Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

So sánh hàm lượng phenolic tổng và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ một số thực vật tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỀN TẤT THÀNH

KHOA KỸ THUẬT THỤC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG

NGUYEN TAT THANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

so SÁNH HÀM LƯỢNG PHENOLIC TƠNG VÀ

HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA CỦA DỊCH
CHIẾT TỪ MỘT SỐ THỰC VẶT TẠI VIỆT NAM

PHAN THỊ KIỀU VI

Tp.HCM, tháng 10 năm 2021


TÓM TẤT

Trong nghiên cửu này, năm loại dịch chiết từ thực vật tại Việt Nam đã được lựa

chọn để so sánh hàm lượng phenolic tổng và hoạt tính chống oxy hóa bao gồm: lá trầu,
lá hồn ngọc đỏ, lá chng vàng, lá mật gấu và trà xanh. Hoạt tính chống oxy hóa

được so sánh dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH, khả năng khử gốc tự do ABTS,

khả năng khử sat FRAP và khả năng chelate với sat (FIC). Đồng thời, hàm lượng
phenolic tổng (TPC) cũng được so sánh bằng phương pháp Folin-Ciocalteau.
Trong quá trình khảo sát cho thấy cả năm loài thực vật đều thê hiện khả năng


chống oxy hóa thơng qua các phép thử và khả năng chống oxy hóa phụ thuộc theo lồi.

Hàm lượng phenolic tổng (TPC), hoạt tính chống oxy hóa DPPH, ABTS, FRAP và

FIC của chiết xuất từ 5 loại lá với các giá trị dao động tương ứng là 10.29-116.31 (mg

GAE/g DW), 1.74-158.12 (mg TE/g DW), 25.65-195.80 (mg TE/g DW), 9.38-228.37
(mg TE/g DW) và 14.88-83.27 (%). Khả năng khử gốc tự do DPPH, khả năng khừ

gốc tự do ABTS và khả năng khử sat FRAP của năm loại lá được so sánh đều cho thấy

lá trầu có hoạt tính cao nhất, lá mật gấu và lá hồn ngọc đỏ có hoạt tính thấp nhất,
đồng thời đều theo thứ tự giảm dần như sau: lá trầu > trà xanh > lá chuông vàng > lá
mật gấu > lá hoàn ngọc đỏ. Ket quả này cũng phù hợp với sự hiện diện của hàm lượng

phenolic tổng trong dịch chiết từ năm loại lá. Bên cạnh đó, hoạt tính chelate với sắt
(FIC) của dịch chiết từ năm loại lá lại theo thứ tự giảm dần là: lá chng vàng > lá

hồn ngọc đỏ > lá mật gấu > trà xanh > lá trầu, trong đó lá chng vàng có giá trị cao
nhất, trà xanh và lá trầu có giá trị thấp nhất. Ngồi ra, phân tích tương quan cho thấy

TPC có mối tương quan mạnh với DPPH, ABTS, FRAP với hệ số tương quan dương
đều lớn hơn 0.92 và có mối tương quan âm với FIC.

Có thể kết luận rằng, hàm lượng phenolic tơng là thành phần chính đóng góp vào
hoạt động chống oxy hóa của các phương pháp DPPH, ABTS, FRAP nên TPC càng

cao thì hoạt tính DPPH, ABTS, FRAP càng mạnh và ngược lại. Đong thời trong

nghiên cứu này cũng cho thấy hàm lượng phenolic tổng khơng có mối quan hệ nào với

FIC, khơng phải là chat chelate chính góp phần vào hoạt động chống oxy hóa của năm
loại dịch chiết.

viii


phenolic content had no relationship with FIC, suggesting that phenolic showed little
chelation activity.

X


MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP............................................................ iv
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ vi
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................vii

TÓM TẤT.................................................................................................................. viii
ABSTRACT............................................................................................................... ix
MỤC LỤC.................................................................................................................... xi

DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT.............................................................................. xiv
DANH MỤC HÌNH................................................................................................... XV
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. xvi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... xvii
Chương 1. TÔNG QUAN VÈ NGHIÊN cứu....................................................... 1
1.1. LÁ MẬT GÁU.................................................................................................1

1.1.1. Giới thiệu............................................................................................ 1


1.1.2. Thành phần hóa học............................................................................ 2
1.1.3. Lợi ích đối với sức khỏe..................................................................... 2
1.1.4. Các mục đích sử dụng khác................................................................3
1.2. LÁ HOÀN NGỌC DỞ................................................................................... 3

1.2.1. Giới thiệu............................................................................................ 3
1.2.2. Lợi ích đối với sức khỏe.....................................................................4
1.3. LÁ CHNG VÀNG.................................................................................... 5

1.3.1. Giới thiệu............................................................................................ 5
1.3.2. Thành phần hóa học............................................................................ 6
1.3.3. Lợi ích đối với sức khỏe..................................................................... 6

XI


1.3.4. Các mục đích sử dụng khác................................................................ 6
1.4. LÁ TRẦU......................................................................................................... 7

1.4.1. Giới thiệu............................................................................................ 7
1.4.2. Thành phần hóa học............................................................................ 8
1.4.3. Lợi ích đối với sức khỏe..................................................................... 8
1.4.4. Các mục đích sử dụng khác................................................................ 9
1.5. TRÀ....................................................................................................................9

1.5.1. Giới thiệu............................................................................................ 9
1.5.2. Thành phần hóa học........................................................................ 11
1.5.3. Lợi ích đối với sức khỏe................................................................. 11
1.6. TĨNG QUAN NGHIÊN cứu TRONG VÀ NGOÀI NUỚC.......... 12


1.6.1. Lá mật gấu........................................................................................ 12
1.6.2. Lá hồn ngọc đỏ và lá chng vàng................................................. 13
1.6.3. Lá trầu không.................................................................................... 14

1.6.4. Trà xanh............................................................................................ 15
1.7. CÁC HỢP CHÁT PHENOLIC................................................................. 17

1.7.1. Đặc điểm........................................................................................... 17
1.7.2. Lợi ích đối với sức khỏe................................................................. 18
1.7.3. Nghiên cứu trong và ngoài nước...................................................... 19
Chương 2. PHƯONG PHÁP NGHIÊN cứu......................................................21

2.1. NGUYÊN LIỆU............................................................................................ 21
2.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - HÓA CHÁT................................................... 21

2.2.1. Dụng cụ............................................................................................ 21
2.2.2. Thiết bị..............................................................................................22
2.2.3. Hóa chất............................................................................................23
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIẺM NGHIÊN cứu........................................23

xii


2.3.1. Thời gian nghiên cứu........................................................................ 23
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................... 23
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu............................................................ 24

2.4.1. Quy trình trích ly mẫu.................................................................... 24
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH................................................................. 24


2.5.1. Xác định hàm lượng phenolic tổng (TPC)..................................... 24
2.5.1. Khả năng khử gốc tự do DPPH...................................................... 24
2.5.2. Khả năng khử gốc tự do ABTS...................................................... 25
2.5.3. Khả năng khử sắt FRAP................................................................... 25
2.5.4. Khả năng chelate với sắt (FIC)......................................................... 26
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SÓ LIỆU......................................................... 26
Chương 3. KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 27

3.1. SO SÁNH HÀM LƯỢNG PHENOLIC TƠNG.....................................27
3.2. SO SÁNH HOẠT TÍNH KHỬ GĨC Tự DO DPPH........................... 28
3.3. SO SÁNH HOẠT TÍNH KHỬ GĨC TỤ DO ABTS............................ 29
3.4. SO SÁNH HOẠT TÍNH KHỬ SẢT (FRAP).........................................30
3.5. SO SÁNH KHẢ NÀNG CHELATE VỚI ION SẮT(II) (FIC)......... 33
3.6. TƯƠNG QUAN PEARSON GIỮA HÀM LƯỢNG PHENOLIC
TÒNG VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA........................................................ 36
KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ................................................................................ 38

TÀI LIỆƯ THAM KHẢO.......................................................................................39

xiii


DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT

Chữ viêt tăt

Thuật ngừ tiêng Anh

Thuật ngữ tiêng Việt


TPC

Total phenolic content

Hàm lượng phenolic tồng

DPPH

DPPH free radical scavenging activity

Hoạt tính khử gốc tự do DPPH

ABTS

ABTS cation radical scavenging activity

Hoạt tính khử gốc tự do ABTS

FRAP

Ferric reducing antioxidant power assay

Hoạt tính khử sắt FRAP

FIC

Ferrous ion chelating activity

Hoạt tính tạo phức với ion sắt (II)


GAE

Gallic acid equivalents

Đương lượng gallic acid

TE

Trolox equivalent

Đương lượng Trolox

DW

On the dried weight

Tính theo chất khơ

XIV


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cân kỳ thuật 2 số lẻ PA2102 (Ohaus Corporation, New Jersey, USA)........ 22
Hình 2.2 Máy đo pH để bàn MI 150 (Milwaukee Instruments, Romania)................... 22
Hình 2.3 Máy lac vortex kỳ thuật so ZX4 (Velp Scientiíìca, Usmate, Italia)............. 22
Hình 2.4 Khúc xạ kế đo độ ngọt Master-53M (Atago, Nhật Bản)................................ 22
Hình 2.5 Máy quang phổ UV/VIS-9000S (Metash, Thượng Hải, Trung Quốc)......... 22
Hình 2.6 Bể điều nhiệt WB-22 (DaiHan Scientific, Hàn Quốc)................................... 22

Hình 3.1 Hàm lượng phenolic tổng của một số loại lá tại Việt Nam. Ghi chú: Các ký

hiệu chữ khác nhau thể hiện giá trị trung bình khác nhau có nghĩa khi phân tích

ANOVA (p < 0.05)....................................................................................................... 27
Hình 3.2 Hoạt tính khừ gốc tự do DPPH của một số loại lá tại Việt Nam. Ghi chú: Các
ký hiệu chừ khác nhau thể hiện giá trị trung bình khác nhau có nghĩa khi phân tích

ANOVA (p < 0.05)....................................................................................................... 28

Hình 3.3 Hoạt tính khử gốc tự do ABTS của một số loại lá tại Việt Nam. Ghi chú: Các
ký hiệu chữ khác nhau thể hiện giá trị trung bình khác nhau có nghĩa khi phân tích

ANOVA (p < 0.05)....................................................................................................... 30

Hình 3.4 Hoạt tính khử sat (FRAP) của một số loại lá tại Việt Nam. Ghi chú: Các ký

hiệu chữ khác nhau thê hiện giá trị trung bình khác nhau có nghĩa khi phân tích
ANOVA (p < 0.05)....................................................................................................... 31

Hình 3.5 Hoạt tính chelate với ion sat (II) (FIC) của một số loại lá tại Việt Nam. Ghi

chú: Các ký hiệu chữ khác nhau thê hiện giá trị trung bình khác nhau có nghĩa khi
phân tích ANOVA (p < 0.05)........................................................................................35

XV


DANH MỤC BANG


Bảng 3.1 Hàm lượng phenolic tổng và các hoạt tính chống oxy hóa của một số dịch

chiết từ lá mật gấu, lá trầu, lá hoàn ngọc đỏ trong các nghiên cứu khác...................... 33
Bảng 3.2 Hệ số tương quan Pearson giữa hàm lượng phenolic tổng (TPC) và hoạt tính

chống oxy hóa (DPPH, ABTS, FRAP và FIC) của một số loại lá tại Việt Nam......... 36

XVI


MỞ ĐẦU

1.

Đặt vấn đề

Hiện nay nhu cầu chất chống oxy hóa tăng cao do ngành cơng nghiệp thực phẩm

ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp mong muốn sản phẩm được kéo dài thời gian
bảo quản để thuận lợi cho quá trình vận chuyển trong nước và xuất khâu. Đã có rất
nhiều chất chống oxy hóa tổng họp được sử dụng để bảo quản thực phâm, tuy nhiên
chúng lại có nguy co độc tính cao, gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy nên ngày càng có

nhiều mối quan tâm đối với việc tìm kiếm chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên

như các dịch chiết từ thực vật chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa cao như polyphenol
mà khơng gây tác dụng phụ và an toàn với sức khỏe con người.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đơng Nam Á có

hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Nhiều loại thực vật được trồng để sử dụng

với nhiều mục đích khác nhau trong thực phàm, dược phẩm và mỹ phẩm. Mặc dù vậy,

cho đến nay những nghiên cứu về thực vật trồng ở Việt Nam vẫn còn rất giới hạn. Đặc
biệt là một số loài như mật gấu, hoàn ngọc đỏ, chuông vàng và trầu không được cho là
những vị thuốc chữa bệnh trong dân gian, có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe

con người. Tuy nhiên, các loài này vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, các
thông tin và nghiên cứu khoa học về hoạt tính chống oxy hóa của các lồi cây này hiện

nay ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, trà xanh được biết
đến với nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống

mà còn được coi là một loại dược liệu chứa hàm lượng polyphenol cao, có khả năng

chống oxy hóa mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư. Vì vậy, mục tiêu
của nghiên cứu này là so sánh hàm lượng phenolic tông và hoạt tính chống oxy hóa
của lá mật gấu, hồn ngọc đỏ, chuông vàng, trầu không với trà xanh bằng các phương

pháp Folin-Ciocalteau, DPPH, ABTS, FRAP, FIC. Ngoài ra phân tích tương quan
Peason được sử dụng đê xác định mối tương quan giữa hàm lượng phenolic tổng với
các hoạt tính chống oxy hóa nhằm giúp khẳng định hơn tiềm năng chống oxy hóa của

bốn loại lá này.

xvii


2. Mục tiêu nghiên cứu

So sánh hàm lượng phenolic tổng và hoạt tính chống oxy hóa của lá mật gấu, lá


trầu, lá hồn ngọc đỏ, lá chng vàng và trà xanh để có những số liệu cụ thể giúp
khẳng định hơn tiềm năng chống oxy hóa của các loại lá này.
3. Nội dung nghiên cứu

-

So sánh hàm lượng phenolic tổng trong dịch chiết lá mật gấu, lá hoàn ngọc đỏ,

lá chng vàng và trà xanh.

-

So sánh hoạt tính khử gốc tự do DPPH trong dịch chiết của lá mật gấu, lá trầu,

lá hồn ngọc đỏ, lá chng vàng và trà xanh.

-

So sánh hoạt tính khử gốc tự do ABTS trong dịch chiết của lá mật gấu, lá trầu,

lá hoàn ngọc đỏ, lá chng vàng và trà xanh.

-

So sánh hoạt tính khử sat FRAP trong dịch chiết của lá mật gấu, lá trầu, lá

hồn ngọc đỏ, lá chng vàng và trà xanh.
-


So sánh hoạt tính chelate với sat (FIC) trong dịch chiết của lá mật gấu, lá trầu,

lá hoàn ngọc đỏ, lá chuông vàng và trà xanh.

-

Tương quan Pearson giữa hàm lượng phenolic tơng và hoạt tính chống oxy

hóa.
4. Phạm vi nghiên cúu

Nghiên cứu trên phạm vi hàm lượng phenolic và hoạt tính chống oxy hóa của
một số ngun liệu lá tại Việt Nam như lá mật gấu (Vernonia amygdalina), lá trầu
(Piper betle), lá hồn ngọc đỏ (Pseuderanthemiưn bracteatum), lá chng vàng

(Tabebuia aurea) và trà xanh (Camellia sinensis).

xviii


Chương 1. TÓNG QUAN VÈ NGHIÊN cứu

1.1. LÁ MẬT GẤU
1.1.1. Giói thiệu

1.1.1.1. Nguồn gốc
Cây mật gấu có tên khoa học là Vernonia amygdalina là một loại cây bụi hoặc

cây nhỏ thường mọc ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Chúng cũng phân bố nhiều ở Châu Á


và thường được tìm thấy dọc theo các đường thoát nước và trong rừng tự nhiên hoặc
rừng trồng thương mại. Nó thuộc họ Cúc và thường được gọi là 'lá đắng châu Phi' ở

Châu Phi, 'Ewuro' ở Yoruba, 'Etidot' ở Ibibio, 'Onugbu' ở Igbo, 'Ityuna' ở Tiv, 'Ilo' ở

Igala, 'Oriwo' ở Edo, 'Chusar-doki' ở Hausa, 'Grawa' ở Amharic và 'Omubirizi' ở tây

nam Uganda (Akpaso et al. 2011).

Hình 1.1 Cây mật gấu.

1.1.1.2. Đặc diêm
Đây là lồi được trồng nhiều nhất trong chi Vernonia là khoảng 1.000 loài cây

bụi (Njan et al. 2008; Agbogidi and Akpomorine 2013; Toyang and Verpoorte 2013;
Clement et al. 2014). Vernonia amygdalina là loài nổi bật nhất trong họ Cúc đã được

nghiên cửu ở Châu Phi (Oluwaseun Ruth Alara et al. 2017; Nwaoguikpe 2010;

Ebenezer o Farombi and Owoeye 2011; Ijeh and Ejike 2011). Thông thường,

1


Vernonia amygdalina không tạo ra hạt nhưng việc trồng trọt của nó thường được thực
hiện bằng cách trồng thân và chủ yếu phát triên ở các khu vực nhiệt đới (Yeap et al.
2010).
Cây mật gấu thường phát triển đến độ cao 2-5 m. vỏ của nó xù xì (Ijeh and Ejike
2011). Lá có màu xanh, mùi đặc trưng, vị đắng nên cũng thường được gọi là cây "lá
đắng". Các lá có hình elip và có thể dài đến 20 cm. Thời kỳ sinh trưởng cao nhất của


cây là từ tháng 5 đen tháng 8, nhân giống bằng cách giâm cành thành công nhất vào
tháng 7 và tháng 8. Sự ra hoa được gây ra bởi những ngày ngắn trong mùa khô vào

đầu tháng 2 đến tháng 3. Ớ Án Độ, loài cây này được cho là du nhập gần đây và được

tìm thấy trong quá trình trồng lẻ tẻ ở Bihar, Madhya Pradesh, Odisha và Tây Bengal để
sử dụng làm thuốc (S. Kumar and Varma 2012; Bhattacharjee et al. 2013).
1.1.2. Thành phần hóa học

Lá mật gấu rất dề chế biến và được chứng minh là chứa một lượng lipid đáng kể,
các protein có acid amine thiết yếu cao, carbohydrate và chất xơ (Udensi, Ijeh, and

Ogbonna 2002; Ejoh et al. 2007; Eleyinmi, Sporns, and Bressler 2008). Loại cây này
cũng đã được chứng minh là chứa một lượng đáng kể acid ascorbic và caroteinoids

(Udensi, Ijeh, and Ogbonna 2002; Ejoh et al. 2007). Calci, sat, kali, phospho, mangan,
đồng và coban cũng được tìm thấy với số lượng đáng kê trong Vernonia amygdalina

(Bonsi et al. 1995; Ejoh et al. 2007; Eleyinmi, Sporns, and Bressler 2008). Các kết quả
từ các nghiên cứu phytochemical của Vernonia amygdalina cho thấy sự hiện diện của
các thành phần như oxalate, phytate, terpene, anthraquinone, steroid, tannin, saponin,

flavonoid, cyanogenic glycoside, coumarin, alkaloid, lignan, xanthone, sesquiterpene,

edotide và phenol (Owoeye et al. 2010; Udochukwu et al. 2015).
1.1.3. Lọi ích đối vói sức khỏe

Lá mật gấu được sử dụng phô biến cho thực phâm và y học cô truyền, mùi và vị
đắng đặc trưng của chúng có thể được giảm bót bằng cách rửa trong nhiều lần thay


nước hoặc đun sôi trước khi tiêu thụ (Nwaoguikpe 2010; Agbogidi and Akpomorine
2013; Toyang and Verpoorte 2013; o R Alara, Abdurahman, and Olalere 2019). Hiệp

hội Chừa bệnh Truyền thống Y học ở Rukararwe, Uganda đã sản xuất loại bột màu

xanh lục dùng làm trà cho các bệnh nhân bị sốt rét (Njan et al. 2008). Nước sắc lá và
2


rễ đã được sử dụng trong y học dân tộc để điều trị nấc, sốt, các vấn đề về thận và rối

loạn dạ dày (Yeap et al. 2010; Sha’a et al. 2011).
Theo truyền thống, cây này đã được sừ dụng để điều trị các bệnh lây truyền qua

đường tình dục như bệnh lậu và sốt rét ở các vùng phía tây của Kenya (Erasto,
Grierson, and Afolayan 2007) và các tế bào ung thư (E Olatunde Farombi 2003).
Vernonia amygdalina có thể cung cấp lợi ích chống oxy hóa (Khalafalla et al. 2009).
Chất chiết xuất từ nước của lá cây này được phát hiện có tác dụng ức chế sự phát triển

của tế bào trong dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt (Adebayo et al. 2014; Sweeney et

al. 2006). Loại cây này có hoạt tính chống giun sán, kháng u, hạ đường huyết và cả lá

và rề đều được sử dụng theo truyền thống để điều trị sốt, bệnh tim thận và khó chịu ở
dạ dày (Ebenezer o Farombi and Owoeye 2011). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
chiết xuất Vernonia amygdalina có thể tăng cường hệ thống miền dịch thơng qua
nhiều cytokine (Igile et al. 1994).
1.1.4. Các mục đích sử dụng khác


Cây mật gấu có đường kính thân lớn nên thân cây được sử dụng rộng rãi làm củi

đốt, làm cọc, làm thức ăn gia súc và cọc xây dựng. Ngồi ra, loại cây này cũng có thể
được sử dụng làm hàng rào sống của vùng đệm nông lâm kết họp vì nó có thê mọc cao

tới 10 m. Vernonia amygdalina được sử dụng như một thành phần cho mục đích ủ

phân. Do vị đắng của nó, nó có the được sử dụng như một chất tạo đắng, một chất thay
thế và để kiểm sốt sự ơ nhiễm vi sinh vật trong sản xuất bia mà không ảnh hưởng đến
chất lượng của malt. Ớ Ethiopia, nó được dùng để làm rượu mật ong được gọi là ‘Tei’

(Kasolo and Temu 2008).
1.2. LÁ HỒN NGỌC ĐỎ
1.2.1. Giới thiệu

1.2.1.1. Nguồn gốc
Hồn ngọc đỏ có tên khoa học là Pseuderanthemum bracteatum Imlay trong họ

Acanthaceae, một loài thực vật phố biến ở Việt Nam (Padee et al. 2010).

3


Hình 1.2 Cây hồn ngọc đỏ.

1.2. ỉ. 2. Đặc điểm

Acanthaceae là một họ lớn gồm các loại thảo mộc hai lá mầm, cây bụi, hoặc dây
leo xoắn và một số là thực vật biểu sinh chỉ có hoa bao gồm 4300 loài trong 346 chi,


nam trong top 12 họ thực vật có hoa đa dạng nhất trên tồn thế giới. Bốn trung tâm

phân bố chính là các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của Indonesia, Malaysia,

Châu Phi, Brazil và Trung Mỹ trong khi cũng được tìm thấy ở Châu Á (Wasshausen
and Wood 2004). Họ Acanthaceae có thể được tìm thấy trong nhiều mơi trường sống

khác nhau, bao gồm trong rừng rậm hoặc rừng thưa, trong bụi rậm, trên ruộng và
thung lũng ẩm ướt, ở bờ biển và các khu vực biển, và trong đầm lầy và rừng đầm lầy
(Charoenchai et al. 2010).
1.2.2. Lọi ích đối vói sức khỏe

Lá của cây này thường được sử dụng trong điều trị đa chấn thương, chảy máu,
tiêu chảy và loét dạ dày (Padee et al. 2010). Rễ cây còn chứa một sổ hợp chất có hoạt

tính sinh học cao như lupeol, lupenone, betulin, acid pomolic. Các hợp chất này, đặc

biệt là lupeol và betulin, được xác nhận là có tác dụng kháng khuân, chống oxy hóa và

khả năng thải độc tế bào trên tể bào ung thư gan HepG2 và tế bào ung thư vú MCF7
(Król et al. 2015). Mặt khác, Bhanuz Dechayont và cộng sự (2010) cũng đã chỉ ra rằng

các hợp chat phenolic được tìm thấy trong lá hồn ngọc đỏ có hoạt tính chống oxy hóa

cao và chiết xuất lá khô với 95% ethanol cho thấy hoạt động gây độc te bào chống lại

4


COR-L23 và A549 (Dechayont et al. 2010), do đó cho thấy tiềm năng sử dụng của


tổng số chiết xuất lá hoàn ngọc đỏ trong điều trị ung thư (Son et al. 2019).
1.3. LÁ CHNG VÀNG
1.3.1. Giói thiệu

1.3.1.1. Nguồn gốc

Tabebuia aurea thường được gọi là cây chuông vàng hoặc cây kèn Caribe có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường phổ biển ở các nước Brazil, Suriname, Đông Bolivia,

Paraguay, Peru và Bắc Argentina, (Prathibha and Priya 2017; Agarwal and Chauhan
2015). Chi Tabebuia bao gồm khoảng 100 loài và là chi lớn nhất trong họ

Bignoniaceae. Họ thực vật này phân bố từ Tây Nam Hoa Kỳ đen các vùng phía bắc
của Argentina và Chile (Dvorkin-Camiel and Whelan 2008), nơi có gần một nửa số

lồi và chi của nó (Olmstead et al. 2009).

Hình 1.3 Cây chuông vàng.

1.3.1.2. Đặc điểm

Tabebuia aurea là cây rụng lá cao từ 5-8 m được trồng trong các khu vườn và

đại lộ với hoa và tán lá màu vàng sẫm rất đẹp (Agarwal and Chauhan 2015). Lá hình
cây cọ, có năm hoặc bảy lá chét, mồi lá chét dài 6-18 cm, màu xanh lục có vảy bạc cả
trên và dưới (Prathibha and Priya 2017).

5



1.3.2. Thành phần hóa học

Chi Tabebuia có sự đa dạng hóa thực vật tuyệt vời vì nó có hơn 163 hợp chất tự

nhiên đã được chiết xuất bao gồm: 36 iridoids, 32 acid phenolic và các dần xuất của
chúng, 7 phenyl propanoid và phenyl ethanoid, 14 lignans và neolignans, 7
isocoumarins, 14 flavonoid, 50 quinone và naphthoquinon, 2 sterol và 1 triterpene

(Garzon-Castano et al. 2018; Jimenez-Gonzalez et al. 2018). Phân tích thành phần của
chiết xuất nước cho thấy sự hiện diện của carbohydrate, alkaloid, glycoside, tannin,

saponin, phytosterol, các hợp chat phenolic, protein, acid amine, flavonoid, gums và
chat nhay (Prathibha and Priya 2017).
1.3.3. Lọi ích đối vói sức khỏe

Lá chng vàng được sử dụng trong điều trị viêm phế quản, bệnh do virus, chất
chống viêm và vỏ thân được sử dụng đê điều trị ung thư. Các chất chiết xuất từ rượu

cho thấy hoạt động chống viêm và chống ung thư mạnh hơn so với chất chiết xuất
trong nước. Nó cũng được sử dụng trong thực tế phô biến đê điều trị các bệnh khác

nhau như cúm, viêm và rắn cắn, như một chất kháng sinh tự nhiên chống lại các vi

sinh vật như Streptococcus aureus, Enterococcus faecalis, E. coli, Candida albicans
(Rfep Santos et al. 2015); và cũng được sừ dụng trong điều trị các bệnh về gan và thận

(Barcelos et al. 2017); đề phục hồi sức khỏe răng miệng (Borba and Macedo 2006); vì
đặc tính chổng sốt, tiểu đường, sốt rét và đặc tính phá thai của nó. Các nghiên cứu


khoa học đã xác định các đặc tính trị liệu, chẳng hạn như các hoạt động chống ung thư

và chống viêm, đặc tính chừa bệnh; độc tính đối với các vật trung gian truyền bệnh,
chẳng hạn như ốc Biomphalarìa glabrata, vật truyền bệnh sán máng và ấu trùng của
muồi Aedes aegypti; hoạt động chống oxy hóa, kháng nấm và bảo vệ quang, với sự
phát triển của các công thức mỹ phẩm (Rfep Santos et al. 2015).
1.3.4. Các mục đích sử dụng khác

Tabebuia aurea có các mục đích sử dụng khác nhau như làm cảnh, hoa của nó có

màu vàng đậm, giúp phân biệt cảnh quan khắp Brazil vào các thời diêm khác nhau
trong năm, cũng như mục đích kinh tế, cũng như cung cấp gồ cứng. Gồ của nó được
sử dụng đê làm công cụ, đồ nội thất và xây dựng dân dụng, trong số các mục đích sử

dụng khác và có thê được sừ dụng trong cảnh quan. Do các đặc tính kinh tể và sinh

6


thái của Tabebuia aurea, loài này đã được chỉ định cho các chương trình tái trồng rừng,
đặc biệt là trong các khu rừng ven sơng ở những vùng có che độ mưa thấp (De

Oliveira et al. 2018).
1.4. LÁ TRẦU
1.4.1. Giói thiệu

1.4.1.1. Nguồn gốc

Piper betle (L) thường được gọi là cây trầu không, thuộc họ Piperaceae (Fazal et


al. 2014; Kaypetch and Thaweboon 2018). Có khoảng 100 giống trầu trên thế giới,
trong đó khoảng 30 giống ở Tây Bengal và 40 giống được tìm thấy ở Án Độ (Guha
and Jain 1997). Các giống chủ lực được sản xuất ở Tây Bengal là Bangla, Satchi Mitha

(Guha 2006). Ngồi ra cịn có một số giống khác ở các vùng của Án Độ như calcuttia,

Saunfia Pan, Vishnupuri Pan ở Madhya Pradesh, desawari, Benarasi Ở Uttar Pradesh,
Kapoori tuni Ở Andhra Pradesh (Lakshmi and Naidu 2010).

Hình 1.4 Cây trầu khơng

1.4.1.2. Đặc điểm
Loại cây này có tầm quan trọng về mặt kinh tế, y học và truyền thống trên tồn

thế giới (Punuri et al. 2012). Nó phát triển trong đất khơ, nhiều mùn và đất sét có chứa
nhiều mùn bã, duy trì độ pH từ 7-7.5 (Sarma et al. 2018). Cây cần được hồ trợ để phát
triển hướng lên và có thể đạt tới 10-15 m với sự phân nhánh nhiều (N. Kumar et al.

7


2010). Lá trầu có hình trái tim với nhiều kích thước khác nhau chiều dài từ 7-20 cm,
chiều rộng từ 5-15 cm. Các lá thay đôi từ màu xanh lục hơi vàng đến màu xanh lá cây

đậm với mặt trên bóng (Mubeen, Periyanayagam, and Basha 2014). Thân cây mập
mạp có sọc màu vàng hồng. Hoa nhỏ, khơng có lá đài và cánh hoa, có 2-6 đầu nhụy
phủ một lớp lơng ngắn rất đẹp. Trầu khơng có mùi thơm đặc trưng và dễ chịu

(Periyanayagam et al. 2012). Điều thú vị là lá có vị từ ngọt đến hăng do có chứa tinh
dầu (Lakshmi and Naidu 2010).

1.4.2. Thành phần hóa học

Lá trầu đã được mơ tả là có piperol-A, piperol-B, methyl piper betlol và chúng
cũng đã được phân lập. Lá trầu có chứa tinh bột, đường, diastases và một loại tinh dầu

bao gồm terpinen-4-ol, safrole, allyl pyrocatechol monoacetate, eugenol, eugenyl

acetate, hydroxyl chavicol, piper betol và dầu trong lá trầu chứa cadinene carvacrol,

allyl catechol, chavicol, p-cymene, caryophyllene, chavibetol, cineole, estragol như
những thành phần chính (Dwivedi and Tripathi 2014). Phân tích thành phần lá trầu cho

thấy sự hiện diện của alkaloids, tannin, carbohydrate, acid amine và các thành phần
steroid (Satyal and Setzer 2012).
1.4.3. Lọi ích đối vó'i sức khỏe

Piper betle được báo cáo có các đặc tính dược lý khác nhau như kháng khuẩn,
kháng nấm, chống oxy hóa, chống đái tháo đường và chống ung thư (Azahar, Mokhtar,

and Arifin 2020; Madhumita, Guha, and Nag 2019; Pin et al. 2011). Khả năng chừa

bệnh của loại cây này là do trong cây có nhiều nhóm chất sinh học hoặc các hợp chất
có hoạt tính sinh học (Azahar, Mokhtar, and Arifin 2020). Cư dân bộ lạc và thồ dân

của Án Độ nhai lá trầu như một loại thuốc mê và đồ mồ hôi nhiều, đồng thời giúp

cung cấp hơi ấm cho cơ thể trong mùa đông. Nước ép của lá được sử dụng trong thuốc
nhỏ mắt và như một loại mực khơng thể tây xóa đê đánh dấu và ghi nhãn hàng may

mặc. Lá cũng được sử dụng như một loại thuốc nhai có tác dụng như một chất kích

thích nhẹ nhàng và cuống lá (bơi mù tạt hoặc dầu thầu dầu) để thúc đẩy nhu động ruột.

Rề nấu với bia gạo hoặc hạt tiêu đen để ngăn ngừa thụ thai. Nước ép lá được thêm vào
đồ uống có cồn đê tăng cường tác dụng say và lá chiên trong dầu oken được sử dụng

8


đê chống đau tai. Việc đắp lá ấm vào các vết sưng tấy, đặc biệt là tai và cồ họng, là

một thói quen phồ biến ở các làng quê ở Án Độ (Choudhary and Kale 2002).
1.4.4. Các mục đích sử dụng khác

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất việc sử dụng lá trầu như một nguồn chất chống
oxy hóa tự nhiên trong các ứng dụng khác nhau như công nghiệp dược phâm, thực

phâm và mỹ phâm do hiệu quả của nó (Dwivedi and Tripathi 2014; Venkadeswaran et
al. 2014). Chiết xuất từ lá có thể được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm để cung
cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho chế độ ăn của người tiêu dùng (Putnik et al.
2017). Hơn nữa, lá trầu vần là một trong những loại gia vị nồi tiếng nhất ở Nepal, Án

Độ và Trung Quốc chủ yếu nhờ hương thơm ngọt ngào mạnh mẽ của nó (Satyal and
Setzer 2012; Periyanayagam et al. 2012). Đơi khi nó cũng được sừ dụng như một món

ăn riêng để thể hiện sự tơn trọng đối với các vị khách ở Án Độ (Mazumder,
Roychowdhury, and Banerjee 2016). Một miếng trầu được chuẩn bị kỳ lưỡng để sử

dụng như một chất làm thơm miệng và bô sung sức sống và nó thường được phục vụ

trong các dịp xã hội, văn hóa và tơn giáo như hơn nhân, Puza (lễ hội tôn giáo) và


Sardhya (chức năng tôn giáo của người Hindu thực hiện sau khi hỏa táng). Triên vọng
thương mại của lá trầu không đã được đánh dấu ở một mức độ nào đó thơng qua việc
phát triển một số sản phẩm như kem đánh răng, chất làm mềm da, chất tạo mùi (M. s.

N. N. Singh 2021). Các loài thực vật thuộc chi Piper cũng được sử dụng cho nhiều

mục đích khác như thực phâm và gia vị, mồi cá, chất độc cá, chất gây ảo giác, thuốc
diệt cơn trùng, dầu, đồ trang trí, nước hoa (Ghosh et al. 2014). Lá trầu là một chất

chống sâu hiệu quả vì vị hăng của nó (Arawwawala, Arambewela, and Ratnasooriya

2014).
1.5. TRÀ
1.5.1. Giói thiệu

1.5.1.1. Nguồn gốc

Trà có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae có nguồn gốc từ
Đơng Nam Á, hiện được trồng ở hơn 30 quốc gia, bao gồm Án Độ, Trung Quốc, Sri

9


Lanka, Kenya, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô cũ. Union, Nhật Bản, Iran,

Bangladesh, Malawi, Việt Nam và Argentina (Lambert, Sang, and Yang 2007).
1.5.1.2. Đặc điểm
Lượng tiêu thụ của trà đã đạt đen mức trở thành loại đồ uống được tiêu thụ phổ


biến thứ hai trên toàn thế giới. Sự phổ biến này là do hương thơm, hương vị đặc trưng
đã ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích sức khỏe của nó (Ahmad, Katiyar, and Mukhtar
1998; Harbowy et al. 1997). Trà xanh, oolong và trà đen đều được thu hoạch từ loài

này, nhưng được chế biến khác nhau để đạt được mức độ oxy hóa khác nhau (Namita,

Mukesh, and Vijay 2012). Để sản xuất trà xanh, lá tươi thu hoạch được hấp để ngăn
quá trình lên men, tạo ra sản phẩm khô, ổn định. Để sản xuất trà đen, lá tươi được để

héo, sau đó cuộn và nghiền nát, bắt đầu quá trình lên men polyphenol. Trà oolong
được sản xuất bằng q trình oxy hóa một phần lá, trung gian giữa quá trình tạo ra trà

xanh và trà đen. Trong số tất cả các loại trà được tiêu thụ trên thế giới, trà xanh được
nghiên cứu tốt nhất về lợi ích sức khỏe của nó, bao gồm cả hiệu quả ngăn ngừa hóa
học và điều trị ung thư (Mukhtar and Ahmad 1999).

Hình 1.5 Trà xanh.

Mặc dù trà được trồng khắp nơi trên thể giới, nhưng trà xanh phát triển tốt nhất ở
các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới với lượng mưa thích hợp, thốt nước tốt và đất
hơi chua (Anesini, Ferraro, and Filip 2008). Trà xanh là một loại cây bụi nhỏ có thể

10


cao tới 9 m, nhưng thường được cắt tỉa xuống còn 0.5-1.0 m khi được trồng để lấy lá.

Các lá có màu xanh lục tự nhiên và bóng với các cạnh có khía và rộng 2-5 cm, dài 4-

15 cm. Những bông hoa màu trắng và chứa những nhị hoa màu vàng tươi. Những

bông hoa này xuất hiện riêng lẻ hoặc thành cụm. Quả có vỏ cứng màu xanh lục, hạt

trịn, màu nâu. Những hạt này có thể được sử dụng để sản xuất dầu trà. Thông thường,
sự ra hoa được ngăn chặn trong quá trình canh tác bằng cách thu hoạch lá. Tốt nhất

nên thu hoạch những lá non, màu xanh nhạt để sản xuất trà. Lá trưởng thành có màu

xanh đậm hơn lá non. Các độ tuổi lá khác nhau tạo ra chất lượng trà khác nhau do
thành phần hóa học của chúng khác nhau (Chan et al. 2011).
1.5.2. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của trà xanh được liệt kê trong Bảng 1.1 (Cabrera, Artacho,
and Gimenez 2006; Astill et al. 2001).
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của trà xanh

Protein

Peptides và enzyme

Carbohydrates

Fructose, sucrose, cellulose, pectin và glucose

Vitamins

Vitamins (B, c, E)

Xanthic bases

Caffeine, theophylline


Sắc tố

Chlorophyll, carotenoid

Khoáng chất và nguyên Ca, Mg, Na, Cr, Mn, Cu, Co, Ni, Fe, Mo, Se, p, K, F, Zn, AI
tố vi lượng

Quá trình phân tích thành phần của trà cho thấy sự hiện diện của alkaloid,

saponin, tannin, catechin và polyphenol (Opara 2004).
1.5.3. Lọi ích đối vói sức khỏe

Trà được coi là một loại thuốc hiệu quả đe điều trị các bệnh khác nhau trong y

học dân gian châu Á cổ đại và được biết đến với lượng chất chống oxy hóa dồi dào

(Wierzejska 2014). Hiện nay, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy vai trị của trà trong
việc điều hịa hoạt động bình thường của hệ tim mạch, giảm khối lượng cơ thể, và

thậm chí giảm nguy cơ ung thư và các bệnh thối hóa thần kinh (Yang and Hong

2013). Trà được coi là một loại thực phẩm chức năng vì nó có thể mang lại nhiều lợi

11


ích sinh lý ngoài thành phần dinh dưỡng (Hayat et al. 2015). Nó góp phần cải thiện sức

khỏe răng miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và hoạt động như

một chất chống tăng huyết áp, chống vi khuân, chống virus. Nó cũng thể hiện khả
năng bảo vệ chống lại bức xạ tia cực tím, giúp giảm cân, làm tăng mật độ khống chất

của xương. Ngồi những ưu điểm đã đề cập của trà xanh, nó được sử dụng phơ biến đê

điều trị chứng khó chịu ở dạ dày, khó tiêu, nơn mửa, tiêu chảy và đầy hơi. Nó cũng
giúp tăng cường hoạt động của não, giúp duy trì sự cân bằng đường huyết và trọng

lượng cơ thể (Namita, Mukesh, and Vijay 2012). Các thành phần hoạt tính dược lý của
cây này đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan (Sugiyama et al. 1998), bảo vệ
thần kinh (Esmaeelpanah et al. 2015; 2018; s. Mandel et al. 2006; s. A. Mandel et al.

2005), chống vi khuẩn (Khan and Mukhtar 2010), chống đái tháo đường (Sabu, Smitha,
and Kuttan 2002). Trà xanh có nhiều giá trị chữa bệnh, bao gồm, hồ trợ tiêu hóa, lọc

máu, hạ nhiệt độ cơ thể, giúp răng và xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tăng

cường chức năng tim, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa ngộ độc thực phâm. Từ xa xưa,
trà được coi như một loại nước giải khát tốt cho sức khỏe (Sharangi 2009).
1.6. TÒNG QUAN NGHIÊN cứu TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.6.1. Lá mật gấu

Mật gấu là một loài thực vật đa dụng với một số tiềm năng phòng ngừa và chừa
bệnh. Akah và các cộng sự (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất lá mật gấu

lên mức đường huyết và chất béo trung tính của chuột mắc bệnh tiểu đường. Ket quả
cho thấy ở những con chuột bị bệnh tiêu đường khi sử dụng chiết xuất (80 mg/kg) làm
giảm đáng ke lượng đường trong máu và giảm nồng độ chất béo trung tính trong huyết

thanh (Akah et al. 2004). Adesanoye và các cộng sự (2016) đã khảo sát các đặc tính

bảo vệ hóa học của chiết xuất methanol từ lá mật gấu trong một mô hình thực nghiệm
về tổn thương oxy hóa gan do 2 acetylaminofluorene (2-AAF) gây ra ở chuột. Ket quả

cho thấy chiết xuất methanolic của lá mật gấu ở 250 mg/kg và 500 mg/kg cải thiện
đáng kể tổn thương oxy hóa, suy giảm chức năng gan và thay đôi mô bệnh học liên

quan đến độc tính 2-AAF bằng cách giảm hoạt động của các enzyme huyết thanh, điều
hòa các enzyme bảo vệ chống oxy hóa và glutathione với giảm mức malondialdehyde
(Adesanoye et al. 2016). Imafidon và cộng sự (2015) đã khảo sát tác dụng của chiết

12


xuất giàu polyphenol của lá mật gấu trên chuột bị bệnh thận do cadmi. Kết quả cho

thấy sau khi cho những con chuột bị bệnh thận dùng chiết xuất giàu polyphenol của lá
mật gấu với liều lượng lần lượt là 100, 200 và 400 mg/kg thể trọng đã đảo ngược sự

suy giảm chức năng thận do ngộ độc cadmium gây ra trên mơ hình chuột. Tuy nhiên,

thời gian và khả năng cải thiện tình trạng khơng phụ thuộc vào liều lượng (Imìdon et
al. 2015). Trong những nghiên cứu về trích ly hàm lượng phenolic từ lá mật gấu, Alara

và các cộng sự (2018) đã nghiên cứu về điều kiện chiết xuất có sự hồ trợ của vi sóng
để đạt được sản lượng tối ưu của chất chiết xuất và hàm lượng phenolic tổng từ lá mật
gấu. Ket quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tối ưu cho năng suất cao nhất của chiết

xuất (22.34% w/w) và hàm lượng phenolic tổng (102.24 mg GAE/g DW) thu được ở

thời gian xử lý 8 phút, cơng suất vi sóng 416 w, nhiệt độ 100°C (Alara et al. 2018).

Ngoài ra, Alara và các cộng sự (2019) đã xác định đặc tính của các hợp chất hoạt tính

sinh học trong lá mật gấu được chiết xuất bằng cách sử dụng ethanol thông qua kỳ
thuật chiết xuất có hồ trợ vi sóng và soxhlet. Ket quả phân tích cho thấy sự hiện diện
của nhiều chất phytochemical hơn trong dịch chiết thu được thông qua hỗ trợ vi sóng

so với kỳ thuật chiết xuất soxhlet, theo đó phytol có mặt với tỷ lệ cao hơn (Alara et al.

2019).
1.6.2. Lá hồn ngọc đỏ và lá chng vàng

Hồn ngọc đỏ và chng vàng là hai lồi thực vật được trồng phổ biến ở Việt

Nam. Tuy nhiên nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước về giá trị của các dịch
chiết cũng như điều kiện để trích ly phù hợp từ lá hoàn ngọc đỏ là rất hạn chế và chỉ

một số ít nghiên cứu cơng bố về tiềm năng sinh học cúa lá chuông vàng. BarbosaFilho và các cộng sự (2004) nghiên cứu hoạt động kháng khuẩn đối với lá chuông

vàng. Ket quả là dịch chiết từ lá chuông vàng cho thấy sự ức chế sự phát triền của vi

khuẩn Gram dương và Gram âm, vi khuẩn rượu-acid và nấm (Barbosa-Filho et al.
2004). Agarwal và Chauhan (2015) nghiên cứu về tiềm năng chổng vi khuân

Mycobacterium tuberculosis của chiết xuất từ nước và con của vỏ và lá chuông vàng.
Ket quả cho thấy rõ ràng rằng chất chiết xuất từ nước có hiệu quả kháng khuân tối ưu

hơn chiết xuất từ cồn của vỏ và lá chuông vàng (Agarwal and Chauhan 2015). Bên
cạnh đó, Santos và các cộng sự (2015) nghiên cứu tiềm năng sinh học của chiết xuất từ
hoa và lá chuông vàng đồng thời xác định hoạt tính kháng khuẩn và chống phù nề do


13


capsaicin gây ra. Cả hai chiết xuất đều cho thấy tác dụng chống phù nề, với sự ức chế

phù nề là 40.50% bởi chiết xuất ethanol của hoa và 41.73% bởi chiết xuất ethanol từ lá

chuông vàng. Ket quả xác nhận tính kháng khn và kháng huyết thanh mà khơng có
độc tính te bào của các chiết xuất từ chng vàng (RFEP Santos et al. 2015). Nghiên

cứu của Silva và các cộng sự (2018) về tác dụng chống ung thư của chiết xuất
ethanolic từ lá và hoa của chuông vàng. Ket quả cho thấy các chiết xuất dều khơng có

độc tính tế bào và thể hiện tác dụng chống ung thư ở lồi gặm nhấm. Ngồi ra tác giả

khuyến khích việc nghiên cứu các loại thuốc mới và góp phần vào việc nghiên cứu các
sản phẩm tự nhiên (Silva et al. 2018).
1.6.3. Lá trầu không

Trầu không là một loại cây dề trồng với nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử
dụng. Arambewela, Arawwawala và Ratnasooriya (2005) là để điều tra hoạt động

chống đái tháo đường của lá trầu trên chuột mắc bệnh tiểu đường gây ra bởi

normoglycaemic và strepozotocin bằng cách sừ dụng đường uống chiết xuất từ nước

nóng và chiết xuất ethanolic lạnh. Ket quả cho thấy ở những con chuột bị bệnh, cả hai
chiết xuất đều làm giảm đáng kể mức đường huyết phụ thuộc vào liều lượng và trong

thừ nghiệm dung nạp glucose. Người ta kết luận rằng chiết xuất từ nước nóng và chiết

xuất ethanolic lạnh của lá trầu có hoạt tính chổng đái tháo đường mạnh và an toàn

(Arambewela, Arawwawala, and Ratnasooriya 2005). Preethi và Padma (2016) nghiên
cứu đặc tính chống ung thư của liên hợp sinh học nano bạc được tổng họp từ dịch chiết
metanol của lá trầu và hợp chat eugenol tinh khiết. Ket quả cho thấy lá trầu cũng như

hợp chat phenolic, hoạt tính eugenol của chúng thể hiện hoạt tính chống ung thư mạnh
mẽ trong các tế bào ung thư biêu mô miệng. Tác dụng chống ung thư của chiết xuất là
do các thành phần phenol, eugenol tưong ứng trong lá trầu khơng, vì các phenol cũng

thể hiện độc tính tế bào mạnh trong các tế bào ung thư. Hoạt tính chống ung thư tăng

lên đáng kê khi chiết xuất được sử dụng dưới dạng liên hợp sinh học nano (Preethi and
Padma 2016). Thuong và các cộng sự (2019) đã khảo sát sự kết họp của chitosan và

trầu không vào việc ứng dụng trong sản xuất màng bao bì có the ăn được. Việc kết hợp
chiết xuất từ lá trầu đã cải thiện được các đặc tính quan trọng của màng chitosan. So
với màng chitosan nguyên chất, độ trương nở thấp hơn đáng kể, khả năng chống thấm
hơi nước cao hơn và độ mềm dẻo mong muốn đã được ghi nhận đối với các màng có
14


×