. Chữ “công”, theo quan niệm của Nho giáo “nữ nội, nam ngoại”, môi
trường làm việc của người phụ nữ là ở trong gia đình, giỏi nấu ăn, thêu thùa, may
vá để phục vụ chồng con còn việc xã hội là của nam giới. Người con gái ở nhà
được cha mẹ dạy đức cơng nhằm mục đích đi lấy chồng để biết làm lụng phục vụ
nhà chồng.“Dung” theo quan niệm của Nho giáo được hiểu là vẻ đẹp hình thức,
thể hiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, trang điểm tạo nên sự đoan
trang nói chung. Vẻ đẹp hình thức ln gắn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, ứng
xử. Nho giáo luôn chú trọng việc xây dựng một vẻ đẹp hồn thiện đối với người
phụ nữ, ln áp đặt một quy chuẩn về cái đẹp về người phụ nữ trong khi bản chất
cái đẹp là hiện sinh và tính cá nhân, khác biệt. Một người phụ nữ hợp chuẩn cịn
nằm ở lời nói, ngơn từ phải nhã nhặn, kín đáo, âm thanh của lời nói nhỏ nhẹ, dễ
nghe. Lời nói đẹp cịn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp. Nói năng nhẹ nhàng, cử
chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang của một người phụ nữ.
Cũng chiếu theo Nho giáo thời Hậu kì mà Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ
yếu, vai trò của người đàn ông được tuyệt đối hóa theo kiểu “phu xướng vợ tùy
(Lâm Bá Hòa, Học thuyết luân lý và đạo đức Nho giáo ảnh hưởng của nó
đên văn hóa Việt Nam)
2.2. “Chữ trinh còn một chút này" - thước đo phẩm hạnh người phụ nữ

20


Ở xã hội phong kiến, chữ “trinh tiết” là vô cùng quan trọng. Các hương ước
cũng ghi nhận về những hình phạt khi người phụ nữ mất trinh trước khi lấy

chồng. Mất trinh đồng nghĩa với sự bất hạnh cả đời. Gia đình chồng sẽ kiểm tra
việc này rất kỹ bằng cách xem tướng cô dâu mới trước khi kết hôn và đêm tân
hôn. Nếu một cô gái đã mất trinh trước đêm kết hôn, hôm sau họ lập tức bị trả về
nhà bố mẹ với lễ vật là mâm xôi và cái thủ lợn bị cắt tai. Người phụ nữ đó hoặc
sẽ ở vậy suốt đời, hoặc đi lang thang làm con ở, nàng hầu chốn thị thành, ngõ hầu
mong kiếm được một đấng quân tử khác rộng lòng che chở.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, các nhu cầu cơ bản của con người bao gồm
“ăn, uống, tình dục, nghỉ ngơi, nơi trú ngụ và bài tiết". Nói cách khác, tình dục là
một trong những yêu cầu cơ bản nhất của con người, trong khi phụ nữ không
được làm điều đó nếu vẫn chưa lấy chồng nhưng người đàn oong lại không bị
vấn đề này ràng buộc. Cụ thể, về mặt sinh lý, người đàn ơng khơng có “màng
trinh" hay bất kì một dấu hiệu nhận biết đã quan hệ tình dục hay chưa, cũng như
khi sự việc “ăn cơm trước kẻng" bị phát giác, người chịu lời đàm tiếu, dị nghị
chủ yếu là người phụ nữ thậm chí không thể lấy được chồng.
2.3. Chế độ đa thê
Tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam, chế độ đa thê chỉ thật sự sụp đổ với sự ra đời của Luật Hơn
nhân và Gia đình năm 1959. Cụ thể, Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ
chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân
chủ và hồ thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau
tiến bộ. (Điều 1, Chương 1 “Nguyên tắc chung", luật Hôn nhân và Gia đình
1959). Trước đó, xã hội Việt Nam cho phép một chồng có thể có thể có nhiều vợ,
ngồi ra có thể nạp thiếp với tư tưởng sinh con nối dõi. Tư tưởng cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy, hôn nhân sắp đặt cộng với việc một người đàn ơng có thể có nhiều
thê thiếp, vai trị của người phụ nữ ở thời kì này chủ yếu là cơng cụ làm người đẻ
con, duy trì nịi giống cho nhà chồng.
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thời này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc
trưng bởi lối suy nghĩ “nữ sinh ngoại tộc" (tức sinh con gái thì xem như khơng có,
khơng thuộc người trong tộc), vì vậy khơng chỉ phần lớn con gái sinh ra chịu sự

đối xử bất công mà người mẹ nếu không thể sinh con trai cũng chịu sự ghẻ lạnh
từ phía chồng và gia đình nhà chồng.
3. Ý thức hệ phát triển cuộc sống hiện đại:
Không phủ nhận việc cuộc sống phát triển, tư duy thay đổi và trình độ dân
trí ở Việt Nam ngày một cao, nhưng những chi tiết nhỏ cũng làm nên tư tưởng
phân biệt giới tính, bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay.
3.1. Các phong trào đấu tranh bình đẳng giới
Phong trào Nữ quyền (PTNQ) được xem như một hệ quả của các cuộc đấu
tranh vì bình đẳng giới, bắt đầu từ thế kỉ XIX, phong trào Nữ quyền được chia

21


làm 3 chặng (Feminism của A. Clifford trong Tân Bách Khoa Tồn Thư Cơng
Giáo (The New Catholic Encyclopedia) của Thomas Carson
 Chặng 1: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh địi quyền bầu
cử và bình đẳng chính trị : PTNQ tự do địi quyền bầu cử cho phụ nữ, ngồi ra
cịn có sự phát triển không ngừng của Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa
(Socialist Feminism) và Chủ nghĩa nữ quyền vơ chính phủ (Anarchist Feminism)
vốn chủ trương khơng chỉ địi quyền bình đẳng giai cấp mà cịn địi quyền bình
đẳng hai phái và thậm chí đặt mục tiêu lật đổ chế độ đàn áp phụ nữ.
 Chặng 2: Thập niên 60, 70 của thế kỉ XX: Chấm dứt hình ảnh của phụ nữ
gắn liền với giới tính mà các phương tiện truyền thơng đặt ra, mà còn là lời đáp
trả, lời kêu gọi dẹp bỏ chế độ gia trưởng, vốn được xem là đã gây ra những bất
bình đẳng có lợi cho nam giới. Thời kì này chứng kiến sự mở rộng về hệ thống lý
luận, phạm vi nghiên cứu của những nhà Nữ quyền cũng như sự phân nhánh
thành 4 khuynh hướng mà dần phát triển thành 4 phong trào:

PTNQ tự do : phát triển trên nền học thuyết chính trị của thời Khai
Sáng, phong trào khẳng định chính chế độ gia trưởng làm hỏng đi chế độ dân chủ

tự do đích thực, đồng thời tìm cách phá bỏ những rào cản khiến người phụ nữ
khơng có được các quyền kinh tế, chính trị, dân sự đầy đủ và hợp pháp, bằng
cách xây dựng những khoảng luật nhằm đảm bảo cho phụ nữ được trả lương cân
xứng, được đảm nhận vai trò lãnh đạo mà theo truyền thống phụ nữ không được
đảm nhận, bảo đảm quyền riêng tư cá nhân cách đặc biệt quyền tự quyết trên
thân thể bao gồm cả quyền mang thai. (Hai nữ tác giả nổi tiếng trong phong trào
này là Simone de Beauvoir (1908–1986) với tác phẩm Le deuxième (1949) và
Betty Friedan (1921–2006) với tác phẩm The Feminine Mystique (1963))

PTNQ văn hóa: phong trào này tập trung vào những đóng góp và
giá trị mà theo truyền thống thuộc về bản chất của người nữ như việc ni dưỡng
và lịng yêu thương. Với sự tập trung này, PTNQ văn hóa muốn nhấn mạnh vị thế
luân lý vượt trội của người phụ nữ trên người đàn ơng, vì họ được sinh ra để thi
hành thiên chức làm mẹ, để rồi từ đó khẳng định vai trị của người phụ nữ trong
xã hội đó là giúp xã hội nên tốt đẹp và nhân bản hơn. Ở đây, sự khác biệt phái
tính là để bổ sung cho nhau chứ không phải là nguyên nhân cho sự tùng phục của
người nữ trước người nam. Linda Alcoff là gương mặt nổi trội cho PTNQ này với
bài viết Cultural Feminism Versus Post-Structuralism: the Identity Crisis in
Feminist Theory (tạp chí University of Chicago Press-1988)

PTNQ triệt để : đúng với tên gọi triệt để, phong trào này tấn công
trực tiếp vào chế độ gia trưởng bằng cách khẳng định rằng, chế độ gia trưởng là
mẫu số chung cho tất cả mọi hình thức đàn áp phụ nữ : xã hội, chính trị, văn hóa,
tình cảm. Chế độ gia trưởng tìm cách thống trị phụ nữ bằng cách tước quyền tự ý
quyết định (phá thai, hôn nhân khác phái) và dùng phụ nữ như đồ vật hưởng thụ.
Jo Freeman và Shulamith là hai nhân vật nổi tiếng cho PTNQ này.

PTNQ chủ nghĩa xã hội : nhìn chung, phong trào này đồng tình với
lời khẳng định của PTNQ triệt để đó là chế độ gia trưởng chính là vấn đề phổ
biến ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống con người. Tuy nhiên, họ

cho rằng nỗ lực kiến tạo một xã hội riêng biệt trong đó phụ nữ giữ vai trị chính

22


của PTNQ triệt để là một nỗ lực phi hiện thực. Bị ảnh hưởng bởi học thuyết
Marxist, các nhà hoạt động trong PTNQ chủ nghĩa xã hội đặt những người phụ
nữ bị áp bức vào chung với tầng lớp lao động bị bóc lột, cố gắng nối kết việc phụ
nữ bị trả lương không cân xứng với các vấn đề chính trị và kinh tế. Gương mặt
nổi trội cho PTNQ này là bà Zillah R. Eisenstein, chủ biên của hợp tuyển các bài
viết về đề tài PTNQ chủ nghĩa xã hội mang tựa đề Capitalist Patriarchy and the
Case for Socialist Feminism (1978). Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng chủ
yếu từ PTNQ chủ nghĩa xã hội. (dựa vào đối chiếu định hướng xây dựng Bộ
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
 Chặng 3: Thập niên 80, 90 của thế kỉ XX: Tồn cầu hóa lý luận của
phong trào Nữ quyền: giai đoạn này chủ yếu phủ định những lý luận chung đặt ra
từ chặng 2 do PTNQ giai đoạn này chỉ đặt ra những vấn đề lý luận chung cho
phụ nữ da trắng. Do vậy ở chặng 3 chủ yếu là đấu tranh giữa những nhà nữ
quyền với nhau, nhấn mạnh sự khác biệt giữa phụ nữ với phụ nữ dưới nhiều góc
độ tơn giáo, chủng tộc, dân tộc, giai cấp,...
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh diễn ra và phát triển mức độ nhất định sẽ
dẫn đến một bộ phận đấu tranh quyền lợi một cách cực đoan, đi ngược lại giá trị
cốt lõi ban đầu của nó. Những Nhà hoạt động Nữ quyền tiêu cực (Toxic Feminist)
đòi những quyền lợi giống đàn ơng, đảo ngược vai trị trong xã hội truyền thống,
phủ nhận những thiên chức và vai trò giới, đánh đồng những đặc điểm của phái
nam và phái nữ... hay còn gọi là PTNQ độc hại (Toxic Feminism). Các phong
trào #MenAreTrash, #KillAllMen,... phát triển cực đoan và vơ tình nam giới là
nạn nhân cho q trình đấu tranh địi quyền bình đẳng giới của phụ nữ. Tuy chỉ
chiếm một phần trong quá trình đấu tranh của phong trào Nữ quyền, song nó
cũng là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giới giữa nam và nữ. Khơng chỉ

dừng lại ở đó, việc phong trào Nữ quyền nói riêng hay các phong trào đấu tranh
địi quyền bình đẳng giới nói chung bị tiêu cực hóa cũng sẽ tạo ra làn sóng phản
đối cực đoan tương ứng, làm biến tướng đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu..
Hơn thế, Nữ quyền du nhập vào Việt Nam vào những năm 2000, khi bước
đến giai đoạn hậu Nữ quyền đã gây ra sự chênh lệch về bối cảnh xã hội, tín
ngưỡng và văn hóa, để lại nhiều quan điểm tiêu cực đối với một bộ phận quần
chúng thiếu kiến thức với phong trào Nữ quyền cũng như các tiêu chí hướng đến
sự bình đẳng giới nói chung.
3.2. Sự thiếu hụt về ngân sách Nhà nước
Ngân sách quốc gia là tuyên bố cao nhất về các ưu tiên kinh tế và xã hội của
Chính phủ. Mặc dù Việt Nam được cơng nhận là có khung pháp luật và chính
sách tương đối tồn diện về bình đẳng giới nhưng trên thực tế, nguồn ngân sách
thiếu hụt cho bình đẳng giới được xác định là yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ đạt được
các mục tiêu bình đẳng giới quốc gia và thu hẹp khoảng cách giới nằm ở mức
thấp. Sự thiếu hụt này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bất bình đẳng
giới ở Việt Nam nhưng là nguyên nhân giải thích vì sao vấn đề BBĐ giới là vấn
đề cịn gặp nhiều trở ngại cũng như khó giải quyết thật triệt để.

23


 Phân bổ ngân sách cho thực hiện các kế hoạch bình đẳng giới chưa
phù hợp với cam kết. Năm 2011, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ cơng bố kế
hoạch tài chính nhà nước đi kèm với việc ban hành Chương trình quốc gia về
bình đẳng giới (CTQG) giai đoạn 2011-2015 thuộc Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới (CLQG) giai đoạn 2011-2020. (Quyết định Số. 1241/QĐ-TTg ngày
22/7/2011)

Quyết định này phê duyệt tổng ngân sách 955 tỷ đồng, trong đó ngân sách
nhà nước là 326 tỷ đồng, nguồn chính quyền địa phương 464 tỷ đồng, viện trợ

quốc tế 165 tỷ đồng.
 Tuy nhiên, đến năm 2016, ngân sách nhà nước bố trí 125 tỷ đồng, bằng
38% cam kết, trong đó 63% được phân bổ cho các tỉnh/thành phố. Để giải quyết
hiệu quả vấn đề bất bình đẳng giới, chỉ 7 tỉnh và thành phố, ngoài NSNN nhận
được từ trung ương, đã huy động thêm nguồn lực của tỉnh (Hà Nội, Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh).


 Giảm tài trợ ODA cho bình đẳng giới. Trong thập kỷ qua, ODA là

nguồn tài trợ hàng đầu cho bình đẳng giới ở Việt Nam. Tuy nhiên, với việc Việt
Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, nhiều nhà tài trợ
song phương hàng đầu về bình đẳng giới như Tây Ban Nha và Thụy Điển hiện
khơng cịn cung cấp ODA cho Việt Nam và các nhà tài trợ khác đã cắt giảm các
khoản đóng góp của họ.
Có thể nói vấn đề bất bình đăng giới ở Việt Nam đặt dưới góc nhìn của phép
duy vật biện chứng là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, là sự vận động xã
hội mà ở đó kết cấu theo chiều sâu của ý thức. “Con người tự ý thức được bản
thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo
thế giới.”[1] Do vậy, yêu cầu của loài người đặt ra ở từng giai đoạn hay thời kì
lịch sử cũng dần thay đổi sự tự nhận thức của con người về vai trị của mình
trong xã hội. Điều đó đồng nghĩa rằng, vấn đề bất bình đẳng giới khơng chỉ nằm
ở phía nhận thức và ý thức của giới còn lại mà còn là sự tự định nghĩa, tạo nên
thương hiệu và giá trị của mình, tơn trọng các bản dạng giới và đề cao vai trò của
mình trong xã hội lồi người ở bất kì thời kì nào. “Tự ý thức khơng chỉ là tự ý
thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một
tầng lớp xã hội về địa vị của mình”[1] Theo đó, qua thời gian, sự phát triển ý
thức cá nhân sẽ dẫn đến sự phát triển toàn xã hội.
IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ Ý NGHĨA CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI
VIỆT NAM


Khơng riêng gì Việt Nam, bất bình đẳng giới từ lâu đã trở thành vấn đề
nhức nhối, ăn sâu vào tư tưởng con người dù ở bất kỳ quốc gia hay thời đại nào.
Chính vì vậy, làm sao giải quyết được nó là một trong những yêu cầu cấp thiết
nhất để nhân loại có thể phát huy tồn diện tiềm lực của mình. Nhận thức được
điều đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6-8/9/2000, 189
quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã chọn nâng cao bình đẳng giới nằm trong

24


×