Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ăn nhiều đậu tương làm suy giảm chức năng thận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.69 KB, 4 trang )

Ăn nhiều đậu tương làm suy giảm
chức năng thận

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, không nên lạm dụng biến đậu thành
thực phẩm ăn mỗi ngày, nhất là người cao tuổi và những người mắc bệnh thận,
thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử
dụng đậu phụ… bởi nó sẽ làm suy giảm chức năng thận.

Đậu tương còn gọi là đậu nành, đỗ tương, giàu hàm lượng protein. Loại thực phẩm này
vẫn được coi là tốt cho sức khỏe, đặc biệt phụ nữ mãn kinh nên người ta sản xuất nhiều
sản phẩm từ nó để phụ nữ xóa nếp nhăn, tăng cường estrogen… Tuy nhiên, các nghiên
cứu mới cho thấy, ăn nhiều đậu tương cũng nguy hiểm, nhất là khi bị bệnh.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, không nên lạm dụng biến đậu thành thực phẩm ăn mỗi ngày,
nhất là người cao tuổi và những người mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ
cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử dụng đậu phụ… bởi nó sẽ làm suy giảm
chức năng thận.

Ăn nhiều đậu tương không tốt cho sức khỏe.
Nguyên nhân được đưa ra, trong tình trạng bình thường, protein thực vật khi vào cơ thể
sẽ qua quá trình chuyển hóa và cuối cùng một phần lớn sẽ biến thành chất thải chứa nitơ
và được thận bài tiết ra bên ngoài. Khi về già, chức năng bài tiết chất thải của thận bị suy
giảm, nếu không chú ý đến việc ăn uống và ăn quá nhiều đậu phụ, nạp quá nhiều protein
thực vật sẽ tăng chất thải chứa nitơ.

Điều này đồng nghĩa với việc gánh nặng của thận cũng tăng lên, chức năng thận tiếp tục
suy giảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra, do đậu phụ chứa lượng protein tương đối lớn, nếu ăn quá nhiều trong một lần
không những sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tiêu
hóa với các triệu chứng như trướng bụng.
Hơn nữa, các chuyên gia y học của Mỹ chỉ ra rằng, các sản phẩm từ đậu rất giàu


methionine, methionine dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi thành cysteine.
Cysteine có thể làm hỏng tế bào nội mô động mạch, dễ dàng để làm lắng đọng cholesterol
và triglyceride trong thành động mạch, thúc đẩy sự hình thành của xơ vữa động mạch.

Ăn nhiều đậu tương cũng dẫn đến thiếu i-ốt bởi trong các hạt đậu tương có chứa một chất
gọi là saponin, không chỉ có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, mà còn thúc đẩy sự bài
tiết của iốt trong cơ thể con người. Vì vậy, uống sữa đậu nành trong một thời gian dài có
thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt i ốt và dẫn đến một số bệnh.

Ngoài ra, ăn nhiều đậu tương cũng không tốt đối với trẻ nhỏ. Một số nhà nghiên cứu đã
tuyên bố rằng cứ 8 trẻ sơ sinh được chăm bẵm bằng đậu tương hàng ngày từ khi trẻ 6
tháng tuổi trở lên thì sẽ có 6 trẻ gặp những vấn đề về hành vi mà có thể trở nên không rõ
ràng khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.

Bên cạnh đó, đậu tương cũng chứa các hormone thực vật – những hormone này có thể bắt
chước hormone estrogen trong cơ thể. Những hormone này được gọi là phyto-estrogen.
Đây là lý do tại sao những phụ nữ được tư vấn ăn nhiều đậu tương trong thời kỳ mãn
kinh để thay thế một số hormone estrogen bị mất. Nó giúp giảm bớt các triệu chứng
tiền mãn kinh ở phụ nữnhưng lại không tốt cho các trẻ em gái.

Lý do là do Phyto – estrogen có liên quan đến sự phát triển tình dục của các bé gái tuổi vị
thành niên. Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, nếu bé gái ăn nhiều đậu nành sẽ khiến phát triển
núi đôi và lông mu sớm (trước khi chúng được 8 tuổi). Chưa kể, sự kết hợp của các kích
thích tố nữ nhiều trong cơ thể sẽ tạo ra nguy cơ dậy thì sớm cho tuổi vị thành niên ở bé
gái.
Còn đối với các bé trai, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các bé trai khi ăn sữa hoặc các
sản phẩm đậu nành thì hợp chất estrogen trong cơ thể của họ sẽ nhiều gấp 22.000 lần so
với những bé trai được bú mẹ. Đây chính là một chất kích thích tố nữ không tốt cho
sự phát triển tâm lývà thể chất của các bé trai sau này.


×