Chuyên đề tốt nghiệp -1- Khoa quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hóa, Việt Nam đã chính thức là thành
viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO). Đây là một mốc cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Khi chúng ta bước vào WTO sẽ tạo ra
những thuận lợi to lớn để đưa đất nước đi lên, hòa nhập cùng với nhịp điệu phát triển
của thế giới. Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi
Đảng và Nhà nước ta phải có những đường lối, chính sách phát triển đúng đắn.
Nhìn lại những năm đầu phát triển của thế kỷ XXI, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn về mọi mặt. Nhờ Chính Phủ đã triển khai hàng loạt chính sách
và giải pháp tiếp tục ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thúc đấy tăng trưởng mà tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong những năm vừa qua đạt trung bình
8.2%/năm,thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một nâng cao từng bước cải thiện
đời sống của người dân. Một số mặt hàng của nước ta đã chiếm thị trường lớn ở các
nơi trên thế giới như Giầy dép, may mặc,và một số hàng nông sản khác nữa, điều này
đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới giúp Việt
Nam hòa mình và nhịp điệu chung của thế giới.
Một trong những mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội đó là sản phẩm Giấy. Sự phát triển của ngành Giấy ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước, thực tế đã chứng minh điều này.Sản xuất
của ngành tăng trưởng nhanh đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng
của ngành công nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng của GDP nói chung. Thông hoạt
động phát triển của vùng nguyên liệu Giấy đã thu hút thêm ngày càng nhiều lao động,
giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đất
nước, giữ vững môi trường trong sạch đẹp. Để làm được điều này Tổng công ty Giấy
Việt Nam đã thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, nhằm đáp ứng tiêu thụ trong
nước, cạnh tranh trong khu vực và mở rộng thị trường ra thế giới từng bước hoàn
thành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Đất nước.
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -2- Khoa quản trị kinh doanh
Để phát triển ngành công nghiệp Giấy, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tạo
cho được các vùng nguyên liệu giấy đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất giấy liên tục
lâu dài.
Nước ta trong những năm vừa qua luôn lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu,
phải nhập thêm bột giấy từ nước ngoài để sản xuất. Trong khi đó vùng nguyên liệu
Giấy thuộc các tỉnh trung du và phía Bắc đã được chính phủ phê duyệt qui hoạch và
đầu tư xây dựng lớn nhưng vẫn chưa đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu ổn định lâu
dài cho nhà máy. Vì vậy một vấn đề lớn đặt ra là phải đảm bảo được khả năng cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Giấy, nâng cao năng suất trồng rừng muốn
làm được điều này thì hệ thống quản lý rừng nguyên liệu phải vững chắc đảm bảo về
mặt chuyên môn. Đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển
của rừng nguyên liệu, chính vì nó có tầm quan trọng như vậy mà em quyết định chọn
đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng
công ty Giấy Việt Nam”. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Hoài Dung cùng tập thể các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tê-Kế hoạch đã
giúp em trong thời gian thực tập vừa qua.Do thời gian nghiên cứu ngắn cùng với sự
phức tạp của đề tài nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp
của thầy cô.
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -3- Khoa quản trị kinh doanh
PHẦN I:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY
GIẤY VIỆT NAM
I.THÔNG TIN CHUNG
1.Tên công ty: + Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
+ Tên tiếng Anh : VIỆT NAM PAPER CORPORATION
+ Tên giao dịch : VINAPIMEX
2.Trụ sở giao dịch : 25A- Lý Thường Kiệt-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội
+ Điện thoại : 048247773
+ Fax : 048260381
+ Email :
+ Mã số thuế: 2600357512
+ Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công Thương-Hai Bà
Trưng – Hà Nội
3.Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp Nhà nước-Tổ chức theo mô hình
công ty Mẹ-Con. Trong đó công ty Mẹ nòng cốt là Văn phòng Tổng công ty và công
ty Giấy Bãi Bằng, các công ty con là các công ty thành viên.
4.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
+ Giấy in, viết
+ Giấy in báo
+ Giấy tissue
+ Giấy bao bì công nghiệp
+ Một số sản phẩm lâm nghiệp
+ Gỗ, dăm mảnh
+ Sản phẩm bột giấy gồm: bột tẩy trắng+không tẩy,bột
CTMP,bột DIP,xử lý bột OCC tái sinh giấy loại
+ Sản phẩm gia công từ giấy như vở , giấy ram, giấy bao bì
in sẵn.
+ Sản phẩm văn phòng: bút bi , bút dạ kim, bút máy , bút
chì, bìa hồ sơ, giá đựng tài liệu......
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -4- Khoa quản trị kinh doanh
II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
1. Giai đoạn trước năm 1995
Giấy là một sản phẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Chính
vì vậy mà sản phẩm giấy đã xuất hiện từ rất lâu đời, những tờ giấy cổ xưa làm từ sợi
thực vật đã tìm thấy ở Trung Quốc trong các di vật khảo cổ niên đại 206 trước Công
nguyên đến thập niên 220 sau Công nguyên thuộc triều đại nhà Hán.
Nền văn hoá của Việt Nam từ xa xưa gắn liền với sự phát triển của sản phẩm
giấy. Trong cuốn sách cổ Trung Hoa đẩu thế kỷ thứ IV “Nam phương thảo mộc
trọng” ghi rõ năm 284 các nhà buôn nước Đại Tần, đông La Mã mua ba vạn giấy mật
hương của Giao Chỉ để dâng vua Tần Vũ Đế. Thế kỷ VII-X thời nhà Đường, giấy của
người Việt làm ra , qua buôn bán giao lưu giữa các nước được coi là nổi tiếng đẹp và
bền.Vào thời nhà Lý,những người làm giấy ở Việt Nam đã làm được giấy có sắc
vàng,vẽ rồng mây và thường được gọi là Long ám.Vào thế kỷ XIV,cuốn sách Đại
Việt Sử lược đã ghi nhận: Đầu thế kỷ thứ XIII,phía Tây ngoại thành Hà Nội,nghề
giấy đã hình thành nên những xóm làng giấy và người ta thường gọi là “ngõ giấy”.
Nghề giấy ở nước ta có một bề dày lịch sử phát triển lâu đời.Thời kỳ đầu
mành trúc được sử dụng làm lưới để hình thành nên tờ giấy và được coi là công nghệ
xeo liềm trúc sản xuất giấy.Thời kỳ thế kỷ thứ III đến năm 1911 là thời sản xuất theo
phương thức thủ công.
Năm 1912 là thời kỳ bắt đầu sản xuất giấy bằng cơ giới,thời điểm công ty giấy
Đông Dương của Pháp xây dựng xí nghiệp bột giấy Việt Trì công suất 4000 tấn/năm
và năm 1913 giấy Đáp Cầu Hà Bắc ra đời với công suất 2000 tấn/năm.
Năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ xí nghiệp Giấy Việt Trì bị
giặc Pháp tàn phá nặng nề. Nhân nhân ta đã tháo dỡ máy móc thiết bị của xí nghiệp
Đáp Cầu di chuyển nên Bắc Cạn xây lắp hình thành nên xí nghiệp Giấy Hoàng Văn
Thụ và đã phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của
nhân dân ta. Thời kỳ 1945-1954, một số cơ sở sản xuất theo phương pháp thủ công ,
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -5- Khoa quản trị kinh doanh
hay kết hợp bán thủ công với cơ giới. Các cơ sở sản xuất Giấy phục vụ kháng chiến
trong những điều kiện hết sức khó khăn, vất vả thiếu thốn nhiều thứ.
Khi mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi vào năm 1954, thì
nước ta đã bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc, ngành công nghiệp Giấy đã được tổ
chức sắp xếp lại theo hướng cơ giới hóa. Ngành giấy từng bước được khôi phục. Nhờ
cơ giới hóa mà sản lượng Giấy năm 1960 đạt 4800 tấn tăng trưởng gấp 2.5 lần so với
năm 1955.
Trong những năm 1960-1970, nhiều nhà máy Giấy đã được thành lập. Ở Miền
Bắc nhà máy Giấy Việt Trì được thành lập với công suất thiết kế 18000 tấn/ năm
được đưa vào vận hành nhân dịp sinh nhật Bác năm 1961 và sau đó là một loạt các
nhà máy sản xuất Giấy khác ra đời như Hòa Bình, Trúc Bạch, Vạn Điểm...
Ở Miền Nam hàng loạt nhà máy Giấy cũng được đầu tư xây dựng. Nhưng các
xí nghiệp Giấy ở Miền Nam phần lớn là gặp phải khó khăn chung đó là tình trạng
mất cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất Giấy, chủ yếu dựa vào nguồn bột nhập là
chính. Một số nhà máy như nhà máy Giấy Đồng Nai 20000 tấn/năm(1961), nhà máy
Giấy Tân Mai 18000 tấn/năm(1963), nhà máy Giấy Vĩnh Huê 6000 tấn/năm....
Trong thời kỳ này ngành công nghiệp Giấy đã có những thay đổi quan trọng,
đây là thời kỳ phát triển sản xuất theo phương pháp cơ giới hóa, đẩy nhanh nhịp độ
sản xuất do đó sản lượng Giấy năm 1970 tăng gấp 10 lần so với năm 1960 và đạt sản
lượng hơn 50000 tấn.
Sau khi Miền Nam được giải phóng hoàn toàn, sản lượng toàn ngành công
nghiệp Giấy đã tăng nên đáng kể , tổng công suất thiết kế ngành công nghiệp Giấy
Việt Nam đạt gần 72000 tấn/năm . Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu bột trầm
trọng ở phía Nam ngành Giấy đã hoàn thành xong công trình xây dựng bột giấy Viễn
Đông đồng thời xây dựng thêm các xưởng sản xuất bột ở các nhà máy Linh Xuân,
Thủ Đức...Năm 1978 tổng sản toàn ngành đạt 71000 tấn.
Ngành công nghiệp Giấy phát triển mạnh mẽ được đánh dấu bằng sự ra đời
của nhà máy Giấy Bãi Bằng năm 1981. Đó là một công trình sản xuất khép kín , công
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -6- Khoa quản trị kinh doanh
nghệ được cơ giới hóa và tự động hóa tương đối hiện đại, công trình được xây dựng
với sự tài trợ giúp đỡ của Thụy Điển.
Ngành công nghiệp Giấy ở nước ta đã từng bước phát triển lớn mạnh, bên
cạnh đó còn nhiều khó khăn bao trùm đó là khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm
nước ngoài còn thấp kém, mất cân đối giữa sản xuất Giấy và bột Giấy ngành công
nghiệp Giấy ở nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của giá bột Giấy trên thế giới nhất
là các mặt hàng giấy in, giấy viết, giấy in báo. Vì vậy, trong một vài năm trước Chính
phủ đã thực hiện chính sách bảo hộ đặc biệt đối với ngành Giấy, thông qua thuế nhập
khẩu và kiểm soát nhập khẩu đối với Giấy in báo,Giấy in, Giấy viết, từng bước tạo
điều kiện cho ngành Giấy vươn lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Từ năm 1984-1990, Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra làm hai
Liên hiệp khu vực. Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1(phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ
Diêm số 2(Phía Nam)
Từ năm 1990-1993, Quyết định 217-HĐBT ra đời nhằm xóa bỏ cơ chế quản
lý bao cấp, tháo gỡ các khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Sự đổi
mới cơ chế quản lý tạo cho xí nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh
doanh.
Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ tháng 3/1993 đến tháng 4/1995
Liên hiệp SX-XNK Giấy Gỗ Diêm được chuyển đổi và tổ chức, hoạt động thành
Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam. Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam là tổ
chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ chuyên ngành giấy
gỗ diêm.
2.Giai đoạn 1995-2004
Năm 1995, ngành Giấy đã đề nghị Nhà nước cho tách riêng bởi vì ngành Gỗ-
Diêm là một ngành kinh tế, kỹ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy, chính vì
vậy mà Tổng công ty Giấy Việt Nam đã được thành lập theo quyết định số 256/TTg
ngày 29/04/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ theo mô hình Tổng công ty 91, có điều
lệ tổ chức hoạt động theo Nghị định số 52/ CP ngày ngày 2/8/1995 của Chính
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -7- Khoa quản trị kinh doanh
phủ.Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao
gồm 14 thành viên hạch toán độc lập, 3 đơn vị sự nghiệp và 4 đơn vị hạch toán phụ
thuộc với trên 13000 CBCNV. Các đơn vị trong Tổng công ty Giấy Việt Nam có mối
quan hệ gắn bó về tài chính công nghệ, thông tin đào tạo, nghiên cứu đầu tư và phát
triển.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là lòng cốt của Hiệp Hội Giấy Việt Nam giúp đỡ
hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu, tư vấn đầu tư phát triển nhằm giúp các doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Trong giai đoạn từ năm
1996-2000 Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Năng lực
máy móc thiết bị tăng hơn 2 lần sản lượng sản xuất tăng 2 so với năm 1995. Thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 2-3 lần đời sống của người dân từng bước được
cải thiện, điều kiện về an toàn lao động được bảo đảm. Để có được sự thay đổi vượt
bậc này là do sự lãnh đạo của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công
ty và các đơn vị thành viên khác cùng nỗ lực phấn đấu. Bên cạnh đó Tổng công ty
Giấy Việt Nam còn phải khắc phục nhiều khó khăn phức tạp về khoảng cách lạc hậu
về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và trình độ điều hành quản lý so với các doanh
nghiệp cùng ngành trong khu vực và trong thế giới.
Trong giai đoạn từ năm 2001-2005, Tổng công ty Giấy Việt Nam tiếp tục triển
khai kế hoạch sắp xếp tổ chức lại, khai thác một cách có hiệu quả các công trình đầu
tư giai đoạn trước và triển khai các dự án trồng cây nguyên liệu giấy, xây dựng các
nhà máy bột Giấy và giấy có quy mô tại Thanh Hóa chuẩn bị triển khai các dự án lớn
như Bãi Bằng giai đoạn 2, nhà máy bột giấy Lâm Đồng và Bắc Cạn ở giai đoạn tiếp
theo.
3.Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Năm 2005 Tổng công ty Giấy Việt Nam đã chuyển sang hoạt động theo mô
hình công ty Mẹ-Con.Trong đó công ty mẹ nòng cốt vẫn là Văn phòng Tổng công ty
và công ty Giấy Bãi Bằng, các công ty con sẽ là các công ty cổ phần trên cơ sở các
đơn vị thành viên cũ của Tổng công ty.Bước vào giai đoạn mới của quá trình phát
triển Tổng công ty Giấy Việt Nam đã từng bước hoàn thiện và đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 2386487 triệu đồng,
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -8- Khoa quản trị kinh doanh
năm 2006 đạt 2660555 triệu đồng, năm 2007 kế hoạch đặt ra là đạt được 2766000
triệu đồng.Về sản lượng sản phẩm năm 2005 đạt 242160 tấn, năm 2006 đạt được
260330 tấn.Trải qua quá trình phát triển lâu dài Tổng công ty Giấy Việt Nam đã từng
bước hoàn thiện về mọi mặt và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế
của đất nước.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Giá trị sản xuất công nghiệp
Trong những năm vừa qua sự đóng góp của ngành công nghiệp Giấy đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là rất lớn. Giá trị sản lượng công nghiệp mà
ngành Giấy đóng góp liên tục tăng qua các năm. Để làm được điều này phải nói đến
vai trò dẫn dắt quan trọng của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đơn vị chủ chốt của
ngành công nghiệp Giấy. Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt
Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp(đơn vị: Trđ)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Toàn ngành Giấy 5654500 6696900 7739300 7967512
Tổng công ty
Giấy
1548732 2012100 2386487 2660555
Tỷ trọng (%) 27,39 30,05 30,83 33,39
Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp mà ngành công
nghiệp Giấy đạt được liên tục phát triển qua các năm cụ thể năm 2003 giá trị sản xuất
công nghiệp toàn ngành Giấy đạt được là 5654500 trđ, đến năm 2004 đã đạt được
6696900 trđ tăng 1042400 trđ tương ứng tăng 18,4%. Năm 2003 tỷ trọng giá trị sản
xuất công nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam so với toàn ngành công nghiệp
Giấy là 27,39% nhưng đến năm 2004 đã tăng lên tới 30,05% . Năm 2006 GTSXCN
của toàn ngành là 7967512 trđ 228212 trđ. Cũng qua bảng trên ta thấy GTSXCN của
Tổng công ty cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2004 tăng 29,9% so với năm 2003,
năm 2005 tăng 18,6% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 11,48% so với năm 2005
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -9- Khoa quản trị kinh doanh
điều này đã càng tạo điều kiện cho ngành công nghiệp Giấy phát triển mạnh mẽ trong
thời gian tới.
2. Doanh thu và lợi nhuận
Bất kỳ một công ty nào khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đều
phải quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận của mình vì đó là lý do mà doanh nghiệp
tồn tại. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của công ty được thể hiện
ở lợi nhuận mà công ty thu về. Trong thời gian vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam
luôn hoàn thành được kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận của mình, doanh thu và lợi
nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu Trđ 1436609 2892120 3107519 3491898
Lợi nhuận Trđ 5560 6523 6948 37824
Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Tổng công ty Giấy Việt Nam liên
tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2003 doanh thu của Tổng công ty đạt được
1436609 trđ đến năm 2004 doanh thu của Tổng công ty là 2892120 trđ tăng
14555101 trđ tương ứng tăng 101.3% đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự
thành công vượt bậc của Tổng công ty. Để làm được điều này phải kể đến sự lãnh
đạo của bộ máy ban giám đốc cùng sự đóng góp nhiệt tình của tập thể đội ngũ công
nhân viên trong Tổng công ty. Sang đến năm 2005 doanh thu của Tổng công ty là
3107519 trđ tăng so với năm 2004 là 7,45% và đến năm 2006 Tổng công ty đã nâng
doanh thu của mình lên 3491898 trđ tăng so với năm 2005 là 12,37% như vậy từ năm
2003 đến năm 2006 tốc độ tăng trung bình về doanh thu của Tổng công ty là 39,94%
đây là một kết quả hết sức khả quan của Tổng công ty cũng như của toàn ngành công
nghiệp Giấy. Về lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được trong thời gian vừa qua được
thể hiện như sau: Năm 2003 lợi nhuận mà Tổng công ty đạt được là 5560 trđ đến
năm 2004 lợi nhuận là 6523 trđ tăng 693 trđ tương ứng tăng 17,32% qua phân tích ở
trên ta thấy doanh thu năm 2004 tăng 100% so với năm 2003 trong khi đó lợi nhuận
chỉ tăng có 17,32% điều này chứng tỏ rằng còn nhiều vấn đề gặp phải trong khâu
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -10- Khoa quản trị kinh doanh
quản lý chi phí làm cho tổng chi phí của Tổng công ty cao dẫn đến lợi nhuận mà
Tổng công ty đạt được thấp. Lợi nhuận năm 2005 của Tổng công ty là 6948 trđ tăng
6,5% so với năm 2004 còn thấp hơn mức độ tăng trưởng của đợt trước. Chính vì hiệu
quả sản xuất kinh doanh đạt được là không cao nên sang đến năm 2006 Tổng công ty
đã vạch ra một đường lối chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Tổng công ty. Do đó mà lợi nhuận năm 2006 mà công ty đã đạt được
là 37824 trđ tăng so với năm 2005 là 30876 trđ tương ứng tăng 444,4% đây là một
thành công hết sức to lớn của tập thể đội ngũ công nhân viên của Tổng công ty.
Thành công này đã đánh dấu sự phát triển lớn mạnh vượt bậc của Tổng công ty.
3. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Bước vào nền kinh tế thị trường và giai đoạn đầu gia nhập WTO ngành công
nghiệp giấy Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Với chính sách mở cửa
của Nhà nước và đường lối chiến lược đúng đắn của Tổng công ty ngành công nghiệp
Giấy đã từng bước vươn lên đạt được những thành tựu nhất định
Ta có tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy trong những năm qua:
Bảng 3: Tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Đơn vị : Tấn
Sản phẩm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH 2007
KH 2007/
TH2006
Giấy in, viết 140121 144351 156095 151500 97.1
Giấy in báo 50340 54856 57238 57000 99.6
Giấy tissue 7010 7216 6947 10000 143.9
Giấy bao bì CN 29231 34373 38194 41800 109.4
Giấy tráng phấn 65 73 0 0
Giấy IVORY 172 189 0 0
Giấy khác 1200 1102 1856 10200 549.6
Tổng Sản Lượng 228103 242160 260330 270500 103.9
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Năm 2007
Ta thấy trong thời gian vừa qua sản lượng Giấy của ngành Giấy tăng lên rất
lớn. Sản lượng Giấy năm 2006 là 260330 tấn tăng 7,5% so với năm 2005. Năm 2007
Tổng công ty dự định sản lượng Giấy sẽ là 270500 tấn tăng 3,9% so với năm 2006.
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -11- Khoa quản trị kinh doanh
Đây là kế hoạch mà Tổng công ty đưa ra nhằm khuyến khích mọi thành viên trong
Tổng công ty cùng cố gắng phấn đấu nỗ lực để giúp ngành Giấy Việt Nam ngày càng
phát triển. Trong những năm qua sản lượng Giấy và bột Giấy của một số công ty
thành viên của Tổng công ty như sau:Công ty Giấy Bãi Bằng sản lượng Giấy là
80000 tấn/năm, bột Giấy 50000 tấn/năm. Công ty Giấy Tân Mai sản lượng Giấy là
65000 tấn/năm, bột Giấy là 60000 tấn/năm. Công ty Giấy Việt Trì sản lượng Giấy là
40000 tấn/năm, bột Giấy là 15000 tấn/năm.........Ngoài những sản phẩm Giấy Tổng
công ty còn huy động các thành viên tích cực trồng rừng, cây con, một số các sản
phẩm lâm nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của ngành một mặt góp
phần làm trong sạch môi trường, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân từng
bước nâng cao đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì sản phẩm Giấy của
Tổng công ty là đa dạng chủng loại như vậy nên đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào
cũng phải đa dạng phong phú. Để đáp ứng được nguồn nguyên liệu như vậy thì phải
có một bộ máy tổ chức quản lý vùng nguyên liệu Giấy vững mạnh, hoạt động quản lý
vùng nguyên liệu Giấy phải đảm bảo về mặt tổ chức và chất lượng. Chất lượng
nguyên liệu Giấy quyết định chất lượng sản phẩm Giấy vì vậy Tổng công ty cần giám
sát hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy tốt ngay từ giai đoạn đầu.
4. Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Tổng công ty
Trong những năm qua ngành công nghiệp Giấy nói chung cũng như Tổng
công ty Giấy nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng
trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các khoản phải nộp ngân sách tăng
lên cùng với thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty nó được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 4: Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người
Đơn vị: Trđ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH 2007
Các khoản nộp NS 99012 120000 145427 160211
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -12- Khoa quản trị kinh doanh
+ VAT 87937 100197 110090 120645
+ TNDN 980 1169 8672 14000
+ Nộp khác 10095 18634 26665 25566
Thu nhập bình quân 4 4,2 4,5 4,7
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty
Giấy Việt Nam liên tục tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng trong một vài năm
qua tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã có những tiến triển mới. Cụ
thể năm 2004 các khoản phải nộp ngân sách của Tổng công ty là 99012 trđ đến năm
2005 là 120000 trđ tăng 20988 trđ tương ứng tăng 21,2% , thu nhập bình quân đầu
người của Tổng công ty năm 2004 là 4 trđ/người/năm đến năm 2005 là 4,2 trđ/người/
năm tăng 0,2 trđ tương ứng tăng 5%. Tổng công ty có sự tăng về nguồn nộp ngân
sách và thu nhập bình quân đầu người như vậy là do năm 2005 là năm đánh dấu sự
thay đổi mới về loại hình doanh nghiệp đó là Tổng công ty đã chuyển sang mô hình
Tổng công ty Mẹ-Con nên tập thể đội ngũ công nhân viên trong Tổng công ty đã
không ngừng phấn đấu đưa công ty đi nên. Sang năm 2006 các khoản phải nộp ngân
sách của Tổng công ty là 145427 trđ tăng 25427 trđ tương ứng tăng 21,2% vẫn giữ
được tốc độ tăng như cũ. Thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty năm 2006
là 4,5 trđ tăng 0,3 trđ tương ứng tăng 7,1% so với năm 2005. Như vậy ta thấy các
khoản phải nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty liên tục
có sự tăng trưởng mạnh điều này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty nói chung và đến hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên
liệu của Tổng công ty nói riêng. Thu nhập bình quân đầu người tăng đó là một động
lực lớn thúc đẩy cán bộ công nhân viên quản lý, hoạt động trong vùng nguyên liệu
tích cực hăng say đóng góp công sức của mình vào để thúc đẩy sự phát triển của
Tổng công ty.
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -13- Khoa quản trị kinh doanh
PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG
NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
1. Đặc điểm về thị trường và khách hàng
a.Thị trường trong nước
Giấy là một sản phẩm rất thiết thực đối với mọi mặt của đời sống của xã hội.
Sản phẩm ngành công nghiệp Giấy sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của các ngành khác trong cơ cấu các ngành trong nền kinh tế quốc dân.Trong thời
gian vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam đã gặp một số khó khăn tiềm tàng của
thị trường nội địa của một nước chưa phát triển . Mức tiêu thụ Giấy tính theo đầu
người của người dân Việt Nam chỉ đạt khoảng 4kg trong khi mức tiêu dùng ở trên
thế giới là 55kg, châu Á là 26,7kg, châu Phi là 5,4kg, châu Âu là 91,4kg. Thị trường
Giấy nội địa ở nước ta rất nhỏ bé và nhạy cảm với sự biến động của thị trường thế
giới.
Trong những năm đầu 1994 trở về trước , tình hình sản xuất Giấy trong nước
lâm vào tình trạng khó khăn, tiêu thụ gặp nhiều trắc trở. Các mặt hàng Giấy nước
ngoài xâm nhập vào nước ta bằng nhiều hình thức và con đường khác nhau dẫn đến
sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước thấp. Vì vậy thời gian này đã có một số cơ
sở do không đủ sức duy trì nên đã phải đóng cửa.
Từ những năm 1994-2000 thị trường Giấy trong nước đã dần dần lấy lại chỗ
đứng của mình trong thị trường nội địa, và đã thúc đẩy sản xuất.
Bắt đầu bước sang thế kỷ XXI trong nền kinh tế hội nhập mở cửa tập thể ban
lãnh đạo, công nhân viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có những đường lối
chiến lược sáng suốt từng bước đưa công nghiệp Giấy Việt Nam đi lên và đã khẳng
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -14- Khoa quản trị kinh doanh
định được đó là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, lấy lại vị thế cạnh
tranh trên thị trường nội địa.
b. Thị trường nước ngoài
Trong những năm 1992-1994 thị trường Giấy thế giới lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng, và lớn nhất từ trước tới nay. Nhiều nhà máy Giấy trên thế
giới do không đứng vững trước tình trạng này nên đã phải đóng cửa. Tổng công suất
toàn ngành đã bị giảm trầm trọng, giá bột giấy và giá Giấy liên tục giảm mạnh dưới
mức giá thành. Do có cuộc khủng hoảng này mà đã ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành Giấy Việt Nam trên thị trường nội địa và thị trường thế
giới.
Từ năm 1990, thị trường Giấy nước ngoài của ngành Giấy Việt Nam đang ở
tình trạng hết sức khó khăn, thị trường bị thu hẹp mạnh. Năm 1995 thị trường sản
phẩm Giấy đã qua thời kỳ khủng hoảng, cung và cầu Giấy đã dần dần trở lại cân
bằng. Giá Giấy đã dần dần tăng lên. Năm 1996, thị trường giấy lại vấp phải những
khó khăn do cung lớn hơn cầu lên giá giấy lại giảm xuống. Trong những năm gần đây
thị trường Giấy thế giới lại đi vào ổn định, ngành công nghiệp Giấy lại phát triển trở
lại.
Chính vì thị trường Giấy trong nước và nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn
hạn chế vì vậy yêu cầu đặt ra đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam là rất lớn để
ngành công nghiệp Giấy khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thì phải bắt
đầu tổ chức từ khâu quản lý vùng nguyên liệu Giấy cho thật tốt có như vậy mới đáp
ứng được chất lượng của nguyên vật liệu giảm được giá thành chi phí từ khâu đầu
vào góp phần quan trọng vào việc hạ giá thành sản phẩm Giấy nâng cao được sức
cạnh tranh trên thị trường.
2. Đặc điểm về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị
a. Đặc điểm về trình độ công nghệ
Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới năng suất
của ngành, đối với mỗi ngành công nghệ sẽ có tầm tác dụng khác nhau.Tuy nhiên
công nghệ sản xuất Giấy ở Việt Nam còn ở tình trạng lạc hậu chậm phát triển so với
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -15- Khoa quản trị kinh doanh
các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài 2 nhà máy Giấy Bãi Bằng và nhà máy
Giấy Tân Mai, các doanh nghiệp còn lại đều sản xuất bột giấy theo phương pháp
kiềm không thu hồi hóa chất nên khó cải thiện được chất lượng, giá thành và gây ô
nhiễm môi trường cao.
Tổng công ty Giấy Việt Nam gồm có 9 đơn vị sản xuất Giấy trong đó chỉ có
công ty Giấy Tân Mai và công ty Giấy Bãi Bằng sau khi được đầu tư mở rộng là
được xếp vào loại công ty sản xuất Giấy có trình độ công nghệ tương đối hiện đại.
Đây là 2 đơn vị lớn nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam, chiếm tỷ trọng 70.04%
công suất sản xuất bột Giấy và chiếm 67.85% công suất sản xuất Giấy toàn Tổng
công ty.
Trình độ công nghệ lạc của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty được
thể hiện ở một số mặt sau:
+ Bóc vỏ theo phương pháp ướt, tốn nhiều nước, gây ô nhiễm môi trường và
làm ẩm vỏ không có lợi cho quá trình đốt tại lò hơi động lực, trên thế giới hiện nay
đã chuyển sang phương pháp bóc vỏ khô.
+ Nấu bằng phương pháp sunphát truyền thống, trong khi đó trên thế giới đã
áp dụng nấu bằng phương pháp sunphát cải tiến từ lâu
+ Dây chuyền sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tại công ty Giấy Tân Mai có
các thiết bị xông hơi, thẩm thấu hoá chất dạng hở nên nhiệt độ của các giai đoạn xử
lý thường không đạt được yêu cầu, dẫn đến làm tiêu hao năng lượng nghiền và làm
giảm chất lượng xơ sợi thu nhận.
+ Các cơ sở sản xuất bột khác có thiết bị nấu bột dạng nồi cầu, nấu bột theo
phương pháp xút không thu hồi hoá chất, tiêu tốn nhiều hoá chất và gây ô nhiễm môi
trường.
b. Trình độ máy móc, thiết bị
Thiết bị của các nhà máy sản xuất bột Giấy và Giấy Việt Nam nhìn chung là
không đồng nhất và có nhiều xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau: Từ các nước G7,
một số nước châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất cơ khí trong nước
chỉ có khả năng cung cấp một số thiết bị lẻ.
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -16- Khoa quản trị kinh doanh
Công ty Giấy Bãi Bằng và công ty Giấy Tân Mai được trang bị các hệ thống
thiết bị sản xuất bột Giấy hoá học và bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tương đối đồng bộ từ
công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến khâu xử lý chất thải. Các thiết bị chính của hai
nhà máy này như máy bóc vỏ, máy chặt mảnh, máy nghiền và làm sạch bột, có xuất
sứ từ các nước G7, có mức độ tự động hoá đo lường, điều khiển và kiểm soát các giai
đoạn sản xuất tương đối cao, nhất là sau thời kỳ nâng cấp. Năng lực sản xuất của hai
nhà máy này chiếm khoảng 30% năng lực sản xuất bột toàn ngành.
Tuy nhiên phần lớn dây chuyền thiết bị của hai nhà máy này thuộc thế hệ từ
những năm 1970 nên cũng khó lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Các nhà máy sản xuất bột Giấy hoá học tẩy trắng, không tẩy trắng, không thu
hồi hoá chất. Các xí nghiệp này được trang bị nồi cầu quay, không có hệ thống làm
sạch nguyên liệu, làm sạch bột, thu hồi hoá chất và xử lý chất thải.
Về thiết bị sản xuất bột Giấy tái chế chủ yếu được chia làm hai nhóm chính:
Nhóm hệ thống thiết bị tái chế Giấy loại được trang bị như một dây chuyền độc lập,
có trang bị tương đối hiện đại. Nhóm thiết bị này bao gồm dây chuyền sản xuất bột
Giấy khử mực (DIP) công suất 20000 tấn/năm, dây chuyền sản xuất bột tái chế.... các
dây chuyền này được trang bị các thiết bị tương đối tiên tiến như máy đánh tơi đa
năng, máy phân ly sơ sợi, máy sàng áp lực....Nhóm thiết bị thứ 2 là các thiết bị xử lý
Giấy loại, không được trang bị như những dây chuyền độc lập. Nhóm thiết bị này rất
lạc hậu, không đồng bộ, các thiết bị này có hiệu quả làm sạch không cao, tiêu hao
điện năng lớn.
Hệ thống thiết bị xeo Giấy của Tổng công ty bao gồm một số loại chủ yếu như
máy xeo lưới đôi (công ty Giấy Tân Mai), nhà máy xeo lưới dài và nhà máy xeo lưới
tròn. Ngoài các nhà máy xeo lưới đôi và dài tại các nhà máy Tân Mai, Bãi Bằng, Việt
Trì tương đối hiện đại, có tốc độ ở mức trung bình so với khu vực và thế giới, được
trang bị các hòm phun bột kín thuỷ lực, hệ thống điều khiển và kiểm soát quá trình
DCS và chất lượng Giấy QCS. Các nhà máy xeo lưới dài khác đều có hòm phun bột
dạng hở, tốc độ thấp, không được trang bị các hệ thống thiết bị hiển thị áp lực hơi và
nhiệt độ các lô sấy....
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -17- Khoa quản trị kinh doanh
Nhìn chung trình độ công nghệ và trang thiết bị ngành Giấy của nước ta đang
ở mức thấp và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Trình độ máy
móc thiết bị lạc hậu dẫn đến việc chăm sóc và khai thác rừng nguyên liệu Giấy không
đạt hiệu quả cao, việc chế biến nguyên liệu Giấy không đảm bảo chất lượng cao.
Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra đối với công tác tổ chức quản lý rừng nguyên liệu
Giấy là rất khó khăn và phức tạp.Ta có bảng các máy móc thiết bị Tổng công ty sử
dụng:
Bảng 5: Các loại máy móc, thiết bị của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Đơn vị: Tấn/năm
Các loại máy móc, thiết bị Nguồn gốc CS thiết kế CS sử dụng
Thiết bị SX bột Giấy từ nguyên liệu thô Nước G7 30000 25000
Thiết bị SX bột Giấy khử mực(DIP) Nhật Bản 20000 19000
Thiết bị SX bột tái chế(OCC) Hàn Quốc 30000 26000
Thiết bị xử lý Giấy loại Trung Quốc 20000 16000
Thiết bị xeo Giấy Nhật Bản 40000 35000
Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu Tổng công ty Giấy Việt Nam
Nhìn chung các loại máy móc, thiết bị nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt
Nam được nhập từ các nước G7 và một số nước ở châu Á. Công suất sử dụng chưa
đạt được so với công suất thiết kế điều này do trình độ ứng dụng tiếp cận công nghệ
của Tổng công ty chưa cao ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng
công ty
a. Đặc điểm về lao động
Trong tất các các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội con người luôn luôn là
nhân tố trung tâm nó quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Thấy rõ
điều này trong những năm vừa qua Tổng công ty Giấy Việt Nam đã rất quan tâm đến
người lao động và đội ngũ lao động của Tổng công ty không ngừng lớn mạnh theo
từng bước phát triển.
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -18- Khoa quản trị kinh doanh
Trong những năm gần đây khi mà một số công trình sản xuất Giấy và nguyên
liệu Giấy được thành lập như nhà máy Giấy Việt , Tân Mai...thì lực lượng lao động
đã phát triển nhanh chóng cả về mặt số lượng và mặt chất lượng. Đội ngũ cán bộ
quản lý cán bộ khoa học kỹ thuật cán bộ kinh tế được đào tạo trong nước cũng như
nước ngoài với một số lượng lớn.Các công trình được đầu tư xây dựng đều đưa đội
ngũ cán bộ quản lý , điều hành kinh tế kỹ thuật, các vị trí làm việc chủ chốt của công
nhân ra nước ngoài học tập và nhận chuyển giao công nghệ. Đội ngũ cán bộ công
nhân ngành Giấy miệt mài lao động học tập vươn lên làm chủ KHKT, từng bước thay
thế dần vị trí các chuyên gia nước ngoài, đưa các công trình vào vận hành sản xuất
thành công , từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế của các công trình đầu tư xây dựng.
Tổng công ty Giấy Việt Nam chiếm năng lực sản xuất lớn trong toàn ngành
Giấy, đội ngũ lao động đông đảo và mạnh mẽ về chất lượng, tập hợp nhiều cán bộ
quản lý và điều hành, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và thợ giỏi. Lực
lượng lao động của Tổng công ty là lực lượng nòng cốt, chủ lực của toàn ngành đồng
thời là đối tượng trực tiếp để nghiên cứu, xem xét thực trạng và xây dựng chính sách
phát triển toàn công ty.
Theo số liệu thống kê của Tổng công ty thì số lượng lao động trong Tổng
công ty những năm vừa qua là:
Bảng 6: Số lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Lao động ngành CN Giấy(người) 35400 35700 41400 39500 37600
Lao động Tổng Cty Giấy(người) 13073 13184 12964 12289 10100
Tỷ lệ % 37,7 36,8 30,6 29,5 28,7
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Cơ cấu lao động có sự tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty. Ta có cơ cấu lao động của Tổng công ty theo trình độ:
Bảng 7: Cơ cấu lao động Tổng công ty Giấy Việt Nam theo trình độ
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -19- Khoa quản trị kinh doanh
Trình độ
Năm
2004 2005 2006
Người % Người % Người %
ĐH và trên ĐH 1412 11.49 992 9.82 998 9.96
Cao đẳng và
Trung cấp
1358 11.05 1071 10.6 1052 10.5
Công nhân kỹ
thuật bậc 2-5
6291 51.20 5085 50.35 4985 49.72
Công nhân kỹ
thuật bậc 6-7
954 7.76 999 9.9 1005 10.02
Lao động phổ
thông
2274 18.50 1953 19.33 1985 19.8
Tổng 12289 100.00 10100 100.00 10025 100.00
Nguồn: phòng tổ chức lao động-Tổng công ty giấy Việt Nam
Đối với lực lượng lao động chuyên ngành trồng cây nguyên liệu Giấy thì Tổng
công ty có 2 nguồn chủ yếu: Lực lượng lao động có tay nghề được đào tạo tại các
trường công nhân kỹ thuật, đây là lực lượng lao động chủ yếu cho công nghệ chuyên
canh và thâm canh nhằm đạt sản lượng và mức tăng trưởng cao. Nhóm lực lượng lao
động là nông dân trồng cây nguyên liệu Giấy đây là lực lượng chiếm số đông và góp
phần rất lớn vào việc phát triển vùng nguyên liệu Giấy.
b. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị của Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện chức năng quản
lý các hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và các thành
viên về kết quả hoạt động của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Hội
đồng quản trị của Tổng công ty Giấy Việt Nam có 5 thành viên, do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm trong đó có: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát là
các thành viên chuyên trách và 2 thành viên có thể hoạt động kiêm nhiệm hoặc
chuyên trách. Ban kiểm soát là tổ chức do HĐQT quyết định thành lập và chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của HĐQT, Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó có 1 thành viên
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -20- Khoa quản trị kinh doanh
của HĐQT làm trưởng ban.
Ban Tổng giám đốc của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm: Tổng giám
đốc là ông Võ Sỹ Dởng, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó Tổng giám đốc
hành chính, phó Tổng giám đốc nguyên vật liệu, phó Tổng Giám đốc tài chính, phó
Tổng giám đốc đầu tư và phát triển, phó Tổng giám đốc hành chính, phó Tổng giám
đốc kỹ thuật.... Mỗi một pho Tổng giám đốc đều có một chức năng nhiệm vụ riêng
nhưng đều nhằm tới một đích là đưa Tổng công ty Giấy Việt Nam ngày càng phát
triển vững mạnh.
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy ban Tổng giám đốc của Tổng công ty Giấy
Việt Nam
Giúp việc cho ban Tổng giám đốc còn có các phòng ban chức năng nghiệp vụ
thực hiện các chức năng quản lý ngành, định hướng các kế hoạch phát triển ngắn hạn
và dài hạn đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả theo từng lĩnh vực chuyên
môn cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Các phòng ban của Tổng công ty
bao gồm:
+Phòng nghiên cứu & phát triển:Tìm hiểu ngành Giấy trên quy mô phạm vi
toàn cầu, nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật trong ngành để định hướng phát
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Phó TGĐ
kỹ thuật
Phó TGĐ
tài chính
Phó TGĐ
hành
chính
Phó TGĐ
đầu tư&
phát triển
Phó TGĐ
NVL
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM
ĐỐC
Chuyên đề tốt nghiệp -21- Khoa quản trị kinh doanh
triển , phối hợp với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để triển khai các đề tài
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong ngành để twngf bước nâng
cao vị thế của ngành.
+Phòng tổ chức lao động: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ
chức thực hiện các lĩnh vực:tổ chức đào tạo cán bộ, chế độ chính sách tiền lương,
tuyển mộ tuyển chọn nhân lực, thi đua thanh tra, khen thưởng...
+Phòng tài chính: có nhiệm vụ tập trung quản lý các nguồn thu chi có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thực hiện việc tổng hợp về
vốn, chi phí sản xuất.Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn công tác kế toán hạch toán kinh tế
ở các đơn vị thành viên, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty
gửi lên bộ chủ quản.
+Phòng kế hoạch: tham mưu cho Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các công
việc lập kế hoạch sản xuất sản xuất sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển của
toàn bộ Tổng công ty, đưa ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đánh giá phân tích
thị trường, dự báo nhu cầu của thị trường....
+Phòng xây dựng cơ bản:có nhiệm tham mưu thực hiện các công việc như
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm vi
toàn Tổng công ty.
+Phòng kinh doanh:có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp cho Tổng
giám đốc ra các quyết định một cách chính xác, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, đôn đốc các đơn vị thành viên của Tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ đã
vạch ra kết nối giữa các bạn hàng , đối tác.Phòng kinh doanh có một vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty, nó xây dựng các kế hoạch chiến lược
phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm, xây dựng kế hoạch giá thành , điều phối tác
nghiệp sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty bao gồm: Công ty Giấy Bãi Bằng.
công ty Giấy Tân Mai, công ty Giấy Việt Trì, công ty Giấy Vạn Điển, công ty Giấy
Hoàng Văn Thụ, công ty Giấy Đồng Nai, công ty Giấy Bình An, công ty nguyên liệu
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -22- Khoa quản trị kinh doanh
Giấy Miền Nam, công ty gỗ Đồng Nai, công ty diêm Hòa Bình, công ty diêm Thống
Nhất, nhà máy in và văn hóa phẩm Phúc Yên.Trong thời gian vừa qua , một số đơn vị
của Tổng công ty đã tiến hành xong thủ tục cổ phần hóa, đến tháng 1/2005 một số
đơn vị đã tiến hành hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần: Công ty gỗ Đồng Nai,
Công ty diêm Hòa Bình, Công ty diêm Thống Nhất, nhà máy in và văn hóa phẩm
Phúc Yên, công ty Gíấy Vạn Điển, công ty Giấy Đồng Nai. Ngoài ra Tổng công ty
còn có một số đơn vị sự nghiệp như: Viện công nghiệp Giấy và xenluylô, trung tâm
nghiên cứu cây nguyên liệu Giấy, trường đào tạo nghề Giấy.
Sơ đồ 2:Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Giấy Việt
Nam:
Sơ đồ 3: Mô hình các công ty thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Tổng công ty Giấy
Việt Nam
CTy
Giấy
Tân
Mai
CTy
Giấy
Bãi
Bằng
CTy
Gỗ
Đồng
Nai
CTy
Giấy
Vạn
Điển
CTy
Giấy
Việt
Trì
CTy
Giấy
Bình
An
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tổ
chức
lđ
Phòng
xây
dựng
cơ bản
Phòng
tài
chính
phòng
kế
hoạch
Phòng
nghiên
cứu &
PT
Chuyên đề tốt nghiệp -23- Khoa quản trị kinh doanh
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty có ảnh hưởng rất lớn đến
công tác tổ chức hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy. Nếu cơ cấu tổ chức bộ
máy của Tổng công ty mà phù hợp thì hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy sẽ
đạt hiệu quả cao, nâng cao được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Hoạt động quản
lý vùng nguyên liệu Giấy là hoạt động quản lý đầu tiên của Tổng công ty và nó lại là
hoạt động quản lý nguyên vật liệu đầu vào vì vậy Tổng công ty cần phải chú trọng
làm tốt công tác này.
4. Đặc điểm về sản phẩm, nguyên vật liệu của Tổng công ty Giấy Việt
Nam
a. Đặc điểm về sản phẩm
Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa
ngành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên sản phẩm của Tổng công ty rất
phong phú và đa dạng về chủng loại. Các sản phẩm Giấy bao gồm : Giấy in, giấy
viết, photocopy, giấy in báo, giấy bìa, giấy bao bì công nghiệp.....Các sản phẩm gia
công từ Giấy gồm: Vở tập, giấy ram, giấy in nhãn...Các sản phẩm chế biến từ gỗ:gỗ
ván ép, đồ gỗ gia dụng, văn phòng...Các sản phẩm văn phòng: bút bi, bút dạ kim, bút
máy, dụng cụ học sinh....các sản phẩm bột giấy: bột tẩy trắng+không tẩy, bột
CTMP.....
Ta có tình hình sản xuất Giấy của Tổng công ty Giấy trong những năm qua:
Bảng 8: Sản lượng Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Đơn vị : Tấn
Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 KH 2007 KH 2007/
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -24- Khoa quản trị kinh doanh
TH2006
Giấy in, viết 144351 156095 151500 97.1
Giấy in báo 54856 57238 57000 99.6
Giấy tissue 7216 6947 10000 143.9
Giấy bao bì CN 34373 38194 41800 109.4
Giấy tráng phấn 73 0 0
Giấy IVORY 189 0 0
Giấy khác 1102 1856 10200 549.6
Tổng Sản Lượng 242160 260330 270500 103.9
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Năm 2007
Ta thấy trong thời gian vừa qua sản lượng Giấy của ngành Giấy tăng lên rất
lớn. Sản lượng Giấy năm 2006 là 260330 tấn tăng 7,5% so với năm 2005. Năm 2007
Tổng công ty dự định sản lượng Giấy sẽ là 270500 tấn tăng 3,9% so với năm 2006.
Đây là kế hoạch mà Tổng công ty đưa ra nhằm khuyến khích mọi thành viên trong
Tổng công ty cùng cố gắng phấn đấu nỗ lực để giúp ngành Giấy Việt Nam ngày càng
phát triển.
Đi đôi với sự gia tăng sản lượng, mặt hàng sản phẩm trong những năm gần
đây ngày càng phong phú và đa dạng, có nhiều tiến độ về mẫu mã và chất lượng. Một
số mặt hàng có chất lượng tương đương với các sản phẩm trong khu vực, Giấy in và
Giấy viết của công ty Giấy Bãi Bằng đã tham gia xuất khẩu với lượng nhỏ. Ta có thể
tham khảo chất lượng của một số Giấy trên thế Giới qua bảng sau:
Bảng 9: Chất lượng Giấy in báo của Tổng công ty và một số nước
Chỉ tiêu Đơn vị Giấy báo
Tân Mai
Giấy báo ngoại
Hàn Quốc Nga Nhật Mỹ
Định lượng g/m
2
47 51 51,5 43,9 49,5
Độ dai dọc N 25,4 32,1 37,2 34,9 30,9
Độ dai ngang N 11,5 8,7 12,4 12,5 11,7
Độ láng Gy/100cc 50 110 150 100 64
Độ dày Mn 0,08 0,065 0,065 0,065 0,06
Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B
Chuyên đề tốt nghiệp -25- Khoa quản trị kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu Giấy in báo Tân Mai cần phải phấn
đấu để chất lượng Giấy báo đạt được tiêu chuẩn như các nước.
Trong những năm qua sản lượng Giấy và bột Giấy của một số công ty thành
viên của Tổng công ty như sau:
Bảng 10: Sản lượng Giấy và bột Giấy của một số đơn vị thành viên
Công ty Đơn vị Sản lượng Giấy Sản lượng Bột Giấy
Công ty Giấy Bãi Bằng Tấn/năm 80000 50000
Công ty Giấy Tân Mai Tấn/năm 65000 60000
Công ty Giấy Việt Trì Tấn/năm 40000 15000
Nguồn: Phòng kế hoạch-Tổng công ty Giấy Việt Nam
Ngoài những sản phẩm Giấy Tổng công ty còn huy động các thành viên tích
cực trồng rừng, cây con, một số các sản phẩm lâm nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu
nguyên vật liệu của ngành một mặt góp phần làm trong sạch môi trường, xã hội, tạo
công ăn việc làm cho người dân từng bước nâng cao đời sống kinh tế xã hội của đất
nước. Chính vì sản phẩm Giấy của Tổng công ty là đa dạng chủng loại như vậy nên
đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải đa dạng phong phú. Để đáp ứng được
nguồn nguyên liệu như vậy thì phải có một bộ máy tổ chức quản lý vùng nguyên liệu
Giấy vững mạnh, hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy phải đảm bảo về mặt tổ
chức và chất lượng. Chất lượng nguyên liệu Giấy quyết định chất lượng sản phẩm
Giấy vì vậy Tổng công ty cần giám sát hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy tốt
ngay từ giai đoạn đầu.
b. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Giấy là một ngành công nghiệp đòi hỏi rất nhiều các loại các nguyên vật liệu
đầu vào khác nhau do đó để phát triển ngành Giấy một yêu cầu cấp bách đặt ra là
phải bảo đảm đầy đủ các nguồn lực đầu vào đó. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển các nguồn nguyên liệu đầu vào như gỗ tre, nứa...và một số nguyên vật
liệu hóa chất và phụ gia khác nữa.Một số nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của ngành
Giấy Việt Nam:
+ Nguyên liệu tre nứa: tre nứa là nguyên liệu lâu đời của Tổng công ty Giấy
Việt Nam. Tre nứa dùng để sản xuất bột Giấy cho giấy bao gói, bao bì công nghiệp,
Sinh viên: Nguyễn Văn Lương Lớp: Công nghiệp 45B