Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2C GIẢI TỐT DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.65 KB, 13 trang )

1

Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2C
GIẢI TỐT DẠNG TỐN CĨ LỜI VĂN
I. Đặt vấn đề:
1.1. Tầm quan trọng của vấn đề:
Tốn học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn. Đó cũng là
công cụ cần thiết cho các môn học khác để giúp học sinh nhận thức được thế
giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong học tập.
Trong chương trình mơn Tốn ở Tiểu học, giải tốn có lời văn giữ một vai
trị quan trọng. Thơng qua việc giải tốn, các em sẽ biết được nhiều khái niệm
toán học. Đồng thời cịn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng
tạo, cách lập luận bài tốn trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức,
rèn luyện kĩ năng tính tốn, kĩ năng ngơn ngữ. Giải các bài tốn có lời văn là
cách tốt nhất để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận chu đáo,
tính chính xác cho học sinh. Bên cạnh đó, thơng qua việc giải tốn của học sinh,
giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến
thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc
phục những mặt thiếu sót.
Việc đổi mới phương pháp dạy tốn có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung
và ở lớp 2 nói riêng là một việc rất cần thiết. Do vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần
phải chủ động trong kế hoạch bài dạy thì sẽ có điều kiện để đảm bảo chất lượng
dạy học tốn cho học sinh.
Chính vì vậy, việc rèn kĩ năng giải tốn có lời văn là rất cần thiết, nó giúp
học sinh hình thành tư duy lơgích và phương pháp làm việc khoa học. Đồng
thời giúp các em nắm vững hơn mối quan hệ tốn học( số học, hình học, đại
lượng…) và ứng dụng vào tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự
nhiên trong xã hội. Từ đó, có cách giải quyết cơng việc linh hoạt và sáng tạo.
1.2. Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 2, tơi nhận thấy “Giải


tốn có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Việc học sinh
học tốn và giải tốn có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác.
Các em thường có một thói quen không tốt đó là: đọc đề bài qua loa, sau đó giải
bài toán ngay. Vì vậy, các em cịn lúng túng trong việc xác định dạng tốn và
tóm tắt đề tốn. Khi giải bài tốn học sinh ít tư duy, cịn máy móc, nếu đề cho
nhiều hơn là làm phép tính cộng, ít hơn là làm phép tính trừ, gấp là làm phép
tính nhân, kém là làm phép tính chia. Các em ít để ý đến dữ kiện của bài toán đã
cho nên nhiều khi chọn phép tính khơng đúng dẫn đến kết quả sai. Bên cạnh đó,
các em cịn chưa biết đặt câu lời giải cho phép tính các em vừa tìm. Nhiều em
làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng khơng tìm được lời giải đúng
hoặc đặt lời giải khơng phù hợp với đề tốn đặt ra. Cũng có em làm đúng cả lời


2

giải và phép tính nhưng khơng xác định được tên đơn vị. Làm xong không cần
kiểm tra lại kết quả, khi trả bài các em mới biết là mình sai.
1.3. Lí do chọn đề tài:
Với thực trạng nêu trên, tơi nhận thấy việc giải tốn có lời văn của lớp là
vấn đề đáng quan tâm. Điều đó làm tơi trăn trở là làm sao tìm ra biện pháp để
giúp các em có kĩ năng giải tốt dạng tốn có lời văn. Tơi tự đặt ra cho mình một
số câu hỏi:
- Làm thế nào để giúp học sinh lựa chọn cách tóm tắt bài tốn hợp lý?
- Giúp các em tìm được lời giải đúng bằng cách nào?
- Làm sao để các em chọn được phép tính đúng?
- Bằng cách nào để các em chọn đơn vị của phép tính chính xác?
- Hình thành kĩ năng, kĩ xảo giải tốn có lời văn bằng con đường nào?
Để làm tốt những định hướng mà mình đặt ra, tơi đã suy nghĩ trăn trở và
nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2C giải tốt dạng tốn
có lời văn".

1.4. Giới hạn đề tài:
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2C năm học 2018-2019 Trường
Tiểu học Lê Dật
* Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Tốn lớp 2, trọng tâm là dạng "Giải
tốn có lời văn”
II. Cơ sở lí luận:
Dạy tốn có lời văn ở bậc Tiểu học nói chung và ở khối lớp 2 nói riêng
nhằm giúp các em có kiến thức ban đầu về số học, các đại lượng, các yếu tố về
hình học đơn giản. Nó hình thành kĩ năng thực hành, tính tốn để phát triển năng
lực trí tuệ. Ngồi ra, dạy tốn có lời văn cịn góp phần rèn luyện phương pháp
học tập, làm việc khoa học và hình thành những tố chất của con người lao động
sáng tạo.
Giải tốn có lời văn là điều kiện để học sinh vận dụng tổng hợp các kĩ
năng của tất cả các môn học và sự hiểu biết trong cuộc sống thực tế. Nó thể hiện
sự khéo léo, linh hoạt và kĩ năng tổng hợp, suy luận. Giải tốn có lời văn có mối
liên hệ chặt chẽ với việc học các mơn học khác. Các em giải tốn tốt sẽ học các
môn khác tốt hơn. Đây là yêu cầu cao nhất đối với mơn Tốn.
Từ cơ sở trên, bản thân tôi đã dựa vào những công văn, những chỉ thị,
những quyết định, những nội dung của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Nam, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc ban hành. Cụ thể:
- Theo quyết định 16/2006 QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng BGDĐT về chương trình SGK mới thì giải tốn có lời văn là mạch kiến thức
rất quan trọng và chiếm tỉ lệ rất lớn trong mơn Tốn;


3

- Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và đào tạo;
- Công văn 896 thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có nói đến giao quyền
tự chủ cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học;
- Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo

dục và đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp
Tiểu học;
- Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Ban hành quy định đánh giá
học sinh tiểu học;
III. Cơ sở thực tiễn:
Đối với nhận thức của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp tơi nói riêng,
đa số các em giải tốn có lời văn cịn chậm do nhiều ngun nhân. Trong đó,
vẫn là do các em thường vội vàng hấp tấp, đơn giản hố vấn đề. Đơi khi, các em
chưa hiểu rõ đề bài nên dẫn đến kết quả nhiều lúc bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng
chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, do các em thiếu cơ sở lí luận, khơng tự tin vào khả
năng của mình mà thích giống bài của bạn nên dẫn đến những sai sót giống
nhau. Thậm chí có khi làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi, chép lại cho giống bài
của bạn. Đó là một thực tế mà người giáo viên đứng lớp ai cũng gặp phải, nhất
là trong q trình dạy giải tốn có lời văn. Chính vì vậy, tơi đi sâu vào tìm hiểu,
nghiên cứu một số giải pháp tốt nhất để giúp các em có kĩ năng giải tốn có lời
văn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học của lớp.
IV. Nội dung nghiên cứu:
*Biện pháp 1. Khảo sát học sinh ngay từ đầu năm kết hợp với bàn
giao chất lượng, phân loại đối tượng học sinh
Muốn học sinh giải tốn có lời văn tốt, trước hết tơi tìm hiểu tình hình học
tốn của lớp mình như thế nào? Các em thường sai ở bước nào trong một bài
giải? Mức độ sai ra sao? Vì vậy, tơi đã tìm hiểu các thơng tin về học sinh thông
qua: nhận bàn giao chất lượng, giáo viên chủ nhiệm của năm học trước, hồ sơ
học bạ. Sau đó, tơi tiếp tục điều tra trình độ các em qua bài khảo sát. Tơi nhận
thấy ngồi một số em làm bài tốt, vẫn còn một số em chưa thực hiện được các
bước trong bài toán giải. Thậm chí có em cịn bỏ hẳn bài tốn giải. Kết quả cụ
thể như sau:
Tóm tắt bài tốn

Chọn và thực hiện

đúng phép tính

32

Đạt

Chưa đạt

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Số
lượng

10

20

16

14

15

15


2

Tỉ lệ

31,3%

62,5%

50,0%

42,4%

43,8%

43,8%

6,3%

TSHS

Lời giải và đáp số

Bỏ
hẳn

Qua bài khảo sát, tôi nhận thấy nhiều em không đạt điểm bài tốn có lời
văn là do những ngun nhân sau:



4

+ Đối với học sinh :
- Nhận thức của học sinh chưa đồng đều.
- Việc xác định đề toán của các em chưa thành thạo.
- Một số em còn chủ quan, chưa đọc kĩ đề bài.
+ Đối với giáo viên:
- Việc giảng dạy của giáo viên đôi khi chưa phát huy hết được tính tích
cực, chủ động sáng tạo của các em.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hành giải tốn có những lúc
chưa thật sự linh hoạt.
- Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên đôi lúc chưa quan tâm sâu sát
đến từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Học sinh năng khiếu cần những câu hỏi
nâng cao, học sinh chậm cần những câu hỏi dễ hiểu và sát thực với đề bài.
*Biện pháp 2. Giúp học sinh nắm được phương pháp chung, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo về “giải tốn có lời văn”
Từ những nguyên nhân trên, để giúp cho học sinh giải tốt các bài tốn có
lời văn, tơi đã tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán, tìm hiểu nội dung bài tốn.
Khi dạy giải bài tốn có lời văn, tôi thường yêu cầu học sinh phải hiểu đề.
Do đó cần đọc đề bài nhiều lần trước khi làm. Từ đó hình thành cho các em thói
quen đọc kỹ đề bài trước khi giải. Trong quá trình đọc, tôi thường yêu cầu các
em phải xác định được cái đã cho, cái cần tìm và dạng tốn. Tránh thói quen xấu
là vừa đọc xong đề đã làm ngay. Việc đọc kĩ đề toán giúp các em hiểu chắc chắn
một số từ khố quan trọng như: “ ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”…
Nếu trong đề tốn có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần
hướng dẫn các em hiểu được nghĩa của từ đó. Đối với những học sinh kĩ năng
đọc hiểu còn chậm, giáo viên cần dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ
vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, u cầu của đề tốn.
Qua đó, dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp

số rồi các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập.
Bước 2: Lựa chọn cách trình bày tóm tắt hợp lý
Như chúng ta đã biết, tóm tắt bài tốn khơng phải là một phần trong khâu
trình bày bài giải, nhưng lại rất quan trọng, giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về
tồn bộ nội dung bài tốn. Từ đó, các em tìm được mối liên hệ cần thiết giữa cái
đã cho và cái phải tìm, biết lựa chọn phép tính thích hợp. Đối với lớp 2 (cũng
như đối với học sinh Tiểu học nói chung), sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt
là hợp lí nhất. Sơ đồ đoạn thẳng khơng những giúp các em có một cái nhìn khái
qt về bài tốn mà còn giúp các em nhận ra cái đã biết, cái phải tìm và mối liên
hệ giữa chúng. Trong những trường hợp không thể sử dụng được sơ đồ đoạn
thẳng thì ta mới dùng quy ước bằng lời, bằng biểu tượng,... để tóm tắt. Để tóm


5

tắt được đề toán, giáo viên hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: Bài tốn
cho gì? - Bài tốn hỏi gì? và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán…Mặt khác, để
học sinh làm tốt các bài toán hợp sau này thì ngay bây giờ giáo viên nên rèn
luyện tốt kĩ năng giải các bài tốn đơn. Vì vậy, học sinh thuần thục khâu tóm tắt
các bài tốn đơn ở lớp 2 (bằng sơ đồ đoạn thẳng) là không thể thiếu. Việc làm
này không những giúp học sinh nhanh chóng tìm ra lời giải, mà nó cịn là cơ sở
giúp các em có kĩ năng tóm tắt và giải các bài toán hợp ở các lớp trên.
Với mỗi dạng tốn, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, xác định
dạng, tơi thường hướng dẫn các em tóm tắt như sau:
*Dạng "Bài tốn về nhiều hơn"
Ví dụ: Nam có 15 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có
bao nhiêu viên bi?
15 viên bi
Nam:


5 viên bi

Bảo:
? viên bi
*Dạng "Bài tốn về ít hơn"
Ví dụ : Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà
Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?
17 cây cam
Vườn nhà Mai:
Vườn nhà Hoa:

7 cây cam
? cây cam

* Dạng “ Tìm tổng của hai số”
Ví dụ: Mẹ hái được 38 quả bưởi, chị hái được 16 quả bưởi. Hỏi mẹ và chị
hái được tất cả bao nhiêu quả bưởi?
38 quả bưởi
Mẹ:

? quả bưởi

Chị:
16 quả bưởi
* Dạng " Tìm một số hạng trong một tổng"


6

Ví dụ: Lớp học có 35 học sinh, trong đó có 20 học sinh trai. Hỏi lớp học

đó có bao nhiêu học sinh gái?
35 học sinh

20 học sinh trai

? học sinh gái

...
Khi hướng dẫn vẽ sơ đồ, giáo viên cần lưu ý học sinh dóng thẳng các vị
trí đầu mút có giá trị so sánh. Các đoạn thẳng tỉ lệ được chia đều trên sơ đồ chỉ
mang tính ước lệ song cũng phải đảm bảo được sự chính xác tương đối (ước
lượng bằng mắt).
Bên cạnh việc luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt đề tốn, giáo viên cũng
cần chú trọng luyện cách nêu bài tốn theo tóm tắt rồi giải. Chẳng hạn:
Nêu bài tốn theo tóm tắt sau rồi giải:
15 người
Đội 1:

2 người

Đội 2:
? người
Học sinh có thể nêu thành bài tốn:
Đội Một có 15 người, đội Hai có nhiều hơn đội Một 2 người. Hỏi đội Hai
có bao nhiêu người?
Khi đã hiểu được rõ nội dung của sơ đồ như vậy thì học sinh sẽ chọn được
ngay phép tính cộng để giải bài tốn.
Bước 3: Tìm cách giải bài tốn
a. Chọn phép tính thích hợp:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề tốn, để xác định cái đã cho và

cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Thơng thường,
chọn “ phép cộng” nếu bài toán yêu cầu “nhiều hơn” hoặc “gộp”, “tất cả”.
Chọn “phép trừ” nếu “bớt” hoặc “tìm phần cịn lại” hay là “ít hơn”…
Ví dụ: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà
Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?
Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái
đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải tốn thơng qua các câu
hỏi gợi ý như:
+ Bài tốn cho biết gì? (Vườn nhà Mai có 17 cây cam)


7

+ Bài tốn cịn cho biết gì nữa? (Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai
7 cây)
+ Bài tốn hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam)
Tuy nhiên đối với những bài toán nâng cao dành cho học sinh năng khiếu,
bài tốn có từ khố “nhiều hơn” nhưng khơng thực hiện phép cộng hoặc bài
tốn có từ khố “ít hơn” nhưng khơng thực hiện phép trừ.
Ví dụ 1: Nam có 10 viên bi, Nam có nhiều hơn Bảo 3 viên bi. Hỏi Bảo có
mấy viên bi?
Ví dụ 2: Mai xếp được 8 bơng hoa, Mai có ít hơn Ngọc 2 bông hoa. Hỏi
Ngọc xếp được mấy bông hoa?
Với những dạng toán này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh suy luận
ngược để biết Bảo có ít hơn Nam 3 viên bi. Từ đó học sinh tìm cách giải. Tương
tự như vậy với ví dụ 2.
b. Đặt lời giải thích hợp
Việc đặt lời giải ở các bài tốn đơn khơng có gì khó khăn. Tuy nhiên, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh thấy rõ nội dung lời giải thường có 2 phần: Phần 1
ghi cái cần tìm, phần 2 ghi phạm vi cái cần tìm.

Ví dụ:

Số cây cam
Cái cần tìm

vườn nhà Hoa có là:
Phạm vi cái cần tìm

Khi hướng dẫn học sinh đặt lời giải, nhiều giáo viên khơng chú ý đến điều
này nên khơng có quy định cụ thể. Vì vậy mới xảy ra tình trạng học sinh viết lời
giải theo cảm tính, lúc thế này, lúc thế khác. Đương nhiên, trừ những trường hợp
nội dung câu trả lời chỉ có một phần (Phần 1), thường thì mỗi phép tính có 2
cách trả lời, có thể đặt phần 2 lên trước, phần 1 để sau (hoặc ngược lại). Để có
sự nhất quán, giáo viên cần hướng dẫn học sinh (và quy định rõ ràng) là đặt
phần 1 (cái cần tìm) lên trước rồi mới đến phần 2 (phạm vi cái cần tìm).
Ví dụ: Cách 1: Số cây cam vườn nhà Hoa có là:
Cách 2: Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
Cách trả lời nào cũng đúng, nhưng trả lời theo cách thứ nhất không những
khúc chiết, rõ ràng hơn mà còn giúp học sinh ghi đúng ngay tên đơn vị (danh số)
sau khi thực hiện phép tính. Khi viết lời giải, giáo viên lưu ý học sinh không
được viết tắt các tên đơn vị (VD: Không được viết “kg” mà phải viết là “ ki - lô gam”, không viết “ l” mà phải viết là “ lít”,…), các đơn vị này chỉ viết tắt khi
đứng sau kết quả của phép tính và đáp số (VD: 5kg, 10l,…).
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh viết lời giải đúng, giáo viên cũng cần
lưu ý cho các em cách viết tên đơn vị (danh số) ở kết quả phép tính và ở đáp số
cho phù hợp. Các danh số thường là một đơn vị kép (chỉ lượng và chỉ tên) như:
con gà, cái thuyền, kg gạo,…Khi ghi danh số sau kết quả mỗi phép tính, ta chỉ


8


cần ghi đơn vị chỉ lượng đứng trước là: con, cái, kg,…nhưng khi ghi đáp số ta
cần phải ghi đầy đủ là con gà, cái thuyền, kg gạo,…
Bước 4: Trình bày bài giải:
Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt,
sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch
chân)
Giáo viên ln luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng
cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành cơng trong vấn đề giải tốn có lời
văn của các em.
Ví dụ: Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có
bao nhiêu viên bi?
Đến nay, không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách
làm như sau:
Bài 3:
Tóm tắt:
12 viên bi
Nam:

5 viên bi

Bảo:
? viên bi
Bài giải:
Số viên bi Bảo có là:
12+ 5 = 17 (viên)
Đáp số: 17 viên bi
Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giảI
Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, tôi nhận thấy học sinh thường
coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Nhưng khi
giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng khơng?” thì nhiều em lúng túng

vì chưa kiểm tra lại bài làm của mình. Nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả phải
trở thành thói quen đối với học sinh. Vì vậy, sau khi làm bài, tơi ln hướng dẫn
các em kiểm tra lại bài làm thông qua các bước:
- Đọc lại lời giải để kiểm tra xem giữa lời giải và phép tính đã phù hợp
chưa?
- Kiểm tra phép tính, tên đơn vị có đúng khơng?


9

- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa?
*Để hình thành cho học sinh có kĩ năng, kĩ xảo “giải tốn có lời văn” theo
5 bước trên, địi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên và liên tục.
Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh chúng ta áp dụng cho phù hợp. Có
thể mở rộng thêm hoặc làm kĩ từng bước. Đối với học sinh chậm tiến, tôi làm kĩ
hai bước đầu để các em hiểu rõ đề bài, có như vậy các em mới làm tốt được bài
tốn đã cho. Cịn với học sinh năng khiếu, sau khi giải xong bài toán và thử lại
đúng kết quả, tôi cho các em tự phát hiện cách giải khác (nếu bài giải có nhiều
cách giải).
Ví dụ: Tính chu vi hình tam giác có độ dài mỗi cạnh là 4cm.
Thơng thường học sinh giải:
Chu vi hình tam giác là:
4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
Học sinh năng khiếu có cách giải nhanh gọn hơn:
Chu vi hình tam giác là:
4 x 3 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau có vai trò rất lớn
trong việc rèn kĩ năng, phát triển trí thơng minh và óc sáng tạo cho học sinh.

Trong khi cố gắng tìm ra các cách giải khác nhau, học sinh hiểu sâu hơn về mối
quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Các em sẽ lựa chọn được cách giải hay
hơn và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm để giải tốn. Biết tự tìm thêm cách
giải mới cho bài toán giúp phát triển tư duy phân tích, tổng hợp lơgích.
*Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, tơi nhận thấy lớp đã có
những chuyển biến rõ rệt về chất lượng giải tốn có lời văn. Tuy nhiên, để tạo sự
hứng thú hơn trong giờ học cho các em thì tùy theo nội dung mỗi bài dạy, tơi đã
linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức dạy học như: làm việc độc lập từng cá nhân
trên bảng con, thi đua làm nhanh giữa các nhóm ở bảng học nhóm, cho học sinh
độc lập suy nghĩ làm bài vào vở có sự trợ giúp của giáo viên đối với học sinh
chậm tiến,... Việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học làm cho khơng khí lớp
học sôi nổi, tạo cho học sinh say mê trong học tập.
Bên cạnh đó, giáo viên cần chấm trả bài thường xuyên để nhận ra sự tiến
bộ của học sinh, biểu dương những em đã làm tốt, khích lệ những em còn thụ
động, rụt rè tham gia vào giờ học bằng những lời khen, lời động viên thích hợp
nhằm giúp cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.


10

*Ngoài những biện pháp nêu trên, để giúp học sinh giải tốn có lời văn
thành thạo, tơi ln ln chú ý rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em
qua các mơn học. Bởi vì đọc thơng, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh
hiểu rõ đề và tìm cách giải bài tốn một cách hợp lý, chính xác.
V. Kết quả nghiên cứu:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc hướng dẫn học
sinh lớp mình giải tốt dạng tốn có lời văn. Gần một năm thực hiện, tôi nhận
thấy chất lượng bài làm của lớp tăng lên rõ rệt. Từ chỗ học sinh giải những bài
tốn đơn giản cịn chưa thạo đến nay đa số các em đã giải được những bài tập

nâng cao cùng dạng, các em đều có ý thức làm bài. Điều quan trọng là khả năng
phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lơgích của các em đã được nâng lên. Nhờ
phát triển những khả năng tư duy như thế nên các em giải các dạng toán khác
cũng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Kết quả khảo sát qua từng giai đoạn cụ thể như
sau:
Thời
điểm

TSHS

Đầu năm

32

Cuối kì I

32

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

8

17

7


25,0%

53,1%

21,9%

16

15

1

50,0%

46,9%

3,1%

Qua kết quả tổng hợp như đã nêu ở trên, tơi rất phấn khởi vì thấy trong
giờ học tốn, học sinh khơng những say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ
năng giải toán của các em đã được nâng lên. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt rất
cao, học sinh chưa hoàn thành giảm đi rõ rệt. Đây cũng là niềm khích lệ lớn với
những người đứng lớp như chúng ta.
VI. Kết luận:
Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn cho học sinh Tiểu học nói chung và cho
học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với
mỗi giáo viên Tiểu học. Nếu có biện pháp và kế hoạch dạy học tốt, hợp lý sẽ
giúp học sinh giải toán tốt hơn. Từ đó nâng cao chất lượng mơn Tốn của học
sinh trong lớp. Để q trình rèn kĩ năng giải tốn cho học sinh đạt hiệu quả, tôi
rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Các bài tốn có lời văn nội dung đa dạng phong phú. Do đó, phải yêu cầu
học sinh đọc kỹ đề toán để xác định được dạng bài và tìm ra hướng giải đúng.
- Khi dạy bài tốn có lời văn, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tóm tắt
bài tốn, hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ để các em vận dụng công thức giải
được chính xác, linh hoạt.


11

- Đối với những bài tốn có lời văn phức tạp, cần hướng dẫn học sinh một
số phương pháp (sơ đồ đoạn thẳng, suy luận,..) đưa bài toán về dạng điển hình.
- Khi hướng dẫn giải các bài tốn có lời văn, giáo viên cần khuyến khích,
động viên học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau (nếu có thể) và lựa chọn
cách giải hay nhất.
- Giáo viên cần:
+ Dự kiến những khó khăn sai lầm của học sinh.
+ Tìm cách hướng dẫn học sinh tháo gỡ khó khăn và gợi ý để học sinh tìm
được cách giải hay.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự động viên, tuyên dương
khuyến khích đúng lúc, kịp thời đối với học sinh.
- Ngồi ra địi hỏi ở mỗi giáo viên sự kiên trì, linh hoạt và sáng tạo trong
mỗi tiết dạy.
VII. Đề nghị:
Qua thời gian áp dụng đề tài, tơi có một số yêu cầu như sau:
- Khi hướng dẫn học sinh giải bài tốn có lời văn, giáo viên cần kiểm tra
thường xuyên bằng nhiều hình thức và nhiều đối tượng. Từ đó rút ra được những
mặt mạnh, yếu để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cụ thể đối với từng đối tượng
học sinh.
+ Đối với học sinh năng khiếu cần ra bài tập, bài làm phù hợp với năng
lực của các em.

+ Đối với học sinh chậm tiến: Kiểm tra thường xuyên bằng mọi hình thức,
phát hiện chỗ hổng để phụ đạo kịp thời tạo cho các em hứng thú, tự giác học
tập.
- Dạy “Giải tốn có lời văn” cho học sinh lớp 2 khơng thể nóng vội mà
phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình
thành cho các em một phương pháp tư duy học tập. Đó là tư duy khoa học, tư
duy sáng tạo, tư duy lơgích.
Trong q trình giảng dạy của bản thân tơi cũng như q trình nghiên cứu
và áp dụng đề tài, chắc chắn không tránh khỏi sự khiếm khuyết. Tơi rất mong sự
đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo, để tơi giảng dạy được
tốt hơn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đi lên.
Xin chân thành cảm ơn!
Đại Chánh, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Người viết

Phạm Thị Sáu


12

VIII. Tài liệu tham khảo:
1/ Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Sách giáo khoa Toán 2 - Nhà xuất bản Giáo
dục - 2004
2/ Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Sách giáo viên Toán 2 - Nhà xuất bản Giáo
dục - 2004
3/ Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Vở bài tập Toán 2 tập 1, 2 - Nhà xuất bản
Giáo dục - 2004
4/ Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Tam (Chủ biên) - Thực hành phương pháp
dạy học Toán ở Tiểu học (Giáo trình dùng trong các trường Đại học Đào tạo và
Giáo viên Tiểu học) - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2005

5/ Vũ Dương Thụy (chủ biên) - Toán nâng cao lớp 2 - Nhà xuất bản Giáo
dục - 2004
6/ Phạm Đình Thực - Phương pháp dạy Tốn bậc Tiểu học (tài liệu dành
cho giáo viên và PHHS) - Nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2003.
7/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 2-Nhà
xuất bản Giáo dục - 2009


13

IX Mục lục:
STT

Tiêu đề

Trang

TÊN ĐỀ TÀI

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

- Tầm quan trọng của vấn đề

1

- Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề


1

- Lí do chọn đề tài

2

- Giới hạn

2

2

CƠ SỞ LÍ LUẬN

2

3

CƠ SỞ THỰC TIỄN

3

4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3

4.1. Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh


3

4.2. Giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo, nắm
phương pháp chung về giải tốn có lời văn

4

1

4.3. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học

9

5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

10

6

KẾT LUẬN

11

7

ĐỀ NGHỊ


11

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

9

MỤC LỤC

13



×