Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giáo trình Nhân trắc học - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 56 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TẬP ĐỒN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP. HCM

-------------------------KHOA THIẾT KẾ THỜI TRANG

Giáo trình

NHÂN TRẮC HỌC

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Nhân trắc học


Nhân trắc học


1
MỤC LỤC
Chương mở đầu : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN TRẮC ..... 2
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TRẮC HỌC:. ........................................................ 2
1. Khái niệm:............................................................................................................................ 2
2. Phân loại: ............................................................................................................................. 2
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:.................................................................................................. 2
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN THIẾT VỀ THỐNG KÊ DÙNG TRONG NHÂN
TRẮC .............................................................................................................................................. 4
I. TẬP HỢP VÀ SẮP XẾP CÁC SỐ ĐO: ................................................................................... 4
II. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ PHÂN PHỐI: ...................................................................... 6
1. Đặc tính trung tâm: .................................................................................................................. 6
2. Đặc tính tản mản: ..................................................................................................................... 9


3. Đám đơng và mẫu: ................................................................................................................. 15
Chương II: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI ..................................................................... 22
I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC: ........................................................................................... 22
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI: ....................................................................... 22
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH: ..................... 23
IV. PHÂN TÍCH DÁNG NGƯỜI: ............................................................................................ 24
1. Các đặc điểm mô tả:........................................................................................................... 24
2. Mẫu người lý tưởng: .......................................................................................................... 24
3. Phân tích dáng người: ........................................................................................................ 25
4. Dáng người qua thế đứng: ................................................................................................. 29
Chương III : XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ ....................................................................... 29
I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KÝ HIỆU CỠ SỐ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ:. ... 31
1. Nguyên tắc xây dựng ký hiệu cỡ số: .................................................................................. 31
2. Sử dụng hệ thống cỡ số:..................................................................................................... 31
II. MỘT SỐ HỆ THỐNG CỠ SỐ: ............................................................................................. 31
1. Hệ thống cỡ số sử dụng ở Việt Nam:................................................................................. 31
2. Hệ thống cỡ số sử dụng ở nước ngoài: .............................................................................. 36
III. CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ CỠ SỐ Ở NGƯỚC NGOÀI: ........................................... 40
IV. CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ CỠ SỐ Ở VIỆT NAM:.................................................... 41
V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG CỠ SỐ: ................................................. 42
Chương IV: KỸ THUẬT ĐO .................................................................................................... 43
I. KỸ THUẬT ĐO: .................................................................................................................... 43
1. Các dụng cụ đo: ................................................................................................................. 43
2. Các bước chuẩn bị: ............................................................................................................ 43
3. Phương pháp đo: ................................................................................................................ 43
II. PHƯƠNG PHÁP ĐO: ........................................................................................................... 49
1. Phương pháp đo cơ thể nam: ............................................................................................. 49
2. Phương pháp đo cơ thể nữ: ................................................................................................ 51

Nhân trắc học



2
Chương mở đầu : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN

TRẮC HỌC
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TRẮC HỌC.
1. Khái niệm:
Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận
định và phân tích đánh giá sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm rút ra các kết
luận phục vụ thực tiễn hằng ngày như :
a/ Y tế:
- Điều tra, đánh giá sự phát triển thể lực, chẩn đoán các bệnh làm thay đổi hình thái cơ
thể.
- Đánh giá thể lực trong tuyển quân, vận động viên thể dục thể thao.
b/ Sản xuất:
- Xây dựng các tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế máy móc, phương tiện sản xuất
(máy kéo sợi, ơ tơ,…)
- Sản xuất các phương tiện sinh hoạt (giường, tủ, quần áo, giày dép, …)
c/ Ngồi ra cịn giúp tìm:
- Qui luật phát triển cơ thể.
- Phân loại dạng người.
- Phân loại chủng tộc.
- Tìm hiểu nguồn gốc lồi người.
2. Phân loại:
Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta chia ra:
- Nhân trắc học chuyên nghiên cứu hình thái và các chủng tộc loài người.
- Nhân trắc học đường: nghiên cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe học sinh.
- Nhân trắc thể dục thể thao: nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe vận động viên.
- Nhân trắc nghề nghiệp: xác định thiên hướng nghề nghiệp thích hợp cho từng đối tượng.

- Nhân trắc y học: nghiên cứu sự phát triển cơ thể người qua từng thời kỳ, xác định các
thay đổi hình thái do bệnh lý, phân loại các dạng người và đánh giá đúng tình trạng bình
thường hay bệnh tật của một người.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
Nhân trắc học là một mơn học đã có từ lâu, có thể nói rằng ngay từ khi con người biết đo
chiều cao và cân nặng của mình bao nhiêu là đã bắt đầu làm nhân trắc học.
Nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20, khi Fisher, một trong những người sáng lập môn di truyền
học quần thể đã xây dựng được mơn thống kê tốn học ứng dụng vào sinh học thì nhân trắc học
mới thật sự trở thành một môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác của nó.
Ở Việt Nam, năm 1930 đã có một số cơng trình lẻ tẻ vẽ, đo đạc một số kích thước chiều
cao, cân nặng vịng ngực của học sinh Hà Nội nhưng các cơng trình này chưa vận dụng được vào
hệ thống kê toán học, vào việc nhận định kết quả đo đạc nên giá trị phần nào khi bị hạn chế.
Hiện nay, do nhu cầu phát triển nhiều mặt của nền kinh tế quốc dân, nhân trắc thống kê đã
có điều kiện phát triển và tiến lên những bước đáng kể. Nhiều đối tượng người ở hầu hết các lứa
tuổi, ở nhiều thành phần đã được điều tra nghiên cứu. Số thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên
tới hàng trăm và số người viện nghiên cứu ngày một tăng. Các tính tốn thống kê đã được cố
gắng vận dụng để nhận định có kết quả.
Hiện nay đã đưa ra một thang phân loại kích thước cơ thể người phục vụ cho một số
ngành:
- Thể dục thể thao.
Nhân trắc học


3
- Thiết kế máy móc.
- Đóng bàn ghế.
- Sản xuất quần áo, giày dép.

Nhân trắc học



4

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN THIẾT VỀ THỐNG KÊ DÙNG
TRONG NHÂN TRẮC
Chương I:

Thống kê hình thái học cũng như thống kê sinh vật học nói chung là áp dụng các phương
pháp tốn học xác suất trong việc tính tốn các số liệu đo đạc hay thu thập được và bằng phương
pháp quy nạp suy ra các nguyên tắc chung và quy luật.
Ví dụ: đo và thống kê chiều cao của 42 em học sinh 5 tuổi, 42 chiều cao ấy thường khơng
hồn tồn như nhau. Cho nên nếu ghi 42 số đo vào 1 bảng thì cồng kềnh mà lại khơng ích lợi lắm
vì làm người đọc khó nhìn thấy một khái niệm chính xác. Vì vậy người ta tìm cách để chỉ nêu
một vài đặc trưng như số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn là ta có ngay một khái niệm chính xác về
chiều cao ấy. Việc tìm ra những đặc trưng ấy chính là một phần của phép thống kê.
Những nội dung cơ bản của nó sẽ được trình bày tóm tắt dưới đây:

I. TẬP HỢP VÀ SẮP XẾP CÁC SỐ ĐO:
Trước khi tính tốn các đặc trưng, chúng ta phải tập hợp và sắp xếp các số đo. Muốn vậy
phải hiểu các khái niệm sau đây:
1. Phân phối thực nghiệm :
Là tập hợp các dãy trị số theo một trật tự nhất định từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại.
Ví dụ : Đo một nhóm 42 em học sinh mẫu giáo 5 tuổi ở ngoại thành Hà Nội, kích thước
chiều cao mặt (đơn vị tính là mm) có các trị số rải rác từ 74mm lớn dần đến 100mm ta được một
dãy số gọi là phân phối thực nghiệm
- Các số đặc trưng xác định vị trí là trị số
- Số nhỏ nhất là số cực tiểu (min)
- Số lớn nhất là số cực đại (max)
Hai số đặc trưng này gọi là 2 cực của phân phối thực nghiệm.

Trong ví dụ trên:
74: cực tiểu
100: cực đại
2. Khoảng biến thiên:
Là khoảng các số nằm giữa 2 số cực đại và cực tiểu.
Trong ví dụ trên khoảng biến thiên là 74, 76, 77,…., 100
3. Tần suất :
Trong 1 phân phối thực nghiệm, 1 trị số có thể lập lại nhiều lần, tổng số lần lặp lại của
mỗi trị số gọi là tần suất của trị số đó.
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhân trắc học

Giá trị X (mm)
74 (min)
75
76
77
78
79
80

81
82
83
84

Tần suất
0
1
1
1
1
1
3
2
2
4
5


5
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26

85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100

5
3
2
2
2
1

1
1
1
1
0
1
0
0
0
1

Trong ví dụ trên số 80 lặp lại 3 lần, 81 lặp lại 2 lần, 82 lặp lại 2 lần. Vậy 3,2,2 gọi là tần
suất của trị số 80, 81, 82.
4. Lớp :
Thay vì ghi tất cả các trị số của phân phối thực nghiệm vào 1 bảng, ta xếp các trị số gần
nhau lại thành tcó khoảng cách đều nhau, mỗi nhóm trị số như vậy gọi là 1 lớp.
Khoảng biến thiên bây giờ không phải chỉ gồm 1 dãy trị số nữa mà gồm 1 dãy lớp.
5. Khoảng của lớp (h) :
Là biên độ của lớp nghĩa là khoảng cách từ trị số bé nhất đến trị số lớn nhất của một lớp.
Lưu ý: Khoảng cách của tất cả các lớp trong một phân phối thực nghiệm phải bằng nhau.
Sự chia lớp và chọn khoảng của lớp có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó hồn tồn do ta
chọn cốt làm sao cho sự tính tốn được gọn gàng nhưng vẫn giữ ngun kết quả tính tốn các đặc
trưng của một phân phối thực nghiệm và làm nổi bật các đặc tính của phân phối.
Nếu chọn khoảng của lớp lớn quá thì số lớp của một phân phối ít đi: các đặc tính của sự
phân phối không hiện lên rõ ràng.
Nếu chọn khoảng của lớp nhỏ quá thì số lớp của một phân phối nhiều lên: khó phát hiện
các đặc tính của sự phân phối.
Nên chọn khoảng sao cho số lớp từ 8 – 15 lớp là vừa.
6. Tần suất của lớp (fi):
Là tổng số lần lặp lại của tất cả các trị số nằm trong lớp đó.

7. Trị số giữa của lớp (Xi):

Xi =

Xmax của lớp + Xmin của lóp
2

Là nửa tổng số của số cực tiểu và số cưc đại.
Trong ví dụ trên nếu xếp thành từng lớp có khoảng là 3mm thì ta có thể xếp thành phân phối
thực nghiệm đó gồm 9 lớp.
Lớp thứ nhất gồm các tri số 74, 75, 76mm
Nhân trắc học


6
Lớp thứ hai gồm các tri số 77, 78, 79mm
…………………………………………..
Lớp thứ chín gồm các tri số 98,99,100mm
Vậy:
75 là trị số giữa của lớp thứ nhất.
78 là trị số giữa của lớp thứ hai.
………………………………..
99 là trị số giữa của lớp thứ chín.
Tần suất gặp của lớp thứ nhất là 2.
Tần suất gặp của lớp thứ hai là 3.
Tần suất gặp của lớp thứ chín là 1.
Ta ghi lại theo bảng dưới đây:
Stt
Lớp
1

74 – 76
2
77 – 79
3
80 – 82
4
83 – 85
5
86 – 88
6
89 – 91
7
92 – 94
8
95 – 97
9
98 - 100

Trị số giữa của lớp Xi
75
78
81
84
87
90
93
96
99

Tần suất fi

2
3
7
14
7
4
3
1
1
n = 42 học sinh

II. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ PHÂN PHỐI.
1. Đặc tính trung tâm:
Đặc tính trung tâm của một phân phối thực nghiệm được biểu hiện bằng các đặc trưng sau
đây:
- Số trung bình cộng.
- Số giữa.
- Quactin.
- Dexil.
- Số trung bình nhân.
- Số trung bình điều hịa.
a. Số trung bình cộng ( X ):
Số trung bình cộng là một đặc trưng hay được tính nhất để biểu hiện khuynh hướng trung
tâm của sự phân phối. Nó là một đại lượng phổ biến nhất, điển hình nhất trong bất kỳ một thống
kê nào.
Các phương pháp tính ( X ):
- Phương pháp trực tiếp:
Ta có số trung bình cộng bằng tổng Sigma () trị số của các số đo và tần suất của từng
giá trị chia cho tổng số các số đo (n)


Nhân trắc học


7
X =

f1 x1 + f 2 x 2 + ... + f n x n
=
n

fx
i

i

n

X : trung bình cộng
x1, x2 …… xn hay xi : trị số của từng số đo
F1, f2 …… fn hay fi : tần xuất của từng số đo
n = f1 + f2 + …… + fn

X =

2 x75 + 3x78 + 7 x81 + 14 x84 + 7 x87 + 4 x90 + 3x93 + 96 + 99
= 85
42

Phương pháp này trên thực tế thường ít làm, nhất là đối với những mẫu quá lớn (n từ hàng
trăm trở lên). Để đơn giản người ta dùng một phương pháp gọi là chọn một đại lượng trung bình

chỉ định tùy ý.
- Phương pháp dùng đại lượng trung bình chỉ định tùy ý.
Gọi M là đại lượng trung bình chỉ định chỉ định tùy ý.
Thơng thường nên chọn M là số giữa của lớp có tần suất lớn nhất vì như vậy M sẽ gần
X nhất, do vậy các phép tính sẽ đơn giản đi nhiều.
Chọn x’ là độ chênh lệch của số giữa của mỗi lớp so với số trung bình chỉ định tùy ý M
chia cho khoảng của lớp
Xi - M
x’ =
h
h : khoảng của mỗi lớp (tức số giá trị của mỗi lớp)
Khoảng của các lớp trong 1 phân phối thực nghiệm luôn bằng nhau (thông thường là 3
hay 1).
f : tần suất của mỗi lớp
Ta có cơng thức :
___
X
=M+h

 fx’
n

Ví dụ: chọn M = 84 (trong bảng bên) ta lập bảng tính X
Lớp
74 – 76
77 – 79
80 – 82
83 – 85
86 – 88
Nhân trắc học


Trị số giữa của
lớp Xi
75
78
81
84
87

Tần suất fi

x’

fx’

2
3
7
14
7

-3
-2
-1
0
1

-6
-6
-7

0
7


8
89 – 91
92 – 94
95 – 97
98 - 100

___
X

90
93
96
99

4
3
1
1
n = 42

2
3
4
5

8

9
4
5

 fx’ = 14

14
= 84 + 3

= 85
42

Kết quả vẫn cho ta thấy giống phương pháp tính trực tiếp.
Phương pháp này có ưu điểm là dù n của mẫu và các giá trị có lớn đến đâu ta vẫn đơn
giản bớt được các phép tính và tính được một cách dễ dàng.
b. Số giữa X M :

XM =

x1 + x n
2

Số giữa là số có trị số ở giữa dãy số sau khi ta đã xếp các số trong dãy theo thứ tự nhỏ đến
lớn. Hằng số giữa này sẽ được tính theo cơng thức:

74 + 100
2
Trong ví dụ trên số giữa là:
= 87
Số giữa cũng là một đặc trưng biểu hiện xu hướng trung tâm giống như số trung bình

cộng.

X
- Nếu loạt số có nhiều số lệch về phía cực tiểu thì M < X
- Nếu loạt số có nhiều số lệch về phía cực đại thì X M > X (trường hợp ví dụ trên)
Trong trường hợp cần có ngay 1 khái niệm, X M cũng như một giá trị trung bình và cịn có
ưu điểm là tính nhanh được.
- Nếu n là số lẻ thì số giữa sẽ rơi đúng vào giữa (tính tốn bình thường)
- Nếu n là số chẵn thì số giữa sẽ là số nhỏ trong 2 số trung tâm.
Ví dụ: có 100 số thì 2 số trung tâm là 50 và 51. Ta chọn X M = 50.
c. Quactin:
Nếu chia dãy số ra làm 4 phần bằng nhau ta được quactin thứ nhất là (Q1 ) là số có trị số
ở giữa của phần thứ nhất và thứ hai.
Quactin 2 (Q2 ) : chính là số giữa của dãy số
Q2 = X M
Q3 : là số ở giữa của phần thứ 3 và thứ 4.
2

1

min
Nhân trắc học

Q1

3

Q2 = X M

4


Q3

max


9
Ví dụ: có 1 dãy số có 100 số: (n=100)
Q1 :là số thứ 25
Q2 : là số thứ 50
Q3 : là số thứ 75
d. Dexil:
Nếu ta chia nhỏ dãy số ra nữa làm 10 phần bằng nhau thì ta sẽ được các dexil.
Một dãy số có 100 số thì dexil 1 sẽ rơi vào số thứ 10, dexil 2 sẽ rơi vào số thứ 20,….
Dexil, quactin, số giữa có 1 ưu điểm là cho phép nhận định nhanh về sự phân phối của
một tập hợp mẫu và cho phép ta đánh giá ngay được một đối tượng nào đó đối với các đối tượng
trong 1 dãy số.
Ví dụ:
Ta có số đo của 1 cá thể nào đó nằm trong dexil thứ 2 thì ta có thể kết luận rằng trong tập
hợp mẫu đó có khoảng 20% số người bé hơn cá thể đó và 80% số người lớn hơn cá thể đó.
2. Đặc tính tản mạn:
Trong một phân phối thực nghiệm nếu mới chỉ biết đặc tính trung tâm như số trung bình
cộng chẳng hạn thì chưa đủ mà cần phải biết cả mức độ phân tán, tản mạn của phân phối đó nữa.
Vì 2 phân phối thực nghiệm có thể có một đặc tính giống nhau biểu hiện bằng 2 số X giống
nhau nhưng nội dung phân phối có thể rất khác nhau.
Ví dụ:
Đo chiều cao của 2 nhóm thanh niên, mỗi nhóm 5 người.
- Nhóm 1 có số đo sau : 150cm 155 160 165 170cm
- Nhóm 2 có số đo sau : 156cm 158 160 162 164cm
Hai nhóm có chiều cao trung bình như nhau.

X1 của nhóm 1 là 160cm.

X 2 của nhóm 2 là 160cm.
Hai nhóm có chiều cao trung bình như nhau.
Nhưng ở nhóm 2 các trị số tập trung ở gần số trung bình hơn.
➔ nhóm 1 có độ tản mạn lớn hơn nhóm 2.
Để đánh giá mức độ tản mạn ta dùng các đặc trưng sau:
a. Khoảng phân phối:
Khoảng phân phối là khoảng cách giữa các trị số cực tiểu (min) và trị số cực đại (max)
của 1 phân phối thực nghiệm. Khoảng này càng lớn thì độ tản mạn càng lớn.
Trong ví dụ trên:
Nhóm 1 có khoảng phân phối: 170cm – 150cm = 20cm
Nhóm 2 có khoảng phân phối: 164cm – 156cm = 8cm
 Nhóm 1 tản mạn hơn nhóm 2.
Việc xét khoảng phân phối là xét khoảng cách giữa 2 cực của phân phối thực nghiệm có
nhược điểm là khơng cho ta biết được các trị số ở giữa 2 số max và min. Do vậy nó chỉ cho ta 1
khái niệm quá đơn giản về độ tản mạn và không phản ánh được sự biến thiên của các đại lượng
của sự phân phối.
b. Độ lệch trung bình (  ):
Được tính theo cơng thức:

Nhân trắc học


10

=

 X −X
i


n

Công thức này biểu hiện sự chênh lệch trung bình giữa các trị số của phân phối và đại
lượng trung bình.
Vẫn lấy ví dụ trên, ta có:

1 =

150 − 160 + 155 − 160 + 160 − 160 + 165 − 160 + 170 − 160
=6
n=5

2 =

156 − 160 + 158 − 160 + 160 − 160 + 162 − 160 + 164 − 160
= 2,4
n=5

1 >  2 => phân tán nhóm 1 > nhóm 2
Lưu ý: lấy giá trị tuyệt đối (luôn dương) chứ không lấy dấu đại số.
Ngày nay người ta không dùng đặc trưng epsilon trong tính tốn thống kê nữa mà dùng 1
đặc trưng khác đó là độ lệch tiêu chuẩn.
c. Độ lệch tiêu chuẩn (S,  : sigma):
(còn gọi là độ lệch tiêu chuẩn trung bình bình phương)
Là đặc trưng thường dùng để đánh giá độ tản mạn của một phân phối thực nghiệm.
Có các phương pháp tính độ lệch tiêu chuẩn sau:
- Phương pháp trực tiếp:
S=  =h


 f (X

S=  =h

 f (X

i

i

−X

)

2

n

i

−X
n −1
i

)

nếu n ≥ 30

2


nếu n < 30

Lấy ví dụ về chiều cao mặt của 42 em học sinh ở ngoại thành Hà Nội.
Xi
75
78
81
84
87
90
93
96
99
Nhân trắc học

fi
2
3
7
14
7
4
3
1
1

(Xi - X )
-10
-7
-4

-1
2
5
8
11
14

(Xi - X )2
100
49
16
1
4
25
64
121
196

fi(Xi - X )2
200
147
112
14
28
100
192
121
196



11
 = 1110

n = 42
X được tính bằng cơng thức dùng đại lượng trung bình chỉ định tùy ý.

S=  =3

1110
= 5,14
42

( vì n > 30)

- Phương pháp dùng đại lượng trung bình chỉ định tùy ý:
Phương pháp này dùng khi n > 30

S=

'2
' 2

  f i xi −   f i xi  
 n
 n  

 


Trị số giữa của

lớp Xi
75
78
81
84
87
90
93
96
99

S=

Tần suất fi

x’

fx’

x’2

fx’2

2
3
7
14
7
4
3

1
1
n = 42

-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5

-6
-6
-7
0
7
8
9
4
5

9
4
1
0
1
4

9
16
25

18
12
7
0
7
16
27
16
25
=128

 128  14  2 



 42  42  



 fx’= 14
= 5,14

Ý nghĩa của một phân phối thực nghiệm là dựa vào sự phân tích số trung bình cộng và độ
lệch tiêu chuẩn.
d. Phân loại:
Dựa vào X và S người ta có thể xếp tập hợp mẫu làm nhiều loại.

Ví dụ: đo 30.000 nam thanh niên miền Bắc ta được chiều cao trung bình X = 158cm và
S = 4cm. Ta có thể xếp loại như sau:
Loại
Rất nhỏ
Nhỏ
Nhân trắc học

Khoảng biến thiên (biên độ)
( X – 3S) → < ( X – 2S)
( X – 2S) → < ( X – S)

Chiều cao
145cm – 149cm
149,5cm – 153,5cm


12
Trung bình
Lớn
Rất lớn

( X – S) → < ( X + S)
( X + S) → < ( X + 2S)
( X + 2S) →
( X – 3S)

154cm – 162cm
162,5cm – 166,5cm
167cm – 171cm


Theo tính tốn thống kê:
- Khoảng X  S gồm 68,3% tổng số các số đo của tập hợp mẫu
- Khoảng X  2S gồm 95,5%
- Khoảng X  3S gồm 99,7%
( X + S)( X + 2S) ( X + 3S)
68,3% 68,3%
68,3%

( X – 3S) ( X – 2S) ( X – S)
68,3%
68,3%
68,3%

68,3%n
68,3%

95,5%n
68,3%

99,7%n
68,3%

Nếu phân loại như trên, loại trung bình chiếm 68,3% = 2/3 tổng số đo.
Để cho trong bảng phân loại các loại đều có 1 khoảng biên độ bằng nhau là 1S, người ta
xếp vào loại trung bình các trị số nằm trong khoảng X  0,5S.
Vẫn lấy ví dụ trên, ta có bảng phân loại gồm 7 bậc:
Loại
Cực nhỏ
Rất nhỏ
Nhỏ

Trung bình
Lớn
Rất lớn
Cực lớn

Khoảng biến thiên (biên độ)
<( X – 2,5S)
( X – 2,5S) → < ( X – 1,5S)
( X – 1,5S) → < ( X – 0,5S)
( X – 0,5S) → < ( X + 0,5S)
( X + 0,5S) → < ( X + 1,5S)
( X + 1,5S) → < ( X + 2,5S)
( X + 2,5S) →
( X + 3,5S)

Chiều cao
< 147cm
147cm – 151cm
151,5cm – 155,5cm
156cm – 160cm
160 cm – 164,5cm
165cm – 169cm
>169cm

e. Hệ số biến sai (C.V):
Từ X và S ta có cơng thức tính C.V:
C.V = 100 x

S
X


Hệ số biến sai C.V nói lên giá trị tương đối của độ lệch tiêu chuẩn so với số trung bình
cộng.
- C.V chính là tỉ lệ giữa X và S.
Nhân trắc học


13
- C.V không phụ thuộc vào đơn vị của X
- C.V cho phép ta có thể so sánh mức độ tản mạn của 2 phân phối thực nghiệm có số trung
bình cộng khác nhau và đơn vị đo khác nhau.
Ví dụ: đối với chiều cao mặt của 42 em học sinh nêu trên ta đã tính được X = 8,5cm
và S = 0,51cm.
Trong khi đó chiều cao đứng của các em đó có X = 97,5cm và S = 4,4cm
Nếu chỉ nhìn vào độ lệch S ta khơng thể kết luận được là:
Chiều cao đứng có S = 4,4cm
Chiều cao mặt có S = 0,51cm
 S1 > S2 => chiều cao đứng tản mạn hơn chiều cao mặt.
 Kết luận sai.
Khi tính C.V:
0,51
C.V chiều cao mặt: C.V = 100 .
=6
8,5
C.V chiều cao đứng:

C.V = 100 .

4,4
= 4,5

97,5

C.V chiều cao mặt > C.V chiều cao đứng
Kết luận:
Mức độ phân tán, tản mạn chiều cao mặt lớn hơn chiều cao đứng.
 Phải dùng C.V để kết luận mức độ tản mạn giữa 2 phân phối thực nghiệm.
Nói cách khác trong số 42 em học sinh này mức độ thay đổi của sự dài ngắn của mặt lớn
hơn mức độ thay đổi của sự cao thấp của thân thể.
f. Sai số chuẩn của số trung bình và khoảng tin cậy:
Sai số chuẩn của số trung bình ( mx )
Được tính theo cơng thức:

mx =

S
n

Sai số này tỉ lệ thuận với S và tỉ lệ nghịch với n.
Sai số càng nhỏ khi độ lệch tiêu chuẩn nhỏ và mẫu n lớn.
Chúng ta biết rằng trong phép thống kê nhân trắc ta chỉ có thể đo được một phân phối thực
nghiệm tức là một tập hợp mẫu chứ khơng thể đo được tồn bộ cá thể trong phân phối tức là 1
tập hợp sinh. Ví dụ khi đo chiều cao của các em học sinh 5 tuổi ở Việt Nam chúng ta chỉ có thể
đo đại diện 42 em hay nhiều hơn 1 ít nữa. 42 em đó là 1 tập hợp mẫu, chưa thể là đại diện
chung hết cho các em Việt Nam 5 tuổi. Vì vậy số trung bình tìm được của tập mẫu này chỉ đặc
trưng cho số trung bình chiều cao mặt của các em học sinh 5 tuổi với một xác suất mx gọi là
sai số chuẩn của số trung bình cộng.

mx =

Nhân trắc học


S
5,1
=
= 0,79
n
42


14
Số trung bình của tập hợp mẫu càng chính xác nếu tập mẫu có n càng lớn nghĩa là có
nhiều số đo và độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ.
Khoảng tin cậy:
Như vậy muốn suy từ số trung bình của tập hợp mẫu sang tập sinh, nói một cách khác,
muốn xác định số trung bình thật sự có khả năng rơi vào khoảng nào của số trung bình tập hợp
mẫu ta tính giới hạn của khoảng tin cậy theo cơng thức sau đây:
Giới hạn tin cậy = t .

S
= t. mx
n

Và khoảng tin cậy của số trung bình cộng là:
X  t.

S
n

t là trị số student ứng với bậc tự do tương ứng tìm thấy bằng cách tra bảng t.
Sau đây là bảng t với độ tin cậy 95%.

Với ví dụ trên thì khoảng tin cậy của X của chiều cao mặt 42 em 5 tuổi là:
X  t.

S
= 85mm  1,96 . 0,79 = 85mm  1,54mm
n
(t = 1,96 vì n > 30)

Có nghĩa: các em Việt Nam 5 tuổi nói chung có chiều cao mặt có trị số rơi vào khoảng
giữa 185mm – 1,54 = (83,46) và 85mm + 1,54 = (86,54).
g. So sánh 2 số trung bình cộng bằng phương pháp student:
Tính sai số chuẩn m cịn cho phép ta so sánh được số trung bình X của 2 tập hợp mẫu
x

khác nhau.
Ví dụ:
Khi đo cùng một số đo như cân nặng của 2 tập hợp mẫu các em 5 tuổi, một ở nội thành và
một ở ngoại thành ta được:
X nội thành = 17kg
X ngoại thành = 16kg
Vấn đề đặt ra là xem sự khác nhau của 2 số trung bình này có ý nghĩa thống kê hay khơng
nói một cách khác các em nội thành nặng hơn các em ngoại thành do một nguyên nhân thực tại
hay chỉ do một sự ngẫu nhiên do lựa chọn mẫu.
Muốn vậy tính hệ số student t theo cơng thức:
t=

X1 − X 2
S1 S 2
+
n1 n2


- Nếu n1, n2 < 30 ta tra bảng t ở trên
- Nếu n1, n2 > 30 ta mới so sánh 2 số trung bình cộng.
Nhân trắc học


15
- Nếu t > 1,96 => 2 số trung bình của 2 tập hợp mẫu khác nhau có ý nghĩa thống kê chứ
không phải ngẫu nhiên.
- Nếu t < 1,96 => 2 số trung bình của 2 tập hợp mẫu khác nhau có thể do ngẫu nhiên do ta
chọn 2 tập hợp mẫu khác.
Muốn tính t ta phải biết:
S1, S2, n1, n2, X 1, X 2
Ở ví dụ trên , ta lấy:
Nhóm 1: nội thành X 1 = 17kg, n1 = 104, S1 = 2,5.
Nhóm 2: ngoại thành X 2 = 16kg, n1= 42, S2 = 2 (bang T)
t=

X1 − X 2
=
S1 S 2
+
n1 n2

17 − 16
= 2,5
2,5 2
+
104 42


Vì t > 2,5 > 1,96: sự khác nhau không phải do ngẫu nhiên chọn mẫu mà có ý nghĩa thống
kê tức là khác nhau về cân nặng do một nguyên nhân thực tế mà chúng ta phải tìm.
3. Đám đơng và mẫu:
Vấn đề dặt ra đàu tiên cho các nhà nhân trắc khi bắt đầu làm 1 đề tài nghiên cứu là: muốn
điều tra một kích thước nào đó trên tất cả người Việt Nam ở 1 lứa tuổi nhất định thì phải làm thế
nào? Có phải đo kích thước đó trên tất cả người Việt Nam ở lứa tuổi đó hay khơng? Thực tế là
khơng thể nào làm được như vậy dù có bỏ ra bao nhiêu cơng sức đi nữa. Vì vậy các nhà nghiên
cứu sẽ chọn 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên, một trong số dân tộc Việt Nam ở lứa tuổi đó để đo rồi
từ đó suy ra tồn bộ. Phần chọn ra đó gọi là mẫu và cái tồn bộ gọi là đám đơng.
Muốn điều tra kích thước chiều cao mặt của tồn thể các em học sinh 5 tuổi ở ngoại thành
Hà Nội. Ta đo trên 42 em chọn ngẫu nhiên ở 4 khu ngoại thành rồi từ đó suy ra đám đơng tồn
thể các em ngoại thành.
Muốn từ mẫu suy ra đám đông phải có 2 điều kiện:
- Chọn mẫu phải đảm bảm hồn tồn ngẫu nhiên, có tính khách quan, mẫu hồn tồn vơ
tư, khơng theo ý mốn chủ quan của người nghiên cứu.
- Đám đơng phải có dạng phân phối xác định, thường là dạng phân phối chuẩn.
a. Cách chọn mẫu:
Chúng ta biết rằng trong cơng tác thống kê các kích thước phải làm hàng lọat để bảo đảm
tính chính xác các số đo phải theo một số điều kiện sau:
- Các số đo có thể tin cậy được và so sánh được với nhau :
Khi đo các mốc đo phải thật chính xác: thường đó là những mỏm, mấu xương sờ thấy
được dưới da và không bị cơ che đi hoặc khơng phải mấu xương thì phải có 1 mốc chắc chắn mà
ai cũng sờ và nhìn thấy được.
Ví dụ: vịng ngực qua đầu ngực, vịng bụng qua rốn.
Cùng kích thước đo phải cùng dụng cụ đo và dụng cụ đo phải chuẩn tới mức cần thiết.
Mỗi số đo phải được thực hiện cản thận, chính xác và do 1 người nắm chắc kỹ thuật và có
kinh nghiệm làm.
- Đối tượng đo phải tương đối thuần nhất:
Mức đọ thuần nhất tùy theo tình hình nghiên cứu.
Một nhóm đối tượng đo càng thuần nhất nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:


Nhân trắc học


16
- Cùng chủng:
Ví dụ: muốn đo chiều cao thanh niên Việt Nam để có kết luận chính xác phải thống kê
riêng các số đo ở người Kinh, Tày, Nùng, Thái.
- Cùng điều kiện xã hội, mơi trường, hồn cảnh, đia lý, nghề nghiệp:
Thống kê riêng chiều cao của thanh niên thành phố, nông thôn, vùng núi, biển, thanh
niên, học sinh, sinh viên, dân quân, nông dân, công nhân, cán bộ,…
- Cùng giới tính:
Đương nhiên là số đo ở nam và nữ khác nhau. Vì vậy ít có thống kê nào dù chung chung
đến đâu đi chăng nữa mà lại xếp nam và nữ chung.
- Cùng tuổi :
Đối với người trưởng thành (>25 tuổi) việc xếp vào từng nhóm năm một chưa thật cần
thiết vì các kích thước tương đối ổn định.
Từ 3 – 7 tuổi phải xếp theo 6 tháng một (vì xếp theo từng năm một chưa đủ thuần nhất
=> thiếu chính xác).
Từ 1 – 3 tuổi: xếp theo nhóm 3 tháng một.
Từ 1 tháng – 1 năm: xếp theo 45 ngày môt.
Sơ sinh – 1 tháng: xếp theo 15 ngày một.
Về vấn đề xếp theo tuổi ta có thể xếp như sau:
Tuổi
Sơ sinh – 1 tháng
1 tháng – 1 năm
1 năm – 3 năm
3 năm – 7 năm
8 năm – 25 năm
>25 năm


Xếp nhóm
15 ngày
45 ngày
3 tháng
1 năm
1 năm
10 năm

- Cách tính tuổi:
Người ta gọi 1 tuổi nào đó là bao gồm những cá thể có số năm trước hoặc sau tuổi dod 6
tháng.
Ví dụ: 13 tuổi lá những cá thể từ 12 năm 6 tháng đến 13 năm 6 tháng.
Chọn đối tượng thống kê so sánh 2 lứa tuổi: 2 cách:
Phương pháp ngang (phương pháp tổng quát) và phương pháp dọc (phương pháp cá thể).
Phương pháp ngang
Phương pháp dọc
Đo hàng loạt tât cả các lứa tuổi
Chọn 1 số đối tượng cùng tuổi theo dõi kích
Sắp xếp theo từng lứa tuổi
thước từng năm một.
Thống kê đặc tính từng lứa tuổi
Ưu: nhanh
Ưu: số đối tượng chọn ít.
Nhược: phải đo nhiều người để các nhận xét Nhược: mất nhiều thời gian theo dõi.
thống kê đủ tin cậy.
- Số đối tượng đo phải đủ tới một mức tối thiểu:
Để khi tính các đặc tính thống kê khơng bị ảnh hưởng một vài trị số của các cá thể đặc
biệt trong nhóm được đo nên số đối tượng đo phải đạt từ 30 cá thể trở lên.
Trong trường hợp đặc biệt (đo dân tộc ít người, mấu xương cổ… ) n < 30.


Nhân trắc học


17
b. Dạng phân phối của đám đông:
Điều kiện thứ 2 cần thiết để từ mẫu suy ra được đám đông là đám đơng phải có dạng phân
phối xác định. ở đây ta đề cập đến dạng phân phối chuẩn.
- Phân phối chuẩn:
Trong ví dụ đo chiều cao mặt của 42 em học sinh 5 tuổi không phân phối 1 cách lung tung
mà nếu nhìn vào bảng tần suất đã nêu trên thì lớp có trị số trung bình có tần suất cao nhất (lặp đi
lặp lại nhiều lần) và các trị số càng đi về 2 phía cực đại và cực tiểu thì tần suất giảm ít đi. Nói một
cách khác là các kích thước trung bình gặp nhiều nhất, các kích thước càng lớn hay càng nhỏ hơn
số trung bình bao nhiêu càng ít gặp bấy nhiêu.
Ta vẽ đồ thị để biểu hiện rõ:

14
12
10
8
6
4
2
75

78

81

84


87

90

93

96

99

Hình 1.1 Đường cong tần suất thực nghiệm

Trên biểu đồ:
- Trục hoành: trị số các lớp.
- Trục tung: tần suất các lớp.
- Mỗi lớp được biểu diễn bằng hình chữ nhật mà chiều rộng là khoảng của lớp và chiều dài
là tần suất gặp của lớp đó.
- Nối các điểm giữa của các cạnh trên hình chữ nhật ta sẽ được 1 đường cong gọi là đường
cong tần suất. Đường cong này có dạng hình chng úp gọi là “đường cong Gaus” mà
đường biểu diễn có 1 cực đại là đỉnh chng có 2 tiệm cận ở 2 đầu trục hoành.
Loại phân phối như vậy gọi là phân phối chuẩn.

Nhân trắc học


18

Hình 1.2 Đường cong Gaus (Hình chng úp)


- Xác định tính chất chuẩn:
Trên thực tế khơng mấy khi đường cong thực nghiệm của mẫu nghiên cứu hoàn toàn
trùng với đường cong lý thuyết.
Thường đường cong thực nghiệm có chỗ khấp khểnh không đều nhau như đường cong tần
suất chiều cao mặt đã vẽ trên. ở chừng mực nào đó có thể coi 1 mẫu thuộc dạng phân phối chuẩn.
ở đây nêu ra 2 phương pháp xác định bằng giấy kẻ ô và phương pháp chỉnh lý đường
cong thực nghiệm thành đường cong lý thuyết.
Phương pháp xác định bằng giấy kẻ ô:
Ví dụ: chiều cao mặt của 42 em học sinh.
Lập bảng tỉ số phần trăm của tần suất tích lũy của các lớp như sau:
Kích thước xếp thành
Tần suất
Tần suất tích lũy
Tỉ số % của Tần suất
lớp Xi
tích lũy
75
2
2
4,7
78
3
5
11,9
81
7
12
28,5
84
14

26
61,9
87
7
33
78,5
90
4
37
88,1
93
3
40
95,2
96
1
41
97,6
99
1
42
100
Tần suất tích lũy của 1 lớp: là tổng số tần suất của các lớp ở trên nó.
Tỉ số % của Tần suất tích lũy là tỉ số giữa tần suất tích lũy của mỗi lớp so với tần suất
toàn bộ của mẫu (n).
Tỉ số % của Tần suất tích lũy = (tần suất tích lũy của mỗi lớp x 100)/n
Ví dụ: % của Tần suất tích lũy của lớp 75: (2 x 100)/42 = 4,7.
Vẽ đồ thị trên giấy kẻ ô.
- Trục hoành: trị số giữa các lớp.
- Trục tung: Tỉ số % của Tần suất tích lũy.


Nhân trắc học


19

100
75
50
25
0
75

78

81

84

87

90

93

96

99

Hình 1.3 Biểu đồ tỉ số phần trăm của tần suất tích lũy


Nếu được 1 dạng đường thẳng thì chứng tỏ mẫu nghiên cứu của ta có dạng là phân phối
chuẩn
Phương pháp chỉnh lý đường cong chuẩn thực nghiệm thành đường cong lý
thuyết:
Trong phần trên ta đã vẽ được đường cong tần suất chuẩn thực nghiệm của 42 số đo. Bây
giờ ta phải tìm những tần suất lý thuyết mà dạng phân phối chuẩn phải có để biểu diễn đường
cong lý thuyết.
Tiến hành theo các bước sau:
- Ghi các độ lệch của các tri số giữa của mỗi lớp so với số trung bình cộng (Xi - X )
- Chuyển các độ lệch đó thành độ lệch rút gọn bằng cách chia nó với độ lệch tiêu chuẩn
((Xi - X )/S) = độ lệch rút gọn.
- Tìm trị số tương ứng với độ lệch rút gọn có trong bảng tung độ của đường cong chuẩn rút
gọn (bảng Z).
- Nhân các trị số tìm được trong bảng với (n.h/S)
Ta sẽ được tần suất lý thuyết. Các bước trên có thể rút gọn trong bảng sau đây:
Trị số giữa
của lớp Xi

Tần suất thực
nghiệm fi

75
78
81
84

2
3
7

14

Nhân trắc học

Độ lệch so
với số trung
bình (Xi - X )
= x’
-10
-7
-4
-1

Độ lệch rút
gọn x’/S

Tung độ dọc
trên bảng Z

Tần suất lý
thuyết tìm
được Z. N.h/S

1,96
1,37
0,78
0,19

0,0584
0,1561

0,2943
0,3918

1,44
3,85
7,27
9,67


20
87
90
93
96
99

7
4
3
1
1

2
5
8
11
14

0,39
0,98

1,56
2,15
2,74

0,3697
0,2468
0,1182
0,0396
0,0094

9,13
6,10
2,92
0,98
0,23

Vẽ đường cong chuẩn tần suất thực nghiệm và đường cong lý thuyết ta sẽ được đồ thị sau:
Đồ thị này cho ta thấy đường cong tần suất thực nghiệm có dáng gần với đường cong lý
thuyết và có thể coi mẫu nghiên cứu của ta có dạng phân phối chuẩn.

14

đường cong tần suất thực nghiệm

12
10
8
đường cong tần suất lý thuyết

6

4
2
75

78

81

84

87

90

93

96

99

Hình 1.4 Chỉnh lý đường cong tần suất lý thuyết thành
đường cong tần suất thực nghiệm

- Tính tương quan:
Trong thống kê nhân trắc có nhiều trường hợp một kích thước này thay đổi thì kéo theo sự
thay đổi của một kích thước khác. Nói một cách khác là ta gọi hai kích thước đó là tương quan
với nhau.
Ví dụ: giữa cân nặng và chiều cao của 1 mẫu có sự tương quan với nhau là người càng
cao thì càng cân nặng. (tỉ lệ giữa).
- Hệ số tương quan ( r ):

Muốn đánh giá sự tương quan giữa 2 đại lượng x, y người ta tính hệ số tương quan rx,y
theo công thức:
rx,y =

Nhân trắc học

 (x

i

)(

− X x yi − X y
nS x SY

)


21
(-1  r  +1)
Hệ số tương quan rx,y thay đổitrong khoảng -1 đến +1
- Nếu = 0 thì x, y không tương quan.
- Nếu = +-1 sự tương quan là hoàn toàn và chặt chẽ.
- Nếu r dương: sự tương quan giữa x và y là cùng chiều tức là x tăng => y tăng và x giảm
=> y giảm.
- Nếu r âm: sự tương quan giữa x và y là ngược chiều tức là x tăng => y giảm và x giảm
=> y tăng.
Theo trị số r từ 0 đến -+1 người ta xếp loại tính chất tương quan như sau:
Mức độ tương quan
Tương quan ít

Tương quan trung bình
Tương quan chặt chẽ
Sai số hệ số tương quan:
mr

=

Trị số tuyệt đối của r
Dưới 0,3
Từ 0,3 -> 0,6
Trên 0,6
1− r
n

Sai số thường được tính nhất là sai số chuẩn mr
Muốn đánh giá giá trị tin cậy của hệ số tương quan r, người ta tính tỉ số:
r
hệ số tương quan có giá trị.
mr
Ví dụ:
Trong khi tính tốn hệ số tương quan r và sai số chuẩn mr của chiều cao và cân nặng của
các học viên Thể dục thể thao ta tìm thấy:
r = 0,65
mr = 0,03
r
0,65
=
= 21 > 3
mr 0,03
=> như vậy giữa chiều cao và cân nặng có sự tương quan khá chặt che với độ tin cậy 1

cách chính xác.

Nhân trắc học


22
Chương II: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC
1. Khái niệm:
Cơ thể học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể người để rút ra những đặc điểm
chung và riêng, từ đó tìm ra những thơng số chung để sử dụng cho một số ngành nghề, trong đó
có ngành may mặc và thiết kế thời trang.
2. Mối quan hệ giữa hình thể người, cỡ số và thiết kế công nghiệp các sản phẩm trang phục:
Do mang yếu tố công nghiệp (sản xuất hàng loạt) cho nên các số đo hình thể người phải
qui về từng nhóm size, tức là dựa trên những số đo gần giống nhau để tìm ra những số đo riêng
cho từng nhóm size. Mỗi nhóm size bao gồm nhiều đối tượng có những đặc điểm chung về hình
thể, số đo …
Các sản phẩm trang phục bao gồm quần áo, giày dép, mũ nón … liên quan trực tiếp đến
hình thể, số đo của con người, do đó trong thiết kế và sản xuất công nghiệp để sản xuất hàng loạt
người thiết kế chỉ cần căn cứ vào những số đo chung của từng nhóm size chứ khơng theo số đo
riêng của từng cá nhân. Để có được những số đo chung đó ta phải tiến hành đo khảo sát trên
nhiều đối tượng người dựa vào nhân trắc học thực hiện bài toán thống kê xác suất
Trong thiết kế may mặc thì đầu, cổ, thân và tứ chi là các bộ phận cơ thể người được quan
tâm nhiều. Phần thân gồm có: vai, ngực, bụng. Mỗi bộ phận của cơ thể người có một số đo đặc
trưng được sử dụng trong thiết kế may mặc.
Ví dụ:
- Vịng đầu là cơ sở thiết kế mũ, khăn và các sản phẩm đội đầu
- Vòng cổ là cơ sở thiết kế các kiểu cổ áo
- Rộng vai, vòng ngực, vòng eo, vòng mơng là cơ sở thiết kế rộng thân áo
- Vịng eo, vịng mơng là cơ sở thiết kế dài đũng và thân quần

- Vòng vế, vòng bắp chân và vòng cổ chân là cơ sở thiết kế ống quần
- Chiều dài bàn tay, chiều rộng bàn tay và chiều dài các ngón tay là cơ sở thiết kế găng tay,
bao tay…
- Chiều dài bàn chân, vòng bàn chân, vòng cổ chân, vịng gót chân là cơ sở thiết kế
giày,vớ…
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI
Để có số liệu đầy đủ phục vụ công tác thiết kế quần áo, ta cần phải biết rõ cấu trúc giải
phẫu của cơ thể cũng như toàn bộ sự vận động và các đặc điểm hình dáng bên ngồi của con
người.
Tồn bộ cử động, hình dáng cơ thể được tạo nên bởi hệ xương và hệ cơ bắp, nếu xương
đóng vai trị thụ động thì hệ cơ bắp đóng vai trị chủ động.
1. Hệ xương
Hệ xương gồm 206 xương, trong đó có 170 xương cặp, 36 xương lẻ. Hệ xương bao gồm
xương, sụn và gân, nó có chức năng làm điểm tựa cho cử động của cơ thể và bảo vệ các bộ phận
bên trong cơ thể giảm các ảnh hưởng cơ học.
Phân loại xương:
Xương dài hay xương ống : phần lớn là xương tay, xương chân
Xương rộng hay xương dẹp : xương bả vai, xương sọ, xương sườn …
Xương ngắn : là các xương mềm như xương bàn tay, xương ngón tay, xương bàn chân,
xương ngón chân …
Xương thể loại hỗn hợp : đốt sống, xương chân …

Nhân trắc học


23
Xương được liên kết với nhau theo 2 dạng : dạng liền và dạng rời. Liên kết dạng liền thường
kém cơ động, hay gặp ở xương sườn, xương cổ, xương bả vai …
Tính cơ động của khớp xương phụ thuộc vào hình thức
của chúng. Những xương cử động nhiều là các xương hình

cầu nằm ở vị trí các khớp tứ chi và các khớp thân.
Khung xương được tạo thành từ các phần cơ bản như
xương sọ, xương sống, xương lồng ngực và xương tay chân.
Bộ khung này ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế trang
phục.
Hình dạng các xương ảnh hưởng lớn đến hình dạng cơ
thể
Hình dạng khung xương ngực : phần trên của nó hơi
nghiêng về phía sau làm tăng độ lồi của phần ngực.
Hình dạng cột sống : cột sống gồm 33 đến 34 đốt sống,
là thành phần chủ yếu xác định hình dạng và kích thước nửa
thân trên cơ thể. Cột sống gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt xương
lồng ngực, 5 đốt xương hông, 9 đến 10 đốt xương cùng.
Hệ xương này nối liền nhau tạo thành một khối vững
chắc giữ cơ thể.
Độ cong của khúc xương sống vùng hơng hình thành từ
khi trẻ em bắt đầu biết đi và xương còn khá yếu. Khi ngồi thì
độ cong này sẽ giảm đi. Ở nữ giới độ cong đó thường lớn hơn
nam giới.
Độ cong của khúc xương sống vùng ngực càng lớn khi
tuổi càng cao, vì vậy người già thường bị gù và thấp lại.
Hình 2.1 Hệ xương

2. Hệ cơ
Về cấu trúc : cơ gồm có cơ trơn, cơ chằng và khoảng 600 cơ xương.
Về hình thức : cơ xương gồm có cơ dài, cơ rộng, và cơ ngắn.
Mỗi một cơ đều bắt đầu và kết thúc bằng dây chằng dính chặt với các xương, khớp xương,
tâm mạc hay da.
- Cơ trơn : nằm dọc các vách ngăn các cơ quan bên trong và mạch máu.
- Cơ chằng : gồm cơ ngang và cơ dọc.

- Cơ xương : gồm cơ dài (cơ tứ chi), cơ rộng (cơ thân) và cơ ngắn (ở giữa phần của xương
sống và xương sườn).
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH
1. Đặc điểm hình thái theo tuổi
a/ Thời kỳ phôi thai : bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi trẻ được sinh ra (khoảng 9
tháng) chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn phát triển của phôi trong 2 tháng đầu và giai đoạn phát
triển của thai nhi từ tháng thứ 3 đến khi sinh.
b/ Thời kỳ tăng trưởng sau khi sinh : bắt đầu từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành, chia làm 5 giai
đoạn :
Giai đoạn thiếu nhi bé : trẻ phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng. Sau 1 năm khi
sinh, chiều cao tăng gấp 1,5 lần, cân nặng tăng gấp 3 lần.
Lúc mới sinh, trẻ em Việt Nam có chiều cao trung bình 48,64 ± 1,22 cm (nam) và 48,37 ±
1,22 cm (nữ); cân nặng 3,07 ± 0,32 kg (nam) và 3,02 ± 0,35 kg (nữ).
Nhân trắc học


×