Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.88 KB, 74 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu.............................................................................................................................4
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp.....................................................8
1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
môi trường tại các cụm công nghiệp...................................................................................8
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật...................................................................8
1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp................................................8
1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp......................................................10
1.2.1. Mơ hình phát triển cụm cơng nghiệp.........................................................................10
1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp..............................................................................10
1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam..................................................12
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp.....................................13
1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường................................................................................13
1.2.2.2. Ngun tắc quản lý mơi trường nói chung..............................................................13
1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc
quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp..................................................................17
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai................................18
2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực
thị trấn Tằng Loỏng..........................................................................................................18
2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên...........................................................................................18
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế........................................................................................23
2.1.3. Tình hình xã hội..........................................................................................................24
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường..............................................................................25
2.2. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng...................................................................................31
2.2.1. Sự hình thành, phát triển............................................................................................31
2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy........................................31
2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong
cụm công nghiệp Tằng Loỏng..............................................................................................35
2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp
Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai.......................................................................................36


Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN..........................38
3.1. Các ảnh hưởng kinh tế................................................................................................38


2

3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực..............................................................................................38
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực....................................................................................................43
3.2. Các ảnh hưởng xã hội..................................................................................................46
3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội............................................................................46
3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội............................................................................47
3.3. Các ảnh hưởng môi trường.......................................................................................48
3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất..................................................................................48
3.3.2. Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí.......................................................................49
3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước...............................................................................51
3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực...................................................................52
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường
và lồng ghép vấn đề môi trường trong
quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp...........................................................54
4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp
và thị trấn Tằng Loỏng.....................................................................................................54
4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp
và trong từng doanh nghiệp...............................................................................................55
4.2.1. Đối với cơ quan quản lý.............................................................................................55
4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp................................................................................57
4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật........................................................................58
Kết luận................................................................................................................................61


3


Danh mục các bảng, hình vẽ
Trang
Bảng 2.1: Hệ động thực vật khu vực Tằng Loỏng năm 2008.......................22
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số - lao động năm 2005........................................24
Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu khơng khí................26
Hình 2.2: Nồng độ TSS, NO2- trong chất lượng nước mặt...........................28
Hình 2.3: Nồng độ Zn, dầu mỡ trong chất lượng nước mặt.........................28
Hình 2.4: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mặt lấy
vào các thời điểm khác nhau..........................................................................28
Hình 2.5: Nước thải ra môi trường của nhà máy photspho vàng.................30
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm
(2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng).........................................39
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trong các
ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm.................................................40
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2000............................42
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2006............................42


4

Lời mở đầu
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Cũng như cả
nước, Lào Cai đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và
bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Phát triển Cơng nghiệp, trong
đó tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có là lợi thế để tỉnh
phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu trọng tâm mà tỉnh đặt ra.
Cụm công nghiệp Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một trong những
cụm công nghiệp trọng điểm về chế biến khoáng sản và sản xuất hóa chất.
Trong những năm qua, cụm cơng nghiệp này ngày càng phát triển và nhận

được sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh, đồng thời thu hút được nhiều dự án đầu
tư và dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh mà của cả
nước. Từ khi hình thành và phát triển, cụm cơng nghiệp đã có những đóng
góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, song bên cạnh đó
cũng nảy sinh một số mặt trái là những ảnh hưởng về môi trường mà các cơ
quan chức năng và cộng đồng địa phương đang cùng tìm giải pháp khắc phục,
xử lý. Đề tài “Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của
cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất
một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng” hy
vọng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ
môi trường tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm đưa ra giải pháp kết hợp hài hòa
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanh
nghiệp. Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực, tiềm ẩn từ hoạt động của khu
công nghiệp đối với người dân do sự cố mơi trường gây ra. Theo đó đề xuất
hướng quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả đồng thời góp phần hỗ trợ cho
các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển khu vực cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp liệt kê, tổng
hợp phân tích số liệu. Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: trực tiếp quan


5

sát trong thực tế và rút ra những nhận xét.
Luận văn được chia thành 4 chương với các nội dung chính như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng

ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công
nghiệp.


6

Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp
1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi
trường tại các cụm công nghiệp
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp đã
được Nhà nước quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cụ
thể là:
- Cấp trung ương: Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ
mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa; Luật bảo vệ mơi
trường năm 2005; các văn bản dưới luật gồm các nghị định, thông tư quy định
hoặc hướng dẫn thực hiện về bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công
nghiệp như: Nghị định 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên
môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,…
- Cấp địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương cũng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường tại các khu,
cụm công nghiệp: gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định…
1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp
- Điều 36, chương V, Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về “Bảo
vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
1. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi
chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các nhu
cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch, bố trí các các khu chức năng, loại hình hoạt động phải


7

gắn với bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động
mơi trường đã được phê duyệt;
d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn
thông thường, chất thải rắn nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất
thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung;
đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí
thải đạt tiêu chuẩn mơi trường và được vận hành thường xuyên;
e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và người lao động;
g) Có hệ thống quan trắc mơi trường;
h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường.
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, cụm cơng
nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với mơi trường phải có khoảng cách an
tồn về mơi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong
khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường

đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung;
b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất


8

thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử
lý khí thải;
c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây
dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về quản lý
môi trường cấp tỉnh;
d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi
trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực
hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
trên địa bàn quản lý của mình.”
- Bên cạnh quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 đối với bảo vệ
môi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, còn có các
văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện:
+ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy
định tổ chức, bộ phận chun mơn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước:
Điều 9: Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại Ban
quản lý khu kinh tế
Điều 10: Tổ chức,bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi
trường tại các doanh nghiệp Nhà nước
1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
1.2.1. Mơ hình phát triển cụm cơng nghiệp

1.2.1.1. Khái niệm về cụm cơng nghiệp
* Mơ hình phát triển cụm cơng nghiệp trên thế giới:
Khu cơng nghiệp đã có một q trình hình thành và phát triển hơn 100
năm nay. Anh là nước công nghiệp đầu tiên và khu công nghiệp đầu tiên được


9

thành lập năm 1896 ở Manchester; sau đó là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ);
khu công nghiệp Napoli (Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước.
Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu cơng
nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là một
hiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng
cơng nghiệp và gần 1.000 khu cơng nghiệp, Pháp có 230 vùng cơng nghiệp,
Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các nước công nghiệp đi trước,
vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các khu cơng nghiệp và khu
chế xuất hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước cơng nghiệp hoá
thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng
trong thời kỳ này, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp
Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp
lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi
khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có
những tính chất, đặc trưng chung của khu cơng nghiệp. Trên các sách báo, ở
trong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về các khái niệm: xí
nghiệp liên hợp, cụm cơng nghiệp, trung tâm cơng nghiệp.
Theo định nghĩa của Mỹ và một số nước, khu, cụm công nghiệp là tập
hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ
thể. Chẳng hạn như, sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí. Xung quanh nhà sản
xuất sản phẩm cuối cùng hình thành các nhà cung cấp chun mơn hóa các
phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Khu, cụm công nghiệp tập trung

bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, bên cạnh đó là những nhà
sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật,
công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các khu, cụm cơng nghiệp
tập trung cịn chi phối, liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ như các trường đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên
cứu, hiệp hội thương mại… cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo
dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật. Silicon Valley là một khu công


10

nghiệp điển hình ở Mỹ. Các cụm cơng nghiệp, so với các khu cơng nghiệp có
một chút khác biệt, đó là không nhất thiết phải dựa vào khoa học và cơng
nghệ cao, ví dụ như một số cụm cơng nghiệp chuyên về thủ công và các
ngành nông nghiệp tại các khu vực như Đơng Nam Á, nơi có nhiều cơng ty
kinh doanh vừa và nhỏ, trong đó cụm cơng nghiệp hứa hẹn nhất trong khu
vực ở giai đoạn ban đầu này là Trung tâm công nghiệp dầu cọ ở Sabah, miền
Đơng Malaysia.
* Mơ hình phát triển cụm cơng nghiệp tại Việt Nam: Quan niệm về khu
công nghiệp và khu chế xuất của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong quy
chế khu công nghiệp và khu chế xuất: “Khu công nghiệp là khu tập trung, các
doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất cơng nghiệp, có danh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh
sống, do chính phủ hoặc Thủ tướng chính Phủ quyết định thành lập”.
1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam
- Trong các cụm cơng nghiệp đã hoạt động và đang hình thành tại Việt
Nam, đang có xu hướng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp
chuyên ngành, sản xuất vật liệu, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất sản
phẩm cơ khí chế tạo… tương tự như định nghĩa ban đầu về khu, cụm cơng
nghiệp của nước ngồi.

- Đặc trưng của các khu, cụm chuyên ngành công nghiệp chế tạo là
phần lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, hàm lượng chất xám khá, tỷ suất đầu
tư lớn, đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao, đã qua trường lớp đào tạo
và tương ứng là hiệu quả hoạt động khá của các doanh nghiệp trong các khu,
cụm này - có đóng góp lớn cho ngân sách và xã hội. Sản phẩm của nhiều cụm
cơng nghiệp cơ khí đã rất nổi tiếng và có giá trị lớn về nhiều mặt đối với kinh
tế - xã hội nước ta như tàu vận tải đường biển, xe ôtô tải và xe chở khách.


11

- Riêng đối với các cụm cơng nghiệp cơ khí, về mặt bằng sản xuất và

lao động, các cụm công nghiệp cơ khí được chính quyền, nhân dân địa
phương ủng hộ tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Hệ số sử dụng đất công
nghiệp đạt khá cao bởi các quy trình và thủ tục đầu tư được thực hiện nghiêm
túc. Chủ đầu tư là nhà sản xuất lớn có thực lực về tài chính và cơng nghệ,
được Chính phủ quan tâm lớn. Các sản phẩm ở đây phần lớn đều thuộc sản
phẩm trọng điểm quốc gia. Lực lượng lao động làm việc tại các khu, cụm
cơng nghiệp cơ khí có trình độ văn hóa khá, được tuyển chọn, đào tạo tốt,
được trả lương và được doanh nghiệp quan tâm. Một số cụm cơng nghiệp
khác có hệ số sử dụng đất thấp, một số doanh nghiệp ở các khu này để xảy ra
đình cơng, bãi cơng gây ra hậu quả xấu đến phát triển kinh tế của cả nước nói
chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng.
1.2.2. Ngun tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích
của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi
trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được

mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện
hành.
Các nguyên tắc quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêu
chuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý (các tổ chức, các cơ quan, các nhà lãnh
đạo) phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lý mơi trường.
1.2.2.2. Ngun tắc quản lý mơi trường nói chung:
- Đảm bảo tính hệ thống: Xuất phát từ bản chất hệ thống của đối tượng
quản lý, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, bao
gồm nhiều phần tử hợp thành. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở


12

thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái động của đối tượng quản lý
(hệ thống môi trường) đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy các
phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa với mục tiêu đã định.
- Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ
sở tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt
động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng (hoạt động sản
xuất, hoạt động tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động
đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng…). Dù dưới hình
thái nào, quy mơ và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động, trực tiếp hay
gián tiếp, mạnh hay yếu, đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống mơi
trường. Vì thế, trong khi hoạch định chính sách và chiến lược mơi trường,
trong việc đề ra các quyết định quản lý môi trường, cần phải tính đến tác động
tổng hợp và hậu quả của chúng.
- Đảm bảo tính liên tục và nhất qn: Mơi trường là một hệ thống liên
tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thơng qua chu trình trao đổi vật chất, năng
lượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Hoạt động
của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và khơng gian.

Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên
mơi trường, địi hỏi khơng ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng
hợp cũng như bản lĩnh quản lý vĩ mô của nhà nước.
- Đảm bảo tập trung dân chủ: Là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế,
quản lý xã hội và quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì
thế, cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân
chủ trong quản lý môi trường. Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huy
dân chủ ở cơ sở trong bàn bạc quyết định các vấn đề có liên quan tới môi
trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ngược
lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đối
lập với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội. Tập trung được biểu


13

hiện thơng qua kế hoạch hóa các hoạt động phát triển, ban hành và thực thi hệ
thống pháp luật về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng
đầu các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp,hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lý…
Dân chủ được thể hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của
các cấp quản lý, ở việc áp dụng rộng rãi kiểm tốn và hạch tốn mơi trường, ở
sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý mơi trường nhằm
tạo ra mặt bằng chung, bình đẳng cho mọi ngành,mọi cấp, mọi địa phương, ở
việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức môi trường cho các
cá nhân và cộng đồng…
- Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Các thành phần
mơi trường như khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng,
sơng hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,khu bảo
tồn thiên nhiên,cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và
các hình thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng.
Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên

một địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng.
Cùng một thành phần mơi trường có thể chịu sự quản lý song trùng. Nếu
khơng có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh
thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyên
thiên nhiên tiếp tục bị khai thác, sử dụng không hợp lý và lãng phí, mơi
trường tiếp tục bị suy thối.
- Kết hợp hài hịa các lợi ích: Quản lý mơi trường trước hết là các hoạt
động phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức và
phát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền
vững. Con người, dù là cá nhân, tập thể, hay cộng đồng, đều có những lợi ích,
những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của quản lý mơi trường là phải chú ý đến lợi ích của con
người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với
mục tiêu bảo vệ mơi trường của họ. Lợi ích khơng những là sự vận động tự


14

giác, chủ quan của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cong
người,là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con
người, mà còn là phương tiện hữu hiệu của quản lý mơi trường, cho nên phải
sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho mơi trường. Kết hợp
hài hịa các lợi ích (lợi ích của cá nhân, hộ gia đình; lợi ích của Nhà nước, xã
hội; lợi ích của cộng đồng địa phương, vùng và quốc gia) phải được tiến hành
trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách thông qua các biện pháp chủ
yếu sau đây:
+ Thực thi chính sách mơi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp với
điều kiện và đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách mơi
trường đó phải phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, của toàn xã
hội, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ kế tốn và
kiểm tốn mơi trường, sử dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, địn
bẩy kinh tế để quản lý mơi trường một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ
quá độ của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang cơ chế
thị trường.
+ Kết hợp hài hịa các lợi ích cịn bao hàm sự kết hợp lợi ích quốc gia,
lợi ích khu vực và lợi ích quốc tế, bởi vì bảo vệ mơi trường đã trở thành vấn
đề tồn cầu, là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại.
- Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với
quản lý kinh tế, quản lý xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững,
hướng đến một xã hội bền vững trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt
quá trình phát triển, phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và
môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội thơng qua việc hoạch định
chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổng
hợp, thơng qua q trình hịa nhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vào
các kế hoạch và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả mọi khâu, mọi cấp quản lý


15

của Nhà nước.
- Tiết kiệm và hiệu quả: Quản lý một đối tượng vô cùng rộng lớn và
phức tạp như mơi trường địi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi
vẫn phải đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giải
pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường là
thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan
chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường: làm sao để với những nguồn vật
chất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoa
học và cơng nghệ,…hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã
hội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý nhất, bảo vệ mơi

trường một cách tốt nhất. Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và
hiệu quả của quản lý mơi trường. Ngun tắc này có thể được thực hiện thơng
qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia
khách quan phù hợp; giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng
cách áp dụng kỹ thuật hiện đại; cơng nghệ tiên tiến có ít hoặc khơng có chất
thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng và kích thước; sử dụng các
vật liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiết
kiệm lao động sống ở tất cả mọi khâu của quy trình quản lý; bảo đảm đầu tư
vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, coi trọng
đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường…
1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc
quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
* Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp: Hiện nay trên cả
nước có hàng trăm cụm cơng nghiệp đang hoạt động, các cụm cơng nghiệp
này đã đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả
nước song cũng xuất hiện một số vấn đề môi trường như:
- Tác động từ quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng: chủ yếu
là phát sinh bụi từ hoạt động vận chuyển đất đá để san lấp mặt bằng và khí


16

thải, tiếng ồn từ các phương tiện, máy móc tham gia thi cơng.
- Tác động từ q trình sản xuất: bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động
vận chuyển nguyên vật liệu và xuất sản phẩm, từ hoạt động sản xuất của các
nhà máy. Nước thải trong quá trình sản xuất không qua khu xử lý tập trung
mà xả thẳng vào môi trường, chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ độc hại, nếu trong
thời gian dài và tác dụng cộng hưởng giữa nhiều loại chất thải khác nhau từ
các nhà máy khác nhau sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường. Chất
thải rắn từ hoạt động sản xuất của các nhà máy như: xỉ quặng, xỉ lò điện, xỉ

than lị hơi, chất thải có dính dầu mỡ…
Những tác động kể trên nếu như khơng có một sự quản lý hiệu quả và
kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mơi trường. Do đó, việc
thực hiện quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp hiện nay, bên cạnh
việc phải tuân thủ nguyên tắc về quản lý mơi trường nói chung cịn phải tn
thủ những ngun tắc:
- Tuân thủ quy hoạch chung phát triển cụm công nghiệp và quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội vùng đã được xây dựng và thơng qua.
- Có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động giữa các cơ quan, đơn vị có
liên quan: cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp trung ương, cấp tỉnh,
thành phố, cấp huyện, xã; ban quản lý các khu, cụm công nghiệp; bộ phận
chuyên môn về quản lý môi trường tại doanh nghiệp.
- Xây dựng chương trình quản lý mơi trường phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của cụm
công nghiệp.
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực thị trấn
Tằng Loỏng


17

2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên
a) Điều kiện về địa lý, địa chất
- Vị trí địa lý: Cụm cơng nghiệp thị trấn Tằng Loỏng có Tọa độ địa lý:

104°19' đến 104°25' kinh độ Đông và 22°14' đến 22°19' vĩ độ Bắc, nằm trên
địa bàn Thị trấn Tằng Loỏng, cách trung tâm Thị trấn Phố Lu 5km về phía
Tây Nam và cách thị xã Lào Cai 28 km về phía Đông Nam. Thị trấn Tằng
Loỏng nằm ở Trung tâm Tỉnh Lào Cai. Khu vực quy hoạch cụm công nghiệp

thuộc địa bàn 4 xã là Xuân Giao, Gia Phú, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng,
nằm ở phía Nam của huyện Bảo Thắng có các vị trí tiếp giáp như sau: Phía
Tây giáp huyện Sa Pa, phía Bắc giáp thành phố Lào Cai, phía Đơng giáp sơng
Hồng, phía Nam giáp huyện Văn Bàn.
- Địa hình: Khu vực thị trấn Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một
vùng thung lũng ven sông Hồng có độ cao trung bình từ 80m - 400m. Địa
hình bao phủ gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sơng Hồng, phía Tây là
dải núi thấp của dãy Phan-xi-păng - Phú Lng, phía Đơng là dải núi thấp của
dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Khu vực Tằng Loỏng chủ yếu là địa
hình vùng trũng thấp và đồi bát úp có độ cao dưới 700 mét, độ dốc trung bình
18 – 250. Núi cao gồm các đỉnh núi sát nhau tới hơn 2000m nằm về phía
Đơng Nam, gồm 2 phân khu: Phân khu 1 nằm ở phía Đơng Bắc của Thị trấn
có độ cao từ 100m - 500m; Phân khu 2 có độ cao địa hình từ 500m - 2000m,
nằm hồn tồn ở vùng núi. Phía Đơng Bắc Khu cơng nghiệp cách bờ sơng
Hồng 2,5 km về phía Đơng. Địa hình cụm cơng nghiệp thoải dần về phía sơng
Hồng.
- Tài ngun khống sản: Cụm cơng nghiệp Tằng Loỏng có được một
vị trí thuận lợi là nằm giữa các vùng nguyên liệu khoáng sản với cự li tương
đối hợp lý, đó là các mỏ khống sản: quặng Apatit Lào Cai; quặng sắt Quý
Sa; Graphít (Nậm Thi); Pensphat (Văn Bàn), cao lanh (Sơn Mãn), Đồng Sin
Quyền


18

b) Điều kiện về khí tượng - thủy văn
- Khí hậu: Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Do
ảnh hưởng của địa hình, địa mạo của khu vực đặc biệt là hai dãy núi Hoàng
Liên Sơn và dãy núi Con Voi nên khu vực có một số hiện tượng thời tiết đặc

biệt như mưa phùn trung bình 9,4 ngày/năm chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1,
sương mù 32 ngày/năm chủ yếu vào tháng 11 và tháng 12. Đặc điểm khí hậu
như trên đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới trong khu vực sinh
trưởng và phát triển tốt.
- Thủy văn:
+ Khu vực nằm trong vùng phân cách mạnh tạo nên hệ thống sông suối
lớn và dày đặc. Trong khu vực có sơng Hồng, suối Bo, suối Trát, suối Đường
Đô…Hệ thống sông suối này là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân và toàn bộ các nhà máy trong cụm công nghiệp.
+ Sông Hồng chảy qua địa bàn với mực nước mùa khơ hơi thấp, lịng ít
dốc, chưa được cải tạo nên tàu thuyền chỉ đi lại được vào mùa mưa. Đây là
nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai
bên bờ sơng. Ngồi ra trên địa bàn cịn có các con suối bắt đầu từ các dãy núi
cao, lòng dốc, mở rộng dần về phía hạ nguồn và ít dốc hơn, mức độ biến đổi
dòng chảy lớn là nguyên nhân gây ra lũ ống, lũ quét, úng ngập - những hiện
tượng thường xảy ra tại địa bàn vùng núi.
+ Nước ngầm: Trong phạm vi khu đất nhà máy tuyển Apatit, chiều sâu
phân bố mực nước ngầm thay đổi đột ngột theo địa hình tại chỗ và nằm trong
khoảng 1,0 đến 14,2 mét; trong các trầm tích deluvi và sét chứa dăm sạn.
+ Hướng thốt nước chính của cả khu vực là suối Trát chảy dọc tỉnh lộ
151 theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
c) Hệ sinh thái


19

- Thảm thực vật: Khu vực Tằng Loỏng có 5 kiểu thảm thực vật chính
gồm rừng á nhiệt đới thường xanh nguyên sinh, rừng á nhiệt đới thường xanh
thứ sinh, trảng cỏ và cây bụi, rừng trồng và thảm cây trồng nông nghiệp.
+ Rừng á nhiệt đới thường xanh nguyên sinh: Phân bố ở khu vực núi

cao, kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ trong khu vực. Trong rừng có các lồi
cây gỗ lớn như: Các lồi thuộc hộ thơng, và các lồi như Cọ phèn, Ba gạc
vịng, Gõ mìn...
+ Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh: Đây là kiểu rừng chiếm diện

tích lớn ở khu vực núi cao từ 800-1400 của Thị trấn Tằng Loỏng, phân bố chủ
yếu ở khu vực phía Tây Nam của Thị trấn. Chiếm ưu thế là các loài tre gai,
nứa, ràng ràng, dẻ gai, tầng dưới tán là các loài cây bụi và cỏ quyết.
+ Trảng cỏ và cây bụi: Phân bố ở khu vực xung quanh khu dân cư hoặc

đất nông nghiệp của thị trấn Tằng Loỏng. Các loài thực vật phổ biến gồm: Tổ
kén, cị ke, hồng bì rừng, thơi ba, thơi chanh, ba soi, các lồi cỏ thân thảo
thuộc họ Lúa thường chiếm ưu thế với các loài chủ yếu như cỏ tranh, chè vè,
chít, cỏ lào.
+ Rừng trồng: Phân bố trên các sườn núi không quá dốc ven đường
trên các đồi xung quanh cụm công nghiệp, ở độ cao từ 200-500m. Đây là kiểu
thảm thực vật chiếm diện tích nhiều nhất. Rừng trồng được khai thác tỉa cành
hằng năm. Các loài cây trồng lâm nghiệp gồm: Mỡ, Quế, Keo tai tượng, Keo
lá tràm, Bồ đề.
+ Thảm cây trồng nông nghiệp: Phân bố ở khu vực thung lũng suối
Trát ven đường khu vực đồi xung quanh khu công nghiệp, ở độ cao từ
200-500m. Thành phần loài thực vật chủ yếu là lúa một vụ, rau màu, cây
lượng thực các loại.
Hệ thực vật Tằng Loỏng ở độ cao dưới 1400 mét đã bị khai thác nhiều,
ở độ cao trên 1400 mét rừng tự nhiên vẫn được duy trì để bảo vệ nguồn nước.


20

Tổng số loài thực vật tại khu vực là 159 loài, 143 chi, 74 họ. Trong khu vực

thị trấn Tằng Loỏng chưa phát hiện có lồi thực vật q hiếm.
- Hệ động vật Tổng số đã ghi nhận 104 loài động vật hoang dã, thuộc
49 họ, 22 bộ, 4 lớp tại khu vực Tằng Loỏng, gồm 20 loài thú, 59 chim, 13 Bò
sát và 12 ếch nhái.
Bảng 2.1: Hệ động vật khu vực Tằng Loỏng, 2008
TT

Nội dung

Số lồi

Số họ

Số bộ

1.

Thú

20

11

6

2.

Chim

59


28

13

3.

Bị sát

13

6

2

4.

Ếch nhái

12

4

1

104

49

22


Tổng số

(Theo số liệu đánh giá hiện trạng môi trường – Báo cáo ĐTM cụm công nghiệp TL)

Theo kết quả nghiên cứu, mật độ thú ở khu vực thị trấn Tằng Loỏng
khơng cao. Trong số 20 lồi ghi nhận được có 10 lồi (chiếm 50% tổng số
lồi) thường gặp; 6 lồi (30%) ít gặp và 4 lồi (20%) rất ít gặp. Điều đó cho
thấy trữ lượng thú ở đã bị suy giảm so với trước đây. Trong số 20 lồi thú
trong cụm cơng nghiệp chưa ghi nhận có lồi thú quý hiếm. Một số loài động
vật quý hiếm được ghi nhận là có tồn tại trong khu vực thơng qua việc quan
sát một số động vật bị đánh bẫy đang được trưng bày tại nhà một số hộ dân
địa phương.
Ếch nhái, bò sát: Đã ghi nhận tổng số 25 lồi thuộc 10 họ, 3 bộ, gồm 13
lồi bị sát thuộc 6 họ, 2 bộ và 12 loài loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ. Số lồi
bị sát và ếch nhái ở khu vực công nghiệp Tằng Loỏng tuy không đa dạng
song số lượng cá thể bắt gặp nhiều, trong đó có 6 lồi bị sát q hiếm được
ghi trong sách đỏ Việt Nam: Cóc rừng, Rồng đất, Rắn sọc dưa, Tắc kè, Rắn
ráo thường, Rắn hổ mang Trung Quốc.
Nói chung, đất đai canh tác, phương tiện và trình độ sản xuất của người
dân địa phương còn hạn chế, đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và canh


21

tác nông nghiệp. Việc sử dụng súng săn cơ bản đã được ngăn chặn nhưng việc
dùng bẫy khá phổ biến, nhiều tuyến đường mịn trong rừng có dấu tích của
bẫy thú. Tập quán sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã làm thực phẩm
cũng là nguyên nhân kích thích người dân địa phương săn bắt động vật, đặc
biệt là các lồi Thú nhỏ như cầy, sóc; các lồi bị sát như rùa, rắn.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
* Hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống cấp thoát nước: Trạm bơm Tả Thàng công suất 40.000
m3/ngày đêm cấp nước sản xuất và sinh hoạt, trạm bơm cách cụm công
nghiệp khoảng 10 km về phía Bắc – Tây Bắc. Hệ thống nước này dùng nguồn
nước mặt suối Ngòi Bo là dòng nước có lưu lượng nước lớn và ổn định, tuy
nhiên vào mùa mưa, nước có độ đục tương đối cao.
- Cấp điện: Khu vực có điện lưới quốc gia chạy qua và 1 trạm điện 110
KV ở phía cuối thị trấn Tằng Loỏng, gần nhà máy tuyển Apatit. Hiện tại trạm
chỉ vận hành 1 máy, 2 máy dự phòng; đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và
sinh hoạt.
- Thông tin liên lạc - bưu chính viễn thơng: Tồn huyện Bảo Thắng có
12.127 máy điện thoại, có 15/15 xã và thị trấn được trang bị điện thoại tại Ủy
Ban nhân dân, 9/15 xã thị trấn chưa có trạm truyền thanh (niên giám thông kê
tỉnh Lào Cai năm 2006).
- Giao thông vận tải: Ngoài hệ thống đường tỉnh lộ 279 nối với quốc lộ
4E thì khu vực cịn có tuyến đường sắt chạy qua rất thuận tiện cho giao dịch
với các xã trong huyện cũng như các huyện và tỉnh lân cận.
* Cơ cấu kinh tế của địa phương
- Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu của Tằng Loỏng là chế
biến khống sản, sản xuất phân bón, hóa chất, sản xuất phụ gia thức ăn chăn
nuôi, luyện kim, sản xuất kim loại màu…đóng góp của các ngành cơng
nghiệp và dịch vụ cho kinh tế của địa phương tăng dần qua các năm.


22

- Nông nghiệp: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tằng Loỏng
chủ yếu là trồng lúa, màu (đậu, lạc, ngô, khoai, sắn…), chăn nuôi gia súc
(trâu, lợn), gia cầm (gà, vịt) quy mơ vừa và nhỏ. Ngồi ra người dân cũng

được giao đất trồng rừng, một số loại cây được trồng là: keo, mỡ, quế…
- Dịch vụ: Địa phương luôn chú trọng phát triển các ngành dịch vụ
thương mại, theo báo cáo tổng kết năm 2008 của thị trấn Tằng Loỏng thương
mại và dịch vụ của địa phương đã có sự phát triển, tăng cả về số lượng và
chất lượng.
* Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương: trong những
năm qua, cơ cấu kinh tế của Tằng Loỏng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, sản
lượng công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ tăng theo hướng giảm dần tỷ trọng
của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Tổng giá trị
sản phẩm trong năm 2008 đạt 4,5 tỷ.
2.1.3. Tình hình xã hội
a) Các vấn đề về dân số:
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số - lao động năm 2005
(đơn vị: Người)
TT

Dân số- lao
động

Gia Phú

Xuân Giao

Tằng

Phú

Loỏng

Nhuận


Tổng

1

Dân số

15.635

8.474

4.995

8.925

38.029

2

Số hộ

3.521

1.872

1.235

1.819

8.447


3

Độ tuổi LĐ

7.310

2.526

1.035

3.662

14.533

- Mật độ dân cư của khu vực là 1,7 người/ha, mức độ tập trung dân cư
không cao.
- Trên địa bàn huyện Bảo Thắng và địa bàn thị trấn Tằng Loỏng hiện nay
có khoảng 16 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu,


23

ngồi ra cịn có các cộng đồng dân tộc khác như Tày, Dao, Nùng, H’mơng,
Dáy…
- Tình hình đói nghèo: Những năm 2001 – 2005 tồn huyện Bảo Thắng
có 6 xã thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn, nhờ sự nỗ lực của chính
quyền và nhân dân địa phương, đến 2006 số xã nghèo trong toàn huyện Bảo
Thắng đã giảm xuống cịn 3 xã.
b) Vấn đề văn hóa, giáo dục

- Y tế: Trên địa bàn thị trấn hiện nay đã có trạm y tế cấp xã, người dân
có cơ hội được tiếp cận với các hoạt động chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cộng
đồng do đó chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Việc chăm sóc sức
khỏe cộng đồng ln ln được Chính quyền chú trọng đảm bảo, tồn huyện
Bảo Thắng hiện có 1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám khu vực và 15 trạm y
tế cấp xã, phường với tổng số 29 bác sĩ, 68 y sỹ, kỹ thuật viên, 86 y tá, hộ lý.
- Giáo dục: Thị trấn có hệ thống các trường học từ mầm non đến Trung
học phổ thông, thị trấn đã đạt phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Việc phát
triển giáo dục ln được các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện hỗ
trợ. Năm 2006, toàn huyện Bảo Thắng có tổng số 63 trường, với 37 trường
tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông và tổng số
20.791 học sinh .
- Các cơ sở phúc lợi như nhà công nhân, nhà văn hoá đã được xây dựng
và hoạt động, phục vụ nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa thể thao cho công
nhân và người dân thị trấn.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng mơi trường
Hiện tại trong cụm cơng nghiệp đã có 8 nhà máy đi vào hoạt động ổn
định, trong đó một số nhà máy đã thực hiện tốt công tác bảo vệ mơi trường,
tuy nhiên, vẫn cịn một số cơ sở chưa đảm bảo. Qua tham khảo kết quả khảo
sát chất lượng hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp Tằng Loỏng do


24

Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng thực hiện trong hai
đợt khảo sát, đợt 1 từ ngày 25/07/2008- 27/07/2008; đợt 2 ngày 9-13/10/2008
rút ra nhận xét về hiện trạng môi trường cụ thể như sau:
.

a) Chất lượng mơi trường khơng khí

Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu khơng khí

Đợt 1
1
Nồng độ mg/m3

1.2

1
0.8
0.6
0.4

0.8
0.6
0.4
0.2

0.2

0

0
KK1

KK2

KK3

KK4


KK5

KK6

KK7

KK8

KK9 KK10

KK11 KK12 KK13 KK14 KK15 KK16 KK17 KK18 KK19 KK20

vị trí quan trắc đợt 1
Bụi lơ lửng
TCVN 5937-2005

vị trí quan trắc
Bụi lơ lửng
TCVN 5937-2005
1.2
1
Nồng độ mg/m3

0.8
0.6
0.4
0.2
0
KK21 KK22 KK23 KK24 KK25 KK26 KK27 KK28 KK29 KK30


vị trí quan trắc đợt 1
Bụi lơ lửng
TCVN 5937-2005

Đợt 2

1.4
1.2
Nồng độ mg/m3

Nồng độ mg/m3

1.2

1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
KK1

KK2 KK3

KK4

KK5 KK6

KK7


KK8 KK9 KK10

vị trí quan trắc đợt 2
Bụi lơ lửng
TCVN 5937-2005


25

1.4

Nồng độ mg/m3

1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
KK11 KK12 KK13 KK14 KK15 KK16 KK17 KK18 KK19 KK20

vị trí quan trắc đợt 2
Bụi lơ lửng
TCVN 5937-2005

Qua xem xét kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí khu
vực cụm cơng nghiệp Tằng Loỏng, nhận thấy rằng hầu hết các chỉ số về chất
lượng môi trường khơng khí trong đợt 1 đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho

phép TCVN 5937 – 2005, riêng chỉ số về bụi lơ lửng có mẫu khơng khí số 7
có nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần. Trong đợt 2,
nồng độ bụi lơ lửng ở hầu hết các mẫu khơng khí đều cao hơn tiêu chuẩn cho
phép, cho thấy vào những thời điểm khác nhau trong năm, và trong các thời
điểm khác nhau của cùng một đợt khảo sát, kết quả phân tích chất lượng
khơng khí là khác nhau, và theo thời gian, chất lượng khơng khí đã có chiều
hướng suy giảm. ( tham khảo Phụ lục… vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả
phân tích chất lượng khơng khí qua các đợt lấy mẫu).
b) Chất lượng nước mặt và nước ngầm
* Khảo sát chất lượng môi trường nước mặt khu vực cụm công nghiệp
Tằng Loỏng:
Mẫu nước mặt được lấy tại Khe Chom, suối Trát, suối Nhuận, là 3 con
suối nằm trong khu vực dự án, tại 3 điểm lấy mẫu này cơ quan tư vấn đã lấy
tại các thời điểm khác nhau của một đợt và vào các mùa khác nhau, nhằm
đánh giá chính xác chất lượng nước. Các chỉ tiêu về TSS, BOD5, COD, tổng
Coliform ở hầu hết các mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng các mẫu
NM2, NM3 tại vị trí cầu qua suối Nhuận trước cổng nhà bác Diện và nước tại
hồ thải nhà máy Apatit thì tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn nhiều lần so với tiêu


×