ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG TIÊN TỆ QUỐC GIA
GIỮA HAI CUỘC ĐẠI CHIẾN VÀ
HỆ THỐNG BRETTON WOOD
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
Hiệp ước Bretton Woods năm 1944 đã mở đường cho hệ thống tiền tệ có khả năng chuyển đổi và
tỷ giá cố định đầu tiên, đòi hỏi các nước thành viên phải duy trì giá trị đồng tiền của nước mình
dao động trong 1 biên độ hẹp so với đô la Mỹ và tương đương với 1 tỷ lệ nhất định của vàng là
35 đô la đổi được 1 ounce vàng. Nhưng đồng đô la Mỹ bắt đầu mất giá vào những năm 50 và 60
do dòng vốn của Mỹ được đổ vào các kế hoạch tái thiết thời hậu chiến ở châu Âu cũng như việc
gia tăng nguồn cung đô la trên toàn cầu khiến cho nước Mỹ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi
đồng đô la sang vàng theo nhu cầu tại mức tỷ giá cố định như vậy.
Kết hợp cùng với chi phí leo thang của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, sự phát triển của thị
trường đô la giao dịch tại châu Âu vào cuối thập niên 60 - nơi mà các ngân hàng quốc tế nắm giữ
đồng đô la bên ngoài phạm vi nước Mỹ - đã khiến cho Quỹ Dự trữ Vàng của Hoa Kỳ nhanh
chóng trở nên trống rống đồng thời khiến cho đồng đô la Mỹ trở nên mất giá so với vàng. Cùng
lúc đó, Hoa Kỳ tiếp tục in thêm tiền giấy mà không có sự bảo đảm của vàng. Hành động này cứ
diễn ra dai dẳng miễn là cả thế giới sẵn sàng chấp nhận những đồng đô la này mà chẳng cần thắc
mắc. Nhưng vào cuối thập niên 60, khi Pháp yêu cầu Mỹ thực hiện cam kết chi trả 1 ounce vàng
cho mỗi 35 đô la gửi vào Ngân khố Mỹ, cùng với sự gia tăng trong nguồn cung đô la, sự thiếu
hụt vàng bắt đầu xảy ra. Vào ngày 15 tháng Tám năm 1971, Tổng thống Nixon hạn chế việc tự
do chuyển đổi vàng, từ chối chi trả 280 triệu ounce vàng. Hình 1.1 cho thấy mối quan hệ nghịch
đảo giữa vàng với đôla kể từ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.
So sánh chỉ số giá vàng và chỉ số đô-la Mỹ từ tháng Giêng năm 1971 tới tháng Ba năm 2008
HÌNH 1.1 Giá vàng thường dịch chuyển theo hướng nghịch đảo với đồng đô-la Mỹ vì chúng có
khả năng đứng vững trước rủi ro lạm phát, sự bất ổn về địa chính trị cũng như giá trị thời gian
(time value) của đồng tiền.
Việc giảm giá liên tục của đồng đô la vào đầu thập niên 70 rốt cuộc đã chấm dứt sự tồn tại của hệ
thống cố định tỷ giá Bretton Woods, kéo theo sự suy thoái dài hạn của đồng đô la. Điều này
khiến cho hai loại hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới là kim loại và dầu mỏ trở nên có giá trị
nếu tính theo đồng đô la. Các nhà cung cấp dầu mỏ hưởng lợi từ sự giảm giá của đồng đô la
không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc mua vàng trên thị trường, đẩy giá nhiên liệu và kim
loại quý tăng cao hơn và xa hơn là kéo theo giá trị của đồng đô la xuống. Một chuổi các đợt giảm
giá vào năm 1972 đã đặt dấu chấm hết cho hệ thống Bretton Woods vào tháng Hai năm 1973.
Đồng đô la bắt đầu được tự do trao đổi và buôn bán.
Từ tháng Hai năm 1971 tới tháng Hai năm 1973, đồng đô la giảm 26% so với đồng yên, giảm
4% so với đồng bảng Anh, và giảm 17% so với đồng mác Đức. Từ năm 1971 cho tới năm 1980,
đồng đô la mất 30% giá trị xét về tỷ trọng thương mại so với các đồng tiền khác trong hệ thống
tiền tệ thế giới (gồm đồng mác Đức, đồng yên Nhật, đồng bảng Anh, đồng đô la Canada, đồng
franc Thụy Sỹ và đồng krone Thụy Điển).
Năm 1944, các đại biểu của 44 quốc gia trên thế giới đã nhóm họp tại Breton Woods, New
Hampshire, để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh và thống nhất thành lập ra
một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân
hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng đôla Mỹ
(USD) gắn với vàng. Do tại thời điểm đó nước Mỹ chiếm hơn một nửa năng lực sản xuất và lưu
trữ gần như toàn bộ lượng vàng trên thế giới, nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền
thế giới với đồng USD, đồng tiền mà sau đó họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD/ounce.
Theo hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương (trừ Cục Dự trữ liên bang Mỹ) phải có
nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng USD, bằng việc can
thiệp vào các thị trường ngoại hối. Hệ thống Bretton Woods đã kéo dài đến năm 1971, khi lạm
phát và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm giảm giá trị đồng USD. Tháng 8/1971,
Tổng thống Mỹ Richars Nixon đã tuyên bố rút khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi
đồng USD.
I. Sự hình thành hệ thống Bretton Woods
Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh đã bắt đầu việc xây
dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và thương mại quốc
tế. Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) với sự tham
gia của đại diện 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính
tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới với tên gọi là hệ thống Bretton
Woods.
Hệ thống tiền tệ quốc tế mới được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế hoạch do đoàn đại biểu Mỹ
đưa ra (một kế hoạch khác do Anh đưa ra đã không được chấp thuận) theo đó hệ thống phải
đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Các tổ chức quốc tế - hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải thành lập
một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn nhất định.
- Chế độ tỷ giá hối đoái - tỷ giá hối đoái phải được xác định cố định về mặt ngắn hạn, nhưng có
thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng “mất cân đối cơ bản”.
- Dự trữ quốc tế - để giúp chế độ tỷ giá cố định điều chỉnh hoạt động một cách có hiệu quả, các
quốc gia cần tới một lượng dự trữ quốc tế lớn, vì vậy phải có sự gia tăng vàng và các nguồn dự
trữ bằng tiền.
- Khả năng chuyển đổi của đồng tiền – vì lợi ích kinh tế chung mà tất cả các quốc gia phải
tham gia vào mọi hệ thống thương mại đa phương tự do, trong đó các đồng tiền chuyển đổi tự
do được sử dụng.
1. Đặc điểm của hệ thống Bretton Woods
Thứ nhất là chế độ tỷ giá. Tỷ giá hối đoái cố định trong ngắn hạn, có thể điều chỉnh trong
những trường hợp cụ thể. Theo quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mỗi đồng tiền quốc gia
được ấn định một tỷ giá cố định với USD và được phép dao động trong biên độ ±1%. Giá USD
được cố định với vàng là 35USD/ounce. Việc cố định tỷ giá đôla với vàng đã tạo lòng tin cho
cả thế giới vì Mỹ vào thời điểm đó chiếm 70% dự trữ vàng của thế giới. Chính phủ Mỹ cam kết
đổi đôla ra vàng không hạn chế. Một cách gián tiếp, các quốc gia có thể hoàn toàn tin tưởng
khi neo giá đồng tiền nước mình với đồng đôla. Trong những trường hợp mất cân bằng nghiêm
trọng trong cán cân thanh toán, các quốc gia có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền
với biên độ nhỏ hơn 10% trước khi IMF phải can thiệp.
Thứ hai, là dự trự quốc tế. Muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, các quốc gia phải có một
lượng dự trữ quốc tế đủ lớn bằng vàng và ngoại tệ. Theo quy định của IMF, tổ chức này sẽ
giám sát và hỗ trợ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tiền tệ và thương mại. Để cho các quan hệ
thương mại ổn định, cần phải duy trì một hệ thống tỷ giá ổn định, hiệu quả. Nhằm trành cho
các quốc gia thành viên thực hiện phá giá hoặc nâng giá đồng tiền, IMF cung cấp cho các thành
viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán. Hạn mức
tín dụng phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và tỷ trọng đóng góp của các quốc gia đó
vào IMF. Các quốc gia đóng góp vào IMF theo tỷ lện ¼ là tài sản dự trữ (chủ yểu là vàng), ¾
bằng đồng tiền quốc gia. Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên được rút 25% hạn mức trong lần
đầu, sau đó muốn rút thêm phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách kinh tế của IMF đưa ra,
có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25% hạn mức.
Thứ ba là khả năng chuyển đổi các đồng tiền. Các quốc gia tham gia vào quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) và Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT phải cam kết chuyển đổi không
hạn chế đồng nội tệ đối với các giao dịch trong cán cân vãng lai (có thể hạn chế kiểm soát chu
chuyển vốn nhưng không kiểm soát các chuyển đổi tiền tệ phục vụ mục đích thương mại).
\Năm 1944, các nước thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhóm họp tại Bretton
Woods (New Jersey) nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào vàng theo hướng thiết lập một hệ thống
tiền tệ và thanh toán ổn định hơn, gọi là hệ thống bretton woods hay chế độ bản vị sửa đổi. Điểm
chính của hệ thống này là thiết lập tương quan tỉ giá giữa các đồng tiền chủ chốt với đô la Mỹ
(USD) và giữa USD với vàng. Đô la Mỹ được nhiều NHTW lựa chọn làm tiền dự trữ, do Hoa Kỳ
cam kết sẽ bán hoặc mua vàng theo yêu cầu của các nước thành viên với giá 35 USD/ounce, các
nước thành viên IMF hứa hẹn sẽ duy trì tỉ giá ổn định so với vàng hoặc USD với biên độ dao
động ±1%. Nếu đồng bản tệ tăng giá quá 1% so với giá trị danh nghĩa, NHTW nước đó phải bán
đồng bản tệ và mua USD, qua đó sẽ đưa giá trị đồng bản tệ về giá trị danh nghĩa. Nếu đồng bản
tệ tăng hoặc giảm giá quá mức, thì NHTW nước đó phải đánh giá lại đồng bản tệ và thiết lập tỉ
giá mới so với USD hoặc vàng.
Thành công của hệ thống bretton woods phụ thuộc căn bản vào khả năng của Hoa Kỳ trong
việc duy trì giá trị và độ tin cậy của USD, nhưng hệ thống tỉ giá cố định này bị sụp đổ vào năm
1971, chủ yếu do những mất cân đối trong thanh toán giữa các nước và sự gia tăng tài sản USD
tại nước ngoài. Sau những cố gắng phục hồi hệ thống này, cơ chế tỉ giá thả nổi bắt đầu được áp
dụng từ năm 1973. Tỉ giá giữa các đồng tiền chủ chốt thay đổi dưới sự giám sát của các NHTW
tương ứng. Trong trường hợp cần thiết, NHTW sẽ can thiệp vào thị trường mở nhằm duy trì trật
tự kinh doanh tiền tệ hoặc tác động để tỉ giá trở về mức thích hợp. Những nước nhỏ thường thực
hiện chính sách neo tỉ giá với một ngoại tệ mạnh, thường là với USD hoặc đồng tiền của nước có
quan hệ thương mại chủ yếu. Mặc dù tỉ giá thả nổi gây khó khăn cho việc xác định tỉ giá giao
sau, nhưng có ưu điểm nổi trội so với chế độ bản vị vàng trước đây, nhất là khả năng phản ứng
trước những áp lực hay biến động trên thị trường ngoại hối.
Tỉ giá thả nổi đã thu hút sự tham gia của giới đầu cơ nhằm tranh thủ lợi thế về thay đổi tỉ giá,
theo đó dòng vốn thường dồn về những đồng tiền có lãi suất hấp dẫn. Mặt khác, sự phát triển
nhanh chóng của tín dụng, tiền lương và cung ứng tiền đã dẫn đến kỳ vọng về khả năng bùng nổ
lạm phát, trong khi khả năng của các NHTW trong việc thích ứng với cơ chế tỉ giá mới còn rất
hạn chế. Riêng USD đã nổi lên là đồng tiền mạnh, làm tăng tài sản dưới dạng USD ở nước ngoài,
lên xuống của giá USD tác động đến hầu hết những đồng tiền khác. Đây là những yếu tố cơ
bản dẫn đến khủng hoảng dầu mỏ vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, phần lớn nguồn thu
từ xuất khẩu dầu mỏ đã được chuyển sang vàng, giá vàng vì thế đã lên cao và đạt đỉnh điểm
khoảng 850 USD/ounce vào tháng 10/1980.
Sau sự kiện 11/9/2001, cung cầu hàng hóa trên thị trường thế giới vốn đã bất ổn lại càng trở
nên trầm trọng hơn, khiến cho nhiều người kỳ vọng vào sự tái hiện của khủng hoảng, giá vàng
thế giới biến động thất thường theo chiều hướng tăng, đạt kỷ lục 1.920,30 USD/ounce vào tháng
9/2011. Đáng chú ý, vàng đã và đang trở thành thước đo giá trị trong nhiều giao dịch thương
mại, được nhiều quốc gia coi là nguồn tài chính dự trữ quan trọng, trong khi nguồn tài nguyên
vàng thế giới ngày càng cạn kiệt, việc khai thác cũng ngày càng khó khăn hơn. Các nhà kinh
doanh thận trọng hơn, tập trung vào những nước có sự ổn định về chính trị, pháp luật và kinh
nghiệm quản lý, hạn chế đầu tư vào các nước đang phát triển do mức độ rủi ro khá cao mặc dù
khả năng sinh lời có thể cao hơn.
Năm 1967, ngân hàng tại Chicago đã từ chối cho một giáo sư đại học tên là Milton Friedman vay tiền
bằng đồng bảng anh vì ông này đã định xử dụng tiền vay làm giảm gía trị đồng bảng anh.
Friedman, người chận thức được là gía trị đồng bảng anh có gía rất cao so với đồng đô la, đã muốn bán
đồng tiền ra, sau đó khi đồng tiền giảm gía sẽ mua chúng vào trả laị cho ngân hàng.Bằng cách đó ông có
một khoản lợi nhuận rất nhanh. Sự từ chối cho vay của ngân hàng đã diền ra đúng theo hiệp ước Bretton
Woods có từ hai mươi năm trước đó nhằm điều chỉnh tiền tệ so với đồng đô la và đặt đồng đô la ở tỷ lệ
$35 tương đương một lượng vàng.
Hiệp ước Bretton Woods được đưa ra vào năm 1944 nhằm vào sự ổn định tiền tệ thế giới thông qua việc
ngăn cản đồng tiền được tự do trôi nổi giữa các quốc gia, và hạng chế việc đầu cơ trong thị trường tiền tệ
thế giới. Trước khi có hiệp ước này, chuẩn mực trao đổi vàng - được thịnh hành giữa năm 1876 và chiến
tranh thế giớI lần thứ nhất- đã thống trị toàn bộ nền kinh tế thế giới. Dưới thời kỳ trao đổi vàng, tiền tệ đã
đạt được một giai đoạn mới của sự ổn định khi nó được trở lại bằng giá của vàng. Ðiều này đã bải bỏ thực
hành trong các năm cũ của vua chúa và những nhà cầm quyền độc đoán tự ý làm giảm giá trị đồng tiền và
gây ra lạm phát.
Tuy nhiên chuẩn mực trao đổi vàng không thiếu những thiếu sót. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu
cầu nhập khẩu rất nhiều từ nước ngoài làm cho vàng dự trử xuống dưới mức ấn định bảo chứng đồng tiền.
Kết qủa là việc cung cấp đồng tiền bị giảm đi, tỷ lệ lãi xuất tăng và hoạt động kinh tế bị chậm lại tới tình
trạng khủng hõang. Ðương nhiên giá tri của vàng bị giảm tới tận cùng và trở nên hấp dẫn đối với nước
khác , người ta có thể lao vào mua sắm làm ảnh hưởng đến nền kinh tế có vàng chi phối cho tới khi nó
làm tăng sự cung cấp tiền tệ, làm giảm lải suất và tái tạo lại sự giàu có trong nền kinh tế. Sự bùng nổ phá
sản trở nên thịnh hành trong suốt thời kỳ vàng là chuẩn mực cho đến khi thế chiến lần thứ nhất bùng nổ
đã làm ngắt đoạn dòng buôn bán và sự chuyển đổi vàng tự do.
Sau chiến tranh, hiệp ước Bretton Woods được đưa ra, trong đó những nước tham gia đồng ý thử và duy
trì gía trị đồng tiền của nước họ với một giới hạng rất hạng chế đối lập lại đồng đô la và tỷ lệ tương ứng
của vàng một cách cần thiết. Các nước bị cấm làm mất giá đồng tiền của họ vì ưu thế buôn bán và được
phép làm như vậy nếu sự mất giá là ít hơn 10%. Tới những năm 1950, việc mở rộng buôn bán quốc tế
chưa từng có đã dẫn tới sự chuyển biến khổng lồ của tiền vốn được tạo ra bởi việc xây dựng sau chiến
tranh. Việc chưa có hối xuất ngoại tệ như đã đưa ra trong hiệp ước Bretton Woods.
Hiệp ước cuối cùng bị lãng quên năm 1971 và đồng đô la Mỹ không còn được chuyển đổi sang vàng. Tới
năm 1973, tiền tệ của các nước công nghiệp lớn được lưu hành tự do hơn bởi chúng phần lớn được kiểm
soát bằng nguồn lực cung và cầu. Gía trị bị điều tiết hàng ngày với sự thay đổi thường xuyên về số lượng,
tốc độ, và gía thành, tất cả tăng nhanh trong suốt những năm 1970, dẫn đến sự xuất hiện những công cụ
tài chánh, sự điều tiết thị trường, và sự tự do buôn bán mới.
Vào những năm 1980 sự vận chuyển tiền vốn qua biên giới được tăng nhanh cùng với sự xuất hiện máy
tính và kỷ thuật đã mở rộng thị trường liên tục xuyên qua những vùng châu á, châu âu, và châu mỹ. Sự
lưu chuyển ngoại tệ tăng mạnh hàng ngày từ $70 tỷ trong những năm 1980 tới hơn $1.5 ngàn tỷ hai thập
niên sau đó.
Thị trường châu Âu
Yếu tố chính tạo ra lượng giao dịch ngoại hối tăng lên một cách nhanh chóng là sự phát triển mạnh của thị
trường đồng Euro/USD; Đồng USD lúc này đựơc gửi trong các ngân hàng ngoài nước Mỹ cũng tương tự
như đồng Euro. Thị trường châu Âu là nơi tài sản có thể được gửi bằng đồng ngoại tệ thay cho đồng nội
tệ. Thị trường đồng Euro/USD bắt đầu thành lập từ năm 1950 khi tổng thu nhập dầu mỏ của nước Nga tất
cả tính bằng dollar và được gửi ở các ngân hàng ngoài nước Mỹ vì sợ bị đóng băng bởi các nhà làm luật
nước Mỹ. Lúc đó một khối lượng dollar nằm ngoài tầm kiểm soát của các quan chức Mỹ. Chính quyền
nước Mỹ lúc này áp dụng các điều luật cấm gửi tiền dollar ra nước ngòai. Thị trường châu Âu lúc này có
sức thu hút một cách đặc biệt bởi họ có ít các quy định và lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn. Từ năm
1980 trở đi các công ty Mỹ bắt đầu vay tiền từ nước ngoài nhiều hơn, tìm kiếm các trung tâm tài chính ở
châu Âu có khả năng thanh toán tiền mặt cung cấp các khoản vay ngắn hạn và tài chính cho việc xuật
nhập khẩu.
London lúc này là một trong những trung tâm tài chính mạnh nhất. Vào năm 1980, nó trở thành một trung
tâm chính của đồng thị trường đồng Euro/USD. Khi các ngân hàng của nước Anh bắt đầu vay tiền bằng
đồng dollars thay cho đồng bảng Anh (Pound). Để duy trì vị trí hàng đầu trong thị trường tài chính toàn
cầu. Vị trí địa lý của London cũng rất thuận tiện (hoạt động xuyên suốt từ thị trường châu Á tới châu Mỹ)
chiếm ưu thế vượt trội trong thị trường Châu Âu.
Bối cảnh ra đời của chế độ tiền tệ Bretton-woods: Sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Giê-nơ làm cho các quan
hệ tiền tệ-tài chính quốc tế trở nên rối ren đã dẫn đến sự hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước
tư bản đầu sỏ cầm đầu. Đó là các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Phơ-răng Pháp, khu vực đồng đô la
Mỹ, khu vực đồng Bảng Anh.
Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém” là khu vực đồng Bảng
Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp. Nhưng sau Đại chiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành một cường
quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới
(chiếm khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây chính là những yếu tố tạo nên thế
mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế
giới.
Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế, Hoa Kỳ đã đứng ra
triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước.
Hội nghị đã ký kết một Hiệp định quốc tế bao gồm những thoả thuận của các nước về việc thiết lập các
quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II. Được gọi là chế độ tiền
tệ Bretton-woods.
- Nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ Bretton-woods:
Một là, chế độ tiền tệ Bretton-woods đã thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ
này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền
tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế.
Hai là, việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ đối ngoại khác không
hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. Theo
chế độ tỷ giá này thì các nước thành viên phải chấp hành những quy định sau đây:
+ Phải xác định và công bố cho IMF tiêu chuẩn giá cả (nội dung vàng) của đồng tiền nước mình.
+ Không được tự ý tăng, giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình vượt quá mức ±10% nếu không
được IMF đồng ý.
+ Ngân hàng trung ương của các nước thành viên của IMF phải can thiệp vào thị trường để giữ cho tỷ giá
hối đoái thị trường không biến động vượt ra ngoài biên độ ±1% so với đồng giá vàng.
Ba là, các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD = 1 ounce vàng (1 ounce
vàng = 31,1035 gram vàng nguyên chất). Đô la Mỹ được tự do chuyển đổi ra vàng theo giá đó. Vì vậy, để
duy trì tỷ giá cố định của USD với đồng tiền các nước, ngân hàng trung ương của các nước thành viên
cũng phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giá vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce
vàng. Nếu giá vàng này biến động thì cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định cũng bị vô hiệu hoá.
Bốn là, các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độ kiểm soát và quản chế
ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển các quan hệ thương mại và các quan hệ đối ngoại khác giữa các nước với nhau.
Năm là, thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế theo
những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods.
Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn. Thực chất, các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của
đồng tiền nước mình theo đồng đô la. Tuy các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước
mình, nhưng chỉ là hình thức. Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng, muốn có vàng thì các
đồng tiền đó trước hết phải chuyển thành USD, tức là các nước sẽ phải có USD, từ USD sẽ chuyển được
thành vàng theo tỷ giá chính thức (giá vàng chính thức) 35 USD = 1 ounce vàng. Vì lẽ đó, chế độ tiền tệ
Bretton-woods được gọi là bản vị vàng-hối đoái dựa trên USD, còn gọi là chế độ bản vị đô la.
Chế độ bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các nước với vàng lại một bước nữa bị nới lỏng.
Chế độ tiền tệ này đã hợp pháp hoá, biến đồng tiền quốc của Mỹ thành đồng tiền quốc tế. Chính vì thế đã
khuyến khích Hoa Kỳ lạm phát đô la. Tình trạng này đã kéo theo sự lạm phát quốc tế, trước hết là ở
những nước thành viên của chế độ tiền tệ này.
Lạm phát ở trong nước và quốc tế làm cho uy tín của USD trên trường quốc tế giảm dần. Nhưng vấn đề
quan trọng là ở chỗ, các nước “đồng minh” của Hoa Kỳ đã không chấp hành chế độ tỷ giá cố định, không
can thiệp vào thị trường tiền tệ để giữ giá USD như đã cam kết, mà thả nổi tỷ giá trên thị trường. Đô la
Mỹ càng bị mất giá, thì các nước càng tìm mọi cách chuyển nó ra vàng với số lượng ngày càng tăng. Để
đối phó với tình trạng này, ngày 15-8-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ
giá chính thức. Sau đó, ngày 18-12-1973, USD lại một lần nữa bị phá giá với mức 10%.
Qua hai lần phá giá USD (17,89%) đã chứng tỏ rằng, những nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ Bretton-
woods gần như bị phá vỡ hoàn toàn. USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế
của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể
trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước.
nguyên nhân hệ thống bretton voods sụp đổ có ghi khá rõ ràng trong sách tài chính quốc tế của
thầy tiến,bạn có thể tham khảo nó. tuy nhiên mình có thể tóm lược lại có mấy 3 ý như sau:
1-vấn đề thanh khoản
khi khối lượng USD (được phát hành) cao hơn khối lượng vàng dự trữ của MỸ thì Mỹ đã không
còn đủ khả năng thanh toán tất cả USD bằng vàng theo tỷ lệ 35USD =1 ounce vàng. dẫn đến việc
Mỹ phải chọn 1 trong 2 chính sách đó là: phá giá đồng $ với vàng hoặc không đổi $ ra vàng nữa.
Tuy nhiên cả hai chính sách này đều dẫn đến việc hệ thống bretton woods sụp đổ do tỷ giá cố
định bị phá vỡ
2-giải thích theo quy luật "đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt"
theo chính phủ Mỹ quy định 35 $=1ounce vàng (lưu thông tiền tệ )
theo cung cầu thị trường thì 35$< 1 ounce vàng (thị trường hàng hóa)
nếu theo tỷ giá do Mỹ quy định thì vàng bị định giá thấp, còn $ thì đc định giá cao trong lưu
thông tiền tệ. tạo điều kiện để mọi người kinh doanh chênh lệch tỷ giá: mua vàng với giá 35$ ở
lưu thông tiền tệ và bán với giá cao hơn ở thị trường hàng hóa, lúc này ai cũng lời trừ mỗi chính
phủ Mỹ. điều này là cho lượng vàng dữ trữ của chính phủ Mỹ ngày càng cạn kiệt=> không thể
duy trì được tỷ giá cố định mà bretton woods theo đuổi=> bretton woods sup đổ
3- ngoài ra còn có 1 nguyên nhân nữa đó là:không có sự điều chỉnh
các nước thành viên trong hệ thống bretton woods đều không muốn hy sinh lợi ích của mình để
cùng phối hợp nhịp nhàng duy trì tỷ giá cố định của bws, các nước thặng dư thì không muốn
nâng giá tiền tệ của mình vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, còn các nước thâm hụt
không muốn phá giá tiền tệ của mình vì sợ mất lòng tin của dân => hệ thống bws sụp đổ.
Bài viết gốc tại: />t=15819&page=1&s=da237b2433a204f51bda557622f332ea#ixzz23A7PlXzI
Hiệp ước Bretton Woods năm 1944 đã mở đường cho hệ thống tiền tệ có khả năng chuyển đổi và
tỷ giá cố định đầu tiên, đòi hỏi các nước thành viên phải duy trì giá trị đồng tiền của nước mình
dao động trong 1 biên độ hẹp so với đô la Mỹ và tương đương với 1 tỷ lệ nhất định của vàng là
35 đô la đổi được 1 ounce vàng. Nhưng đồng đô la Mỹ bắt đầu mất giá vào những năm 50 và 60
do dòng vốn của Mỹ được đổ vào các kế hoạch tái thiết thời hậu chiến ở châu Âu cũng như việc
gia tăng nguồn cung đô la trên toàn cầu khiến cho nước Mỹ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi
đồng đô la sang vàng theo nhu cầu tại mức tỷ giá cố định như vậy.
Kết hợp cùng với chi phí leo thang của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, sự phát triển của thị
trường đô la giao dịch tại châu Âu vào cuối thập niên 60 - nơi mà các ngân hàng quốc tế nắm giữ
đồng đô la bên ngoài phạm vi nước Mỹ - đã khiến cho Quỹ Dự trữ Vàng của Hoa Kỳ nhanh
chóng trở nên trống rống đồng thời khiến cho đồng đô la Mỹ trở nên mất giá so với vàng. Cùng
lúc đó, Hoa Kỳ tiếp tục in thêm tiền giấy mà không có sự bảo đảm của vàng. Hành động này cứ
diễn ra dai dẳng miễn là cả thế giới sẵn sàng chấp nhận những đồng đô la này mà chẳng cần thắc
mắc. Nhưng vào cuối thập niên 60, khi Pháp yêu cầu Mỹ thực hiện cam kết chi trả 1 ounce vàng
cho mỗi 35 đô la gửi vào Ngân khố Mỹ, cùng với sự gia tăng trong nguồn cung đô la, sự thiếu
hụt vàng bắt đầu xảy ra. Vào ngày 15 tháng Tám năm 1971, Tổng thống Nixon hạn chế việc tự
do chuyển đổi vàng, từ chối chi trả 280 triệu ounce vàng. Hình 1.1 cho thấy mối quan hệ nghịch
đảo giữa vàng với đôla kể từ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.
So sánh chỉ số giá vàng và chỉ số đô-la Mỹ từ tháng Giêng năm 1971 tới tháng Ba năm 2008
HÌNH 1.1 Giá vàng thường dịch chuyển theo hướng nghịch đảo với đồng đô-la Mỹ vì chúng có
khả năng đứng vững trước rủi ro lạm phát, sự bất ổn về địa chính trị cũng như giá trị thời gian
(time value) của đồng tiền.
Việc giảm giá liên tục của đồng đô la vào đầu thập niên 70 rốt cuộc đã chấm dứt sự tồn tại của hệ
thống cố định tỷ giá Bretton Woods, kéo theo sự suy thoái dài hạn của đồng đô la. Điều này
khiến cho hai loại hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới là kim loại và dầu mỏ trở nên có giá trị
nếu tính theo đồng đô la. Các nhà cung cấp dầu mỏ hưởng lợi từ sự giảm giá của đồng đô la
không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc mua vàng trên thị trường, đẩy giá nhiên liệu và kim
loại quý tăng cao hơn và xa hơn là kéo theo giá trị của đồng đô la xuống. Một chuổi các đợt giảm
giá vào năm 1972 đã đặt dấu chấm hết cho hệ thống Bretton Woods vào tháng Hai năm 1973.
Đồng đô la bắt đầu được tự do trao đổi và buôn bán.
Từ tháng Hai năm 1971 tới tháng Hai năm 1973, đồng đô la giảm 26% so với đồng yên, giảm
4% so với đồng bảng Anh, và giảm 17% so với đồng mác Đức. Từ năm 1971 cho tới năm 1980,
đồng đô la mất 30% giá trị xét về tỷ trọng thương mại so với các đồng tiền khác trong hệ thống
tiền tệ thế giới (gồm đồng mác Đức, đồng yên Nhật, đồng bảng Anh, đồng đô la Canada, đồng
franc Thụy Sỹ và đồng krone Thụy Điển).