Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa: Hình ảnh người đàn bà ở toàn án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.96 KB, 3 trang )

“Văn học là nhân học. Bởi vậy, bất kì tác phẩm văn học chân chính nào cũng có những nhận thức, khám
phá mới mẻ về cuộc sống của con người”. Và hơn ai hết, Nguyễn Minh Châu ý thức rất rõ về thiên chức
của người nghệ sĩ trong việc phát hiện ra những bí mật ẩn chứa trong tâm hồn con người cũng như tìm ra
những chân lý, nhận thức đúng đắn về hiện thực khách quan. Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", nỗi niềm
khắc khoải ấy đã trọn vẹn dành cho những cảnh đời éo le, ngang trái của con người trong thời kỳ đổi mới,
đặc biệt được thể hiện hình tượng nhân vật người đàn bà làng chài trong đoạn trích trên.
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam, “vị khai quốc
công thần của triều đại văn học mới”. Những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, đời tư
mang đậm chất triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới, đối lập với cảm hứng sử thi lãng mạn quen
thuộc trước những năm 75.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” cũng gói trọn những suy tư, trăn trở ấy. Tác phẩm lần đầu được in
trong tập “Bến quê”, sau được lấy làm tên chung cho tập truyện ngắn năm 1987. Không chỉ in đậm phong
cách tự sự triết lý của Nguyễn Minh Châu mà đây còn là tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ
thế sự của nhà văn. Và đoạn trích trên là một minh chứng tiêu biểu cho những đổi mới trong cách nhìn
“nghệ thuật và cuộc đời” của Nguyễn Minh Châu.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm viết về câu chuyện của Phùng, là một nghệ sĩ nhiếp ảnh giàu lòng
tâm huyết với nghề, được giao nhiệm vụ chụp ảnh cho một bộ lịch năm mới. Để đáp ứng yêu cầu của
trường phòng, Phùng đã về vùng biển từng là chiến trường cũ của anh. Trong suốt bảy ngày phục kích ấy,
anh đã được trải qua hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, đặc biệt là qua câu chuyện của nhân vật người đàn
bà, nhận thức về cuộc đời trong anh đã hoàn toàn thay đổi.
Nếu Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” được khắc họa là một nhân vật hoàn mỹ, lý tưởng, đẹp từ tên gọi
cho đến đối gót chân bóng hồng sạch sẽ, lấp lánh dưới ánh trăng thượng huyền thì hình ảnh người đàn bà
hàng chài lại là một người phụ nữ không tên, khơng chút nhan sắc, thậm chí cịn có phần xấu xí, thơ kệch,
chị mang trong mình số phận và cuộc đời thật éo le, bất hạnh. Vẻ bề ngoài đã gợi lên sự lam lũ, cam chịu
của một người đàn bà vùng biển, đồng thời càng làm nổi bật sự cam chịu, nhẫn nhục trước những nhọc
nhằn của cuộc sống.
Người nghệ sĩ Phùng cứ ngỡ tưởng rằng bức ảnh mình chụp được sẽ mang trong mình một cuộc sống
hạnh phúc, ấm no, ngờ đâu ẩn sau đó lại là sự xung đột gay gắt đến bạo lực của một gia đình. Ngay cả khi
nhận được sự giúp đỡ, thì người vợ ấy vẫn chấp nhận chịu những trận đòn như một lẽ đương nhiên, vì
khơng muốn ai biết chuyện này, vì khơng muốn những đứa con ngây thơ phải chứng kiến cảnh bố đánh
mẹ, chỉ để gia đình cịn có người chèo chống lúc phong ba và cùng nhau nuôi đàn con “đặng một sắp trên


dưới chục đứa”.
Chỉ khi hành động vũ phu của chồng bị Phác và người khách lạ chứng kiến, bấy giờ chị mới cảm thấy vừa
đau đớn vừa vô cùng xấu hổ. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà lúc bấy giờ mới trào ra, giọt nước
mắt xót xa, ân hận, giọt nước mắt của nỗi nhọc nhằn tràn ly. Chị không muốn ai chứng kiến và thương xót
mình, kể cả thằng Phác, đứa con trai yêu quý của chị và nhất là một người lạ như nghệ sĩ Phùng. Chị chưa
bao giờ khóc vì bị chồng hành hạ, nhưng đã khóc khi không thể nào che chắn được cho con khỏi tổn
thương. Chị thương con, muốn tạ tội với con, muốn nó hiểu được những góc khuất trong cuộc đời và đừng
căm thù bố, cũng đừng trở nên độc ác như bố nó.
Người đàn bà q khốn khổ vì phải che chắn cả trăm chiếu giông bão và cũng thật đẹp, một vẻ đẹp ánh
lên từ muôn vàn nỗi cơ cực đắng cay, đó là phẩm chất của một người có lịng tự trọng. Người đàn bà hàng
chài không chỉ cam chịu một cách vô lý và cũng không chỉ cam chịu chỉ vì lý trí hay để đảm bảo sự sinh
sống cho đàn con.
Sở dĩ chị có thể chịu đựng dẻo dai và bền bỉ như vậy cịn vì ngun cớ sâu xa và nhân hậu hơn, đó chính
là lịng vị tha và sự độ lượng. Chị hiểu điều gì đã khiến gã con trai “cục tính nhưng hiền lành, khơng bao
giờ đánh đập ai” trở thành một kẻ độc dữ, thơ bạo, chỉ biết đánh vợ. Vì người đàn ơng ấy là trụ cột của một
gia đình nghèo đói, đồng con, sống bằng nghề chài lưới giữa biển khơi. Cả gia đình chen chúc trên một


chiếc thuyền nhỏ, quanh năm suốt tháng lênh đênh, trôi dạt trên biển. Những khi biển động thì cả tháng
trời “vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.
Sự nghèo khó, cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn đã in hằn trên chân dung người đàn bà hàng chài với nước da
tái ngắt vì mệt mỏi, đói ăn, thiếu ngủ, thức khuya kéo lưới nhưng người đàn ông cũng khổ sở không kém!
Chắc ông ta cũng phải hận đời, hận cho cái số kiếp trời đày của mình lắm! Nhưng hận mà bất lực. Nếu Chí
Phèo hận số kiếp là thằng con hoang mà triền miên trong các cơn say thì người đàn ơng hàng chài lại
khơng biết uống rượu để mà say. Vậy nên, “những lúc không thể chịu đựng được nữa” lão lại xách vợ ra
đánh để giải tỏa những nhọc nhằn, phiền muộn, những lo âu, trăn trở của một người làm bố, làm chồng.
Người đàn bà ấy hiểu chồng mình đánh vợ khơng phải vì thù ghét vợ mà vì khơng cịn cách nào khác để
giải tỏa những uẩn ức, áp lực trong cuộc sống mưu sinh khó nhằn này. Chị cam chịu lão chồng vũ phu, vì
dù gì thì cũng nhờ có lão, chị mới có một mái ấm gia đình, có chồng để chèo chống lúc phong ba, có con
để yêu thương. Bởi vốn xấu xí, lỡ làng, nếu khơng có lão, làm sao chị có được những giây phút “vợ chồng

con cái có lúc vui, vui nhất là khi nhìn thấy đàn con được ăn no”. Nói về những điều này, gương mặt người
đàn bà chợt bừng sáng lên một nụ cười hạnh phúc.
Hạnh phúc vốn thật mn màu, mn hình vạn trạng, có khi chỉ cần nhỏ nhoi đơn giản như vậy thơi cũng
khiến người ta cảm thấy ấm lịng. Giữa cuộc sống nhọc nhằn đói khổ tưởng như chỉ biết đến địn roi, sự
bạo hành, thơ tục, ta vẫn thấy ánh lên sắc bình yên hạnh phúc của người đàn bà hàng chài là sự hi sinh
bản thân vì những đứa con thơ dại: “Đàn bà trên thuyền chúng tơi phải sống cho con chứ khơng sống cho
mình như trên mặt đất được”.
Có lẽ, đó là câu nói hay nhất, gợi nhiều suy nghĩ nhất trong lòng độc giả, thể hiện nhiều nhất vẻ đẹp tâm
hồn người đàn bà hàng chài nhất. Phải rồi, chính vì tình u thương vô bờ bến với những đứa con mà chị
chấp nhận hi sinh, chấp nhận mang số phận của một người đàn bà bất hạnh. Đó cũng chính là bóng dáng
cuộc đời của biết bao người vợ, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam nhẫn nại cay đắng mà vẫn trong trẻo
một tấm lòng vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh.
Nhìn người đàn bà hàng chài, ta thấy đó là một người phụ nữ quê mùa, thất học. Và đúng là chị rất quê
mùa, chị đâu có được học hành. Ấy vậy mà, đằng sau vẻ quê mùa, thất học ấy là một người phụ nữ
thương con, thấu hiểu, trải đời và rất sâu sắc lẽ đời. Đối với chị, có lẽ chị chẳng làm được điều gì hơn
ngồi tình thương yêu ngọt ngào mà đắng chát dành cho các con, nhất là thằng Phác, thằng bé giống bố
như đúc.
Chị sợ nó bị in hằn cảnh bạo lực mà lớn lên trở thành kẻ vũ phu như bố, nên đã gửi nó lên bờ với ơng
ngoại. Khi thấy nó phản kháng vì bố đánh mẹ, chị “lạy con” để giữ cho thằng bé khơng phải suốt đời ân
hận vì một lần “lỗi đạo làm con”. Chị luôn day dứt nỗi mặc cảm khi chưa làm tròn bổn phận của một người
làm mẹ, vì khơng thể che chở cho tâm hồn non nớt ấy tránh được những vết thương lòng. Tuổi thơ của
con đã vĩnh viễn bị đánh cắp, niềm tin của con đã vỡ vụn như cát bụi dưới đối bàn chân trần bé nhỏ, vì
cảnh bạo lực gia đình.
Ngồi tình mẫu tử thiêng liêng cao q, ở chị cịn là sự thấu hiểu, trải đời và rất sâu sắc lẽ đời. Người đàn
bà ấy khơng một lời ốn trách chồng, ngược lại còn bênh vực chồng trước quý tòa. Chị cho rằng: Chồng
chị không xấu, chung quy lại cũng là nạn nhân của sự nghèo đói và nạn thất học mà ra. Bởi trước kia
“chồng chị là một anh con trai hiền lành chỉ hơi cục tính, khơng bao giờ đánh đập ai”.
Từ ngày lấy chị vì cuộc sống khốn khó, vất vả cho nên mới vũ phu, mới đánh chị như một phương thức
duy nhất để giải tỏa những bức bí. Và chị cũng khơng qn nhận lỗi về mình, lỗi của chị là để nhiều: “cái lỗi
chính là đám đàn bà ở thuyền để nhiều quá, thuyền lại chật. Giá tơi đẻ ít đi, hoặc sắm được một chiếc

thuyền rộng hơn”. Gia đình đã nghèo, thuyền đã chật con lại đông nên cuộc sống đã chật vật lại càng chật
vật hơn.
Với Phùng và Đẩu, lòng tốt của các anh là muốn người đàn bà hàng chài bỏ chồng để khơng phải chịu
cảnh địn roi nữa. Chị gồng mình để gánh chịu địn roi của chồng cũng vì chỉ cần có một người đàn ơng


“dù hắn man rợ” như thế nào, chị cũng chấp nhận. Bởi chị và “sắp con” của chị sẽ sống thế nào khi khơng
có “người đàn ơng chèo chống lúc phong ba bão tố”. Giả sử, chị có bỏ được người chồng vũ phu thì phận
đàn bà làm mẹ như chị làm sao xứng đáng được các con gọi là “mẹ”, khi vì bản thân mà vơ tình đấy những
đứa con đến chỗ thê thảm của cuộc sống.
Ở tòa án huyện, chị nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu, chị “chắp tay vái lạy quý tòa, quý tòa bắt tội
con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”, vì ở chị là một người rất sâu sắc lẽ đời. Chị
hiểu rằng: Bất kỳ một cuộc hơn nhân tan vỡ nào thì người buồn đau nhất chính là những đứa con. Một gia
đình muốn hạnh phúc, trước tiên phải là một gia đình đầy đủ các thành viên dù đâu đó trong gia đình vẫn
cịn nhiều khiếm khuyết.
Chị giống như con gà mẹ xịe đơi cánh che chở cho đàn con trước sự tấn công của lồi chim ăn thịt. Chính
tình mẫu tử thiêng liêng, cao thượng đã chắp cánh cho chị, đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực, đói
kém, nhọc nhằn và lam lũ. Có lẽ hơn ai hết, người phụ nữ vùng biển này đã quá thấu hiểu: Cuộc đời này
vốn dĩ không đơn giản mà chứa đựng biết bao hiểm nguy và cạm bẫy.
Đời người đàn bà, có đứa con là niềm an ủi duy nhất, “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi
con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ”. Người đàn bà hàng chài ấy đã biết chắt chiu, giữ
gìn thiên chức cao q của đời mình. Đó là niềm vui bình dị, đơn giản khi “ngồi nhìn đàn con được ăn no”,
cho dù khoảnh khắc ấy là khơng nhiều trong cuộc sống của chị. Nó như những ánh sao băng vụt sáng qua
bầu trời trong thoáng chốc, để rồi nhường chỗ lại cho sự thăm thăm, mờ mịt của vũ trụ.
Thông qua nhân vật người đàn bà hàng chài, và bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí làm
nổi bật tình huống nhận thức, giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư và ngôn ngữ đằm thắm, giản dị, nhà văn
Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc một thông điệp về mối quan hệ giữa “nghệ thuật” và “cuộc
đời”: Cuộc sống vốn mn hình vạn trạng, chứa đựng nhiều nghịch lý cũng như mâu thuẫn. Nếu chỉ nhìn
từ một phía thì sẽ dễ dàng đưa ra đánh giá lệch lạc, phiến diện.
Vậy cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản: “Nghệ

thuật phải gắn liền với đạo đức”- “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nhà văn khơng thể có cái nhìn dễ dãi trước
cuộc sống mà phải biết nhìn thấu được bản chất bên trong của cuộc sống. Đó mới là người nghệ sĩ chân
chính. Đến đây ta càng thấm thía hơn câu nói của nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn – Nam Cao: “Nghệ thuật
không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật khơng nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là
tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm được điểm đậm nét qua sự đồng cảm, niềm xót thương của nhà văn đối với
cuộc sống của người dân lao động sau chiến tranh: Đó là gánh nặng mưu sinh, cơm áo gạo tiền đã giam
hãm vợ chồng người đàn bà hàng chài trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh. Nhà văn lên án nạn bạo
hành gia đình của người chồng vũ phu, thơ bạo đã vơ tình làm tổn thương tâm hồn ngây thơ của những
đứa con.
Ơng cịn phát hiện và nâng niu, trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao đẹp của con người:
Đó là lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh cũng như sự thấu hiểu, trải đời và sâu sắc lẽ đời
của người đàn bà hàng chài. Cuối cùng, Nguyễn Minh Châu bày tỏ quan niệm của mình đối với con người
và cuộc sống: Tình yêu nghệ thuật của người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê, vừa là nỗi đau đớn
khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh.
Có ai đó đã nói: “Nghệ thuật nằm ngồi quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó khơng thừa nhận cái chết”.
Câu nói ấy đúng, nhưng là đúng cho những trường hợp nghệ thuật vượt lên khỏi sự sàng lọc của thời gian
để trở thành bất hủ. “Chiếc thuyền ngồi xa” cùng tình huống truyện độc đáo chính là minh chứng tiêu biểu
cho câu nói ấy. Song, Nguyễn Minh Châu cũng là một nhà văn góp phần sáng tạo lại thế giới, bởi ơng ln
“đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người”.



×