Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ I Có đáp án NK 2021 2022 Môn lịch sử 10 Trường THPT Gia Định Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.36 KB, 3 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2021 - 2022
Môn: LỊCH SỬ.

KHỐI 10

Thời gian: 45 phút

(Đề chính thức)

Câu 1: (3 điểm)
a. Kể tên những quốc gia cổ đại tiêu biểu ở phương Đơng.
b. Hồn thành bảng tiêu chí theo mẫu dưới đây:
Tiêu chí
Cơ sở kinh tế
Cơ cấu xã hội
Thể chế chính trị

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Câu 2: (4 điểm)
Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời
phong kiến.
Câu 3: (3 điểm)
a. Trình bày nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát
kiến địa lí thời hậu kì trung đại ở Tây Âu.
b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?
--HẾT--


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


Năm học: 2021 - 2022
Mơn: LỊCH SỬ. Thời gian: 45ph
(Đề chính thức)

KHỐI 10

Câu 1: (3 điểm)
a. Kể tên những quốc gia cổ đại tiêu biểu ở phương Đơng.
b. Hồn thành bảng tiêu chí theo mẫu dưới đây:
a. Kể tên những quốc gia cổ đại tiêu biểu ở phương Đông.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu: Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
Mỗi quốc gia kể đúng được 0,25.
b. Hoàn thành bảng tiêu chí theo mẫu dưới đây:
Tiêu chí
Cơ sở kinh tế
Cơ cấu xã hội

1.00
2.00

Các quốc gia cổ đại phương Đơng
Nơng nghiệp (0,25)
Có 2 giai cấp bị trị và thống trị (0,5); với 3 tầng lớp: Quý
tộc, nông dân công xã, nơ lệ(0,5).

Thể chế chính trị
Chun chế cổ đại/qn chủ chuyên chế (0,5)
Học sinh kẻ bảng đúng theo mẫu sẽ được 0.25 điểm.
Câu 2: (4 điểm)
Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.

Thành tựu văn hoá của Trung Quốc thời phong kiến:
- Tư tưởng:
+ Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng giữ vai trò quan trọng(0,25). Nho giáo trở thành
cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc(0,25).
+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là ở thời nhà Đường(0,25).
- Sử học: Bắt đầu từ thời Hán, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ Sử kí(0,25).
- Văn học: Là lĩnh vực nổi bật nhất của văn hoá Trung Quốc.
+ Thơ Đường: là đỉnh cao của thơ văn Trung Quốc với nhiều nhà thơ tiêu biểu: Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị(0,25).
+ Tiểu thuyết: thịnh hành dưới thời Minh, Thanh (0,25)với những tác phẩm có giá trị:
Thuỷ Hử của Thy Nại Am, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký
của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần(0,25).
- Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược … cũng đạt nhiều thành tựu quan
trọng(0,25).
+ Thời Hán có quyển Cửu chương tốn thuật(0,25).
+ Tổ Xung Chi tìm ra số Pi(0,25).
+ Trương Hành chế tạo dụng cụ đo động đất(0,25).
+ Hoa Đà biết dùng phẫu thuật chữa bệnh(0,25).
- Kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng (0,25) là: giấy, thuốc súng, la bàn, kỹ thuật in(0,25).
- Nghệ thuật: có nhiều cơng trình đặc sắc.
+ Vạn lí trường thành.

1

0.75

0.25
0.75

1.25


0.50
0.50


+ Những cung điện cổ kính.
+ Những tượng Phật sống động,…
Giáo viên chấm linh động ở mục nghệ thuật, 2/3 ý đúng là 0.5
Câu 3: (3 điểm)
a. Trình bày nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thời hậu kì trung
đại ở Tây Âu.
b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?
a. Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thời hậu kì trung đại
ở Tây Âu:
- Nguyên nhân:
1.00
+ Nền kinh tế hàng hoá phát triển(0,25), nhu cầu về hướng liệu, vàng bạc và thị
trường ngày càng tăng(0,25).
+ Do con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm(0,25)
nên thương nhân châu Âu cầm tìm con đường mới(0,25).
- Điều kiện:
0.50
+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển (0,25).
+ Khoa học kĩ thuật phát triển: la bàn, bản đồ, các học thuyết địa lý(0,25).
1.50
b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
- Đem lại cho con người những kiến thức mới về đất đai, dân tộc, thúc đẩy giao lưu văn
hoá(0,25).
- Thị trường được mở rộng, hàng hải phát triển(0,25).
- Giai cấp tư sản châu Âu thu được nhiều nguồn lợi: hương liệu, vàng bạc... (0,25)

- Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và bn bán nơ lệ(0,25).
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến (0,25) và sự ra đời của Chủ
nghĩa tư bản(0,25).

2



×