Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT SỐ BIỆN BIỆN PHÁP GIÁO DỤC đạo đức CHO HS TRONG CÔNG TÁC CN LỚP CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.49 KB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KIM BẢNG
TRƯỜNG THCS XÃ LIÊN SƠN

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở TRƯỜNG THCS

HỌ VÀ TÊN GV: NGUYỄN THỊ NHẠN
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHỦ NHIỆM LỚP: 8A

Năm học: 2022 – 2023

Năm học: 2010 2011


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Bối cảnh của sáng kiến…………………………………………
2. Lí do chọn sáng kiến…………………………………………...
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……………………………..
4. Mục đích của sáng kiến………………………………………
PHẦN NỘI DUNG:
I. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………..
2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………….
II. Nội dung sáng kiến
1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề………….


2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn…………....
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến……………………………
IV. Kết luận và kiến nghị………………………………………....
1. Kết luận …………………………………………………….......
2. Kiến nghị, đề xuất: ………………………………………………


3

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục luôn là sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các
em những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà lồi người đã tích lũy được mà phải
góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào
tạo. Chính vì vậy vai trị của người giáo viên nói chung và của giáo viên chủ
nhiệm nói riêng là vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức của học sinh.
Đặc biệt ở cấp học THCS, tâm lí lứa tuổi của các em học sinh còn phức tạp, đòi
hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự có trách nhiệm, tình cảm, quan
tâm sát sao đến các em trong mọi hoạt động hàng ngày để góp phần đạt hiệu quả
cao nhất trong cơng tác chủ nhiệm của mình.
2. Lí do chọn sáng kiến:
Trong các hoạt động ở nhà trường thì GVCN lớp giữ vai trò chủ đạo, là
người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách của học sinh, là
người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục học sinh. Đôi khi người giáo viên
chủ nhiệm còn là “thần tượng” của các em học sinh trong lớp, là tấm gương để
các em noi theo. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ
vũ tư tưởng cho học sinh.
Tuy nhiên công tác chủ nhiệm lớp không phải là cơng việc đơn giản. Nó
ln là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên chủ nhiệm. Đạo đức của học

sinh là sản phẩm của cả quá trình rèn luyện lâu dài và người giáo viên chủ
nhiệm là người giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đó. Vì vậy
trách nhiệm đặt ra cho người giáo viên chủ nhiệm không đơn giản chỉ dạy
nguyên tri thức mà còn tận tâm dạy dỗ đức dục cho học sinh để đào tạo những
thế hệ trẻ vừa có đức vừa có tài phục vụ cho sự nghiệp của đất nước.
Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, khi thực hiện bản thân tôi phải rút kinh
nghiệm qua từng năm, xoay chuyển mọi cách suy nghĩ, tìm tịi, học hỏi những
đồng nghiệp có uy tín, kinh nghiệm, có năng lực để cơng tác chủ nhiệm của
mình đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do đó nên bản thân tơi đã suy nghĩ
tìm ra một số biện pháp để góp phần làm tốt cơng tác chủ nhiệm. Chính vì vậy
tơi đã chọn đề tài: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm
nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm hiểu:
- Các phương pháp tổ chức thực hiện giúp nâng cao hiệu quả trong công tác
chủ nhiệm lớp ở trường THCS.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng học sinh THCS.


4

- Kết quả cụ thể: sự chuyển biến về ý thức đạo đức của học sinh trong quá
trình thực hiện các phương pháp.
4. Mục đích của sáng kiến:
Mục đích của đề tài nhằm góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt
cơng tác chủ nhiệm của mình.
Ghi lại những việc đã làm thành công để đúc rút kinh nghiệm của bản
thân.
B/PHẦN NỘI DUNG

I. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
1. Cơ sở lí luận:
Giáo dục là q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục
đích, có kế hoạch, thơng qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người
được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là
quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành
niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong

hội.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không
chỉ là sự nghiệp của tồn nhân loại nói chung mà cịn của tồn Đảng, tồn dân ta
nói riêng. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trị của mình
là những con ngoan, trị giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin,
năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người cơng dân có ích cho
xã hội.
Về bản thân, tơi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu,
được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
2. Cơ sở thực tiễn
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của
người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới
“ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở
cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác
động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta.
Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bơi
đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh
phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà
đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ. Rồi
các tệ nạn xã hội như lan truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma

túy… có thể nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lịng hơn nữa là có những học sinh


5

xem thường, vơ lễ, thậm chí chống đối lại thầy cơ giáo đang dạy mình …. mà
đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này ln là
rào cản, gây khó khăn cho những người làm cơng tác chủ nhiệm lớp. Do đó, chủ
nhiệm lớp là một cơng việc khó khăn nhưng vơ cùng nghiêm túc.
II. Nội dung sáng kiến:
1. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1.1. Xây dựng hình tượng, rèn luyện nhân cách của giáo viên:
Lao động của người giáo viên, lao động sư phạm là loại hình lao động
đặc biệt; đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ đang
lớn lên cùng với nhân cách của nó. Chính vì vậy, người giáo viên phải nâng cao
toàn bộ phẩm chất của người giáo viên, tạo được hình tượng tốt đối với học sinh
là một yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội như Mác đã nói: "Bản thân nhà
giáo dục cũng phải được giáo dục".
Một là, người giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tác
phong chuẩn mực, phải là người gương mẫu đi đầu trong công việc, lời nói phải
đi đơi với việc làm, phải có sức khỏe tốt, năng nổ nhiệt tình.
Hai là, ln ln tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, làm sao
để trở thành một kho tàng kiến thức để cho học sinh tìm hiểu và khai thác, chính
điều này sẽ giúp giáo viên tiếp cận học sinh dễ dàng hơn và tìm hiểu tâm lý cũng
như hồn cảnh học sinh thuận lợi hơn.
Ba là, giáo viên chủ nhiệm phải có đức, điềm tĩnh, biết kiềm chế và kiên
nhẫn, mới có thể lựa chọn dùng các phương pháp giáo dục đúng đắn, đừng thể
hiện sự bực tức, có hành vi bạo lực là điều quan trọng, vì bạo lực sẽ đẻ ra bạo
lực.
Bốn là, sẵn lịng giúp đỡ các em khi có hồn cảnh khó khăn. Sống với

một trái tim tràn ngập tình yêu thương sẽ giúp cho học sinh cảm thấy được là có
người ln quan tâm đến các em, lo lắng cho các em, là một hậu phương tinh
thần vững chắc để cho các em yêu đời và lạc quan hơn, có như thế sẽ là một
động lực thúc đẩy các em học tập tốt hơn.
Tóm lại, học sinh trong độ tuổi THCS phát triển tâm sinh lý đang trong
quá trình hồn thiện, trong đó, có những học sinh do hồn cảnh xuất thân, cá
tính đặc biệt, khó giáo dục nên gia đình phải hỗ trợ rất nhiều, giáo viên phải hết
sức kiên nhẫn. Giáo viên phải là tấm gương tốt để các em soi vào đó, thấy được
hành vi khơng đúng của mình, từ đó các em sẽ tự điều chỉnh và xóa dần đi
những lệch lạc của các em, các em sẽ chú tâm đến việc học, việc rèn luyện ý
thức đạo nhiều hơn.
1.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
Bất cứ một cơng việc gì muốn có hiệu quả thì phải có kế hoạch cụ thể, khoa
học. Với công tác chủ nhiệm, kế hoạch chủ nhiệm càng cụ thể, khoa học thì khả


6

năng thực hiện càng cao. Để có một kế hoạch hợp lý khả thi, khoa học khi xây
dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi căn cứ vào những vấn đề sau:
Căn cứ vào mục tiêu cấp học và lớp học.
Căn cứ vào nhiệm vụ từng năm học theo định hướng của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, chỉ thị năm học của Sở GD, của Phòng giáo dục.
Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng theo từng thời gian và từng mặt nội
dung giáo dục. Đầu tiên là kế hoạch năm. Từ kế hoạch năm tôi cụ thể ra từng
tháng, từng giai đoạn: Nửa đầu học kỳ một, nửa cuối học kỳ một, nửa đầu học
kỳ hai, nửa cuối học kỳ hai. Trong kế hoạch của từng tháng, từng giai đoạn tôi
luôn đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu, và những biện pháp thực hiện cụ thể. Cuối
mỗi giai đoạn có đánh giá chi tiết những cái gì đã đạt được để phát huy, những
cái gì cịn tồn tại để khắc phục.

Các nội dung trong kế hoạch chủ nhiệm tôi đều đưa ra các kế hoạch cụ
thể về chỉ tiêu phấn đấu của lớp về từng mặt hoạt động như: Thực hiện các nề
nếp học tập, rèn luyện, các phong trào phát động thi đua, các cuộc thi, các yêu
cầu về vệ sinh, giữ gìn mơi trường... trong tuần, tháng u cầu các em tham gia
thực hiện. Thông qua cách làm này các em nắm bắt được những chỉ tiêu phấn
đấu, từ đó phối hợp cùng với giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
1.3 Công tác tổ chức lớp chủ nhiệm
1.3.1. Chia tổ:
Việc phân học sinh vào các tổ cho hợp lý ở một lớp học là điều hết sức
cần thiết trong công tác chủ nhiệm. Làm tốt được việc phân tổ thì trong quá trình
học tập, lao động các em có thể hỗ trợ, nhắc nhở nhau từ đó hồn thành các
nhiệm vụ đặt ra một cách dễ dàng.
1.3.2. Lựa chọn 1 đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều
khiển tập thể lớp, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp .
Việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể
lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì mọi
phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Tôi đưa ra tiêu chuẩn rồi để tập
thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua giới thiệu, biểu quyết
(dưới sự định hướng của giáo viên) diễn ra công khai đảm bảo tính dân chủ
khơng áp đặt. Số lượng đội ngũ cán bộ lớp thường có 1 lớp trưởng, 3 lớp phó và
4 tổ trưởng.
Cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp theo sơ đồ sau:
Lớp trưởng

Lớp phó
học tập

Lớp phó lao
động


Lớp phó văn
thể


7

TT
tổ 1

TT
tổ 2

TT
tổ 3

TT
tổ 4

Sau khi đã lựa chọn cán bộ lớp, tôi tập hợp đội ngũ cán bộ lớp nói rõ mục
đích, ý nghĩa của việc xây dựng tập thể vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của
cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp để từ đó các em tự thấy được trách
nhiệm, vai trị của mình trong việc xây dựng tập thể lớp. Tơi giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng cán bộ lớp:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
Điểm danh và báo cáo sĩ số của lớp với giáo viên ngay sau khi xếp hàng
ra vào lớp .
Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục.
Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi

lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập
Tổ chức lớp kiểm tra bài 10 phút đầu giờ; kiểm tra đồ dùng và việc chuẩn
bị
bài giúp đỡ các bạn học chưa tốt học bài, làm bài.
Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học
khi giáo viên yêu cầu.
Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên ban.
Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó văn - thể:
Tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ vào 10 phút đầu giờ. Theo dõi, đôn
đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh
hoạt cuối tuần.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt
đèn, tắt quạt khi ra về.
Phân công các bạn nhặt rác trong lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp.
Nhắc nhở các bạn sắp xếp bàn ghế ngay ngắn trước khi vào lớp.
Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
* Nhiệm vụ của các tổ trưởng:


8

Phân công theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực nhật, vệ
sinh. Theo dõi báo cáo hoạt động hàng tuần của các tổ viên. Kiểm tra bài cũ của
các thành viên trong tổ trước giờ truy bài.
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi giao cụ thể từng ngày. Mỗi em sẽ làm đúng
các nhiệm vụ của mình. Ngồi ra, lớp trưởng và 3 lớp phó phải đồn kết và hợp

tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ bảy, lớp trưởng, lớp phó
báo cáo các mặt hoạt động của lớp.
Đặc biệt : Trong ba năm học vừa qua cả thế giới đã trải qua và chiến
đấu với cơn bạo bệnh dịch Co vid 19.
Cả nước tập trung vào việc phịng và chống Covid mọi hoạt động đều
đóng cửa. Cơ và trị khơng được ngày ngày cáp sách đến trường, các em phải
chuyển sang học trực tuyến.
Năm học 2021- 2022 với sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của BLĐ nhà
trường: Cô Vũ Thị Kim Vân, Thầy Trần Khắc Tĩnh đã tự lập ra các phòng học
Zoom và thường xuyên kiểm tra nề nếp ra vào lớp của các học sinh, dự giờ
thăm lớp động viên các em, động viên các thầy, cô giáo.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số đầu buổi sáng. Trong các tiết học các tổ trưởng
quản lí các tổ viên của tổ. Sau mỗi buổi học GVCN yêu cầu mỗi tổ trưởng kiểm
tra vở ghi chép của ba bạn trong tổ bằng cách chụp ản bài ghi chép cho TT và
báo cáo lại với GVCN, còn GVCN kiểm tra bất kì vở ghi chép của 5 học sinh
bằng hình thức tương tự sau khi kết thúc buổi học trong vịng 10 phút. Bằng
cách đó cũng hạn chế được việc các em lười ghi chép, lười học. Cuối tuần tiết
sinh hoạt ngày thứ 7 nhà trường vẫn tổ chức tiết sinh hoạt lớp trực tuyến. Trong
tiết sinh hoạt các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ, lớp phó học tập , lớp trưởng
cũng báo cáo.GVCN khen, động viên, phê bình, góp ý đối với từng học sinh mà
có nhiều ưu điểm, mắc khuyết điểm. Nếu có học sinh vi phạm không học bài
không ghi chép tôi liên lạc ln với gia đình để kịp thời uốn nắn các em.
Tóm lại, với cơ chế vận hành này, giáo viên chủ nhiệm dễ nắm bắt được
tình hình của lớp kịp thời, các em học sinh sẽ tự giác, nâng cao được ý thức
trách nhiệm của mình, giảm đi những hành vi vi phạm nội qui nhà trường, học
sinh đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đồng thời sẽ rèn luyện cho các em là
người có bản lĩnh, giải quyết được vấn đề khó khăn trong học tập và trong cuộc
sống.
Đội ngũ giúp tơi đắc lực nhất để hồn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp là

ban cán sự lớp, các tổ trưởng, tổ phó của từng tổ các em theo dõi chặt chẽ tất cả
mọi hoạt động của lớp để phản ánh kịp thời với cô.
2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến đề tài vào thực tiễn:
*/ Với những biện pháp nêu trên, tôi đã thu được kết quả tốt. Cụ thể:


9

- Cuối năm học sinh trong lớp đều được xếp loại hạnh kiểm khá trở lên, tỉ
lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt đạt 84,6 %.
- Lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến, chi đội vững mạnh.
- Học sinh giỏi: năm học 2021 - 2022 có 2 học sinh đạt giải học sinh giỏi
cấp huyện. ( Môn Ngữ văn: 01 KK, Môn Lịch Sử 01 giải KK)
- Kết quả Công tác Đội lớp chủ nhiệm:
+ Trong sơ kết đợt thi đua “ Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5
điều Bác Hồ dạy” và hưởng ứng thư Bác, hưởng ứng chủ đề năm học, các chi
đội đã thi đua lập thành tích với kết quả chung: Chi đội 8A xếp thứ 2. Nhiều bạn
giỏi về học lực, tốt về đạo đức, nề nếp. Ví dụ: bạn Nguyễn Trà My, Nguyễn Thị
Ngọc Doanh, Nguyễn Thu An, Hoàng Thị Lan Anh
- Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học.
Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất
có kết quả.
- Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập
thể. Đội ngũ cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
- Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các
phong trào của lớp, của trường.
- Các em có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, ý thức
chấp hành nội quy của trường tốt.
- Bản thân tôi luôn được phụ huynh và học sinh tin tưởng, quý mến.
Sau khi áp dụng đề tài, tôi thu được kết quả về học lực, hạnh kiểm như

sau:

Năm học

20212022(
Cuối năm)

Xếp loại học lực

Lớp
chủ
nhiệm

Giỏi

8A

12,8%

Khá

35,9
%

Tb

51,3
%

Xếp loại hạnh kiểm

Yếu

0%

Tốt

Khá

84,6% 15,4%

Tb

Yếu

0%

0%

Như vậy, với việc áp dụng đề tài này tôi nhận thấy kết quả thu được đã có
tiến bộ rõ rệt: số học sinh có học lực giỏi, khá cũng như học sinh có hạnh kiểm
tốt đã tăng lên; số học sinh có học lực trung bình, hạnh kiểm khá đã giảm hơn so
với đầu năm học.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến:


10

Trong việc áp dụng các biện pháp trên vào công tác quản lý lớp chủ
nhiệm, tơi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự
giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo nhà trường, của các đồng nghiệp, tôi đã đạt

được những kết quả nhất địng trong q trình thực hiện.
Theo tơi đề tài sáng kiến này khơng khó áp dụng trong các trường học
đặc biệt là các trường THCS. Tuy nhiên khi áp dụng cần lưu ý một số vấn đề
sau:
+ Trước tiên là sự nhiệt tình, tâm huyết của bất kì giáo viên nào được
giao công tác chủ nhiệm lớp.
+ Được sự ủng hộ, hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên bộ mơn, có biện pháp
và hỗ trợ kịp thời cùng giáo viên chủ nhiệm.
+ Được sự quan tâm của gia đình, kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ
nhiệm bên cạnh sự giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường của chính quyền địa
phương.
IV. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế, tơi nhận thấy giáo
dục đạo đức học sinh cịn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên
áp dụng dập khn, máy móc bất kì một phương pháp giáo dục đơn lẻ nào bởi lẽ
sản phẩm đây chính là con người.
Để đạt được mục đích giáo dục cần phải chọn điểm xuất phát thích hợp và
đặc điểm tâm sinh lí riêng của lứa tuổi học sinh. Muốn duy trì tốt thành quả giáo
dục cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thời
với sự quan tâm, lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền các đồn thể và nhân dân địa
phương tạo ra sức mạnh đồng bộ.
Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà
chúng ta nên thận trọng, cân nhắc khi quyết định lựa chọn đó chính là “lớp
trưởng”
Muốn làm tốt những điều trên, địi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải là
người có uy tín, gương mẫu, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm
và phải có tình u thương học sinh thật chân tình
Sau một thời gian thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi
nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức học

sinh rất thiết thực. Nó đã giúp cho mỗi học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm hiểu được
đạo đức rất quan trọng góp phần xây dựng nhân cách cho những chủ nhân tương
lai của đất nước. Những chủ nhân ấy phải hội tụ cả hai yếu tố đức và tài.
2. Đề xuất, kiến nghị:
Thông qua thực tế nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm ở học sinh lớp
tơi được phân cơng chủ nhiệm có một số ý kiến đề xuất như sau:


11

2.1. Đối với giáo viên:
Luôn quan tâm, giúp đỡ, lắng nghe ý kiến của các em để có biện pháp xử
lí thích hợp giúp các em nhìn nhận những vấn đề đúng, sai và để tự hồn thiện
mình.
Cần phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên
truyền, giáo dục học sinh và phụ huynh học sinh nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của học vấn, đó là học khơng chỉ để thi cử, đỗ đạt có nghề nghiệp ổn
định mà học đến nơi đến chốn là để hoàn thiện nhân cách, để tự khẳng định
mình trong cộng đồng xã hội. Từ sự nhận thức này, học sinh sẽ sống có trách
nhiệm hơn, phụ huynh học sinh sẽ quan tâm, theo dõi việc học tập của con em
mình chặt chẽ hơn và đầu tư thời gian, tiền bạc cho việc học tập của các em
nhiều hơn.
2.2. Đối với gia đình: phải quan tâm sát sao đến con em mình, ln phối
hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, từ đó đưa ra các biện pháp
xử lí giúp các em có tinh thần học tập tốt hơn.
2.3. Đối với nhà trường :
Nhà trường cần đưa ra nội qui, qui định chặt chẽ, phải xây dựng một nề
nếp, kỷ cương chặt chẽ, kiên quyết xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm
đạo đức một cách thường xun và có hệ thống theo Thơng tư 08 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định về khen thưởng, kỷ luật học sinh.

Thành lập hộp thư tư vấn học đường để học sinh bày tỏ các thắc mắc về
tâm tư, tình cảm, các vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, học tập kể cả việc
tố giác những hành vi tiêu cực của các học sinh cá biệt.
Trên đây cũng chỉ là ý kiến chủ quan của tơi. Tơi rất mong nhận được sự
góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô. Và
đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để cho đề tài ngày
càng hoàn thiện hơn
Người viết

Nguyễn Thị Nhạn


12

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


13



×