CHÂU MỸ NGÀY NAY
57
SỐ 01-2022
VÀN HÓA - LỊCH sử
GIAO LƯU VĂN HỐ GIỮA PHILIPPINES VÀ MEXICO:
NHÌN TƯ TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG MANILA GALLEON (1571-1815)
Trần Thị Quế Châu
*
NguyễnThị Thái Châu
**
Tóm tắt: Philippines - một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, nhưng những ai
đã từng đến đây đều có chung cảm nhận rằng đất nước này có sự pha trộn rõ nẻt giữa
văn hóa Đơng - Tây, cả Á, Ầu, Mỹ Latỉnh và Mỹ. Điều này dẫn đến những cách nhìn
nhận trái chiều. Một số học giả cho rằng, ảnh hưởng văn hoá mạnh mẽ từ phương Tây
đã khiến Philippines dường như cũng bị cô lập, tách rời khỏi khu vực lịch sử - văn hóa
Đơng Nam A. Ngược lại, đối với người Philippines, họ coi đó là niềm tự hào, khi lịch
sử đã mang đến cho họ cơ hội trở thành “điểm hẹn ” hay “cầu nổi ” trong giao lưu văn
hóa Đơng - Tây hàng thế kỷ. Bài báo này gợi ý về moi liên hệ văn hóa giữa Philippines
và Mexico thơng qua tuyến đường thương mại xuyên Thái Bình Dương Manila galleon
tồn tại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Từ khoá: Giao lưu văn hoá, Philippines, Mexico, Manila galleon
Mở đầu
Câu chuyện về mối quan hệ giữa
Philippines và Mexico có một lịch sử
phong phú và phức tạp. về phương
diện chính trị, tuy cả hai đều là thuộc
địa của Tây Ban Nha, nhưng một điều
rất đặc biệt là Philippines chịu sự thống
trị một cách gián tiếp thơng qua Phó
vương Mexico và Hội đồng thuộc địa
từ năm 1565 đển năm 1815. Vì vậy,
cũng có thể xem Philippines như là một
phần mở rộng thuộc địa của Mexico,
về phương diện kinh tế, mối quan hệ
này được duy trì trong suốt 250 năm
của thời kỳ thương mại thuyền buồm
lớn Manila - Acapulco (1571-1815).
Những chuyến đi xuyên Thái Bình
Dương giữa hai đầu mối, hai thuộc địa
của Tây Ban Nha này là một trong
những tuyến thương mại mang tính toàn
cầu đầu tiên và mang lại lợi nhuận cao
nhất thế giới lúc bấy giờ.
Khía cạnh thương mại của Manila
galleon đã thu hút rất nhiều sự chú ý của
giới học thuật, đặc biệt là về vai trò của
Manila galleon trong việc trao đổi bạc
lấy lụa trên phạm vi toàn cầu. Bài báo
này tập trung vào vai trò của Manila
galleon như một phương tiện kết nối văn
hóa và giải thích cách thức những trao
đổi này có tác động sâu sắc đến cả
Mexico và Philippines.
* Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
** Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế
58
SỐ 01-2022
1. Sự hình thành thưong cảng
Manila và sự bắt đầu của tuyến đường
thương mại xuyên Thái Bình Dương
Năm 1565, Tây Ban Nha chính thức
tiến hành xâm chiếm Cebu, một địa
điểm ở miền trung Philippines1. Đe khai
thác nguồn lợi thuộc địa, đồng thời tìm
kiếm tuyến hải thương ngắn nhất từ
Philippines đến châu Mỹ, Tây Ban Nha
đã thiết lập tuyến thương mại thuyền
buồm lớn giữa Cebu và Acapulco
(Mexico)2. Tháng 6/1565, tàu San Pablo
dưới sự chỉ huy của Filipe de Salcedo
nhố neo ở cảng Cebu, đi về phía Bắc
Thái Bình Dương, cập bến ở Acapulco
vào ngày 8/9/1565. Tàu San Pablo chỉ
chở một ít số lượng quế ở Mindanao,
sáp ong và một số sản phẩm địa phương
khác ở Philippines. Ba năm sau, "năm
1568, tàu San Pablo, trong chuyến hành
trình trở về của mình đã mang theo
15.000 pounds quế cho nhà vua Tây Ban
Nha và 25.000 pounds cho nhu cầu của
các cá nhản và khơng may chuyến tàu
đó bị lạc mất ở Ladrones”3.
Nguồn lợi từ cây quế là khá nghèo
nàn so với những gì người Tây Ban Nha
mong đợi. Năm 1569, Toàn quyền
Miguel Lopez de Lagazpi phàn nàn với
Phó vương ở Mexico rằng: "Trước nay
tơi vẫn viết rằng nếu hồng thượng của
chủng ta chỉ quan tâm chút ít đến
Felipina [Philippines] thì quần đảo này
nên được nhìn nhận là chang mấy quan
trọng bởi hiện tại thứ mang lại lợi nhuận
duy nhất là cây quế;... Neu sau này
hoàng thượng mong muốn những thứ
CHÂU MỸ NGÀY NAY
quan trọng hom thì phải lập ra một khu
định cư và xây dựng cảng, ben..."4.
Rõ ràng trong quá trình đánh chiếm
thuộc địa, Tây Ban Nha ln khơng
ngừng tìm kiếm một nơi có điều kiện
thuận lợi hơn. Họ đi từ Cebu, đến các
đảo Leyte, Panay, Mindono và đồng
bằng trung tâm phì nhiêu của Luzon.
Vào tháng 5/1571, Legaspi đã chiếm
thành pho Manila và ngay sau đó, vào
ngày 24/6/1571, Manila được tuyên bố
là kinh đô của lãnh địa mới mà ông dành
cho vua Philip II Tây Ban Nha5.
Sau khi chuyển kinh đô từ Cebu đến
Manila, từ năm 1572 Tây Ban Nha bắt
đầu thiết lập tuyến thương mại mới giữa
Manila và Acapulco, gọi là Manila
galleon6. Trải qua hơn 2,5 thế kỷ với
nhiều thăng trầm tuyến thương mại này
vẫn tồn tại đến năm 1815, và trở thành
con đường huyết mạch về kinh tế của
thuộc địa Philippines7.
Trong hoạt động thương mại thuyền
buồm Manila - Acapulco, hai loại hàng
hóa có giá trị nhất là bạc trắng và tơ
lụa: "Đối với người châu Mỹ (Tần Tây
Ban Nha), thuyền Trung Quốc hoặc
thuyền buồm lớn Manila mang cho họ
tơ lụa, hương liệu và các loại hàng hóa
quý giá khác ở phương Đơng. Đối với
người dân phương Đơng, đó là nhừng
chuyến tàu chở đầy bạc, đồng pesos
của Mexico và Peru”*.
Đe có đủ số lượng hàng hóa cung cấp
cho thương mại Manila galleon hàng
năm, chính quyền Tây Ban Nha phải
duy trì các nhánh thương mại hồ trợ từ
CHÂU MỸ NGÀY NAY
SỐ 01-2022
các thị trường Trung Quôc, Nhật Bản,
Đông Nam Á và Án Độ. Sau khi mang
đến Manila, phần lớn hàng hóa từ các
nước châu Á như hương liệu, gốm sứ,
ngà voi, đồ gồ, tơ lụa được chất lên tàu
chở sang Acapulco (Mexico) một phần
tiêu thụ ở thị trường châu Mỹ, phần còn
lại được chuyển bằng đường bộ đến
cảng Veracruz ở vịnh Mexico và chất
lên tàu chở về Seville, Tây Ban Nha.
Thông qua hoạt động thương mại này,
Tây Ban Nha đã thu được những lợi
nhuận khổng lồ. Các nhà nghiên cứu kết
luận rằng lợi nhuận cho việc buôn bán
lụa sống từ Manila đến châu Mỹ có thể
chênh lệch ở những nước khác nhau,
nhưng lợi nhuận trung bình có thể đạt từ
100% đến 300%, thậm chí một số nơi có
thể lên đến 400% so với vốn ban đầu”9.
Nhà nghiên cứu kinh tế C.R. Boxer
đã đánh giá rất cao vai trò của người
Tây Ban Nha trong việc thiết lập tuyến
thương mại Manila - Acapulco, khơng
chỉ với Philippines mà cịn đối với
thương mại thế giới: “chỉ sau khỉ người
Bồ Đào Nha đến bờ biển Tây Phi, vòng
qua Mũi Hảo vọng, vượt qua An Độ
Dương và thiết lập quyền thong trị của
họ ở quần đảo hương liệu Indonesia và
Biển Đông; chỉ sau khi người Tây Ban
Nha đạt được mục tiêu tương tự ở
Philippines và Thái Bình Dương; chỉ
sau đó một sự kết nối thương mại
thường xuyên là bền vững mới được
thiết lập ở bốn châu lục lớn”10. Thậm
chí nhà nghiên cứu kinh tế Dennis o.
Flynn đã chọn thời điểm năm 1571 -
59
năm Manila bị Tây Ban Nha chinh phục
làm mốc cho sự ra đời của thương mại
tồn cầu. Manila chính là thương cảng
quan trọng trong việc nối liền thương
mại giữa châu Mỹ và châu Á lần đầu
tiên trong lịch sử.
2. Manila galleon và hành trình 250
năm kết nối văn hóa Philippines và
Mexico
Trong khoảng 250 năm, các chuyến
đi hàng năm của thương mại thuyền
buồm lớn giữa Manila - Acapulco đã
không chỉ cung cấp phương tiện thuận
lợi cho kết nối thương mại giữa các
châu lục, mà cịn tạo thành mối liên kết
văn hóa giữa Philippines và Mexico.
Người Philippines và Mexico:
Những chủ thể của quá trình giao lưu
văn hố
Để nắm giữ độc quyền thương mại,
hàng năm Tây Ban Nha tổ chức trung
bình 1 đến 2 chuyến tàu bn giữa
Philippines và Mexico. Trong hành trình
của các thuyền buồm lớn xuất phát từ
Manila đến Acapulco, ngoài số lượng
lớn là hàng hố, cịn có nơ lệ, người hầu
và thủy thủ. Trên thực tế, để có thể vận
hành được các Manila galleon hàng
năm, chính quyền Tây Ban Nha phụ
thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động
ở Philippines. Ngoài những người bản
địa Philippines cịn có Sangleys (người
Hoa, theo cách gọi của Tây Ban Nha)
và mestizos de Sangleys (người Hoa
lai), làm việc như những thuỷ thủ,
người hầu và nô lệ.
60
SỐ 01-2022
Trước hết, chúng ta thấy rằng, là một
quần đảo, từ rất sớm Philippines đã chú
trọng giao thương trên biển với các
nước trong khu vực. Điều này đã giúp
họ tích luỹ được những kinh nghiệm đi
biển quý giá. Khả năng điều hướng của
các thủy thủ Philippines và kiến thức
của họ về Thái Bình Dương buộc người
Tây Ban Nha phải phụ thuộc rất nhiều
vào họ. Đối với hầu hết các đội galleon,
người Philippines thường đông hom
người Tây Ban Nha, Mexico và Bồ Đào
Nha (chiếm từ 50-80%)’’. Bất chấp
nhừng đóng góp của người dân
Philippines cho các chuyến hải hành,
những người chủ và người sử dụng lao
động người Tây Ban Nha đã đối xử với
họ một cách vơ nhân đạo. Vì vậy, rất
nhiều người đã tìm cách bỏ trốn và
khơng quay về Philippines. Ở Mexico,
những người bỏ trốn này đã tìm thấy
bầu khơng khí tự do với những người
cùng cảnh ngộ, và nơi đó họ có thể kết
hơn và hịa nhập vào xã hội mới. Trên
thực tế, theo nhà sử học Edward Slack Jr.,
phần lớn người châu Á đến Mexico
trong suốt 250 năm kỷ nguyên thương
mại galleon là người Philippines. Một
khi họ đào ngũ và bị hòa nhập vào các
cộng đồng Mexico, nhiều người trong
số họ đã sống chung và kết hôn với
người da đỏ Mexico địa phương và
những phụ nữ hỗn hợp khác, bắt đầu
mạng lưới gia đình và mối quan hệ của
riêng họ. Một số đã tái hôn ngay cả khi
họ đã có vợ ở Philippines12. Khi đã ổn
định, họ đưa những người Philippines
CHÂU MỸ NGÀY NAY
khác đến Acapulco gia nhập cộng đồng
đa sắc tộc của họ.
Bên cạnh những người thuỷ thủ, nơ lệ
từ Philippines cũng là một phần của
hàng hóa galleon. Mặc dù không thể so
sánh với các cường quốc châu Âu khác
trong việc buôn bán nô lệ xuyên Đại
Tây Dương, nhưng Tây Ban Nha đã
biển nô lệ trở thành thứ hàng hố trao
đối thơng qua các galleon. Các cảng ở
Thái Bình Dương như Acapulco được
sử dụng làm trung tâm vận chuyển
những nô lệ này đến Mexico và các khu
vực khác của Nam Mỹ. Nô lệ cũng được
sử dụng để bổ sung nguồn cung cấp lao
động địa phương cho những người
Mexico do nhiều người bị chết bởi các
dịch bệnh của Tây Ban Nha. Do đó, các
cơng dân Philippines, Trung Quốc và
châu Phi đã được đưa đến để cung cấp
cho sự thiếu hụt lao động được ký kết
trong lĩnh vực được gọi là “buôn bán nô
lệ Acapulco”. Bất chấp những hạn chế
của Hoàng gia Tây Ban Nha, Luật năm
1626 đánh thuế 500 pesocho mồi nô lệ
từ Philippines. Đen năm 1700, một lệnh
của hoàng gia được thực hiện nghiêm
cấm hoàn toàn việc buôn bán nô lệ bản
địa người Philippines13.
Theo thống kê, người Philippines di
cư đến Mexico với số lượng lớn hơn
những người Mexico định cư lâu dài ở
Philippines14. Học giả Edward Slack Jr.
ước tính rằng trong số khoảng 100.000
người nhập cư châu Á, có khoảng
75.000 người Philippines đã định cư ở
Acapulco, San Bias, Costa Grande và
CHÂU MỸ NGÀY NAY
SỐ 01-2022
các vùng khác của Mexico trong thời
đại galleon15. Acapulco và Guererro là
những cảng nhập cảnh chính, đồng thời
cũng là trung tâm di cư. Từ Acapulco,
người Philippines đã tản ra và đi dọc
theo el camino de China (con đường
Trung Quốc) đến Oaxaca, Puebla,
Michoacan, Jalisco, Puerto Vallarta,
Guanajuato, Vera Cruz và Mexico City.
Họ kết hôn trong cộng đồng dân cư địa
phương của người Mexico bản địa và
người lai, hòa nhập và thoát khỏi những
giới hạn của cuộc sống cực khổ của họ
trên các galleons16.
Chứng minh cho hiện tượng này, tài
liệu ở Mexico năm 1757 viết rằng ‘7ứ
rất lâu, những người bản xứ
Philippines từ Manila trên các chuyến
thuyền buồm lớn hàng năm đã dừng
chăn ở San Nicolas Obispo vì địa điểm
này nằm ở vị trí thuận tiện, khơng quả
xa Acapulco, để chuẩn bị cho chuyến
hành trình trở về”17. Tuy nhiên, nhiều
người trong số họ vẫn ở lại và kết hôn
với người bản xứ, và trong khoảng thời
gian hai thế kỷ đã phát triển thành một
cộng đồng lớn do nhà thờ quản lý. Họ
trồng lúa, ngô, bông, thu hoạch trái cây,
và đốn gỗ trên những mảnh đất thuộc
sở hữu của Tu viện Conception, và trả
50 peso mỗi năm cho đặc quyền này.
Người Philippines cịn biết chế tạo
những chiếc ca nơ để vận chuyển khách
qua sơng Coyuca đổ ra Thái Bình
Dương. Cũng theo mô tả trong tài liệu
này, những người châu Á nói chung và
Philippines nói riêng cịn tham gia vào
61
nền kinh tế Mexico với tư cách là
những người vận chuyển hàng hố quan
trọng. Vì địa hình đồi dốc và tình trạng
sơ khai của những con đường ở Mexico
khiến xe đẩy hoặc xe ngựa ở nhiều
vùng không thể thực hiện được. Do đó,
hàng ngàn con la từ Chihuahua và
Durango đến thành phố Mexico mỗi
tuần, mang theo những thanh bạc, da
sống, mỡ động vật, một ít rượu Passo
del Norte; và họ nhận lại vải len sản
xuất ở Puebla và Queretaro, hàng hóa
từ châu Âu và quần đảo Philippines,
sắt, thép và thủy ngân18. Dựa trên thông
tin được cung cấp trong tài liệu này, rõ
ràng mạng lưới người châu Á nói chung
và Philippines nói riêng là một chìa
khóa văn hóa quan trọng giúp mở ra
những bí ẩn của xã hội Mexico thuộc
địa thơng qua các liên kết hữu hình với
ngơn ngữ, phong tục và các thành viên
gia đình của họ khi trở lại Philippines.
Trong hành trình ngược lại, tàu từ
Acapulco đến Manila lại thường mang
theo binh lính, giáo sĩ, quan chức và
thường dân. Trong nghiên cứu của
Rafael Bemal đã có những mơ tả cụ thể
như sau: “một trong sổ họ là quan lại
của nhà vua, thành viên của Audiencỉa,
cơ quan hành chính cơng và thương
nhân. Ngồi ra cịn có giáo sĩ, tổng
giám mục, tu sĩ, những nhà truyền giáo
thuộc các dòng tu khác nhau. Thành
phần thứ ba là dân thường, bỉnh lỉnh và
thuỷ thủ, những người vơ danh, hồn
tồn hồ nhập vào cộng đồng cư dân
Philippines'’'’19.
62
SỐ 01-2022
CHÂU MỸ NGÀY NAY
Trong hành trình của Miguel Lopez gửi đến Manila để phục vụ cho quá trình
de Legazpi khởi hành từ Mexico đến cai trị thuộc địa (so với chỉ có khoảng
xâm chiếm Philippines vào năm 1564, 600 người từ Tây Ban Nha). Do số
hơn một nửa thủy thủ đồn của ơng (300 lượng cư dân ở Philippines vào thời
trong số 400 người) là người Mexico20. điểm đó còn thấp (khoảng 667.612
Các chuyến đi tiếp theo cũng đã mang người) nên những người gốc Mỹ Latinh
nhiều người Mexico hơn đến cộng đồng và gốc Tây Ban Nha nhanh chóng lan
địa phương của Philippines. Năm 1567, rộng trên lãnh thổ. Theo điều tra của
nhóm 300 người đầu tiên đến Cebu vào Nhà dân tộc học người Đức Fedor Jagor,
năm 1567 do Felipe de Salcedo chỉ huy. trong tổng dân số của đảo Luzon vào
Nhóm thứ hai gồm 200 người đến Panay thời điểm đó chiếm 1/2 dân số của
vào năm 1570, ngay trước khi Martin de Philippines, thì có đến 1/3 có nguồn gốc
Goiti lên đường chinh phục Manila. Một là người Tây Ban Nha và Mỹ Latinh23.
nhóm quân khác đến Manila vào năm
Neu như người Philippines cư trú ở
1575 bao gồm 140 người Tây Ban Nha Mexico chủ yếu do chạy trốn khỏi sự
và 38 người Mexico, tất cả đều được kìm kẹp của Chính quyền Tây Ban Nha,
tuyển mộ ở Mexico. Rất lâu sau đó, các với mong muốn kiếm tìm một cuộc sống
tù nhân từ Mexico đã bị đưa đến các hịn tốt đẹp hơn, thì người Mexico ở
đảo để lưu vong21.
Philippines chủ yếu lại giáo sĩ, quan
Mặc dù không thể xác định được con chức và binh lính. Điều này đã dẫn đến
số chính xác, nhưng có khả năng là hàng sự đan xen giữa hai xu hướng tiếp nhận
nghìn người Mexico đến Philippines đã văn hố áp đặt hoặc tự nguyện.
bỏ trốn và hịa nhập vào dân cư địa
Những ảnh hưởng của văn hoá
phương. Theo thời gian, trí nhớ lịch sử Mexico đối với Philippines
Mặc dù số lượng người Mexico đến
và danh tính người Mexico của họ đã bị
mất đi sau nhiều thế hệ; do đó họ trở định cư ở Philippines ít hơn nhiều so với
thành người Philippines. Nguồn gốc người Philippines ở Mexico, nhung họ
xuất xứ của họ có thể đã bị mất, nhưng đã có những đóng góp nhất định vào sự
những tàn tích về văn hóa và ngơn ngữ phát triển của nền văn hóa Philippines.
của họ vẫn cịn tồn tại. Ngồi ra, có một Hệ thực vật của Philippines phong phú
thị trấn tên là Mexico ở tỉnh Pampanga hơn nhờ các loài thực vật mới do những
của Philippines, được cho là một minh người thực dân Tây Ban Nha đầu tiên từ
Mexico đưa vào. Trong số những cây
chứng khác cho mối liên hệ này22.
Trong cơng trình của mình, Stephanie này có achuete (cây điều nhuộm), cacao,
Mawson đã đưa ra con sổ đáng lưu ý đó ngơ, chico (sabuche), camachile (ưái cây
là vào đầu thế kỷ XVII, có khoảng có vị chua), maguey (cây thùa), và thuốc
15.600 người từ Peru và Mexico được lá. Hoa bụi nến vàng rực (cassia alata)
CHÂU MỸ NGÀY NAY
SỐ 01-2022
ở Philippines, nở từ tháng 11 đến tháng 1,
được gọi phổ biến là Acapulco. Các loài
hoa khác của Mexico hiện mọc nhiều ở
Philippines là amarilla (cúc vạn thọ),
cadena de amor (chuỗi tình yêu),
calachuchi (hoa sứ) và azucena (huệ tây).
Một số gia đình Philippines ngày nay
có dịng máu Mexico chảy trong huyết
quản. Họ là con cháu của các quan chức
và binh lính Mexico kết hơn với phụ nữ
Philippines trong thời thuộc địa. Họ có
cùng họ Tây Ban Nha với những người
ruột thịt ở Mexico như Amaya, De la
Torres, Flores, Guzman, Lopez, Orozco,
Navarro, Velasquez và Zaldivar. Do đó,
ơng Eulogio B. Rodriguez, nguyên Giám
đốc Thư viện Quốc gia Philippines, nhận
xét rằng “những dấu vết của các đặc
điểm đặc trưng Mexico bản địa vẫn có
thế được tìm thấy trong một số người
dân của chúng tôFu.
Những nghi lễ về tôn giáo và văn hóa
giữa người Mexico và người Philippines
cũng có chung ảnh hưởng của Tây Ban
Nha. Công giáo Tây Ban Nha đóng một
vai trị quan trọng trong việc cải đạo của
nhiều dân tộc bản địa ở cả Mexico và
Philippines. Mặc dù khơng phải lúc nào
cũng thành cơng, nhưng đó là phương
tiện mà những người chinh phục Iberia
và các giáo sĩ cố gắng xóa sổ bản sắc
bản địa của những người mà họ đã
chinh phục.
Tôn giáo đã được Tây Ban Nha đưa
đến Philippines thông qua Mexico.
Mexico đã cử nhiều giáo sĩ từ các dịng
tơn giáo khác nhau nhằm chuyển đổi
63
các cư dân bản địa ở Philippines. Do sự
thành cơng của các dịng tu này, người
ta ước tính rằng 80% dân số hiện nay là
Cơng giáo. Hơn nữa, lịng sùng kính đối
với La Virgen de Guadalupe, một phiên
bản Mexico bản địa của Đức Trinh Nữ
Maria, có thể được tìm thấy trong các
nhà thờ trên khắp đất nước Philippines.
Các hình tượng tơn giáo khác đã đi từ
Mexico đến Philippines bao gồm La
Virgen de la Salud từ Patzcuaro, La
Virgen de San Juan De Los Lagos từ
Zapopan, La Virgen de Antipolo, và
Cristo Negro từ Guiyapo25.
Mexico đã mang đến cho người
Philippines nhiều hình ảnh của các vị
thánh mà ngày nay vẫn được tơn kính
trong các nhà thờ. Trong số những hình
ảnh này có Đức Mẹ Hịa bình và Chuyến
đi tốt lành của Antipolo. Hình ảnh được
Tồn quyền Juan Nino de Tabora mang
về đất nước từ Mexico qua galleon El
Almirante vào năm 1626. Chuyến đi
vượt biển Thái Bình Dương an tồn của
ơng được người đời gán cho danh hiệu
“Đức Mẹ Hịa bình và Chuyến đi tốt
lành" (Our Lady of Peace and Good
Voyage"). Nó đã được chứng minh sau
đó bởi sáu chuyến đi thành công khác
của Manila - Acapulco Galleons với
hình ảnh trên tàu là vật bảo trợ của nó.
Bức tượng là một trong những hình ảnh
nổi tiếng nhất về Đức Trinh Nữ Maria
(Blessed Virgin Mary) ở Philippines,
được nhiều người sùng kính kể từ giữa
thế kỷ XIX. Từ tháng 5 đến tháng 7
hàng năm, hình ảnh thu hút hàng triệu
64
SỐ 01-2022
lượt khách hành hương từ khắp nơi
trong và ngoài nước.
Các lễ hội và các hoạt động văn hóa
khác cũng có nhiều điểm tương đồng. Ví
dụ, phong tục bày tỏ tình cảm của nam
giới đối với phụ nữ ở cả Philippines
(harana)26 và Mexico (serenata). Cả hai
dân tộc cũng chia sẻ việc kỷ niệm các
ngày lễ tơn giáo nhất định. Ví dụ, ở cả
Mexico và Philippines, Dĩa de los
Muertos (Ngày của người chết) được tổ
chức vào đầu tháng 11 hàng năm. Trong
mùa Giáng sinh, các lễ hội và thực hành
tôn giáo khác có thể so sánh được. Cả
hai nhóm đều tham dự Thánh lễ ban
đêm (Midnight Mass)27 và Las Posadas28
theo truyền thống. Hơn nữa, các lễ hội
thu hoạch cũng diễn ra tương tự, chẳng
hạn như lễ hội ngô ở Oaxaca, Mexico và
Lutrina ở Philippines. Các lễ kỷ niệm
văn hóa khác mà cả người Mexico và
người Philippines đều chia sẻ là lễ mừng
tuổi cho phụ nữ trẻ. Thật vậy, có thể nói
nhiều tập tục liên quan đến nhiều điểm
tương đồng giữa người Mexico và người
Philippines, được chia sẻ và hòa trộn
qua nhiều thế kỷ29. Dấu ấn ảnh hưởng
của Mexico cũng được thể hiện trong
âm nhạc dân gian của Philippines.
Guitar, sáo, trống, kèn và vĩ cầm đã
được giới thiệu ở Philippines trong
những ngày thuộc địa từ Mexico.
Nhiều phong tục của người
Philippines có nguồn gốc từ Mexico.
Lễ kỷ niệm các lễ hội đầy màu sắc ở
các thị trấn và barrios (làng mạc), tổ
chức lễ hội (ngày chợ), và phong tục
CHÂU MỸ NGÀY NAY
phủ cờ Mùa Chay ở Philippines (Lenten
custom of flagellation)30 ảnh hưởng của
Mexico. Cũng có nguồn gốc từ Mexico
là phong tục ban phước lành cho động
vật và thực vật bởi thầy tu, làm máng cỏ
(máng cỏ) tại các gia đình trong mùa
Giáng sinh, và phong tục treo đèn lồng
màu, thực phẩm và các hình người và
động vật đầy màu sắc dọc theo đường
phố trong các lễ hội tôn giáo nhất định.
Nhiều từ vựng Mexico được tìm thấy
trong ngơn ngữ quốc gia (Tagalog) của
người Philippines. Trong số đó có
achuete (due-bean, đậu đỏ), camatchile
(tree-bean, đậu cây), sơ-cơ-la, cumpay
(món Tây Ban Nha), peon (lao động),
maguey (cây sợi), maize (ngơ), maya
(chim), tamales (món ăn ngon), và
zacate (cỏ)31.
Anh hưởng văn hoá Philippines đoi
với Mexico
Việc làm rượu tuba (lumbanog) cung
cấp một ví dụ về sự giao lưu văn hóa
này thơng qua q trình tồn cầu hóa
ban đầu. Những người Philippines đã
dạy cho những người Mexico địa
phương cách làm rượu tuba. Họ gọi thức
uống này là tuba freshca hoặc vino de
cocos (ở dạng rượu mạnh). Vào những
năm 1600 đã có những rặng dừa được
hình thành dọc theo bờ biển phía tây
của Mexico32. Người dân Philippines đã
tham gia vào việc sản xuất rượu, vì
vậy họ tự do tham gia với các đối tác
Mexico của họ trong việc dạy họ cách
làm ra loại rượu này. Theo nhà sử học
Henry J. Bruman, loại đồ uống này phổ
CHÂU MỸ NGÀY NAY
SÓ 01-2022
biến đến mức đến năm 1610, một sắc
lệnh của Tây Ban Nha đã được ban
hành cấm làm rượu tuba. Tây Ban Nha
chuyển sang cấm sản xuất rượu tuba
chủ yếu vì nó đã trở thành đồ uống
được người dân địa phương Mexico ở
các tỉnh như Colima và Zacatula lựa
chọn. Ngoài ra, doanh số bán rượu vang
của vùng Castilian đã giảm, khiến Tây
Ban Nha có ít doanh thu thuế hơn. Các
quán rượu và thậm chí nhà thờ đã thay
thế tinh thần của người Castilian bằng
rượu dừa của người Philippines, dẫn
đến việc nó bị cấm. Bất chấp việc cấm
rượu dừa và những lời đe dọa phạt tiền
những người tham gia sản xuất, phân
phối hoặc tiêu thụ rượu dừa, ngành
công nghiệp này vẫn phát triển mạnh.
Sự cạnh tranh với rượu vang của vùng
Castilian lớn đến mức Tây Ban Nha sẵn
sàng trục xuất các công dân Philippines
trở lại Philippines. Tuy nhiên, các quan
chức Mexico cho phép họ tham gia vào
các nền kinh tế địa phương khi kỹ năng
của họ khuyến khích sự hợp tác và
cùng có lợi cho nhau. Loại rượu dừa mà
người dân Philippines giới thiệu đến
Mexico vẫn còn được sản xuất cho đến
ngày nay. Ở miền tây Mexico, người
dân địa phương vẫn sử dụng từ “tuba”
trong tiếng Tagalog để mơ tả tinh thần
phổ biến này. Ngồi việc giới thiệu rượu
tuba cho người dân Mexico, những cư
dân Philippines còn mang theo cây dừa
nước đến Mexico. Từ đó, những túp lều
làm từ lá của cây dừa nước này đã được
người dân Mexico gọi là palapa, và
65
hình ảnh này vẫn được bắt gặp ở nhiều
bãi biển Mexico ngày nay33.
Nhiều loại nông sản, dược liệu và hạt
giống cũng được trao đổi. Từ
Philippines, Mexico đã tiếp nhận dừa,
xoài de Manila, me, gạo, và các loại cây
thuốc khác nhau được giới thiệu bởi các
nhà truyền giáo Tây Ban Nha và những
nhà truyền giáo này đã giới thiệu chúng
cho người Mexico bản địa. Truyền
thống ẩm thực Mexico cũng bị ảnh
hưởng với sự ra đời của món ceviche
(kilawin), và các hình thức giải trí văn
hóa như cảnh chọi gà cũng có nguồn
gốc từ Philippines34.
Camisa guayabera (váy áo) của
Mexico là một ví dụ khác. Nguồn gốc
của áo sơ mi đến từ Cuba, quốc gia này
cũng bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc lâu
dài với Philippines. Các thiết kế và hình
thêu của chiếc áo này giống với áo
barong Tagalog của Philippines, dựa
trên chiếc Camisa de Chino mà người
Trung Quốc và các mestizos mặc ở
Manila. Ớ miền Nam Mexico, camisa
guayabera cịn được gọi là Filipinas35.
Tại Acapulco, Mexico, có một số bảo
tàng, chẳng hạn như Bảo tàng Histórico
de Acapulco, Fuerte de San Diego, và
Bảo tàng Lịch sử Naval de Acapulco, có
nhiều thông tin về thương mại galleon
Manila - Acapulco và những ảnh hưởng
của những các quốc gia về lịch sử và
văn hóa của nhau.
Sự hiện diện đơng đảo của người
Philippines ở Mexico đã tạo điều kiện
cho sự duy trì và phát triển mối quan hệ
SƠ 01-2022
66
lâu dài vượt ra ngồi một vài thế hệ đầu
tiên. Các khu vực khác ở phía tây
Mexico vẫn cịn con cháu của người
Philippines bao gồm Acapulco, Costa
Grande ở phía bắc Acapulco, Coyuca
(nơi từng được gọi là thị trấn
Philippines) và bang Colima. Một khảo
sát ước tính khoảng 200.000 hậu duệ
của những người Philippines này hiện
đang cư trú ở Mexico36. Mặc dù hầu hết
những hậu duệ này xác định là người
Mexico, nhưng họ cũng ln tự nhận
mình có tổ tiên người Philippines và tự
hào về bản sắc đa sắc tộc của họ. Khi
người Philippines trở thành một phần
của cư dân Mexico địa phương, định cư
và hình thành các gia đình và mối quan
hệ họ hàng với bạn bè, sự tham gia của
họ ở Mexico vượt xa giao dịch buôn bán
Manila - Acapulco.
3. Kết luận
Chính thức xâm lược Philippines vào
năm 1564 thơng qua cuộc thám hiểm
của Lopez de Legaspi, đến năm 1571
Tây Ban Nha đã cơ bản chinh phục toàn
bộ quần đảo. Từ đây, để khai thác tài
nguyên thuộc địa, Tây Ban Nha đã mở
một tuyến buôn bán bằng thuyền buồm
lớn giữa Manila (Philippines) và
Acapulco (Mexico). Sự ra đời của
Manila Galleon chủ yếu xuất phát từ
mục tiêu thương mại. Tuy nhiên, kết quả
quan trọng nhất của moi quan hệ 250
năm này là sự giao lưu văn hóa sâu sắc.
Mơ hình trao đổi văn hóa giữa
Philippines và Mexico khá đặc biệt,
CHÂU MỸ NGÀY NAY
diễn ra giữa hai thuộc địa của Tây Ban
Nha thông qua Manila và cảng
Acapulco. Đó là một q trình giao lưu
vãn hóa khơng hồn tồn do áp đặt. Vì
vậy, sự tiếp nhận và tiếp biến văn hóa
giữa hai nước khá lâu bền, vượt ra ngoài
một vài thế hệ. Sự kết nối này diễn ra
trên nhiều lĩnh vực, câ văn hoá vật thể
và văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, sự pha
trộn giữa các chủng tộc giữa người
Philippines và người Mexico và người
lai (mestizos) là nền tảng để mối quan
hệ này vẫn đang tiếp diễn.
Sự kết nối văn hoá giữa Mexico và
Philippines thơng qua thương mại
xun Thái Bình Dương cũng đã góp
phần cung cấp cho chúng ta cái nhìn
phong phú hơn, cũng như nhận thức lại
vai trò của người dân trong thời đại
tồn cầu hố đầu tiên của lịch sử. Nó là
cơ sở để các quốc gia nhận ra những
giá trị chung trong việc thiết lập mối
quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh
trong thế giới ngày nay ■
Chú thích:
1. Song song với quá trình xâm chiếm trung và nam
Mỹ, Tây Ban Nha tổ chức những cuộc viễn chinh
đến Philippines. Hai cuộc thám hiểm của Saavedra
(1527-1529), Villalobos (1541-1546) xuất phát từ
Mexico, nhưng đều không thành công. Chỉ sau khi
Tâỵ Ban Nha thiết lập được một chỗ đứng vững
chắc ở trung và nam Mỹ, Tây Ban Nha mới tập
trung toàn lực cho cuộc xâm chiếm căn cứ quan
trọng ở châu Á thông qua cuộc viễn chinh Legaspi
năm 1564.
2. Acapulco, tên gọi đầy đủ là Acapulco de Juarez,
thành phố cảng nằm về phía tây nam Mexico.
Nằm trên một vịnh sâu, hình bán nguyệt,
Acapulco là một bến càng tốt nhất trên bờ biển
Thái Bình Dương của Mexico và là một trong
những nơi neo đậu tự nhiên tốt nhất trên thế giới.
Tây Ban Nha đã tuyên bố chù quyền bến càng
CHÂU MỸ NGÀY NAY
3.
4.
5.
6.
7.
SÔ 01-2022
cho Tây Ban Nha vào năm 1531. Một khu định
cư của Tây Ban Nha được thành lập ở đó vào
năm 1550 và được chỉ định là thành phố vào năm
1599. Acapulco là kho vận chính cho các hạm
đội thuộc địa Tây Ban Nha hoạt động giữa
Mexico và châu Á, đặc biệt là Philippines.
/>Legarda, Benito, JR (1955), Two and a half
centuries of the Galleon trade, Philippines
studies vol.3,no.4, ư. 345-346.
Blair, E,H. and Robertson (1903-1909), The
Philippin Islands (1493-1898), 55 vol, Clereland,
Ohio, vol ni, tr. 50.
Trong thực te, Manila không phải là thành phố
hồn tồn vơ danh. Cho đến trước khi bị người
Tây Ban Nha chinh phục, Manila dưới ảnh
hưởng của vua Hồi giáo Brunei, đã đóng vai trị
quan trọng trong thương mại Đông Nam Á vào
cuối thế kỷ XV. Manila kết nối, mở rộng tuyến
thương mại giữa Melaka và Borneo về phía Bắc.
Khi đang ở Cebu, người Tây Ban Nha đã thu
thập thông tin về các khu định cư này. Quyết
định chuyển kinh đô từ Cebu đến Manila của
Legaspi có thể được lý giải bằng một vài lý do:
Trước hết, Manila có vị trí lý tưởng trong quan
hệ bn bán với nhiều nước Đông Bắc Á và
Đông Nam A. Manila là trung tâm của vùng
Luzon, nằm bên bờ Nam của sơng Pasig và
thơng với vịnh biển. Đó là vị trí tốt nhất cho việc
giao thương. Thứ hai, Manila gần “vựa thóc”
miền Trung Luzon, đó là nguồn cung cấp lương
thực dồi dào cho người Tây Ban Nha. Thứ ba,
trước khi trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha,
Manila đã có mối quan hệ với người Trung Quốc
một vài thế kỷ trước. Vào năm 1570, đã có
khoảng 150 người Trung Quốc định cư ở khu
vực này. Tiếp xúc giữa người Trung Quốc và
Philippines ở Manila tạo điều kiện thuận lợi có
thể khuyến khích thương mại giữa Trung Quốc
và Tây Ban Nha. Và cuối cùng, lý do không kém
phần quan trọng, việc chuyển kinh đơ có thể giúp
người Tây Ban Nha tránh xa khỏi những cuộc
tấn công của Bồ Đào Nha ở quần đảo Moluccas
từ phía Nam.
Manila galleon là thuật ngữ dùng ưong thương mại và
hoa tiêu hàng hải giữa hai đầu mối, hai thuộc địa của
Tây Ban Nha là Manila và Acapulco. Một tàu buôn
xuất phát từ Manila đến Mexico được gọi là một
Galleon. Chuyến tàu đầu tiên rời Manila đến
Acapulco vào năm 1572 và chuyến cuối cùng là năm
1815. Trong khoảng thời gian gần 2,5 thế kỷ đó, hàng
năm có một đến ba chuyến tàu từ Acapulco đi Manila
mất khoảng 3 tháng, ngược lại, tàu từ Manila đi
Acapulco phải mất từ 4 đến 6 tháng do phải đi đường
vòng và gặp gió Đơng Kuroshio gần Nhật Bản.
Người Tây Ban Nha ở Manila phụ thuộc vào tàu
thuyền hàng năm đến nỗi khi một con tàu gặp
nạn trên biển hoặc bị cướp biển Anh bắt giữ,
67
thuộc địa này đã rơi vào tình trạng suy thối kinh
tế. Thương mại galleon có ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế ở Philippines, vì hầu
như tất cả vốn của Tây Ban Nha được dành cho
việc đầu cơ hàng hóa Trung Quốc. Tầm quan
trọng của thương mại giảm dần vào cuối thế kỷ
XVIII khi các cường quốc khác bắt đầu giao
thương trực tiếp với Trung Quốc.
8. Barker, Tom, Silver, silk and Manila: Factors
leading to the Manila Galleon trade, repository.
Library.csuci.edu/jspui/.. ./37/4/TBManilaGalle
on.pdf, tr. 1.
9. Barker, Tom, Silver, silk and Manila: Factors
leading to the Manila Galleon trade, repository.
Library.csuci.edu/jspui/.. ./37/4/TBManilaGalle
on.pdf, tr.7.
10. Flynn, Dermis o. and Artuno Giraldez (1995),
Bom with a “Silver Spoon The origin of world
trade in 1571, Journal of world history, vol 6, no
2,tr. 201
11. Filipino-Mexican-South American Connection,
/>12. Slack Jr., Edward R. (2009), “The Chinos in New
Spain: A Corrective Lens for a Distorted Image,"
Journal of World History 20, No. 1, tr.39-40
13. Schurz, William Lytle (1959), The Manila
Galleon: The Romantic History of the Spanish
Galleons Trading Between Manila and Acapulco,
New York: E. p. Dutton, tt.33.
14. Phần lớn những người nhập cư châu Á đến định
cư ở Tân Tây Ban Nha có thể được chia thành
bốn loại chủng tộc riêng biệt: người Philippines
bản địa, người Hoa theo đạo Cơ đốc và con cái
của họ từ Philippines, người Nhật và những
người từ Mughal Ấn Độ. Nhóm đơng dân nhất
trong số bốn người này là sự đa dạng của các bộ
tộc đến từ quần đảo Philippines, đặc biệt là từ
đảo Luzon.
15. Slack Jr., Edward R. (2009), “The Chinos in New
Spain: A Corrective Lens for a Distorted Image,"
Journal of World History 20, no. 1, tr.37; Slack, Jr.,
Edward R (2012), Orientalizing New Spain:
Perspectives on Asian Influence in Colonial,
Mexico Mexico y la Cuenca del Pacifico, No. 43,
tt.99.
16. Rudy, p. Guevarra Jr. (2011), Filipinos in Nueva
Espana: Filipino-Mexican Relations, Mestizaje,
and Identity in Colonial and Contemporary
Mexico, Journal of Asian American Studies,
Volume 14, tt.399
17. Dần theo Slack, Jr., Edward R (2012),
Orientalizing New Spain: Perspectives on Asian
Influence in Colonial, Mexico Mexico y la Cuenca
del Pacifico, No. 43, tt.102.
18. Dần theo Slack, Jr., Edward R (2012),
Orientalizing New Spain: Perspectives on Asian
Influence in Colonial, Mexico Mexico y la Cuenca
del Pacifico, No. 43, tr. 103
68
SỐ 01-2022
CHÂU MỸ NGÀY NAY
30. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Thiên Chúa
19. Dần theo Tiongson, Nicanor G. (1998),
giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống
Mexican-Philippine Relations in Traditional
văn hóa Philippines. Là pháo đài Cơ đốc giáo ở
Folk Theater, Philippine Studies, Vol. 46, No. 2, tr.
châu Á, những hoạt động văn hóa tín ngưỡng của
135-150, Ateneo de Manila University, tr.135.
người dân nơi đây mang đậm chất Thiên Chúa
20. Schurz, William Lytle, The Manila Galleon: The
giáo. Lễ hội Mùa chay ở Philippines: Sự kiện bắt
Romantic History of the Spanish Galleons Trading
đầu từ 10 giờ đến 11 giờ sáng ở Pampanga.
Between Manila and Acapulco (New York: E. p.
Nhiều người sám hối bàng cách tự đánh mình
Dutton, 1959, tr.22.
bằng roi da vào tấm lưng trần của mình trong khi
21.
đi theo “Chúa Giêsu” - một thanh niên
22. Rudy, p. Guevarra Jr. (2011), Filipinos in Nueva
Philippines vác Thập giá gỗ nặng suốt chặng
Espana: Filipino-Mexican Relations, Mestizaje,
đường đó, tái diễn đầy đủ Cuộc khổ nạn của
and Identity in Colonial and Contemporary
Chúa Giêsu. Lịng sùng kính này được thánh
Mexico, Journal of Asian American Studies,
Phanxicô Assisi khởi xướng từ thời Trưng cổ và
Volume 14, tr. 398
được
lan rộng khắp Giáo hội Công giáo La Mã.
23. Filipino-Mexican-South American Connection,
Năm 1962, Artemio Anoza là người đầu tiên tình
/>nguyện chịu đóng đinh vào Thập Giá, đã “truyền
24. Zaide, Soria.M (1999), The Philippin - A unique
cảm hứng” cho nhiều người noi theo. Lòng sùng
nation, All nation publishing Co. Inc, Quezon
kính này được diễn ra hàng năm, rất nhiều người
City, tr.99
tự đánh mình để tỏ lịng sám hối tội lỗi.
25. Agoncillo, Teodoro.A (2006), History of the
31. Zaide, Soria M. (1999), The Philippin - A unique
Filipino People, Garotech publishing, Quezon City,
nation, All nation publishing Co. Inc, Quezon
tr.86
26. Harana là một truyền thuyết bày tỏ tình câm với
City, tr.100
phụ nữ lâu đời của Philippines. Nó chủ yếu được
32. Burman, J Henry (1945), “Early Cononut
thực hành ở các vùng nông thôn và các thị trấn
Culture in Western Mexico”, Hispanic American
Historical Review 25, No. 2, tr.212-215
nhỏ. Người đàn ông, thường đi cùng với những
người bạn thân của mình, đến nhà của người phụ
33. Agoncillo, Teodoro.A (2006), History of the
Filipino People, Garotech publishing, Quezon City,
nữ mà anh ta đang tán tinh, chơi nhạc và hát
những bản tình ca cho cơ ấy nghe.
tr 87
27. Thánh lễ Ban đêm, hay Thánh lễ lúc rạng đông 34. Rudy, p. Guevarra Jr. (2011), Filipinos in Nueva
Espana: Filipino-Mexican Relations, Mestizaje,
(giống như nó vốn có), là một chuồi các thánh lễ
and Identity in Colonial and Contemporary
kéo dài chín ngày tại các nhà thờ Công giáo, nơi
Mexico, Journal of Asian American Studies,
thánh lễ bắt đầu lúc bình minh (khoảng 4 giờ
Volume 14, tr.395
sáng). Trong chín ngày, trước lễ Giáng sinh, mọi
người thường thức dậy vào nửa đêm để đi nhà
35. Rudy, p. Guevarra Jr. (2011), Filipinos in Nueva
Espana: Filipino-Mexican Relations, Mestizaje,
thờ. Nhà thờ và đường phố sẽ chật kín người.
and Identity in Colonial and Contemporary
28. Las Posadas là một lời cầu nguyện sùng kính mở
Mexico, Journal of Asian American Studies,
rộng. Nó thường được tổ chức hàng năm trong
Volume 14, tr.398.
khoảng thời gian từ ngày 16/12 đến ngày 24/12.
29. Rudy, p. Guevarra Jr. (2011), Filipinos in Nueva 36. Rudy, p. Guevarra Jr. (2011), Filipinos in Nueva
Espana: Filipino-Mexican Relations, Mestizaje,
Espana: Filipino-Mexican Relations, Mestizaje,
and Identity in Colonial and Contemporary
and Identity in Colonial and Contemporary
Mexico, Journal of Asian American Studies,
Mexico, Journal of Asian American Studies,
Volume 14, tr.400.
Volume 14, tr.397-398.