Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Xây dựng một số kế hoạch dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong chương trình Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.1 KB, 24 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH

Mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến
1. Tên sáng kiến:
Xây dựng một số kế hoạch dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng
lực, phẩm chất của học sinh trong chương trình Sinh học 11
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 11/2019
3. Các thông tin cần được bảo mật: không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,
hàng năm tôi đều xây dựng lại phân phối chương trình sao cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh, trong đó có một số chủ đề học tập theo hướng nghiên cứu bài
học và một số chủ đề trải nghiệm thực tế. Trong mỗi chủ đề học tập, để nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh, ngoài những kiến thức khoa học đặc thù của bộ môn
mà học sinh cần nắm được, tôi còn lựa chọn những nội dung ứng dụng gắn liền với
thực tiễn sản xuất ở địa phương. Khi dạy một bài học hay một chủ đề học tập cụ
thể, trong hoạt động hình thành kiến thức mới, tơi thường tiến hành như sau: (1)
giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; (2) học sinh thực hiện nhiệm vụ, thường thì
các em tự nghiên cứu sách giáo khoa để tìm tịi kiến thức, trong thời gian đó, tơi sẽ
theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh khi cần thiết; (3) học sinh báo cáo kết quả,
nhận xét, bổ sung; (4) tôi đánh giá, điều chỉnh và chốt kiến thức.
Tuy nhiên, các chủ đề học tập mà tôi xây dựng vẫn thiên về mặt lý thuyết,
trừu tượng, ít hình ảnh minh họa, ít nội dung ứng dụng... nên thường kém hấp dẫn
với học sinh. Khi thực hiện những hoạt động trong bài học, tơi thấy rất khó để có


thể kết nối kiến thức học đường với thế giới thực nhằm giúp giải quyết triệt để các
vấn đề thực tiễn. Tôi cũng chưa vận dụng được nhiều kiến thức liên môn để giải

1


quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Giáo án chủ yếu mang tính tiếp cận nội dung
chứ chưa chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Trong chương trình Sinh học 11, có một số bài thực hành, các em học sinh
được tiến hành các thí nghiệm theo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực
nhất định và tiến hành theo một quy trình có sẵn trong mỗi bài học nên các em chưa
được làm quen với các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học - một hoạt động
góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học
sinh. Chính vì vậy, học sinh sẽ khó khăn trong việc đánh giá được sự phù hợp, năng
khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực liên quan đến bộ
môn Sinh học.
Trong q trình dạy - học, tơi nhận thấy khâu tự học chưa được coi trọng
đúng mức, khơng ít học sinh đọc sách giáo khoa mà không định hướng được nội
dung mình cần tìm hiểu, khơng biết lấy ví dụ, khơng gắn kết được kiến thức mà
mình tìm kiếm được ở trong sách với bất kì hình ảnh thực tế nào mặc dù kiến thức
của môn Sinh học lớp 11 rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Tình trạng học “đối
phó” diễn ra khá phổ biến, nhiều học sinh chưa biết sắp xếp hợp lí thời gian cho
mỗi bài học, chưa có ý thức chủ động tìm kiếm kiến thức mới.
Trước thực trạng đó, tơi lựa chọn chủ đề: Xây dựng một số kế hoạch dạy
học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong
chương trình Sinh học 11.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói
chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy, trong
mọi thời đại, các chương trình giáo dục đều hướng tới mục tiêu hình thành phẩm

chất và năng lực con người.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện
được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tập trung dạy cách học,
2


cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi
trọng kiểm tra đánh giá trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng
cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT, tôi nhận thấy
môn Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên có rất nhiều ứng dụng trong thực
tiễn cuộc sống. Trong chương trình Sinh học 11, bên cạnh những bài học lý thuyết
thì có rất nhiều bài thực hành để củng cố kiến thức và các bài ứng dụng các kiến
thức sinh học vào thực tiễn sản xuất. Do vậy, xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ
đề giáo dục STEM sẽ giúp học sinh được học tập, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa
của tri thức của bộ môn Sinh học với cuộc sống, nhờ đó mà ngày càng nâng cao
hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Sinh học. Ngồi ra, việc tổ chức các hoạt
động nhóm và hướng dẫn các em tự học sẽ giúp các em hợp tác với nhau, chủ động
và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho.
Trường THPT Yên Thế là một trường học nằm ở khu vực miền núi của tỉnh
Bắc Giang, các em học sinh ở đây chủ yếu sinh sống và học tập ở vùng nơng thơn
nên đa số các em có kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi…; nhiều em ngồi

giờ học cịn trực tiếp tham gia sản xuất cùng ông bà, cha mẹ. Đây là một yếu tố vô
cùng thuận lợi với học sinh khi học chương trình Sinh học 11. Chính vì vậy, với
những chủ đề học tập và trải nghiệm mà tôi xây dựng được, tôi thấy học sinh tham
gia rất hào hứng và tích cực, qua đó hình thành và phát triển được năng lực và
phẩm chất của học sinh. Đặc biệt với giải pháp “Hướng dẫn học sinh tự học” vừa
giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức vừa cần thiết trong giai đoạn hiện nay
khi một số địa phương phải thực hiện “Giãn cách xã hội” để phòng, chống dịch
Covid – 19.
3


6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
6.1. Đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. Học sinh được
học trên cơ sở dự án, được giao nhiệm vụ theo từng dự án, từ đó phát huy tối đa khả
năng tư duy sáng tạo và ứng dụng các kiến thức khoa học vào cuộc sống. Bên cạnh
đó, thơng qua hoạt động nhóm, hoạt động cộng đồng và hoạt động tập thể, học sinh
được rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, phản biện, tranh luận và đánh giá hiện
tượng một cách logic.
6.2. Rèn luyện cho học sinh phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt
vận dụng điều đã học vào thực tiễn, đem lại hứng thú, kích thích trí sáng tạo, từ đó
khơi dậy lịng ham học hỏi và mong muốn được khám phá thế giới khoa học của
các em.
6.3. Học sinh được cọ xát, tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như
tạo thói quen hợp tác với các thành viên trong nhóm. Mỗi chủ đề được thiết kế theo
nhiều giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn học sinh đều phải trình bày ý tưởng,
thiết kế và sản phẩm cuối cùng của mình. Vào giai đoạn cuối, các nhóm sẽ có cơ
hội trình bày ý tưởng, tư duy và giải pháp.
6.4. Giúp học sinh hình thành tính tích cực, độc lập, tự giác trong học tập
cũng như nề nếp làm việc khoa học. Rèn luyện cho học sinh thói quen độc lập suy
nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống, giúp các em tự

tin hơn trong việc định hướng nghề nghiệp bản thân. Ngoài ra, phương pháp tự học
thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa
học, sống có hồi bão, ước mơ, từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân
cách và quyết định chất lượng học tập của học sinh.
6.5. Giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thơng
mới của Bộ GD & ĐT dự kiến sẽ đi vào thực tiễn từ năm học 2022 – 2023.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM trong
chương trình Sinh học 11: Chủ đề Mứt dừa – sản phẩm an toàn từ thiên nhiên.
1. Nội dung giải pháp
4


1.1. STEM là gì?
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử
dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và
Toán học của mỗi quốc gia.
Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù
hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thơng. Cụ thể là:
- Đảm bảo giáo dục tồn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên
cạnh các mơn học đang được quan tâm thì các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng
sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương
trình, cơ sở vật chất.
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Qua việc học sinh được
hoạt động, trải nghiệm, học sinh sẽ thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống,
nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai
các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện

các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học.
- Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo
dục STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật
chất.
- Hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
- Hướng nghiệp, phân luồng: Học sinh được trải nghiệm, đánh giá được sự
phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
1.2. Hình thức tổ chức giáo dục STEM
Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM: Đây là hình thức tổ chức giáo
dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo
dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các mơn học STEM theo
tiếp cận liên môn.
5


Hoạt động trải nghiệm STEM: Trong hoạt động này, học sinh được khám
phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học
kỹ thuật: Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng
thú với các hoạt động tìm tịi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
Trong chủ đề giáo dục định hướng STEM: Mứt dừa – sản phẩm an toàn từ
thiên nhiên, tơi đã chọn hình thức “Dạy học mơn học thuộc lĩnh vực STEM”. Trong
hình thức tổ chức này, chủ đề STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học
phần “Quang hợp ở thực vật” trong chương trình Sinh học 11 theo cách tiếp cận
liên môn, nội dung mà học sinh cần tìm hiểu trong chủ đề bám sát chương trình
của các mơn học liên mơn như: Sinh học, Cơng nghệ, Hóa học và Tốn học.
1.3. Điều kiện triển khai giáo dục STEM
- Về kiến thức liên quan trong các lĩnh vực: Sinh học, Cơng nghệ, Hóa học,

Tốn học mà học sinh cần có để thực hiện chủ đề cũng tương đối đơn giản và dễ
hiểu, lượng kiến thức không nhiều và các em đã được học từ lớp 6 đến lớp 11.
- Về thực tiễn: Môn Sinh học vốn là mơn khoa học tự nhiên có nhiều ứng
dụng trong thực tiễn cuộc sống mà trong chương trình học, ngồi tìm hiểu kiến
thức về lý thuyết, các em cũng thường xuyên được thực hành ứng dụng nên chủ đề
giáo dục STEM mà tôi lựa chọn cũng không quá khó thực hiện với học sinh.
- Về cơ sở vật chất: Mặc dù THPT Yên Thế là một trường miền núi, điều
kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn như: khơng có vườn sinh học, thiếu các
điều kiện thực hành ứng dụng sinh học… Tuy nhiên, khi thực hiện chủ đề này, học
sinh của trường có một lợi thế là đa số các em đều sinh sống ở vùng nông thôn,
hàng ngày các em được tiếp xúc với việc trồng trọt ở địa phương nên việc tiến
hành chủ đề cũng khá dễ dàng với học sinh ngay từ những bước đầu là chuẩn bị cơ
sở vật chất. Để tiến hành bài học, tơi chia một lớp (ví dụ: 11A10 có 48 học sinh)
thành 6 nhóm (mỗi nhóm từ 6 đến 8 học sinh) theo địa bàn thôn, xã để thuận tiện
cho học sinh hoạt động nhóm. Mỗi nhóm sẽ tiến hành thực hành chủ đề STEM tại
gia đình của một học sinh; các dụng cụ khác, học sinh có thể mượn của gia đình,
6


hàng xóm hoặc có thể mua những dụng cụ đơn giản hoặc tái chế để tiết kiệm chi
phí và góp phần bảo vệ mơi trường.
- Trong khi các nhóm hồn thành nội dung ở nhà, học sinh của mỗi nhóm sẽ
họp định kỳ để tháo gỡ những vướng mắc, đồng thời tôi sẽ thường xuyên liên lạc,
trao đổi với các nhóm để giúp đỡ các em khi cần thiết.
1.4. Các hoạt động trong bài học STEM
1.4.1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
Trong các bài học STEM, học sinh được đặt trước các nhiệm vụ thực tiễn:
giải quyết một tình huống hoặc tìm hiểu, cải tiến một ứng dụng kỹ thuật nào đó.
Học sinh cần phải thu thập được thơng tin, phân tích được tình huống, giải thích
được ứng dụng kỹ thuật, từ đó xuất hiện các câu hỏi hoặc xác định được vấn đề cần

giải quyết.
1.4.2. Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền
Từ những câu hỏi hoặc vấn đề cần giải quyết, học sinh được yêu cầu/hướng
dẫn tìm tịi, nghiên cứu để tiếp nhận kiến thức, kỹ năng cần sử dụng cho việc trả
lời câu hỏi hay giải quyết vấn đề. Đó là những kiến thức, kỹ năng đã biết hay cần
dạy cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thơng. Hoạt động này bao gồm:
nghiên cứu tài liệu khoa học (bao gồm sách giáo khoa và các tài liệu khoa học
khác); quan sát/thực hiện các thí nghiệm, thực hành; giải các bài tập/tình huống có
liên quan để nắm vững kiến thức, kỹ năng.
1.4.3. Hoạt động giải quyết vấn đề
Về bản chất, đây là hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật, nhờ đó giúp cho
học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết thông qua
việc đề xuất và kiểm chứng các giả thuyết khoa học hoặc đề xuất và thử nghiệm
các giải pháp kỹ thuật.
1.5. Tiêu chí xây dựng bài học STEM
- Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn xã
hội, kinh tế, mơi trường và u cầu tìm các giải pháp.
- Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật, học
sinh cần: xác định vấn đề - nghiên cứu kiến thức nền - đề xuất nhiều ý tưởng cho
7


các giải pháp - lựa chọn giải pháp tối ưu - phát triển và chế tạo một mơ hình
(ngun mẫu) - thử nghiệm và đánh giá - hoàn thiện thiết kế.
- Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt
động tìm tịi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
- Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lơi cuốn học sinh vào hoạt
động nhóm kiến tạo, là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học
và toán mà học sinh đã và đang học.

- Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi
sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập. Tiêu chí này cho thấy vai trò
quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM.
2. Các bước xây dựng bài học STEM
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học, quy trình hoặc
thiết bị cơng nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề
của bài học.
- Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao
cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được
những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn
(đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với
STEM vận dụng) để xây dựng bài học.
- Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng
để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
- Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực với 3 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động
học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh
8


phải hồn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp
học.
3. Kết quả thu được
3.1. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Kế hoạch dạy học chủ đề STEM “ Mứt dừa – sản phẩm an tồn từ thiên nhiên”

(được trình bày chi tiết tại Phụ lục I)
3.2. Kết quả khi thực hiện giải pháp
Sau mỗi chủ đề, tôi đều dành khoảng 5 - 10 phút để củng cố kiến thức và để
kiểm tra mức độ hiểu bài, mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh. Sau khi chấm
bài và nhận xét bài làm của học sinh, tôi đều thống kê điểm của từng lớp để có
hướng điều chỉnh phương pháp dạy học của mình sao cho phù hợp với học sinh
nhất, từ đó giúp các em làm bài tốt hơn ở những bài học sau.
Kết quả kiểm tra ở lớp 11A4, 11A6 của năm học 2019 - 2020 do tôi giảng
dạy:
- Nội dung kiểm tra: Bài thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit ;
- Hình thức kiểm tra: 10 câu trắc nghiệm;
- Mức độ kiểm tra: nhận biết, thông hiểu.
3.2.1. Kết quả kiểm tra ở các lớp đối chứng
+ Lớp 11A4:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt


HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
15/45 = 33,3%

(điểm 7)
15/45 = 33,3%

(điểm 5, 6)
13/45 = 29%

(điểm < 5)
2/45 = 4,4%

45

+ Lớp 11A6:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ


Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
12/47 = 25,5%

(điểm 7)
19/47 = 40,4%


(điểm 5, 6)
12/47 = 25,5%

(điểm < 5)
4/47 = 8,6%

47

9


+ Kết quả trung bình ở 2 lớp:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt


HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
27/92 = 29,3%

(điểm 7)
34/92 = 37%

(điểm 5, 6)
25/92 = 27,2%

(điểm < 5)
6/92 = 6,5%

92

3.2.2. Kết quả kiểm tra ở các lớp dạy thực nghiệm
+ Lớp 11A10:
Tổng số

Số lượng, tỉ lệ


Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
30/48 = 62,5%

(điểm 7)
15/48 =


(điểm 5, 6)
3/48 = 6,2%

(điểm < 5)
0/48 = 0%

48

31,3%
+ Lớp 11A5:
Tổng số

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt


điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
25/45 = 55,6%

(điểm 7)
13/45 = 28,9%

(điểm 5, 6)
7/45 = 15,5%

(điểm < 5)
0/45 = 0%

45

+ Kết quả trung bình ở 2 lớp:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ


Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
55/93 = 59,1%

(điểm 7)
28/93 = 30,1%

(điểm 5, 6)
10/93 = 10,8%


(điểm < 5)
0/93 = 0%

93

10


3.2.3. So sánh kết quả
Tơi đã phân tích kết quả thu được tại các lớp thực hiện chủ đề STEM (11A5,
11A10) và các lớp đối chứng (11A4, 11A6). Sau đó, tôi so sánh kết quả bài kiểm
tra của học sinh các lớp trên. Tôi nhận thấy, ở các lớp thực hiện chủ đề STEM, kết
quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng,
tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình giảm, khơng có học sinh khơng đạt u cầu.
Như vậy, ở các lớp thực nghiệm nhiều em học sinh đã chủ động, tự giác,
tích cực, trong học tập. Các em rất hứng thú với các sản phẩm đẹp mắt, an tồn do
chính tay mình làm ra. Chính vì vậy mà các em đã hiểu bài hơn và qua đó kết quả
học tập của các em đã tốt hơn.
7.1.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học chủ đề:
“Sinh trưởng và phát triển ở động vật” trong chương trình Sinh học lớp 11.
1. Nội dung giải pháp
Trong q trình dạy học nói chung, dạy học ở trường THPT nói riêng, giáo
viên ln giữ một vai trị quan trọng đặc biệt khơng thể thiếu được đó là sự tổ
chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh.
Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức uyên thâm đến đâu,
phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh khơng chịu đầu tư thời gian,
khơng có sự lao động của cá nhân, khơng có niềm khao khát với tri thức, khơng có
sự say mê học tập, khơng có kế hoạch và phương pháp học tập hợp lí, khơng tự
giác tích cực trong học tập... thì việc học tập khơng đạt kết quả cao được. Vì vậy,

có thể khẳng định vai trị của hoạt động tự học ln giữ một vị trí rất quan trọng
trong q trình học tập của người học. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và
hiệu quả của hoạt động học tập. Trong đó giáo viên có vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc động viên, khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự học một cách đúng
hướng và hiệu quả.
Trong xã hội phát triển, vai trò của giáo dục ngày càng quan trọng, là động
lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Giáo dục phải đào tạo được thế hệ
trẻ năng động, sáng tạo, có đủ tri thức, năng lực và có khả năng thích ứng với đời
11


sống xã hội, làm phát triển xã hội. Muốn vậy, thế hệ trẻ phải có năng lực đặc biệt
đó là khả năng tự học, tự nâng cao, tự hoàn thiện và những khả năng này phải được
hình thành từ cấp tiểu học. Có như vậy mới rèn luyện cho họ được kĩ năng tự học,
tự nghiên cứu, không ngừng nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa, khoa học kĩ thuật
và hiện đại hóa vốn tri thức của mình để trở thành người công dân, người lao động
với đầy đủ hành trang bước vào cuộc sống.
2. Các bước thực hiện giải pháp
2.1. Bước 1: Nắm rõ đối tượng học sinh
Đối tượng học sinh lớp 11 tôi đang giảng dạy trong năm học 2019 - 2020 có
04 lớp. Lớp 11A4 và 11A10, mỗi lớp có 45-48 em học sinh, trong đó mỗi lớp đều
có 08 em dự định dự thi đại học có mơn Sinh học, cịn lại các em khác đều chọn thi
tốt nghiệp các môn Khoa học tự nhiên. Lớp 11A5 và 11A6, mỗi lớp có 45 – 48 em
học sinh, trong đó khơng có em nào dự định thi đại học có mơn Sinh học và tất cả
các em đều chọn thi tốt nghiệp các môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, các em đều
phải có kiến thức cơ bản về mơn Sinh học nói chung và phần “Sinh trưởng và phát
triển ở động vật” nói riêng. Loại sách giáo khoa mà các em đang sử dụng làm tài
liệu nghiên cứu bài học là sách giáo khoa Sinh học 11 ban cơ bản.
Điểm thuận lợi khi tôi giảng dạy ở 04 lớp này đó là: các em có ý thức học
tập khá tốt, nhiều em ngoan ngoãn, chăm học; tại phịng học của 04 lớp này có đầy

đủ phương tiện học tập hiện đại, cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập của các
em: tivi màn hình rộng có kết nối internet, loa…; nhiều em có điện thoại thơng
minh riêng; gia đình các em có đầy đủ điện thoại thơng minh và máy tính hỗ trợ
cho q trình học tập. Chính vì vậy mà việc cung cấp thông tin cho các em từ
internet cũng dễ dàng hơn đối với giáo viên.
Tuy nhiên, số lượng học sinh ở 04 lớp này tương đối đông: 45 – 48 học sinh
và khả năng tiếp nhận kiến thức môn Sinh học của các em cũng chưa đồng đều ở
cả 04 lớp.
2.2. Bước 2: Xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh tự học chủ đề: “Sinh trưởng và
phát triển ở động vật” trong chương trình Sinh học lớp 11 sao cho phù hợp với đối
tượng học sinh
12


Tài liệu sách giáo khoa thường chỉ trình bày kiến thức mà khơng có nhiều
những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để dẫn đến kiến thức, hình thành kĩ
năng. Để khắc phục tình trạng đó mà khơng bị lặp lại kiến thức trong sách giáo
khoa, tôi xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học chủ yếu là hướng dẫn học sinh cách
thức hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, rút ra kết
luận, kiểm tra và đánh giá kết quả. Những kiến thức mà sách giáo khoa đã có, tơi
khơng nhắc lại trong tài liệu.
Những vấn đề tôi đưa ra trong tài liệu hướng dẫn học sinh tự học (được trình
bày ở phụ lục IV) dưới dạng câu hỏi và bài tập rất cụ thể, vừa sức và phù hợp với
đối tượng học sinh của tôi tại trường.
2.3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh tự học
Chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” trong chương trình Sinh học
lớp 11 có 04 bài (bài 37, 38, 39, 40) được chúng tôi bố trí 03 tiết dạy là tiết thứ 39,
40, 41. Ở tiết thứ nhất của chủ đề, tôi tổ chức, hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh
kĩ năng tự học. Cụ thể như sau:
* Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập (5 phút)

Vì kiến thức cơ bản về động vật các em đã được làm quen từ lớp 7 nên tơi
đưa câu hỏi tình huống ngay cho học sinh suy nghĩ, tranh luận và đưa ra ý kiến cá
nhân để giải quyết tình huống: Em hãy chọn 1 lồi vật ni và cho biết sự sinh
trưởng - phát triển của vật ni đó chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Với mục tiêu: kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong bài học; huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân
người học để giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra; giúp học sinh xác định được
nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học.
Trong trường hợp này, sẽ có em có câu trả lời chính xác nhưng cũng có em
trả lời sai hoặc khơng tìm được câu trả lời. Tình huống này sẽ được giải quyết một
cách triệt để sau khi học sinh học xong nội dung chủ đề này.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Hoạt động 2.1. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ; học sinh nhận nhiệm vụ
(20 phút)
13


Trong hoạt động này, tôi tiến hành các nội dung sau:
+ Giới thiệu chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” về kiến thức,
năng lực (năng lực chung, năng lực chuyên biệt - đặc thù của môn Sinh học), phẩm
chất mà học sinh cần đạt được.
+ Để giúp các em hình thành kiến thức, tơi phát tài liệu hướng dẫn học sinh
tự học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho từng học sinh. Sau đó tơi
dành cho các em 5 phút đọc tài liệu để có cái nhìn bao qt về nội dung mà bài học
yêu cầu.
+ Tiếp theo, tôi cho học sinh quan sát các đoạn video, hình ảnh liên quan đến
bài học và có định hướng cho học sinh khi xem phim:
(1) Video về các giai đoạn sinh trưởng - phát triển ở người, bướm phượng,
châu chấu. Khi xem video cần: so sánh về hình dạng, cấu tạo, sinh lí của con non
so với con trưởng thành ở người, bướm phượng và châu chấu, con non có trải qua

lột xác hay khơng?
(2) Các hình ảnh về ảnh hưởng của các hoocmơn đến sinh trưởng - phát triển
ở người; hình ảnh người “khổng lồ”, người “bé nhỏ”.
+ Sau đó, tơi phân nhóm cho học sinh: Khi dạy, tơi chia mỗi lớp thành 6
nhóm (mỗi lớp tơi đang giảng dạy có từ 45 đến 48 học sinh được tơi chia làm 6
nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 em), đặt tên cho mỗi nhóm theo thứ tự, phân cơng vị trí cho
các nhóm, u cầu các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí. Tơi giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo ở tiết sau, đồng thời giao bài tập về nhà
cho từng em.
2.4. Bước 4: Thảo luận và hình thành cho học sinh kĩ năng tự học
- Hoạt động 2.2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên theo dõi, hướng
dẫn, hỗ trợ (20 phút còn lại của tiết thứ nhất)
Tôi cho học sinh tiến hành các nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Học sinh hoạt động cá nhân
Trong hoạt động này, các em sẽ làm việc cá nhân, các em sử dụng tài liệu
hướng dẫn học sinh tự học mà giáo viên cung cấp, sách giáo khoa (bài 37, 38, 39,
40 sgk/147  258), điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng…) có kết nối
14


internet… để tìm thơng tin giúp giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra trong tài
liệu hướng dẫn. Đây là q trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa
học bằng hành động của chính mình. Hoạt động này sẽ giúp các em chuyển từ
trạng thái tiếp nhận kiến thức một cách bị động sang chủ động. Các em phải biết tự
sắp xếp, bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các
điều kiện, phương tiện cần thiết để hồn thành từng cơng việc, biết tự kiểm tra, tự
đánh giá kết quả hoạt động tự học của chính mình.
+ Nhiệm vụ 2: Học sinh hoạt động theo nhóm
Học sinh tiến hành thảo luận nhóm để hồn thành phiếu học tập mà giáo
viên yêu cầu. Do thời gian trên lớp khơng đủ để các em có thể giải quyết hết các

vấn đề mà tài liệu hướng dẫn đưa ra nên các em có thể tìm hiểu kiến thức ở những
nội dung dễ trước, sau đó mới đến nội dung khó sau; các em có thể tự học từng
phần của tài liệu tại lớp, sau đó sẽ tự học ở nhà để hoàn thiện nội dung.
Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh là một quá trình lâu dài phức tạp,
luôn luôn được củng cố, nâng cao và bổ sung thêm. Trong quá trình tự học của học
sinh, thời gian tự học trên lớp dưới sự giúp đỡ của giáo viên là thời điểm rất quan
trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với những học sinh có tính tự giác chưa cao hoặc
khả năng tư duy còn chậm. Trong quá trình học sinh tự học trên lớp, giáo viên sẽ
quan sát cách các em làm việc, thông qua hoạt động này, giáo viên có thể đánh giá
được học sinh của mình về nhiều mặt (kĩ năng, ý thức, sự nhận thức…), đồng thời
giáo viên có thể đi đến vị trí của từng em để hướng dẫn, đơn đốc, nhắc nhở, động
viên từng em một cách kịp thời. Thời gian còn lại của tiết 1, giáo viên sẽ thu nhận
các thông tin phản hồi của học sinh sau quá trình tự học trên lớp, từ đó giáo viên có
thể giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của học sinh khi cần thiết.
+ Sau đó, học sinh tự học và tiếp tục thảo luận nhóm ở nhà.
Như vậy, khi học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh có thể tiến hành
trao đổi, thảo luận với nhau: ở trên lớp hoặc ở nhà, trong giờ học hoặc ngoài giờ
học, trực tiếp hoặc online…; có thể trao đổi với các bạn cùng lớp hoặc khác lớp
hoặc với các anh chị của khóa trên… để tìm hiểu về những vấn đề mà giáo viên
đưa ra. Học sinh cũng có thể tiến hành trao đổi, thảo luận với giáo viên: ở trên lớp
15


hoặc ở nhà, trong giờ học hoặc ngoài giờ học, trực tiếp hoặc online… Thường thì
với những nội dung dễ, học sinh sẽ tự đọc tài liệu và tự làm bài, cịn 1 số nội dung
khó hơn thì các em mới đưa ra để trao đổi, thảo luận.
Qua thảo luận, học sinh vừa tìm tịi, khám phá thêm được nhiều điều giúp
các em hiểu sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu. Đồng thời, thảo luận sẽ giúp các
em tự đánh giá được bản thân mình và đánh giá được các bạn trong nhóm thảo
luận. Như vậy, thảo luận góp một phần quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng tự

học cho học sinh.
2.5. Bước 5: Giải đáp, chuẩn kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Theo chương trình Nhà trường mà chúng tơi xây dựng thì chương trình Sinh
học 11 trong học kì II với thời lượng học 2 tiết/tuần dành cho ban cơ bản và 2 tiết
được sắp xếp khơng sát nhau. Chính vì vậy mà với nội dung giáo viên giao cho học
sinh từ tiết thứ nhất, các em sẽ có thời gian để tự học, chuẩn bị nội dung sẵn sàng
để báo cáo vào tiết hai và tiết ba. Như đã nói ở trên, học sinh 04 lớp mà tôi giảng
dạy tương đối ngoan ngỗn, chăm chỉ, tự giác và có ý thức học tập khá tốt nên tôi
cũng không mất nhiều thời gian trong việc đôn đốc các em tự học ở nhà.
Ở tiết thứ hai và tiết thứ ba của chủ đề, tôi cho học sinh tiến hành báo cáo
kết quả học tập theo nhóm, giải đáp các thắc mắc, chuẩn kiến thức và vận dụng các
kiến thức đó vào thực tiễn. Hoạt động này giúp các em tự tin trình bày những suy
nghĩ, những kiến thức của bản thân về vấn đề mà các em đã nghiên cứu. Đây là kết
quả của cả một quá trình các em tự học, tự tìm tịi, tự khám phá mới có được. Cụ
thể như sau:
- Hoạt động 2.3. Học sinh báo cáo kết quả, học sinh khác nhận xét, bổ sung
(48 phút)
+ Báo cáo kết quả: Đại diện của 4 nhóm trình chiếu powerpoint báo cáo kết
quả (mỗi nhóm có 7 phút báo cáo).
Các bước trình bày báo cáo:
(1) Xin chào, tự giới thiệu về bản thân.
(2) Xin phép được trình bày nội dung.
(3) Xin được góp ý bổ sung hoặc đặt câu hỏi liên quan.
16


(4) Cảm ơn vì đã chú ý lắng nghe.
+ HS khác nhận xét, bổ sung:
(1) Sau mỗi nội dung trình bày của 1 nhóm, các nhóm cịn lại sẽ đưa ra 2 câu
hỏi thắc mắc cho nội dung của nhóm vừa trình bày ở trên.

(2) Đại diện nhóm vừa trình bày tiếp tục giải đáp các thắc mắc của các nhóm
bạn về nội dung có liên quan (mỗi nhóm có 4 phút giải đáp thắc mắc).
(3) Cá nhân hoặc các nhóm nhận xét, đánh giá… (các nhóm có thể nhận xét,
đánh giá, chấm điểm chéo nhau theo chiều kim đồng hồ - 4 phút).
- Hoạt động 2.4. Giáo viên đánh giá, điều chỉnh, chốt kiến thức (8 phút)
- Hoạt động 3: Luyện tập (28 phút)
Ngay sau mỗi phần trình bày của một nhóm, tơi dành 7 phút để luyện tập
(bằng câu hỏi trắc nghiệm) để đánh giá khả năng tự học của học sinh (trình bày ở
phần phụ lục). Tơi sẽ chấm điểm, nhận xét phần trình bày của học sinh ngay trên
lớp.
- Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)
Để củng cố kiến thức đã học về chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động
vật”, tôi giao câu hỏi và bài tập cho học sinh, học sinh sẽ làm câu hỏi và bài tập (cá
nhân) ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ trên Zalo của
nhóm lớp.
3. Kết quả thu được
3.1. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh tự học chủ đề “Sinh trưởng và phát
triển ở động vật” (được trình bày chi tiết tại Phụ lục III, IV)
3.2. Kết quả khi thực hiện giải pháp
Sau mỗi bài học hoặc sau mỗi nội dung học tập của một chủ đề, tôi đều dành
khoảng 5 - 10 phút để củng cố kiến thức và để kiểm tra mức độ hiểu bài, mức độ
ghi nhớ kiến thức của học sinh. Sau khi chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh,
tôi đều thống kê điểm của từng lớp để có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học
của mình sao cho phù hợp với học sinh nhất, từ đó giúp các em làm bài tốt hơn ở
những bài học sau.
17


Kết quả kiểm tra ở lớp 11A4, 11A6 của năm học 2019 - 2020 do tôi giảng dạy:

- Nội dung kiểm tra: Sinh trưởng và phát triển ở động vật;
- Hình thức kiểm tra: 10 câu trắc nghiệm;
- Mức độ kiểm tra: nhận biết, thông hiểu.
3.2.1. Kết quả kiểm tra ở các lớp đối chứng
+ Lớp 11A4:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình


yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
20/45 = 44,5%

(điểm 7)
15/45 = 33,3%

(điểm 5, 6)
8/45 = 17,8%

(điểm < 5)
2/45 = 4,4%

45

+ Lớp 11A6:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS


HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
14/47 = 29,8%

(điểm 7)
19/47 = 40,4%

(điểm 5, 6)
10/47 = 21,3%

(điểm < 5)
4/47 = 8,5%

47


+ Kết quả trung bình ở 2 lớp:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)

34/92 = 37%

(điểm 7)
34/92 = 37%

(điểm 5, 6)
18/92 = 19,5%

(điểm < 5)
6/92 = 6,5%

92

3.2.2. Kết quả kiểm tra ở các lớp dạy thực nghiệm
+ Lớp 11A10:
Tổng số

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ
18

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ


HS

48


HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
35/48 = 73%

(điểm 7)
10/48 =

(điểm 5, 6)
3/48 = 6,2%

(điểm < 5)
0/48 = 0%

20,8%

+ Lớp 11A5:
Tổng số

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt

điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 5, 6)

7/45 = 15,5%

(điểm < 5)
0/45 = 0%

(điểm 8, 9, 10)
(điểm 7)
45
27/45 = 60%
11/45 = 24,5%
+ Kết quả trung bình ở 2 lớp:
Tổng

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

Số lượng, tỉ lệ

số HS

HS đạt

HS đạt

HS đạt

HS chưa đạt


điểm giỏi

điểm khá

điểm trung bình

yêu cầu

(điểm 8, 9, 10)
62/93 = 66,7%

(điểm 7)
21/93 = 22,6%

(điểm 5, 6)
10/93 = 10,7%

(điểm < 5)
0/93 = 0%

93

3.2.3. So sánh kết quả
Tơi đã phân tích kết quả thu được tại các lớp thực hiện kế hoạch tự học
(11A5, 11A10) và các lớp đối chứng (11A4, 11A6). Sau đó, tơi so sánh kết quả bài
kiểm tra của học sinh các lớp trên. Tôi nhận thấy, ở các lớp thực hiện biện pháp
hướng dẫn học sinh tự học nội dung “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”, kết
quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng, tỉ lệ
học sinh đạt điểm khá tăng, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình giảm xuống nhiều.

Cụ thể:
- So sánh kết quả kiểm tra ở lớp 11A5, 11A10 (lớp dạy thực nghiệm - năm
học 2019 – 2020) với kết quả kiểm tra ở lớp 11A4, 11A6 (lớp dạy đối chứng - năm
học 2019 - 2020): tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng mạnh: từ 37%  66,7%; tỉ lệ học

19


sinh đạt điểm khá, trung bình và chưa đạt yêu cầu đều giảm lần lượt là: từ 37% 
22,6%; 19,5%  10,7% và 6,5%  0%.
- Điều đặc biệt dễ nhận thấy nhất là ở các lớp học thực nghiệm, khơng có
học sinh nào chưa đạt u cầu trong bài kiểm tra.
Như vậy, ở các lớp thực nghiệm hướng dẫn học sinh tự học nội dung “Sinh
trưởng và phát triển ở động vật”, nhiều em học sinh đã chủ động, tự giác, tích cực,
tự lực… học tập hơn. Chính vì vậy mà các em đã hiểu bài hơn và qua đó kết quả
học tập của các em đã tốt hơn. Đây chính là điểm tựa để các em áp dụng các biện
pháp tự học vào các bài học tiếp theo. Đồng thời đây cũng là tín hiệu vui, là dấu
hiệu cho thấy biện pháp mà tơi áp dụng có tính khả thi cao, hoàn toàn phù hợp với
đối tượng học sinh tơi đang giảng dạy.
4. Tính mới, tính sáng tạo
Giải pháp hướng dẫn học sinh tự học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở
động vật” trong chương trình Sinh học lớp 11 với mục tiêu làm cho hoạt động học
của học sinh chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động.
Khi tiếp cận tài liệu hướng dẫn này, hầu hết các em đều biết cách tự sắp xếp,
bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các điều
kiện, phương tiện cần thiết để hồn thành từng cơng việc, biết tự kiểm tra, tự đánh
giá kết quả hoạt động tự học của chính mình.
Nhờ có tài liệu hướng dẫn của giáo viên mà khi đọc sách giáo khoa, nhiều
em đã định hướng được nội dung mình cần tìm hiểu cho từng phần và cả bài học,
các em đã cảm thấy nội học tập kiến thức khoa học trở nên dễ dàng hơn, đồng thời

cũng dễ dàng gắn kết kiến thức mà mình vừa tìm kiếm với thực tiễn cuộc sống
hơn.
Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình
biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học
giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường,
là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở
động vật” trong chương trình Sinh học lớp 11 mà tôi xây dựng xuất phát từ nhu cầu
20


định hướng cho học sinh kỹ năng tự học. Trong tài liệu này, tôi soạn và cung cấp
thông tin cho học sinh phù hợp với mục tiêu của bài học và với trình độ nhận thức
của học sinh mà mình giảng dạy. Tài liệu được xây dựng một cách tường minh,
chính xác, khoa học, dễ hiểu, có tính ứng dụng cao, các câu hỏi được đặt ra ngay
trong mỗi nội dung học tập.
Để việc tiếp cận kiến thức sách giáo khoa trở nên dễ dàng hơn với học
sinh, để các em có thể ứng dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống, trong tài liệu hướng dẫn học sinh tự mà tơi xây dựng có những điểm nổi bật
như sau:
+ Không lặp lại kiến thức trong sách giáo khoa, có nghĩa là học sinh sẽ sử
dụng hai loại tài liệu cùng lúc: sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn học sinh tự
học của giáo viên.
+ Tài liệu thể hiện được tiến trình học tập của học sinh trong cả một chủ đề
học tập.
+ Tài liệu nêu rõ mục tiêu: giúp học sinh định hướng được nội dung cần
học tập.
+ Các câu hỏi và phiếu học tập rõ ràng, chính xác, khoa học và dễ hiểu, dễ
trả lời.
+ Hình ảnh đẹp, ý nghĩa, liên quan trực tiếp đến nội dung học sinh cần tìm

hiểu và ứng dụng.
Dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử có kết nối internet, tơi có thể đưa ra
các đường link tìm kiếm hướng dẫn học sinh tìm kiếm thơng tin liên quan đến nội
dung bài học nên cũng góp phần giúp các em giải quyết được một số vướng mắc
khi giải quyết các vấn đề mà tôi đưa ra.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Các kế hoạch dạy học theo chủ đề mà tơi xây dựng có thể áp dụng để giảng
dạy cho tất cả các em học sinh đang theo học chương trình Sinh học 11 ở các
trường THPT. Tùy vào mức độ nhận thức của các em học sinh mà đồng nghiệp có
thể tìm thấy những điều cần thiết cho bản thân mình trong sáng kiến này. Qua đó,
tùy vào điều kiện thực tế, các đồng nghiệp có thể giúp học sinh nâng cao hứng thú
21


học tập mơn Sinh học để có thể vận dụng kiến thức Sinh học giải quyết các vấn đề
thực tiễn trong cuộc sống.
Tôi cũng đã sử dụng tài liệu này trong giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và
phát triển ở động vật” và chủ đề “Quang hợp” cho một số lớp tại trường nhằm
khẳng định giả thuyết khoa học của sáng kiến. Tôi nhận thấy tài liệu hướng dẫn
học sinh tự học và chủ đề STEM giúp các em học sinh của mình có hứng thú hơn
trong học tập, điều này rất có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển năng lực
và phẩm chất cho học sinh.
Sau khi hoàn thành việc giảng dạy thực nghiệm sáng kiến cho học sinh
khối 11 của trường, tơi sẽ có đủ cơ sở để giải đáp được các câu hỏi sau đây:
1. Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học có thực sự cần thiết với học sinh
khối 11 hay không?
2. Tài liệu này có giúp ích gì cho học sinh trong q trình tự học hay
khơng và học sinh có hứng thú với tài liệu này hay không?
3. Sau khi tiếp cận tài liệu này, kỹ năng tự học của học sinh có tốt hơn
khơng?

4. Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học có phù hợp với thực tế giảng dạy
khơng và việc sử dụng tài liệu này vào thực tế giảng dạy có linh hoạt hơn khơng?
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên đây, tơi sẽ có thêm kinh nghiệm để kịp
thời chỉnh lí, bổ sung. Việc này không chỉ mang lại thành công cho sáng kiến trong
phạm vi hẹp là áp dụng để giảng dạy môn Sinh học 11 tại trường tơi đang giảng
dạy mà cịn có ý nghĩa thiết thực trong việc mở rộng phạm vi ứng dụng của sáng
kiến ra nhiều trường bạn.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh tự
học chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” và chủ đề STEM trong giảng
dạy môn Sinh học lớp 11 là việc làm cần thiết. Trong q trình giảng dạy có sử
dụng tài liệu hướng dẫn học sinh tự học, bước đầu tôi đưa ra các kết quả sau đây:
- Về mặt lí luận: Sáng kiến này đã bổ sung, đóng góp và chứng minh rõ hơn
cho các quan điểm hiện đại về dạy học. Trong q trình dạy học nói chung, dạy
22


học ở trường THPT nói riêng, giáo viên ln giữ một vai trị quan trọng đặc biệt
khơng thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
học tập của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức uyên
thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh khơng chịu
đầu tư thời gian, khơng có sự lao động của cá nhân, khơng có niềm khao khát với
tri thức, khơng có sự say mê học tập, khơng có kế hoạch và phương pháp học tập
hợp lí, khơng tự giác tích cực trong học tập... thì việc học tập không đạt kết quả
cao được. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh.
Trong đó giáo viên có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc động viên, khuyến
khích, hướng dẫn học sinh tự học một cách đúng hướng và hiệu quả.
- Về mặt thực tiễn: Việc áp dụng sáng kiến này giảng dạy cho học sinh
khối 11 của trường THPT Yên Thế đã giúp tôi đánh giá được:
+ Thái độ học tập của học sinh (sự hứng thú học tập); khả năng lĩnh hội tri

thức mới của học sinh (tri thức sự kiện và tri thức phương pháp); khả năng hiểu sâu
sắc và khả năng vận dụng kiến thức môn Sinh học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn.
+ Đánh giá được việc phát triển các năng lực cần thiết của học sinh THPT
trước và sau khi học sinh áp dụng phương pháp tự học qua tài liệu hướng dẫn của
giáo viên.
+ Qua đó, đánh giá được tính hiệu quả của phương pháp giáo dục đã đề xuất.
Để thực hiện tốt sáng kiến này, theo tôi mỗi thầy cô giáo cần có ý thức
nghiêm túc trong việc xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh tự học sao cho phù
hợp với từng bài học và từng đối tượng học sinh của mình thì mới phát huy được
tối đa khả năng tự học của học sinh. Thầy cô cần tạo hứng thú học tập cho học sinh
trong từng nội dung của tài liệu để học sinh chủ động phát hiện, tìm tòi kiến thức,
độc lập suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách tích cực nhất. Đồng thời, thầy cơ
phải biết động viên, khuyến khích học trị một cách kịp thời… Để có được điều
này, mỗi thầy cơ phải khơng ngừng tự học, tự nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức, tự
nâng cao chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của chính mình.
23


* Cam kết: Tôi xin cam đoan những điều khai trên là trung thực, đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

XÁC NHẬN CỦA

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ
GV.Nguyễn Thị Tuyển

24




×