Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đáp án bài thi Kỹ năng đặt mục tiêu và Lập kế hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.93 KB, 4 trang )

Họ và tên: NGUYỄN THỦY HẢI GIANG
Mã số sinh viên: 110302200008
Lớp: DH36DD01 – Mã học phần: LKH04

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ MÔN
KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU VÀ LẬP KẾ HOẠCH
Thời gian làm bài: 90 phút
Thời gian nộp bài chậm nhất: 10h00 ngày 04/05/2022

Câu 1 (3 điểm): Anh/chị hãy phân tích 03 trụ cột chính của việc thiết lập mục tiêu và lập
kế hoạch? Cho ví dụ minh hoạ cụ thể?
3 trụ cột chính của việc thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch: K – Knowledge (Kiến thức), S
– Skill (Kỹ năng), A – Attitude (Thái độ).
K – Knowledge (Kiến thức)
Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mơ tả, hay kỹ năng có được nhờ trải
nghiệm hay thơng qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau
nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn.
Kiến thức giúp con người trở nên thành công hơn, đạt được những mục đích và có vị trí
trong xã hội. Có thể nói rằng, càng có nhiều kiến thức thì sẽ càng thành công. Kiến thức
không chỉ là những vấn đề trong sách vở mà đó cịn là kỹ năng sống, kinh nghiệm trong
thực tế.
Các mức độ: Biết → hiểu → vận dụng → phân tích → đánh giá → sáng tạo.
Ví dụ: Kiến thức từ nhà trường, kiến thức từ đời sống – xã hội, …
S – Skill (Kỹ năng)
1


Kỹ năng là sự hiểu biết của con người vào thực hiện một cơng việc nào đó nhằm tạo ra
được kết quả như mong muốn. Kỹ năng là việc nắm và vận dụng một cách đúng đắn về
những cách thức hành động giúp cho thực hiện công việc đạt hiệu quả. Con người có kỹ
năng khơng chỉ đơn thuần nắm lý thuyết và hành động mà còn phải được ứng dụng vào


thực tế.
Các mức độ: Bắt chước → tự điều chỉnh → thuần thục → phối hợp được với người khác.
Ví dụ:
• Kỹ năng chun mơn.
• Kỹ năng mềm (đời sống): Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng thuyết trình, ...
A – Attitude (Thái độ)
Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người. Thông qua
các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động, cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát
biểu, nhật xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.
Các mức độ: Biết lắng nghe → hình thành hệ thống quan điểm riêng → ảnh hưởng.
Ví dụ: Nhà tuyển dụng nhìn vào thái độ của ứng viên để quyết định xem có thể tuyển
dụng họ để làm việc cho công ty hay không.
Câu 2 (3 điểm): Kể tên 05 bước chính trong tiến trình lập kế hoạch? Sau khi hoàn thành
bước 2, trong Ma Trận S.W.O.T định vị bản thân, nếu anh chị rơi vào ô Điểm yếu –
Thách thức, định hướng giải quyết của anh/ chị sẽ như thế nào?
5 bước chính trong tiến trình lập kế hoạch:
• Bước 1: Phân tích tình huống hiện tại của bản thân.
• Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được.
• Bước 3: Xây dựng kế hoạch.

2


• Bước 4: Đánh giá và lựa chọn kế hoạch tối ưu nhất.
• Bước 5: Quyết định kế hoạch.
Sau khi hoàn thành bước 2, trong Ma Trận S.W.O.T định vị bản thân, nếu em rơi vào ô
Điểm yếu – Thách thức, định hướng giải quyết của em sẽ như sau:
Điểm yếu – Thách thức: Ô Cạnh tranh.
Những việc nên làm: Xây dựng sức mạnh cho chiến lược phòng thủ, cụ thể là tập trung

cải thiện những điểm yếu và thử thách.
Câu 3 (4 điểm): Mục tiêu là gì? Tại sao nói mục tiêu là nền tảng của lập kế hoạch? Phân
tích Nguyên Tắc S.M.A.R.T trong việc thiết lập mục tiêu?
Mục tiêu là những kết quả kỳ vọng (trạng thái mong đợi) mà cá nhân ta muốn đạt tại
những thời điểm xác định trong tương lai dựa trên cơ sở phù hợp với nguồn lực.
Mục tiêu là nền tảng của việc lập kế hoạch vì nó xác định rõ đích đến mong muốn của
bản thân chúng ta, từ đó, q trình lập kế hoạch và thực hiện sẽ trở nên suôn sẻ và dễ
dàng, nhanh chóng hơn.
S.M.A.R.T là tên viết tắt của các chữ đầu 5 bước:
S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
Một mục đích thơng minh trước tiên phải được dự án một cách cụ thể, rõ ràng. mục tiêu
càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ kỹ năng đạt được cao.
M – Measurable: Đo lường được
Biết được chính xác thứ mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu, đảm bảo chắc chắn
tham vọng của bản thân có sức nặng, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được.
A – Atainable: Tính khả thi

3


Nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa
vời cịn nếu khơng muốn bỏ cuộc giữa chừng.
R – Realistic: Tính thực tế
Tính tốn xem khả năng, vật chất, quỹ thời gian, nguồn hỗ trợ…xem có thể thực hiện
được mục tiêu không.
T – Timebound: Cài đặt khung thời gian
Giúp bản thân biết được đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh
mức độ phấn đấu.

4




×