Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EVFTA giai đoạn 2017-2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.07 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
-------------------------------------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT, MAY VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC THÀNH
VIÊN HIỆP ĐỊNH EVFTA GIAI ĐOẠN 2017-2021

Giáo viên hướng dẫn : TS. Cao Quốc Quang
Họ và tên

: Đỗ Khánh Linh

Mã sinh viên

: 11182634

Lớp chuyên ngành

: Thống kê kinh tế xã hội 60

Hệ

: Chính quy

HÀ NỘI, 2022



LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập 4 năm tại Khoa Thống kê – Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích về thống
kê và biết cách áp dụng các phương pháp thống kê trong nghiên cứu vào
các lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi
lời cảm ơn đến tất cả các thầy cơ đã giảng dạy nhiệt tình, ln quan tâm, hỗ
trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Nhờ những lời chỉ bảo, hướng dẫn tận tâm của các thầy cơ, em đã có thể
hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang các nước
thành viên hiệp định EVFTA giai đoạn 2017-2021”.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Cao Quốc
Quang đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện
chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Do điều kiện thời gian và lượng kiến thức của em còn hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những sai sót trong q trình nghiên cứu. Vì thế, em
rất mong nhận được những lời đóng góp của các thầy cơ để bài nghiên cứu
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp
định EVFTA giai đoạn 2017-2021” là đề tài nghiên cứu độc lập của em.
Các số liệu và kết quả trong bài nghiên cứu là hồn tồn chính xác và được
trích dẫn rõ ràng. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành chuyên đề đều được
cảm ơn và các thông tin tài liệu tham khảo đều được ghi nguồn gốc cụ thể.


Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Đỗ Khánh Linh

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT, MAY..............4
1.1. Lý luận chung về xuất khẩu..........................................................................4
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu......................................4
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt, may.................................5
1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt, may đối với nền kinh tế..........6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt, may......................................................................................6
1.2.1. Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế...............................6

1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm.....................................................................8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT, MAY CỦA VIỆT
NAM SANG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN HIỆP ĐỊNH EVFTA.......................14
2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................14
2.2. Phương pháp thống kê nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may.........................................................................16
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích..........................................16
3


2.2.2. Phương pháp thống kê nghiên cứu các nhân tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt, may...................................................................................16
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả................................................................16
2.2.2.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian...............................................17
2.2.2.3. Phương pháp phân tích tương quan......................................................17
2.2.3. Phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng..................................................18
2.2.3.1. Giới thiệu về dữ liệu mảng...................................................................18
2.2.3.2. Phương pháp phân tích.......................................................................19
2.2.3.3. Các lý thuyết về kiểm định lựa chọn mơ hình...................................20
2.3. Lựa chọn biến cho mơ hình phân tích........................................................23
2.3.1. Biến phụ thuộc........................................................................................23
2.3.2. Biến độc lập............................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM
NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT, MAY CỦA VIỆT NAM SANG CÁC
NƯỚC THÀNH VIÊN EVFTA GIAI ĐOẠN 2017-2021..................................25
3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt, may của Việt nam sang các nước
thành viên hiệp định EVFTA giai đoạn 2017-2021........................................25
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt, may của Việt Nam sang các nước thành viên EVFTA...........................29

3.2.1. Mơ tả các biến trong mơ hình phân tích...............................................29
3.2.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến....................................................30
3.2.3. Lựa chọn mơ hình phù hợp giữa FEM, REM và OLS.............................32
3.2.4. Phân tích mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM............................34
3.2.5. Khắc phục khuyết tật mơ hình.................................................................35
3.3. Các giải pháp để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt
Nam sang các nước thành viên hiệp định EVFTA...........................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................41
PHỤ LỤC...............................................................................................................43

4


DANH MỤC BẢN
Bảng 1. 1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm..................................................11
YBảng 2. 1: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập....................................................24Y
Bảng 3. 1: Kết quả chạy thống kê mô tả..................................................................29
Bảng 3. 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến................................................31
Bảng 3. 3: Kết quả mơ hình hồi quy REM..............................................................34
Bảng 3. 4: VIF của các biến....................................................................................35
Bảng 3. 5: Khắc phục khuyết tật mơ hình...............................................................36

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Tổng KNXK hàng dệt, may Việt Nam sang các nước thành
viên EVFTA giai đoạn 2017-2021...........................................................................26
Biểu đồ 3. 2: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối..............................................................27

Biểu đồ 3. 3: Tốc độ phát triển................................................................................28

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa và bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện
nay, xuất khẩu được coi là động lực to lớn nhất của tăng trưởng kinh tế đối
với một nước đang phát triển như Việt Nam. Theo số liệu thống kê của
Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm trở
lại đây rất cao, giai đoạn 2001-2021 tổng trị giá xuất khẩu tăng gần 26 lần,
từ 15 tỷ USD lên 336 tỷ USD. Trong đó hàng dệt may là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ngoại
tệ khổng lồ và đóng góp rất nhiều vào tổng sản phẩm nội địa GDP của đất
nước.
Trong thời kì cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, ngành dệt may vẫn
đạt được những thành công lớn trong những năm vừa qua, một phần nhờ có
chủ trương, chính sách của các nhà lãnh đạo Việt Nam để giải quyết những
khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát
triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiêu biểu là sự kiện Việt Nam gia
nhập Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra một
cơ hội to lớn cho hoạt động thương mại của Việt Nam, đặc biệt là hoạt
động xuất khẩu hàng dệt, may. Bởi hiệp định có những cam kết về việc cắt
giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong thương mại hàng hóa. Khi
các nước nhập khẩu thực hiện việc xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam sẽ khiến
cho giá hàng hóa nhập khẩu giảm dần, như thế giá nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất hàng dệt, may sẽ rẻ hơn, chi phí đầu vào sản xuất giảm sẽ thúc
đẩy các doanh nghiệp dệt may mở rộng quy mô sản xuất. Như vậy, hiệp
định này được coi là chất xúc tác quan trọng đối với hoạt động thương mại

giữa Việt Nam với các nước thành viên EVFTA, thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh những cơ hội, hiệp định EVFTA cũng mang lại hàng loạt
thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam. Các
sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất
lượng, xuất xứ, môi trường,... của các nước thành viên liên minh EU. Bên
1


cạnh đó, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nước ta ngày càng lớn
mang đến những công nghệ tiên tiến và quy trình quản lý hiện đại nhưng
cũng kèm theo rất nhiều sức ép từ sự cạnh tranh về giá thành, quy mô sản
xuất, tuyển dụng lao động. Để khắc phục được những thách thức đó, các
doanh nghiệp cần tập trung tìm hiểu chuyên sâu để đưa ra kế hoạch, giải
pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực này.
Do đó, để gia tăng giá trị xuất khẩu hàng dệt, may sang các nước
thành viên EVFTA, chúng ta cần xác định được những điểm mạnh cần phát
huy, những khó khăn cần khắc phục và nghiên cứu các nhân tố tác động
đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm này, từ đó đưa ra các chính sách phù
hợp để đạt được mục tiêu đề ra, từng bước cải thiện và phát triển nền kinh
tế. Từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam
sang các nước thành viên hiệp định EVFTA giai đoạn 2017-2021”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng qt: phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt, may Việt Nam sang các nước thành viên của hiệp định EVFTA,
xác định các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may
của Việt Nam sang các nước thành viên EVFTA, từ đó hàm ý chính
sách để nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang

các nước thành viên đó
- Mục tiêu cụ thể:
 Tổng quan kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang
các nước thành viên EVFTA giai đoạn 2017-2021
 Phân tích tình hình biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt,
may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EVFTA
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt, may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EVFTA
 Đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt,
may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EVFTA
2


3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định
EVFTA
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Việt Nam và các nước thành viên hiệp định
EVFTA nhập khẩu hàng dệt, may Việt Nam gồm: Áo, Bỉ, Séc,
Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Hà Lan, Ba Lan,
Tây Ban Nha, Thụy Điển.
 Về thời gian: giai đoạn 2017-2021
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu được thu thập từ nguồn
thông tin thứ cấp về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam
sang các nước thành viên hiệp định EVFTA giai đoạn 2017-2021

- Phương pháp phân tích dữ liệu:
 Phương pháp thống kê mơ tả: mục đích để tổng hợp các đặc
điểm, tính chất của bộ số liệu
 Phương pháp dãy số thời gian: mục đích để phân tích được đặc
điểm và xu thế biến động của hiện tượng nghiên cứu
 Phương pháp ước lượng: sử dụng mơ hình ước lượng cố định
(FEM) và mơ hình ước lượng ngẫu nhiên (REM)
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3
chương:
- Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu và các yếu tố tác động đến
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may
- Chương 2: Phương pháp thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang các nước
thành viên hiệp định EVFTA
4


- Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt, may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định
EVFTA giai đoạn 2017-2021 và hàm ý chính sách

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT, MAY
1.1.

Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu

- Xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên
giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên
phạm vi quốc tế (Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hoè, 2008).
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang
quốc gia khác để thực hiện buôn bán trên cơ sở lấy tiền làm phương tiện
thanh toán hoặc trao đổi một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Xuất khẩu diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế với mục
đích đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước nói riêng và cho quốc
gia nói chung, giúp đất nước cải thiện cán cân thanh toán, thu được nhiều
ngoại tệ, tạo ra các cơ hội để giải quyết vấn đề công ăn việc làm, đời sống
của người dân được cái thiện và nâng cao.
Từ những khái niệm và đặc điểm nêu ở trên về xuất khẩu, có thể
hiểu: xuất khẩu hàng hóa là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ từ nước
này sang nước khác với mục tiêu khai thác được lợi thế của đất nước, điều
này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.
- Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu là trị giá hàng hoá xuất khẩu được quy về
USD, đối với những tờ khai có ngoại tệ khác USD thì được quy đổi về

5


USD theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố (Tổng cục thống
kê).
Dựa vào kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được tình hình kinh tế
của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu càng cao, tăng trưởng dương qua
các năm thì thể hiện tài chính của quốc gia càng phát triển. Ngược lại, nếu
kim ngạch xuất khẩu thấp thì quốc gia thu được ít ngoại tệ làm cho nền
kinh tế phát triển chậm.

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt, may
- Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà người bán và người
mua trao đổi trực tiếp với nhau bằng cách gặp mặt hoặc thư từ để thỏa
thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm là tạo ra lợi nhuận cao hơn các hình
thức khác do khơng phải thơng qua trung gian. Bên cạnh đó, hình thức này
địi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có sự nhanh nhạy về thơng tin thị
trường, có những biện pháp ứng phó kịp thời với rủi ro như thay đổi tỷ giá
hối đối và chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu.
- Xuất khẩu qua trung gian
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức trao đổi hàng hóa sang nước
ngoài được thực hiện qua đơn vị trung gian và đơn vị trung gian này được
nhận một khoản tiền từ hoạt động trao đổi trên. Các trung gian thường gặp
trong các giao dịch là đại lý và môi giới.
Hiện nay, hình thức này được sử dụng phổ biến nhất vì các đơn vị
trung gian rất am hiểu về thị trường quốc tế nên khả năng thu được lợi
nhuận cao sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, khi xuất khẩu bằng hình thức này người
bán sẽ phải trả một khoản phí cho bên trung gian nên lợi nhuận sẽ bị giảm
đi.
- Hình thức tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lại những hàng hóa đã mua và
chưa qua xử lý sang các nước khác. Mục đích của hình thức giao dịch tái

6


xuất khẩu là mua hàng hóa ở quốc gia này rồi bán với giá cao hơn cho quốc
gia khác để thu được số tiền lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra.


7


1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt, may đối với nền kinh
tế.
- Xuất khẩu hàng dệt, may tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho
quốc gia, tạo điều kiện cho q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất
nước. Đồng thời cũng tạo ra nguồn vốn giúp chúng ta nhập khẩu được các
sản phẩm cần thiết để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.
- Xuất khẩu hàng dệt, may được coi là một yếu tố quan trọng để phát
triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước, tạo cơ hội cho
các ngành liên quan phát triển theo, như các ngành: trồng bơng, phân bón,
vận tải,...
- Các hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt, may tạo ra công ăn việc làm
cho rất nhiều người lao động, giúp họ kiếm được một mức thu nhập ổn
định, tay nghề được nâng cao, có cơ hội tiếp xúc với cơng nghệ sản xuất
tiên tiến hiện đại, từ đó chất lượng cuộc sống được nâng cao, góp phần ổn
định xã hội.
- Xuất khẩu là sự trao đổi giữa các quốc gia, thể hiện cho mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia. Vậy nên, hoạt động xuất khẩu hàng
dệt, may giúp doanh nghiệp và quốc gia mở rộng mối quan hệ, có thêm
nhiều bạn hàng trong kinh doanh, góp phần quan trọng cho quá trình hội
nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng dệt, may có vai trị vơ cùng quan
trọng đối với nền kinh tế. Khơng những đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế,
hoạt động này cịn góp phần nâng cao trình độ văn hóa, xã hội của nước ta.
Do vậy, Nhà nước cần có thêm các chính sách để thúc đẩy sự phát triển
ngành xuất khẩu hàng dệt, may.
1.2.


Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt, may.

1.2.1. Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế (The Gravity
Model of international trade - Gravity) là mơ hình giải thích về hoạt động
thương mại giữa các quốc gia dựa vào quy mô nền kinh tế và khoảng cách
8


địa lý giữa các quốc gia đó. Mơ hình này được xây dựng dựa theo Định luật
vạn vật hấp dẫn của nhà vật lý học Issac Newton (1687), định luật chỉ ra
rằng giữa hai vật thể luôn tồn tại một lực hấp dẫn phụ thuộc khối lượng của
mỗi vật và khoảng cách giữa chúng. Mơ hình Gravity lần đầu tiên được áp
dụng cho thương mại quốc tế bởi Jam Tinbergen (1962). Mơ hình này chỉ
ra rằng trao đổi thương mại giữa hai nước phụ thuộc vào quy mô của hai
nền kinh tế và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Mơ hình có dạng:
YABt =C XAt  * XBt DAB* 
Trong đó:
YABt : Kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia A và B tại thời
điểm t
XAt và XBt : Quy mô kinh tế của hai quốc gia A và B tại năm t
DAB : Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia A và B
: Hệ số hồi quy riêng của các nhân tố có trong mơ hình


: Sai số ngẫu nhiên

Theo thời gian, mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại càng
ngày càng được biết đến rộng rãi và có thêm nhiều nhà nghiên cứu lựa

chọn sử dụng mơ hình này để thực hiện nghiên cứu mối quan hệ thương
mại giữa các quốc gia trên thế giới. Ở những nghiên cứu sau, các tác giả
lựa chọn chỉnh sửa và bổ sung vào mơ hình những yếu tố mới sao cho phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia khác nhau như: dân số,
văn hóa, địa lý, tỷ giá hối đối, đầu tư trực tiếp nước ngồi, …
Trong đó, mơ hình biểu diễn được đầy đủ nhất các yếu tố tác động và
được sử dụng phổ biến hiện nay có dạng như sau:
YABt =C XAt  * XBt DAB*
Trong đó:
DAB : nhóm yếu tố hạn chế/ thuận lợi trong hoạt động thương mại
trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia A và B .

9


Phương trình (2) viết dưới dạng Logarit sử dụng trong phân tích kinh
tế lượng có dạng như sau:
Ln (YABt) =  Ln (XAt) Ln (XBt) Ln (DAB) + 
Từ quá trình phát triển của mơ hình trọng lực hấp dẫn trên , các nhân
tố tác động đến xuất khẩu chung của một quốc gia được chia thành 3 nhóm
như sau:
- Các nhân tố tác động đến quốc gia xuất khẩu: GDP của quốc gia,
GDP bình quân đầu người của quốc gia, dân số của quốc gia, năng lực sản
xuất của ngành, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).
- Các nhân tố tác động đến quốc gia nhập khẩu: GDP của quốc gia,
GDP bình quân đầu người của quốc gia, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, dân
số của quốc gia.
- Các nhân tố có hấp dẫn hoặc cản trở thương mại giữa hai quốc gia:
khoảng cách địa lý, hàng rào thuế quan, chính sách thương mại, ngơn ngữ
sử dụng giữa hai quốc gia và các yếu tố hấp dẫn khác.

1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu:
- Abidin và cộng sự (2013), nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế
đến xuất khẩu song phương giữa Malaysia và các nước thành viên OIC. Bài
nghiên cứu thu thập dữ liệu giai đoạn 1997-2009, sử dụng công cụ phân
tích FEM cho thấy quy mơ nền kinh tế của nước xuất khẩu và nhập khẩu,
lạm phát của nước xuất khẩu, mức độ mở cửa của nền kinh tế tác động
cùng chiều đến xuất khẩu của Malaysia; GDP bình quân đầu người của
nước xuất khẩu và nhập khẩu, lạm phát của nước nhập khẩu, khoảng cách
địa lý, tỷ giá hối đoái tác động ngược chiều đến xuất khẩu của Malaysia.
- Eita, H, (2008), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của
Namibian. Tác giả sử dụng mơ hình trọng lực và cơng cụ phân tích FEM,
với số liệu thu thập từ 38 nước trong giai đoạn 1998-2006 để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Namibian. Kết quả bài phân
tích cho thấy: GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu, GDP bình quân đầu

10


người của nước nhập khẩu có tác động đến xuất khẩu của Namibian; cịn
các yếu tố: GDP bình qn đầu người của nước xuất khẩu và tỷ giá hối đối
khơng có tác động đến xuất khẩu của Namibian.
- Elshehawy và cộng sự (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu của Ai Cập. Tác giả sử dụng mô hình tác động cố định FEM với
bộ dữ liệu được thu thập từ 42 quốc gia trong giai đoạn 2000-2013 để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Ai Cập. Kết quả bài
nghiên cứu chỉ ra : GDP của nước nhập khẩu và xuất khẩu, dân số và độ
mở của nước nhập khẩu, RTA, khoảng cách địa lý, các nước dùng tiếng Ả
Rập làm ngôn ngữ chính thức có tác động đến xuất khẩu của Ai Cập.
- Nguyễn Xuân Bắc, (2010), trong bài nghiên cứu về các yếu tố tác động

đến xuất khẩu của Việt Nam, tác giả sử dụng hai mơ hình: mơ hình động và
mơ hình tĩnh với dữ liệu thu thập từ 15 nước trong giai đoạn 1986-2006 để
phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu Việt Nam. Kết quả bài nghiên
cứu cho thấy, đối với mơ hình động: GDP của nước xuất khẩu và nhập
khẩu, tỷ giá hối đoái, kim ngạch xuất khẩu của năm trước, khoảng cách địa
lý giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu và biến giả ASEAN có tác động đến
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam; đối với mơ hình tĩnh: GDP của nước
xuất khẩu và nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý và biến giả
ASEAN có tác động đến xuất khẩu Việt Nam, còn yếu tố kim ngạch xuất
khẩu năm trước khơng có tác động đến xuấ khẩu của Việt Nam.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt,
may:
- Trịnh Minh Quý (2018), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mơ
hình tác động cố định FEM để phân tích, với dữ liệu thu thập được từ 17
quốc gia nhập khẩu trong giai đoạn 1999-2015. Kết quả bài nghiên cứu chỉ
ra: GDP bình quân của nước xuất khẩu, GDP của nước nhập khẩu, tỷ giá
hối đoái, tỷ lệ tăng dân số của nước nhập khẩu và biến giả FTA có tác động
đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam; các yếu tố: GDP
của nước xuất khẩu, khoảng cách địa lý và biến giả NAFTA, EU không tác
động đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam.
11


- Chan và cộng sự (2007), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng dệt, may của Trung Quốc. Tác giả sử dụng mơ hình trọng lực
hấp dẫn và cơng cụ phân tích OLS, với bộ dữ liệu thu thập được từ 10 quốc
gia trong giai đoạn 1985-2004 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động xuất khẩu dệt, may của Trung Quốc. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra
các yếu tố có ảnh hưởng bao gồm: GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu,

GDP bình quân của nước nhập khẩu, tỷ lệ tăng dân số của nước nhập khẩu,
tỷ giá hối đoái, biến giả WTO, EU, NAFTA, ASEAN; cịn yếu tố khoảng
cách địa lý khơng ảnh hưởng đến xuất khẩu dệt, may của Trung Quốc.
- Moudy Hermawan (2011), nghiên cứu các nhân tố tác động đến
xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Indonesia. Tác giả sử dụng mơ hình
trọng lực hấp dẫn, với bộ dữ liệu thu thập được từ 25 quốc gia trong giai
đoạn 2004-2009 để phân tích tác động của các nhân tố đến xuất khẩu hàng
dệt, may của Indonesia. Kết quả bài phân tích chỉ ra các yếu tố tác động
bao gồm: GDP của nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người của nước
xuất khẩu, dân số của nước xuất khẩu và nhập khẩu, khoảng cách giữa hai
quốc gia, biến giả ASEAN, APEC, BORDER; còn yếu tố GDP của nước
xuất khẩu không tác động đến xuất khẩu hàng dệt, may của Indonesia.
- Khan và cộng sự, (2012), nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu
cầu xuất khẩu hàng dệt may của Pakistan. Tác giả sử dụng mơ hình đồng
liên kết và cơng cụ phân tích OLS, với dữ liệu thu thập trong giai đoạn
1971-2009 để phân tích mối quan hệ lâu dài giữa nhu cầu xuất khẩu các sản
phẩm dệt, may và các yếu tố quyết định. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra: tỷ
giá hối đoái, thu nhập thế giới, độ mở nền kinh tế, chỉ số giá hàng dệt, may
có tác động đến nhu cầu xuất khẩu hàng dệt, may của Pakistan.

12


Bảng 1. 1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm
Tác giả
Đề tài
Chan và cộng sự (2007) Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất
khẩu dệt may của
Trung Quốc


Các yếu tố tác động
 GDP của Trung Quốc
 GDP của các nước nhập
khẩu
 Biến giả: WTO, EU,
NAFTA, ASEAN
 Tỷ giá hối đoái
 Dân số của nước nhập

Moudy Hermawan
(2011)

Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất
khẩu các sản phẩm dệt
may của Indonesia

khẩu
 Khoảng cách địa lý
 GDP bình quân đầu
người của Indonesia
 GDP bình quân đầu
người của nước nhập
khẩu
 Dân số của Indonesia
 Dân số nước nhập khẩu
 Khoảng cách địa lý
 Biến giả: ASEAN,


Khan và cộng sự
(2012)

Abidin và cộng sự
(2013)

Các yếu tố tác động
đến nhu cầu xuất khẩu
các sản phẩm dệt may
của Pakistan
Nghiên cứu tác động
của các yếu tố kinh tế
đến xuất khẩu song
phương giữa Malaysia
và các nước thành viên
OIC

13

APEC, BORDER
 Thu nhập thế giới
 Tỷ giá hối đoái
 Độ mở nền kinh tế
 Chỉ số giá hàng dệt may
 GDP của nước xuất
khẩu và nhập khẩu
 Tỷ giá hối đoái
 Khoảng cách địa lý
 Lạm phát của nước xuất
khẩu và nhập khẩu

 Mức độ mở cửa của nền


kinh tế
 GDP bình quân đầu

Trịnh Minh Quý (2018) Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu dệt
may của Việt Nam

người của nước xuất
khẩu và nhập khẩu
 GDP của Việt Nam
 GDP của các nước nhập
khẩu
 GDP bình quân đầu
người của Việt Nam
 GDP bình quân đầu
người của các nước
nhập khẩu
 Khoảng cách địa lý
 Tỷ lệ tăng dân số của
nước nhập khẩu
 Tỷ giá hối đoái
 Biến giả: EU, NAFTA,

Eita, H, (2008)

Nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng đến xuất
khẩu của Namibian

FTA
 GDP của nước xuất
khẩu
 GDP của nước nhập
khẩu
 GDP bình quân đầu

Elshehawy và cộng sự
(2014)

Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất
khẩu của Ai Cập

người của nước nhập
khẩu
 GDP của nước xuất
khẩu và nhập khẩu
 Dân số nước nhập khẩu
 Độ mở của nước nhập
khẩu
 Đường biên giới của Ai
Cập và các nước nhập
khẩu

14



 Khoảng cách địa lý
 Nước nhập khẩu dùng

Nguyễn Xuân Bắc
(2010)

Nghiên cứu các yếu tố
tác động đến xuất khẩu
của Việt Nam

tiếng Ả Rập làm ngơn
ngữ chính thức
 Biến RTA
 GDP của nước xuất
khẩu và nhập khẩu
 Tỷ giá hối đoái
 Khoảng cách địa lý
 Kim ngạch xuất khẩu
của năm trước
 Biến giả ASEAN

15


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT, MAY CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC
THÀNH VIÊN HIỆP ĐỊNH EVFTA.
2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Tổng hợp lại từ các nghiên cứu trong nước và nước ngoài, một số
điểm tương đồng của các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt, may bao gồm: GDP của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, tỷ giá hối
đoái, dân số của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý
giữa hai quốc gia, các hiệp định thương mại,... Do quy mô, đặc điểm nền
kinh tế của các quốc gia không giống nhau nên vẫn có sự khác nhau về các
yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may trong mỗi bài
nghiên cứu.
Các nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả thu thập được sẽ là tiền đề
cho việc đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt,
may Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EVFTA. Tác giả lựa
chọn kế thừa và điều chỉnh từ mơ hình nghiên cứu của Chan và cộng sự
(2007) bởi một số lý do sau: thứ nhất là cả bài nghiên cứu của tác giả và bài
nghiên cứu của Chan cùng nghiên cứu về ngành dệt, may và đều sử dụng
chung mơ hình trọng lực hấp dẫn giống nhau; thứ hai, Việt Nam và Trung
Quốc là 2 đất nước láng giềng nên sẽ có nhiều điểm tương đồng về điều
kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội. Trong bài nghiên cứu của tác giả Chan và
cộng sự có đề cập đến những yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt, may sau: GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu, dân số của các
nước nhập khẩu, khoảng cách giữa các quốc gia. Kết quả bài nghiên cứu
đưa ra mối quan hệ cùng chiều giữa GDP của quốc gia nhập khẩu và xuất
khẩu, dân số của nước nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu dệt, may của
Việt Nam. Bởi vì khi GDP của nước nhập khẩu tăng thì quy mơ nền kinh tế
càng lớn, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng càng
nhiều dẫn đến kim ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt, may từ Việt Nam tăng
theo; khi GDP của nước xuất khẩu tăng làm cho sản lượng hàng hóa của
16


nước đó tăng dẫn đến giá trị xuất khẩu của quốc gia đó sẽ tăng cao; khi dân

số của nước nhập khẩu tăng làm cho số lượng hàng hóa sản xuất trong
nước sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân khiến cho các
sản phẩm dệt, may của Việt Nam xuất khẩu sang sẽ tăng theo. Thực tế,
hàng dệt may của Việt Nam hiện nay rất được ưa chuộng trên thị trường
quốc tế, đặc biệt là các nước Châu Âu như: Đức, Pháp, Hà Lan,...với các
loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú như: áo jacket, áo thun, váy, quần
sooc, quần áo trẻ em, áo sơ mi,...Điều này mang lại cơ hội lớn cho các quốc
gia xuất khẩu hàng dệt, may đặc biệt là Việt Nam vào thị trường các nước
EVFTA. Bên cạnh đó, kết quả bài nghiên cứu của Chan còn chỉ ra tác động
ngược chiều giữa khoảng cách giữa các quốc gia và kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt, may; bài nghiên cứu cho rằng khi khoảng cách giữa nước nhập
khẩu và nước xuất khẩu càng xa thì số lượng hàng xuất khẩu sẽ ít đi vì điều
này sẽ dẫn đến các vấn đề như: thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ lâu hơn,
chi phí vận chuyển sẽ đắt hơn,...
Ngoài ra, tác giả đề xuất thêm yếu tố FTA để phù hợp hơn với tình
hình kinh tế của Việt Nam hiện nay. Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương
mại tự do FTA với các nước nhập khẩu sẽ tạo ra cơ hội cho chúng ta tiếp
cận với thị trường quốc tế dẫn đến tác động mạnh tới xuất khẩu. Tiêu biểu,
Việt Nam vừa kí kết thành công một hiệp định FTA thế hệ mới đó là: Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – liên minh Châu Âu (EVFTA), hiệp định
này chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020. Hiệp định EVFTA được
coi như một điểm nhấn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, tạo khởi sắc
ấn tượng trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và liên minh
Châu Âu, đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam và góp phần vào cơng cuộc hiện đại hóa đất nước. Bởi khi tham gia
hiệp định thương mại tự do này Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế
quan, đây là một yếu tố tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Vì vậy,
yếu tố FTA được kì vọng sẽ tương quan cùng chiều với kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt, may của Việt Nam.
Như vậy, tác giả điều chỉnh và lựa chọn ra các yếu tố tác động đưa

vào chuyên đề phân tích như sau:

17


- GDP của các nước nhập khẩu có tương quan cùng chiều với kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam
- GDP của nước xuất khẩu có tương quan cùng chiều với kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam
- Dân số của các nước nhập khẩu có tương quan cùng chiều với
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam
- Khoảng cách địa lý có tương quan ngược chiều với kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam
- FTA có tương quan cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt,
may Việt Nam
2.2. Phương pháp thống kê nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích
Lựa chọn phương pháp phân tích cần đảm bảo được tính chính xác
và đạt hiệu quả cao trong q trình phân tích. Các phương pháp phân tích
phù hợp cần đáp ứng được các nguyên tắc sau:
- Dựa vào mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ, đặc điểm, tính
chất của hiện tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng để xác định
được nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê, xác định được tài liệu cần
thiết vận dụng, các chỉ tiêu cần xem xét, tính tốn và đưa ra kết luận.
- Các phương pháp phân tích cần có mối liên hệ với nhau. Trước khi
phân tích cần phải lựa chọn và đánh giá tài liệu thật chính xác và đầy đủ.
Từ đó mới có thể lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp.
- Phương pháp phân tích được lựa chọn phải thực hiện được và cho ra
kết quả đã nêu ở mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.2. Phương pháp thống kê nghiên cứu các yếu tố tác động đến kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt, may
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

18


×