Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

giao lưu văn hóa giữa người stiêng với các dân tộc khác ở bình phước từ năm 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Hiền

GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI STIÊNG
VỚI CÁC DÂN TỘC KHÁC Ở BÌNH PHƯỚC
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Hiền

GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI STIÊNG
VỚI CÁC DÂN TỘC KHÁC Ở BÌNH PHƯỚC
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số
: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ THANH THANH


Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài những cố gắng của bản thân, trong quá
trình học tập, nghiên cứu, tìm tư liệu… tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn là TS. Trần Thị Thanh Thanh, học hỏi thêm
được nhiều kiến thức bổ ích cho quá trình giảng dạy ở trường phổ thông và
nâng cao trình độ chuyên môn từ các giảng viên như cô Lê Huỳnh Hoa, thầy
Lê Văn Đạt, thầy Hà Minh Hồng và nhiều thầy cô khác.
Để học tập tốt, trong suốt quá trình học tập tôi còn nhận được sự giúp
đở, chia sẽ và hổ trợ từ phía cơ quan, các thầy cô đồng nghiệp trong cơ quan
công tác là Trường THCS &THPT Long Hựu Đông.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự quan tâm, chia sẽ của bạn bè, các
chị trong lớp Cao học khóa 20.
Bản thân tôi trong quá trình hoàn thành luận văn, đã có được những tư
liệu vô cùng quí giá và đặc sắc từ nhiều tác giả, góp phần hoàn thiện cho luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƯ DÂN
Ở BÌNH PHƯỚC ................................................................................... 15
1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Bình Phước .......................................................................... 15
1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 18

1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 18
1.2.2. Địa hình, đất đai ................................................................................................. 19
1.2.3. Khí hậu, sông ngòi ............................................................................................. 20
1.3. Cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Bình Phước ........................................................ 21

Chương 2: GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA DÂN TỘC STIÊNG VỚI CÁC DÂN
TỘC KHÁC Ở BÌNH PHƯỚCTỪ 1945 ĐẾN NAY ........................ 29
2.1. Lịch sử hình thành tộc người Stiêng và người Stiêng ở Bình Phước .......................... 29
2.2. Giao lưu văn hóa giữa người Stiêng với các dân tộc khác ở Bình Phước từ 1945
đến nay ..................................................................................................................... 40
2.2.1. Bối cảnh lịch sử: ................................................................................................ 40
2.2.2. Đời sống vật chất ............................................................................................... 43
2.2.2.1. Kinh tế ........................................................................................................ 43
2.2.2.2. Nhà ở, làng bản .......................................................................................... 55
2.2.3. Đời sống tinh thần .............................................................................................. 64
2.2.3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo .................................................................................. 64
2.2.3.3. Nghệ thuật cồng chiêng.............................................................................. 78
2.2.3.4. Sử thi, dân ca .............................................................................................. 81
2.2.3.5. Hôn nhân, tang ma ..................................................................................... 87
2.2.3.6. Luật tục....................................................................................................... 91
2.2.4. Đời sống xã hội .................................................................................................. 98


2.2.5. Đóng góp của người Stiêng và các dân tộc khác trong kháng chiến chống
Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)........................ 103

Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC STIÊNG Ở
BÌNH PHƯỚC TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY ....................................... 105
3.1. Chính sách của Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển văn hóa của các dân tộc .............. 105
3.1.1. Về kinh tế ......................................................................................................... 110

3.1.2. Về giáo dục ...................................................................................................... 110
3.1.3. Về văn hóa ...................................................................................................... 111
3.2. Chính sách của tỉnh Bình Phước đối với việc giữ gìn và phát triển văn hóa các dân
tộc trên địa bàn tỉnh trong đó có người Stiêng ........................................................ 113
3.2.1. Về kinh tế ......................................................................................................... 117
3.2.2. Về giáo dục ...................................................................................................... 118
3.2.3. Về văn hóa ...................................................................................................... 119
3.3. Một số biến đổi văn hóa của dân tộc Stiêng ở Bình Phước ..................................... 122
3.3.1. Biến đổi trong văn hóa tinh thần ...................................................................... 126
3.3.2. Biến đổi trong văn hóa vật chất ........................................................................... 149
3.4. Vài nét về đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số khác ở Bình Phước........... 157
3.4.1. Dân tộc Mạ....................................................................................................... 157
3.4.2. Dân tộc M’nông ............................................................................................... 185
3.4.3. Dân tộc Khơme ................................................................................................ 192

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 201
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao lưu văn hóa là khái niệm nói về một hiện tượng phổ biến mang tính quy
luật thường xuyên chi phối quá trình vận động, phát triển trong mọi nền văn hóa
dân tộc trên thế giới. Giao lưu văn hóa là hệ quả của sự tiếp xúc và là điều kiện cho
sự hội nhập của các nền văn hóa khác nhau khi có dịp gặp nhau trong bối cảnh lịch
sử nhất định. Giao lưu văn hóa chính là quá trình gặp gỡ của các giá trị văn hóa dân
tộc khác nhau. Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa mới
cho mỗi dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bên cạnh những điểm tương đồng về
lịch sử, văn hóa, mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền đều có những giá trị văn hóa truyền
thống đặc trưng tiêu biểu cho tộc người mình. Trong quá trình tồn tại và phát triển,
các dân tộc sinh sống trong một không gian chung nhất định thường diễn ra quá
trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với nhau. Quá trình này góp phần biến đổi một số
yếu tố văn hóa của dân tộc.
Stiêng ( Xtiêng, Xa Điêng, Xa Chiêng ) là một trong số các dân tộc thiểu số
ở nước ta có nền văn hóa độc đáo được thể hiện trên nhiều phương diện. Hiện nay,
người Stiêng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Ở Bình Phước, dân tộc Stiêng là một trong những tộc người bản địa, sinh
sống bên cạnh những dân tộc khác như Kinh, Khơme, Mạ … Sự giao lưu về kinh tế,
văn hóa giữa các dân tộc đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân
tộc Stiêng, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố dẫn đến nhiều nét đẹp
truyền thống bị mai một dần.
Trong quá khứ cũng như hiện tại, người Stiêng đã có những quan hệ về
nguồn gốc, lịch sử phát triển tộc người, có mối giao lưu văn hóa với các dân tộc anh
em trong địa bàn tỉnh Bình Phước và ở Tây Nguyên, đặc biệt là các dân tộc thuộc
ngữ hệ Môn – Khơme. Chính vì vậy, người viết luận văn mong muốn góp phần làm
rõ hơn về đời sống văn hóa của người Stiêng, những thay đổi, tiếp biến văn hóa của


dân tộc Stiêng ở Bình Phước từ năm 1945 đến nay với đề tài nghiên cứu là “Giao
lưu văn hóa giữa dân tộc Stiêng với các dân tộc khác ở Bình Phước từ năm 1945
đến nay”.
Qua đề tài nghiên cứu này, người viết mong muốn luận văn là một tư liệu bổ
ích cho các tiết dạy lịch sử địa phương ở trường THPT, đặc biệt là trong địa bàn
tỉnh Bình Phước, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, bảo tồn sự giao thoa văn hóa và các
giá trị văn hóa của các dân tộc trong quá trình sinh sống, tiếp xúc với nhau.


2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở
Việt Nam, nhất là các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Stiêng, là một yêu cầu
cấp thiết nhằm bảo lưu và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của các tộc người
nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Về đời sống vật chất, tinh thần, xã hội của dân tộc Stiêng, các công trình
mang tính khái quát hoặc đi sâu vào một lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể như một số
công trình nghiên cứu của người Pháp, người Mĩ, một số bài nghiên cứu về nghệ
thuật cồng chiêng, lịch sử di dân, luật tục…
Nội dung các công trình nghiên cứu chủ yếu về tỉnh Sông Bé trước đây. Gần
đây, một số công trình nghiên cứu về người Stiêng đã đi sâu tìm hiểu mọi mặt của
đời sống kinh tế, xã hội và những đóng góp của người Stiêng đối với tiến trình phát
triển của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, về vấn đề giao lưu văn hóa của người Stiêng
và những yếu tố đang dần dần tác động không nhỏ đến việc bảo tồn những giá trị
văn hóa truyền thống của họ, thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu, nhất là ở tỉnh
Bình Phước – nơi có đông người Stiêng sinh sống.
Trong nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến những nội
dung liên quan đến sự hình thành và phát triển của đời sống văn hóa, tinh thần, xã
hội…của người Stiêng ở Bình Phước, với những nét khái quát.
Một nguồn tư liệu quan trọng là những thư tịch bằng chữ Hán của Quốc sử
quán triều Nguyễn và những ghi chép của một số vị quan triều đình có dịp kinh lý


hoặc trấn nhậm vùng đất phía Nam. Trong sách “Hoàng Việt dư địa chí” của Phan
Huy Chú khắc in năm 1833, có ghi một địa danh “Xương Tinh thành” nằm về
hướng Nam. “Xương Tinh thành” có thể là phiên âm chữ Hán của từ “Stiêng”. Sách
“Đại Nam nhất thống chí” cũng có chi tiết về việc vua Minh Mạng ban các họ
Điểu, Nhạn, Ngưu, Mã…cho các thổ dân ở huyện Phước Long, Phước Bình thuộc
tỉnh Biên Hòa. Những ghi chép này dù ít ỏi song đã cho thấy tộc người Stiêng được
biết đến khá sớm và là một trong những tộc người quan trọng được nhà nước chú ý

ở Nam Tây Nguyên.
Tác giả phương Tây đầu tiên nhắc đến người Stiêng là Taber trong bản đồ
“An Nam Đại Quốc họa đồ” ấn hành năm 1838. Việc nghiên cứu về điều kiện tự
nhiên, địa lý hành chính, địa lý dân cư và truyền thống văn hóa của dân tộc Stiêng
và một số dân tộc thiểu số khác được nêu ra trong các công trình nghiên cứu của các
nhà truyền giáo, sỹ quan quân đội Pháp phục vụ cho việc tìm hiểu cư dân Stiêng để
nô dịch và cai trị, tiêu biểu là:
- Dictionnaire Stiêng, trong Excursions et Reconnaisrances (Saigon, Imp.
Colonaile, T.XII, Mai - Juin 1886). Năm 1887, cuốn sách này được xuất bản tại Sài
Gòn. Đây là bộ từ điển biên soạn về ngôn ngữ tộc người Stiêng, nói lên sự phong
phú đa dạng về văn hoá tộc người, là cơ sở để tra cứu ngôn ngữ, nghiên cứu các lĩnh
vực liên quan đến đời sống xã hội. Tác phẩm này không chỉ là công trình đầu tiên
viết về người Stiêng mà còn là một trong những công trình sớm nhất của người
Pháp viết về các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Trong phần đầu tác phẩm,
H.Azémar cho in bài “Les Stiêng de Brơlâm”, viết về đời sống xã hội của tộc người
Stiêng ở vùng Brolam, ghi chép khá nhiều về phong tục của người Stiêng và cảnh
quan vùng cư trú của người Stiêng vào cuối thế kỷ XIX. Qua đó, phong tục, tập
quán pháp của người Stiêng được phản ánh sâu sắc, là cơ sở để nghiên cứu về dân
tộc học, văn hoá học và là nguồn tham khảo tốt cho cả khoa học lịch sử.
- Au pays Moi, của Marquis Pierre de Barthélémy, ( Paris Plon – Nourrit., 2e
éd, 1904); Hinterland Moi, của Paul Patté, ( Paris, Plon – Nourrit, 1906);
Les jungles Moi, của Henri Maitre, ( Paris, Larose, 1912)… là những tác phẩm


chuyên khảo, có nội dung nghiên cứu sâu về điều kiện tự nhiên, môi sinh, đời sống,
phong tục, xã hội của các tộc người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao nguyên nước
ta dưới thời Pháp thuộc, trong đó bao gồm cả người dân tộc thiểu số cư trú tại Bình
Phước. Phần lớn tác giả của những công trình chuyên khảo này là người trực tiếp du
thám, xâm nhập vùng đất cư trú của người dân tộc thiểu số nên sự mô tả về con
người, hoạt động của xã hội tộc người và thế giới quanh họ hết sức tỉ mỉ. Đây là

những công trình rất có giá trị để hiểu biết về cao nguyên miền Nam và các dân tộc
thiểu số ở khu vực này, trong đó có đồng bào Stiêng.
- Les boisements
trong

de la vallée du Song-Be của tác giả Gourgand,

Bulletin Economique de L’Indochine, ( No.14, 1903); le fameux Sông Bé

trong Monographie d’une rivière Cochinchinoise của tác giả Baudrit, (BSEI, XI,
No.3, 1936) cũng là những công trình chuyên khảo về điều kiện tự nhiên, địa chất,
sông ngòi, thủy văn…Nội dung nghiên cứu của các chuyên khảo phản ánh rõ sự đầu
tư của chính quyền thực dân Pháp cả về trí lực lẫn vật lực để tìm hiểu, khai thác
hoặc lợi dụng những thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng đất này.
Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy tình hình
kinh tế - xã hội Bình Phước người Pháp nghiên cứu, dưới hình thức các chuyên
khảo để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Riêng lĩnh vực xã hội, nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị về các tộc người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người
Stiêng, là cơ sở để chính quyền thực dân hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ, văn hoá
truyền thống, tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội tộc người. Từ sau năm 1936, việc
nghiên cứu vùng đất này của thực dân Pháp cũng chấm dứt, vì với chúng, đó là mốc
đánh dấu sự khuất phục của các tộc người dân tộc thiểu số tại đây.
Về kinh tế Bình Phước thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu chủ yếu được phản
ánh qua những bản báo cáo bằng số liệu từ địa phương lên chính quyền thuộc địa,
hiện nay được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tư liệu loại này cung cấp nhiều thông tin về kinh tế Nam Kỳ, trong đó có tỉnh
Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Nguồn tư liệu này đáng tin cậy, có nhiều thống kê
bằng số liệu về kết quả kinh tế như diện tích đất khai thác, đất trồng trọt, sản lượng



mủ của các đồn điền cao su – khu vực hoạt động bằng đầu tư của tư bản Pháp. Tài
liệu có nội dung liên quan đến xã hội chủ yếu là các bản báo cáo tình hình trật tự trị
an của dân chúng vùng bị chiếm đóng do chính quyền địa phương đệ trình lên chính
phủ thuộc địa. Để nghiên cứu về xã hội, các tư liệu kinh tế, báo cáo kinh tế, các
chuyên khảo về địa lí, lịch sử và hành chính dân cư đã chứa những thông tin quan
trọng phản ánh tình hình xã hội của vùng đất này.
Trong thời kì Pháp thuộc, hầu như chưa có công trình của người Việt nghiên
cứu về vùng đất này.
Năm 1951, tác giả T.Gerber cho công bố công trình “Coutumier Stiengieng”
(phong tục người Stiêng). Tác phẩm cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về
luật tục, tư duy xã hội và một số truyền thuyết của người Stiêng. Qua tác phẩm toàn
cảnh đời sống, quan hệ xã hội, kết cấu xã hội truyền thống được tái hiện, phản ánh
nguyên vẹn một xã hội tộc người chịu sự chi phối bởi quan hệ huyết thống, được
duy trì và quản lý bằng luật tục. Tuy nhiên, tác giả chưa thoát khỏi cách nhìn nhận
về con người và xã hội của người dân tộc tại chỗ như một thế giới man rợ.
Năm 1966, trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của người Pháp và
những cuộc khảo sát các nhóm người Stiêng ở phía tây bắc Sài Gòn, các tác giả
người Mỹ đã cho xuất bản tập sách dày nhiều chương “Minority Groups in the
Republic of Vietnam”, được biên soạn theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Hoa
Kỳ. Trong tập sách này, các tác giả đã dành riêng một chương để giới thiệu về
người Stiêng ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc Stiêng cũng được đẩy mạnh. Nhiều công
trình về ngữ học tiếng Stiêng đã được công bố và ấn hành, kể cả dự án Latinh hóa
tiếng Stiêng. Trong các công trình nghiên cứu chung về các dân tộc ít người ở Tây
Nguyên, một số tác giả người Mỹ như Le Bar, Thomas David, Hickey…cũng có đề
cập đến người Stiêng.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả người Mỹ về dân tộc Stiêng
nhìn chung không nhiều cái mới so với các tác giả người Pháp trước đó, ngoại trừ
trên lĩnh vực ngôn ngữ. Với mục đích nhằm phục vụ cho hoạt động chiến tranh của



quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, những công trình nghiên cứu này chủ yếu giới
thiệu một cách khái quát về người Stiêng.
Tóm lại, nguồn tư liệu đã được khai thác liên quan đến tỉnh Bình Phước giai
đoạn 1862 – 1945, chủ yếu ghi nhận về sự thay đổi địa lý hành chính và các báo cáo
kinh tế bằng số liệu với số lượng hạn chế. Tình hình nghiên cứu về kinh tế - xã hội
địa phương nhiều lúc gián đoạn, một phần vì Bình Phước là vùng sâu hẻo lánh, tiềm
năng kinh tế, tài nguyên có giá trị có thể khai thác được lúc bấy giờ chưa được nhìn
rõ, phần khác do trình độ quản lý hạn chế nên nhà nước thực dân cũng chưa có điều
kiện ghi chép tỉ mỉ về tất cả các địa phương trong cả nước. Vì vậy, nghiên cứu về
Bình Phước thời thuộc Pháp là vấn đề nan giải đối với giới nghiên cứu. Càng về
sau, công tác nghiên cứu về lịch sử địa phương càng được quan tâm hơn. Tuy vậy,
cũng chỉ có những bài viết đơn lẻ, hoặc công trình nghiên cứu riêng về đời sống xã
hội người Stiêng đề cập đến nội dung kinh tế - xã hội truyền thống…
Từ sau năm 1945, các nhà nghiên cứu chú trọng tìm hiểu về các phong trào
đấu tranh cách mạng nên các vấn đề kinh tế, xã hội hầu nhưng chưa có công trình
chuyên sâu. Ở miền Nam, công trình nghiên cứu duy nhất về tình hình các đồn điền
cao su của Pháp tại tỉnh Bình Long sau năm 1954 là luận văn tốt nghiệp đại học của
Nguyễn Viết Đức “Thực tế khai thác cao su của người Pháp tại Bình Long”, thuộc
Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, bảo vệ năm 1972. Nội dung nghiên cứu
trong luận văn đi sâu về thống kê sản lượng mủ, khái quát bằng sơ đồ về những đồn
điền trồng cao su, tiềm năng của cây cao su ở tỉnh Bình Long thời chính phủ Việt
Nam Cộng hòa. Nội dung nghiên cứu chủ yếu nêu thành quả kinh tế mà chưa có
cách nhìn khái quát, tương quan của kinh tế đồn điền với các ngành kinh tế khác từ
thời thuộc Pháp tại vùng đất đỏ trung tâm miền Đông Nam Bộ.
Trước năm 1975, một số công trình nghiên cứu về người Stiêng và các dân
tộc ít người ở Tây Nguyên của các tác giả người Việt đã được xuất bản tại Sài Gòn.
Số lượng những công trình này không nhiều và chủ yếu giới thiệu sơ lược, khái quát
về phong tục tập quán của các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và người
Stiêng nói riêng. Phần lớn những tư liệu của các tác giả người Việt là dựa vào các



công trình của người Pháp. Riêng các vấn đề kinh tế, xã hội của người Stiêng, ở
miền Nam vẫn chưa có một công trình chuyên sâu bằng tiếng Việt.
Sau năm 1975, tình hình nghiên cứu trong nước đã có những bước phát triển
mới và thu được nhiều kết quả đáng kể. Sau những cuộc khảo sát điền dã tại các
“pol” (làng) Stiêng ở xã Dak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé, kết quả nghiên
cứu đã được công bố trên một số tạp chí về các ngôi nhà dài, các quan hệ thân tộc
và một số vấn đề xã hội của người Stiêng.
Năm 1981, trên tạp chí Dân tộc học số 3, có đăng bài “Nhà dài người
Xtiêng” của tác giả Nguyễn Huy Thiệu.
Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (1983) đăng bài viết “Xã hội Xtiêng
qua tài liệu điền dã tại sóc Bom Bo” của Hữu Ứng.
Trong tập sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” và trong “Sổ tay các dân
tộc ít người ở Việt Nam” do Viện Dân tộc học ở Hà Nội biên soạn đều có bài riêng
giới thiệu khái quát về người Stiêng. Các bài viết trong hai tập sách này giúp người
đọc biết được một số nét văn hóa, sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán, tổ chức xã
hội… của người Stiêng.
Năm 1984, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội cho xuất bản tác phẩm “Các dân
tộc ít người ở Việt Nam (các dân tộc phía Nam), trong đó có công trình nghiên cứu
“Dân tộc Xtiêng” của tác giả Diệp Đình Hoa. Qua bài viết, tác giả Diệp Đình Hoa
đã đưa ra một bức tranh khái quát về các hoạt động sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã
hội và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của người
Stiêng. Đặc biệt, tác giả còn đi sâu phân tích những biến đổi trong đời sống của
đồng bào trong những năm 1975 -1979. Công trình này đã cung cấp một cách khái
quát thông tin về các vấn đề cơ bản mà người viết quan tâm.
Tháng 4/1984, Ban Dân tộc học thuộc Viện Khoa học xã hội tại thành phố
Hồ Chí Minh đã phối hợp với tỉnh ủy, UBND tỉnh Sông Bé tổ chức một cuộc khảo
sát và nghiên cứu các dân tộc ít người trong tỉnh, đặc biệt là người Stiêng. Đây là
đợt khảo sát tương đối rộng và chuyên sâu vào một số vấn đề kinh tế - xã hội của

người Stiêng từ sau năm 1975. Kết quả của đợt nghiên cứu đã được công bố với


một số công trình trong tập sách “Vấn đề dân tộc ở Sông Bé” của tập thể tác giả do
Mạc Đường chủ biên và nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé ấn hành năm 1985. Tập
sách đã bổ sung và hệ thống một số tài liệu điều tra, phân tích khoa học về người
Stiêng ở Sông Bé, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh văn hóa, kinh tế, xã
hội của người Stiêng.
Về hoạt động kinh tế truyền thống, có bài viết "Kinh tế nông nghiệp của
người Stiêng trước và sau năm 1975" của Phan Ngọc Chiến, được in trong sách
Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, do nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé phát hành từ năm
1985. Bài viết đã phác họa toàn bộ tình hình sản xuất nông nghiệp của người Stiêng,
chỉ rõ về mối quan hệ, giao thoa văn hóa giữa người Stiêng với các tộc người khác,
đặc biệt là người Kinh.
Năm 1987, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 & 2 có đăng bài viết “Tình
hình dân số và đặc điểm dân cư các dân tộc ở Sông Bé – Miền Đông Nam Bộ” của
tác giả Đinh Văn Liên.
Năm 1991, nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé đã ấn hành “Địa chí tỉnh Sông
Bé”. Trong công trình nghiên cứu này còn có bài viết “Miền núi tỉnh Sông Bé: Lịch
sử phát triển xã hội và đời sống các dân tộc” của GS Mạc Đường, đề cập đến các
đặc điểm kinh tế -xã hội, về điểm xuất phát và con đường phát triển xã hội của
người Stiêng cũng như các dân tộc miền núi tỉnh Sông Bé. Cũng trong thời gian
này, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Sông Bé đã cho xuất bản công trình nghiên cứu “Địa
chí tỉnh Sông Bé” do nhà báo – nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng chủ biên.
Trong tác phẩm “Dân ca Sông Bé” do nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé ấn
hành năm 1991, các tác giả Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang, Từ Nguyên
Thạch đã dày công sưu tầm nghiên cứu, tập hợp các bài dân ca của các dân tộc ở
Sông Bé. Trong đó, các tác giả đã tập hợp được ở khắp vùng phía bắc tỉnh Sông Bé
12 bài dân ca Stiêng.Công trình nghiên cứu này đã giúp người đọc thấy được bức
tranh ca dao dân ca phong phú của người Stiêng.

Trên tạp chí Dân tộc học số 3, năm 1991 có đăng bài viết của tác giả Trần
Tất Chủng – “Góp thêm tài liệu nghiên cứu về người Stiêng”. Bài viết đã giới thiệu


một số kết quả điều tra điền dã của các tác giả tại hai “pol” Stiêng thuộc hai vùng
Bù Lơ và Bù Dek.
Ngô Văn Lệ với công trình nghiên cứu “Một số vấn đề lịch sử di dân”, trong
“Nghiên cứu khoa học xã hội”, trường ĐHTH Tp.HCM, số 1, 1992.
Cũng năm 1992, trên cơ sở các tài liệu, tư liệu, các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là những sưu tập trong các đợt điều tra
điền dã ở nhiều vùng cư trú của người Stiêng ở các huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé,
tác giả Phan An đã tổng hợp và công bố công trình nghiên cứu-luận án Tiến sĩ khoa
học lịch sử “Hệ thống xã hội tộc người Stiêng ở Việt Nam: từ giữa thế kỷ XIX đến
năm 1975”.Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về mọi mặt đời sống xã hội
của người Stiêng tại các huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé (Bình Phước ngày nay).
Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu về những yếu tố và các quan hệ cấu thành hệ
thống xã hội tộc người của người Stiêng và xem xét nó trong mối quan hệ hữu cơ
với cơ sở tồn tại của tộc người Stiêng như môi sinh tộc người, các hoạt động kinh
tế, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần…Đặc biệt, tác giả Phan An còn đi sâu
phân tích quan hệ thân thuộc, các dạng tập hợp người của xã hội người Stiêng.
Công trình nghiên cứu của tác giả là nguồn tài liệu phong phú, quý giá để người viết
tham khảo khi thực hiện đề tài.
Năm 1993, trên tạp chí Dân tộc học số 1, có đăng bài viết “Góp phần tìm
hiểu luật tục Stiêng” của Ngô Văn Lý. Công trình cung cấp nhiều thông tin bổ ích
về xã hội tộc người, quan hệ giữa các tầng lớp xã hội tộc người truyền thống, giúp
hiểu rõ về quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội và quyền sở hữu công về ruộng đất của
cư dân tại chỗ trước khi Pháp xâm lược.
Năm 1994, Đinh Văn Liên với luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử “Động
thái dân số tộc người các dân tộc ít người ở Nam Bộ Việt Nam” do Viện khoa học
xã hội TP.HCM ấn hành. Ngoài ra, trong thời gian này còn có hai công trình nghiên

cứu khác về người Stiêng là luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử “Xã hội tộc người
Stiêng qua tập quán pháp” của tác giả Ngô Văn Lý (Viện khoa học xã hội TP.HCM)
và “Nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Stiêng tỉnh Sông Bé” của tác giả Vũ Hồng


Thịnh (Sở Văn hóa thông tin tỉnh Sông Bé). Đây được xem là một chuyên khảo
công phu nhất trong những công bố về cồng chiêng tại các cuộc hội nghị khoa học.
Trong đó, tác giả đã làm rõ vai trò cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa của người
Stiêng và tính năng của loại nhạc khí này. Qua công trình nghiên cứu, tác giả Vũ
Hồng Thịnh đã làm rõ vai trò quan trọng của cồng chiêng trong mọi mặt đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của người Stiêng, vai trò là một vốn văn hóa cổ truyền độc
đáo, tinh tế và hấp dẫn mang bản sắc đặc thù dân tộc.
Về các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên, bao gồm các dân tộc cư trú
trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có loạt bài của tác giả Lưu Hùng được in trên tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử gồm:
+ Tìm hiểu về một khía cạnh của xã hội cổ truyền trong các dân tộc
người bản địa ở Trường Sơn - Tây Nguyên: “Sự nảy sinh quan hệ bóc lột”, Nghiên
cứu Lịch sử số 2 (261), tháng 3 - 4, năm 1992.
+ Tìm hiểu thêm về một khía cạnh của xã hội cổ truyền trong các tộc
người bản địa ở Trường Sơn - Tây Nguyên: “Chế độ sở hữu”, Nghiên cứu Lịch sử
số 4 (269), tháng 7 - 8, năm 1993.
Các bài viết trên đề cập đến kinh tế - xã hội truyền thống của các tộc người
dân tộc thiểu số tại chỗ, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
chủ đạo trong giai đoạn tiền thuộc địa. Các bài viết đã giúp cho người đọc hiểu sâu
hơn về nguồn gốc phân hóa xã hội của người dân tộc thiểu số cư trú ở Trường Sơn –
Tây Nguyên.
Về lịch sử du nhập của cây cao su, sự hình thành và phát triển của nó, của
ngành trồng và khai thác cao su ở vùng đất đỏ miền Đông Nam Kỳ nói riêng, Nam
Kỳ nói chung có bài viết nhan đề “Cây cao su đặc sản của vùng Đông Nam Bộ”,
của tác giả Lê Huỳnh Hoa, đăng trên tạp chí Xưa & Nay số 45b tháng 11 năm 1997.

Tác giả không trực tiếp nói về kinh tế Bình Phước thời Pháp thuộc, song đã lý giải
những nguyên nhân, mục đích, quá trình đầu tư vào việc trồng cây cao su của tư bản
Pháp ở vùng đất đỏ thuộc một phần tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một, chỉ rõ nguyên


nhân trực tiếp của việc tư bản Pháp đầu tư ở dải đất đỏ miền Đông Nam Kỳ, nằm
tập trung ở địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay.
Tác phẩm “100 năm cao su Việt Nam”, của Đặng Văn Vinh, được nhà xuất
bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2000, mô tả chi tiết về tình
hình khai thác đất, trồng mới, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su của
tư bản Pháp tại Việt Nam, góp phần nghiên cứu về quá trình phát triển ngành cao
su, cung cấp nhiều tư liệu quý cho nghiên cứu lịch sử, kinh tế - xã hội của nhiều địa
phương, bao gồm cả tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc.
Bên cạnh đó, một số tác phẩm của các tác giả viết về tình hình kinh tế, xã hội
chung của Đông Dương, Việt Nam thời thuộc địa như Lê Khoa, Sơn Nam, Nguyễn
Thế Anh, Phan Khoang,…là nguồn tài liệu tham khảo làm cơ sở cho việc nghiên
cứu kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Phước trong bối cảnh chung của lịch sử dân tộc.
Những bài viết, tác phẩm và công trình nghiên cứu trên đã phản ánh, phục
dựng toàn cảnh bức tranh sinh hoạt của cộng đồng tộc người Stiêng mang tính bản
địa, nhân văn đặc sắc về vùng cư trú, lịch sử tộc người, ngôn ngữ tộc người, cơ cấu
tổ chức xã hội, quan hệ tộc người và đặc trưng của xã hội tộc người.
Năm 1998, cuốn sách “ Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” do tác giả
Nguyễn Văn Huy làm chủ biên, được nhà xuất bản Giáo dục xuất bản.
Năm 1999, Nxb Thanh Niên xuất bản cuốn sách “54 dân tộc và các tên gọi
khác” của tác giả Bùi Thiết. Cùng năm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành
tác phẩm “ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ XX” có nhắc đến sự phát triển và
những nét văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó có người Stiêng, những chính
sách của nhà nước đối với các dân tộc thiểu số nói chung
Năm 2001, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 có đăng bài viết “Luật tục
Stiêng và vấn đề đất rừng ở tỉnh Bình Phước hiện nay” của tác giả Phan An.

Năm 2002, Nhà xuất bản Thông tấn phát hành cuốn sách “Việt Nam hình ảnh
cộng đồng 54 dân tộc”, giới thiệu sơ nét về văn hóa vật chất và tinh thần của người
Stiêng.


Năm 2004, trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó của nước ngoài và
kết quả của các đợt khảo sát điền dã, hai tác giả Ngô Đức Thịnh và Ngô Văn Lý đã
công bố công trình nghiên cứu “Luật tục các dân tộc Nam Tây Nguyên”. Công trình
này đã được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản. Đây là công trình nghiên cứu
quy mô và tương đối đầy đủ về luật tục của các dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên,
trong đó có người Stiêng.
Năm 2006, công trình nghiên cứu “Xây dựng làng văn hóa gắn với nghề
truyền thống của người Stiêng ở tỉnh Bình Phước” do TS.Võ Công Luyện thuộc
Trung tâm Khoa học xã hội Tp.HCM chủ nhiệm cũng đã được UBND tỉnh Bình
Phước thông qua.
Ngoài ra, trong năm này, Nxb Văn học dân tộc đã cho xuất bản tác phẩm
“Các dân tộc ở Việt Nam- cách dùng họ và đặt tên” của tác giả Nguyễn Khôi.
Năm 2007, nhà xuất bản Trẻ đã xuất bản công trình nghiên cứu “Những
mảng màu văn hóa Tây Nguyên” của tác giả Ngô Đức Thịnh. Đây là công trình
nghiên cứu khá quy mô của tác giả về đời sống sinh hoạt kinh tế, văn hóa của đồng
bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong công trình này, tác giả đã dành trọn
một phần viết về “Xã hội người Stiêng qua luật tục”. Tác giả đã đưa ra những nét
chung nhất về tội phạm, cách xét xử, hình phạt theo tập quán pháp của người
Stiêng. Thông qua các luật tục, tác giả còn làm rõ về tổ chức xã hội, các tầng lớp
cũng như những mối quan hệ xã hội trong các “pol”, “sóc” của người Stiêng. Cùng
năm này, nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành công trình nghiên cứu của Bảo tàng
dân tộc học “ Đại gia đình các dân tộc Việt Nam”.
Năm 2010, tác giả Ngô Quang Hưng đã sưu tập và biên soạn tác phẩm
“Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng và lễ hội vùng dân tộc thiểu số”, do nhà xuất bản Văn
hoá thông tin xuất bản, cũng ghi nhận những nét văn hóa truyền thống của người

Stiêng như trang phục, nhà ở, hôn nhân.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Tuyết với đề tài luận văn Thạc sĩ “Tìm
hiểu lịch sử hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của người Stiêng ở Bình
Phước” đã nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống, cụ thể và toàn diện về đời


sống vật chất tinh thần của người Stiêng cũng như những đóng góp của đồng bào
Stiêng trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mĩ
Năm 2011, trên tạp chí văn hóa nghệ thuật, Bộ văn hóa thông tin và du lịch,
số 324 có đăng bài viết của tác giả Trần Văn Ánh ghi nhận “ Một số biến đổi văn
hóa của người Xtiêng ở Bình Phước”. Trong bài viết này, tác giả đề cấp đến những
biến đổi về ngôn ngữ, tôn giáo tín ngưỡng của người Stiêng trong những năm gần
đây.
Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu mang tính địa phương như bài
viết của tác giả Phan Minh Quốc nghiên cứu về “ Nghi thức hôn nhân truyền thống
của người Stiêng ở xã Long Tân huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”
Nhìn chung, có thể thấy rằng, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu
một số mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của người Stiêng và đạt được nhiều thành quả.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những nét văn hóa truyền thống về vật chất và tinh thần của tộc người
Stiêng ở Bình Phước
+ Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Stiêng trong quá trình sinh sống
bên cạnh các dân tộc khác ở Bình Phước từ năm 1945 đến nay.
+ Tìm hiểu về văn hóa, xã hội và sự đóng góp những giá trị văn hóa tộc
người Siêng vào văn hóa Việt Nam
+ Những tác động từ những yếu tố bên ngoài đến sự tồn tại của những nét
văn hóa truyền thống của người Stiêng trong quá trình cộng cư.
Thông qua việc nghiên cứu, người viết mong muốn góp phần vào việc tìm

hiểu đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Stiêng ở Bình Phước. Từ đó, nhận thức
được thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của người Stiêng hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt hành chính, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỉnh Bình Phước hiện
nay ( thuộc tỉnh Sông Bé cũ )
Về mặt thời gian, từ 1945 đến nay


Về mặt nội dung, nghiên cứu chủ yếu về đời sống văn hóa, tinh thần, sự giao
lưu văn hóa giữa người Stiêng với các dân tộc khác cùng sinh sống ở Bình Phước.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành
học là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được dùng
trong việc mô tả và trình bày sự kiện theo tiến trình, phương pháp logic được dùng
trong việc khái quát và nhận định các sự kiện, vấn đề.
Ngoài ra, người viết còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác:
- So sánh, phân tích để tìm ra mối liên hệ và xác định tính chính xác của các
thông tin, làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Kế thừa theo phương pháp liên ngành kết quả nghiên cứu thuộc các bộ môn
khoa học: địa lý, khảo cổ học, dân tộc học.
- Nghiên cứu điền dã, phỏng vấn, ghi chép... để thu thập, đối chiếu thông tin.

5. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các tư liệu, công trình nghiên cứu, làm rõ thêm những nét văn
hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Stiêng ở Bình Phước
- Kế thừa và chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu trước
nhằm giúp cho luận văn thêm phong phú về nội dung
- Chỉ ra một số nét biến đổi, mất dần, mai một dần của các giá trị văn hóa
truyền thống của tộc người Stiêng ở Bình Phước trong những năm gần đây

- Góp phần vào việc cung cấp thêm nguồn tài liệu cho việc giảng dạy lịch sử
địa phương, tìm hiểu về đời sống của dân tộc Stiêng trên địa bản tỉnh

6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm:
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên – xã hội và cư dân ở Bình Phước
Chương 2: Giao lưu văn hóa giữa người Stiêng với các dân tộc khác ở Bình
Phước từ 1945 đến nay.
Chương 3: Những biến đổi của văn hóa dân tộc Stiêng ở Bình Phước từ sau
năm 1975 đến nay


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ CƯ DÂN Ở BÌNH PHƯỚC
1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Bình Phước
Bình Phước, trước đây vốn là một bộ phận cấu thành tỉnh Sông Bé cũ và
thuộc miền núi trung du miền Đông Nam Bộ nước ta.
Nói về miền Đông Nam Bộ trước khi có lưu dân người Việt đến lập nghiệp,
Trịnh Hoài Đức đã viết: “Bà Rịa ở đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng,
cho nên các phủ phía bắc có câu ngạn ngữ rằng Cơm Nai Rịa, Cá Rí Rang (tức cơm
ngon thì ở Đồng Nai, Bà Rịa, cá ngon thì ở Phan Rí, Phan Rang), là lấy xứ Đồng
Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mĩ Tho, Long Hồ vậy.
Đất (Bà Rịa) này dựng lưng vào núi, quay mặt ra biển, rừng rậm, tre cao…vẫn là
địa hạt xung yếu thứ nhất. Lại có nhiều quan ải hiểm trở, có dấu vết thành trì cổ xưa
giống như quốc đô của vua chúa thời cổ. Cứu xét thêm thì Bà Rịa là đất cũ của Lục
Chân Lạp” 1.
Tân Đường thư cũng chép rằng: “nước Bà Lợi ở ngay phía Đông Nam
Chiêm Thành, từ Giao Châu (tức Việt Nam dưới thời Bắc thuộc) vượt biển trải qua
các nước Xích Thổ, Ban Đan thì tới. Đất đai là châu thổ lớn, có nhiều ngựa nên
cũng gọi là nước Mã Lễ. Phong tục của họ là xỏ tai đeo khoen, dùng một tấm vải

thô quấn ngang lưng. Phía Nam (Bà Lợi) là nước Thủ Nại. Sau niên hiệu Vĩnh Huy
đời Đường (650 – 655) thì bị Chân Lạp thôn tính”. 2
Từ những cứ liệu trên, Trịnh Hoài Đức chú thích và nghi vấn thêm: “Tra
theo sách chánh văn thì chữ Lợi âm Lục địa thiết (đọc Lịa, ta đọc Rịa) nên nghi là
Bà Rịa nay (thế kỷ 18) tức nước Bà Lợi xưa kia chăng? Còn Thủ Nại với Đồng Nai,
thanh âm không sai nhau lắm, hoặc giả là đất Sài Gòn ngày nay vậy” 3.

Dẫn theo Nguyễn Đình Đầu, “Địa lý lịch sử Sông Bé”, trong Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng
hợp Sông Bé, 1991, tr 146.
2
Dẫn theo luận văn Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của người Stiêng ở
Bình Phước của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Tuyết, tháng 4/2010.
1,3


“Đất Sài Gòn ngày nay” đương thời hiểu theo nghĩa rộng bao gồm phần lớn
miền Đông Nam Bộ, trong đó có địa bàn Sông Bé bây giờ” 4. Và tác giả đưa ra nhận
định “có khá nhiều lý do để phỏng đoán là xưa kia trên đất nước Thù Nại đã có dân
tộc Xtiêng, trên đất nước Bà Rịa (tức Bà Lợi) đã có dân tộc Mạ sinh sống” 5.
Như vậy, qua việc xác định địa bàn cư trú của người Stiêng và người Mạ
trước khi người Việt đến khẩn hoang lập ấp, chúng ta có thể biết sơ nét về vị trí
vùng đất Đông Nam Bộ, trong đó có tỉnh Bình Phước nay vào trước thế kỷ XVII.
Địa bàn Sông Bé nói chung, Bình Phước nói riêng buổi đầu, thuộc dinh Trấn
Biên rồi trấn Biên Hòa. Trong “Gia Định thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức cũng đã
ghi nhận sự hình thành vùng đất này: “Mùa xuân năm Mậu Dần, đời vua Hiển Tông
Hiển Minh hoàng đế sai thống suất chưởng cơ Lê Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
sang kinh lược Cao Miên, lấy Nông Nại làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm
huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình,
dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để quản trị. Khi
ấy, đất đai mở rộng cả ngàn dặm, dân số nhiều hơn bốn vạn hộ, lại chiêu mộ những

lưu dân từ Bố Chánh trở về nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường ấp xã thôn, chia cắt
địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn bị thuế đinh điền và lập bộ tịch
đinh điền” 6. Ghi chép trên cho thấy quá trình mở rộng vùng đất phía Nam của lưu
dân người Việt. Và khi ấy, “phủ Gia Định bao trùm lên khắp miền Đông Nam Bộ.
Sông Sài Gòn làm ranh giới giữa hai huyện: tả ngạn đến biển đông là huyện Phước
Long, hữu ngạn đến sông Tiền là huyện Tân Bình” 7. Dựa vào những tư liệu trên,
chúng ta có thể xác định địa bàn tỉnh Bình Phước ngày nay thuộc dinh Trấn Biên,
tổng Bình An, huyện Phước Long.

Nguyễn Đình Đầu, “Địa lý lịch sử Sông Bé”, trong Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé,
1991, tr 147.
5
Nguyễn Đình Đầu, “Địa lý lịch sử Sông Bé”, trong Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông
Bé, 1991, tr 147.
6
Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch của Tu trai Nguyễn Tạo, Sài Gòn, tập Trung,
1972, tr.7-8.
7
Nguyễn Đình Đầu, “Địa lý lịch sử Sông Bé”, trong Địa chí tỉnh Sông Bé, sđd, 162.
4


Năm 1779, địa giới Gia Định được chia thành 3 dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn
Long Hồ, đạo Trường Tồn và trấn Hà Tiên. Dinh Trấn Biên chỉ có một huyện là
Phước Long gồm 4 tổng là Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phước An.
Sang năm 1802, cải phủ Gia Định làm trấn Gia Định, đại bộ phận cách ranh
hành chính như cũ chỉ đổi tên:
Dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An
Dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa
Dinh Trấn Định thành trấn Định Tường

Dinh Vĩnh Trấn thành trấn Vĩnh Thanh 8
Như vậy, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, tỉnh Bình Phước trực thuộc trấn
Biên Hòa.
Đến giữa thế kỷ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại Lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân
Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực lớn: Sài Gòn, Mĩ Tho, Vĩnh Long, Bát-Xắc.
Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu
Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm
1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận
tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó cho đến hết thời Pháp thuộc, bộ máy
hành chính cơ bản không thay đổi.
Từ năm 1956 đến năm 1959, trên địa bàn cũ bao gồm 3 tỉnh là Bình Dương,
Bình Long và Phước Long (2 tỉnh Bình Long, Phước Long thuộc Bình Phước ngày
nay)
Từ năm 1959 đến năm 1965, chính quyền Sài Gòn thành lập 4 tỉnh là Bình
Dương, Bình Long, Phước Long và Phước Thành. Sau đó tỉnh Phước Thành bị giải
thể vào ngày 06/07/1965.
Trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất Bình Phước ngày nay bị chia
cắt sát nhập nhiều lần tùy theo nhu cầu cai trị của thực dân đế quốc trong từng thời
kỳ lịch sử. Đến ngày 30/01/1971, Trung ương cục miền Nam quyết định thành lập

8

Nguyễn Đình Đầu, “Địa lý lịch sử tỉnh Sông Bé” trong Địa chí tỉnh Sông Bé, Sđd, tr.166.


phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình
Phước chính thức thành lập.
Ngày 2/7/1976, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quyết định thành lập
tỉnh Sông Bé bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước, và 3 xã thuộc huyện Thủ
Đức 9, chia thành 7 huyện thị: Bình Long, Phước Long, Đồng Phú, Bến Cát, Tân

Uyên, Thuận An, Thị xã Thủ Dầu Một.
“ Khi mới thành lập, tỉnh Sông Bé có 14 huyện, nguyên là 14 quận của 3 tỉnh
cũ: Tân Uyên, Lái Thiêu, Dĩ An, Châu Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng, Lộc Ninh, Hớn
Quản, Chơn Thành, Bù Đốp (đổi tên từ Bố Đức), Đồng Xoài (đổi tên từ Đôn Luân),
Bù Đăng (đổi tên từ Đức Phong), Phước Bình, Phú Giáo. Năm 1977 hợp nhất 3
huyện Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành thành huyện Bình Long, hợp nhất 3
huyện Bù Đốp, Phước Bình, Bù Đăng thành huyện Phước Long, hợp nhất 2 huyện
Đồng Xoài và Phú Giáo thành huyện Đồng Phú. Năm 1987 lập lại huyện Lộc Ninh
từ một số xã của 2 huyện Bình Long và Phước Long. Năm 1988 lập lại Bù Đăng từ
một số xã của huyện Phước Long. Trước khi chia tách, tỉnh Sông Bé được chia
thành 1 thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ) và 8 huyện: Bình Long, Phước Long, Lộc
Ninh, Đồng Phú, Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An và Bù Đăng”. 10
Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập, gồm 5 huyện phía bắc tỉnh
Sông Bé, gồm: Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng, tỉnh lị là
Đồng Xoài 11.
Hiện nay, tỉnh Bình Phước bao gồm 3 thị xã (thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình
Long, thị xã Phước Long) và 7 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn
Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh)

1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
Bình Phước là một trong 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Phía Bắc tiếp giáp tỉnh
Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Bình Phước, Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Bình Phước sơ thảo (1930 1975), Ban thường vụ tỉnh ủy, 2000, tr 9.
10
/>11
. Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Bình Phước, Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Bình Phước sơ thảo (1930 1975), sđd, ,8-9.
9


Kompong Cham và tỉnh Kratie (Campuchia), phía Nam giáp các tỉnh Bình Dương

và Đồng Nai, Phía Đông giáp các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh
Tây Ninh (Việt Nam) và tỉnh Kompong Cham (Campuchia)
Tỉnh Bình Phước nằm về phía tây và tây bắc miền Đông Nam Bộ, có tọa độ:
Bắc: 12017’B (xã Bù Gia Mập – huyện Phước Long)
Nam: 11020’B (Xã Tân Hòa – huyện Đồng Phú)
Đông: 107025’Đ (xã Đồng Nai – huyện Bù Đăng)
Tây: 106025’Đ (xã Lộc Tấn – huyện Lộc Ninh) 12
Tổng diện tích hiện nay là 6.883,4 km2, dân số có 874.961 người (điều tra
dân số ngày 01/04/2009) 13
1.2.2. Địa hình, đất đai
Tỉnh Bình Phước nằm ở phía bắc và tây bắc miền Đông Nam Bộ. Toàn bộ
địa hình tỉnh nằm trên sườn dốc phía tây nam của cực nam dãy Trường Sơn được
bao phủ bởi những dãy đồi đất đỏ ba-zan nối tiếp nhau thành vòng cung kéo dài từ
Bù Gia Mập xuống tận Dầu Tiếng ngang qua Phước Long, Lộc Ninh và Bình Long.
Địa hình Bình Phước bao gồm:
- Cao nguyên và đồi núi thấp nằm ở đông bắc huyện Phước Long, bắc huyện
Bù Đăng là nơi tiếp giáp với cao nguyên Mnông. Địa hình này chủ yếu là những
dãy đồi đất đỏ ba-zan, gồm nhiều chỏm cao trên 300m.
- Địa hình đồi lượn sóng kế tiếp vùng đồng bằng Bù Gia Mập và Bù Đăng,
nằm ở tây nam Phước Long, Lộc Ninh và Bình Long. Đây là khu vực đất đai màu
mỡ nhất của tỉnh Bình Phước cũng như Đông Nam Bộ với những dãy đồi đất đỏ với
các chỏm thường tròn và bằng, có độ cao không quá 300m, sườn có độ dốc thấp.
- Vùng tiếp giáp của những dãy đồi núi đất đỏ ba-zan và vùng đồng bằng phù
sa cổ đất xám Tây Ninh, Bình Dương. Vùng đệm này nằm ở nam Bình Long và
Đồng Phú, có bậc thềm cao trên 50m 14.
Nguyễn Trung Đỗ, Di tích đắp đất hình tròn Bình Phước, Luận Án Tiến sĩ LS, Viện KHXH
Tp.HCM, 2003, tr.17- 18.
13
Chi cục Thống kê tỉnh Bình Phước, Tổng điều tra dân số năm 2009.
12



Nhìn chung, địa hình phổ biến ở Bình Phước là địa hình đồi lượn sóng, đất
đai màu mỡ, có thảm thực vật và quần thể động vật đa dạng, phong phú.
1.2.3. Khí hậu, sông ngòi
Khí hậu Bình Phước mang đặc điểm khí hậu gió mùa á xích đạo, phân biệt
thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12
đến tháng 4). Lượng bức xạ mặt trời hàng năm cao, bình quân 130 cal/m2/năm. Vào
tháng 2 – 4 có thể đạt đến 300 – 400 Cal/cm2/ngày. Cán cân bức xạ có trị số lớn 70
– 75 Cal/cm2/năm 15. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260 đến 270C.
Độ ẩm và lượng mưa trung bình hàng năm cao (độ ẩm:78,8% - 90%, lượng
mưa: 2277 -2611mm/năm) 16
Khí hậu Bình Phước khá thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp
phục vụ cuộc sống con người, cho sự phát triển thảm thực vật, quần thể động vật.
Trên địa bàn Bình Phước có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ
0,7 - 0,8 km/km2, bao gồm một số con sông lớn như sông Sài Gòn, Sông Bé, sông
Đồng Nai, Sông Lanh, sông Dam, sông Ðak Huyt, sông Sa Cát, sông Bà Vá, sông
Nước Trong, sông Cam, sông Mã Ðà và nhiều suối lớn phân bố khắp trên địa bàn
tỉnh 17
Địa hình đồi đất đỏ ba-zan màu mỡ trải dài từ đông bắc đến tây nam, cùng
với khí hậu nóng ẩm và hệ thống thủy văn chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho
thảm thực vật và quần thể động vật ở đây phát triển mạnh. Hệ thực vật phát triển
phong phú. Ở dạng địa hình đồi cao và trung bình chia cắt mạnh có rừng tự nhiên
che phủ. Tại các dạng địa hình thoải lượn sóng yếu và trung bình thảm thực vật chủ
yếu là cây công nghiệp, hoa màu, đồng cỏ chăn nuôi. Bình Phước là tỉnh có trữ
lượng rừng lớn, phong phú, đa dạng về chủng loại thực vật, có những loại gỗ quý
(cẩm lai, bằng lăng, sao…), cây dược liệu làm thuốc, nhiều loại mây, lồ ô,
Nguyễn Trung Đỗ, Di tích đắp đất hình tròn Bình Phước, Sđd, tr18.
Nguyễn Thị Hiền, Nghiên cứu địa lý địa phương tỉnh Bình Phước theo quan điểm địa lý hiện đại,
Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM, 2004, tr.21.

16
Nguyễn Thị Hiền, Nghiên cứu địa lý địa phương tỉnh Bình Phước theo quan điểm địa lý hiện đại,
Sđd, tr.22.
17
Nguyễn Thị Hiền, Nghiên cứu địa lý địa phương tỉnh Bình Phước theo quan điểm địa lý hiện đại,
Sđd, tr 22.
14
15


×