LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển
của một quốc gia, để nguồn thu ngân sách luôn được đảm bảo thì nhà nước dử
dụng các cộng cụ để thu ngân sách. Trong đó thuế là một công cụ quan trọng nhất,
không chỉ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà thuế là công cụ điều tiết
vĩ mô nền kinh tế. Về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế
trực thu, thuế gián thu như thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế
Nhập khẩu, thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế Thu nhập
doanh nghiệp. Việt Nam đang từng bước hội nhập với kinh tế quốc tế và tiến trình
chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc thuế trực thu đang là xu
hướng tất yếu.Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân
sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế
TNCN điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất
nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các
tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao
và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp
thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng
đa dạng. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau.
Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài
làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài
cũng tăng lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm
cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn.
Với tình hình đó, ta có thể thấy TNCN ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh
giá nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập cá nhân trong thời
gian qua” nhằm phân tích rõ hơn vấn đề này.
Chương I: THUẾ, CÁCH TÍNH THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Nội dung cơ bản về thuế TNCN ở nước ta hiện nay.
1.1. Định nghĩa
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào những người có thu nhập
cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở
nước ngoài có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam
nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có
thu nhập tại Việt Nam.
1.2. Đối tượng nộp thuế.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế
quy định tại Điều 3 của Luật thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt
Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của
Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú
hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng một trong các điều kiện trên.
1.3. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu
nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
* Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
* Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của
pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại,
nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc
hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ
cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ
cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi
trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.
Tiền thù lao dưới các hình thức.
Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm
soát, hội đồng quản lý và các tổ chức.
Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc
không bằng tiền.
Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà
nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế,
tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm
pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
Tiền lãi cho vay.
Lợi tức cổ phần.
Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.
* Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
*Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
*Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
Trúng thưởng xổ số.
Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại.
Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.
Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng
thưởng khác.
*Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ.
Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
* Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
* Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh
tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc
đăng ký sử dụng.
*Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh
tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc
đăng ký sử dụng.
1.4. Thu nhập miễn thuế.
* Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ
với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
* Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền
với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy
nhất.
* Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
* Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha
đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với
con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà
ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
* Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm
khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
* Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao để sản xuất.
* Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ.
* Thu nhập từ kiều hối.
* Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền
lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
* Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
* Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo
chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
* Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi
thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường
khác theo quy định của pháp luật.
* Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo,
không nhằm mục đích lợi nhuận.
* Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân
đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
1.5 Giảm thuế và kỳ tính thuế.
1.5.1. Giảm thuế.
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm
nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với
mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
1.5.2. Kỳ tính thuế.
* Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập
từ tiền lương, tiền công;
Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập
từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng;
thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa
kế; thu nhập từ quà tặng;
Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu
nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế
theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.
* Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh
thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
2. Căn cứ tính thuế.
2.1. Đối với cá nhân cư trú.
2.1.1. Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế.
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
* Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các
khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh
doanh trong kỳ tính thuế.
* Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung
ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng
hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch
vụ.
* Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
trong kỳ tính thuế bao gồm:
Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho
người lao động;
Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng
vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài;
Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản
xuất, kinh doanh;
Chi trả lãi tiền vay;
Chi phí quản lý;
Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật
được tính vào chi phí;
Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
* Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ
và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật.
* Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh
doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo một trong các
nguyên tắc sau đây:
Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh
doanh;
Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;
Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký
kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về
phân chia thu nhập giữa các cá nhân.
* Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn,
chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì
cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác
định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
* Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu
nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận
được trong kỳ tính thuế.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm
tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối
tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
* Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư
vốn quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận
được trong kỳ tính thuế.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá
nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế
nhận được thu nhập.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
* Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ
giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ
chuyển nhượng vốn.
* Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc
chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán
chứng khoán.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm
giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
* Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá
chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất
động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:
Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển
nhượng;
Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua;
Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định
của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan
đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi
phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi
phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.
* Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc
chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển
nhượng bất động sản.
* Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng
bất động sản trong trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá đất do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là
thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
* Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10
triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức,
cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Thu nhập chịu thuế từ bản quyền
* Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng
mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá
nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại
* Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt
trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng
quyền thương mại.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời
điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng
* Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà
tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát
sinh.
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:
Đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được
thừa kế;
Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối
tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
2.1.2. Các khoản giảm trừ.
Giảm trừ gia cảnh
* Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế
đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu
đồng/năm);
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
* Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện
theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối
tượng nộp thuế.
* Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng, bao gồm:
Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức
quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết
tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi
nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc
được tính giảm trừ gia cảnh.
Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
* Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế
đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú, bao gồm:
Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
* Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận,
hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi
nhuận.
2.1.3. Các biểu thuế.
* Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Bậc
thuế
Phần thu nhập nh thuế/năm(triệu
đồng)
Phần thu nhập nh
thuế/tháng(triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
* Biểu thuế toàn phần.
Thu nhập nh thuế Thuế suất (%)
Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
Thu nhập từ trúng thưởng 10
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của
Luật này
20
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2
Điều 13 của Luật này
0,1
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1
Điều 14 của Luật này
25
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2
Điều 14 của Luật này
2
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối
tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
* Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như
sau:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế
vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả
cho đối tượng nộp thuế;
Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân
sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.
* Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập
và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy
định của pháp luật.
* Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2.2. Đối với cá nhân không cư trú.
* Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh.
Trong đó:
Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ
bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú
mà không được hoàn trả. Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế
thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân
không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch
vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực,
ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá;
5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;
2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh
doanh khác.
* Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền
công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam,
không phân biệt nơi trả thu nhập.
* Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng
tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá
nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
* Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác
định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng
phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt
việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
* Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân
không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế
suất 2%.
* Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác
định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao,
chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư
trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
* Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân
không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 2 Điều này
nhân với thuế suất 10%.
Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá
trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam;
thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt
trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận
được tại Việt Nam.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng
nộp thuế là cá nhân không cư trú
* Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách
nhà nước theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu nhập chịu thuế trả cho đối
tượng nộp thuế.
* Đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo
từng lần phát sinh thu nhập đối với thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.
Chương II. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của {nh để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia h|nh thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm
thoả món cỏc nhu cầu của nhà nước.
2. Nội dung thu ngân sách nhà nước
- Thuế, phí và lệ phí do các tổ chức cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
Thuế là khoản đóng góp tài chính bắt buộc được thể chế bằng luật
do các pháp nhân và thể nhân đóng góp cho nhà nước. Thuế là khoản phí mang tính
hoàn trả không trực tiếp thông qua việc cung cấp các công t•nh công cộng.
Không những được xem là nguồn thu qua trọng chủ yếu cho NSNN mà
trong nền kinh tế thị trường , thuế được coi là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ
mô nền kinh tế. Chính sách thuế được sử dụng hiệu quả sẽ góp phần tạo nên tính
bền vững cho NSNN.
Bên cạnh đó , thuế c€n có những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế
xă hội của quốc gia :
+ Thuế góp phần thúc đẩy tích luỹ tư bản ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển kinh tế.
+ Thuế là công cụ phân phối lại lợi tức làm gia tăng tiết kiệm trong khu vực
tư nhân và bảo đảm công bằng xă hội.
+ Thuế là 1 trong những công cụ kiềm chế lạm phát hiệu quả.
Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp những hoạt
động hành chính Nhà Nước do các thể nhân và pháp nhân đóng góp nhằm phục vụ
cho việc quản lí Nhà nước theo pháp luật.
Lệ phí di cơ quan có quyền lực ban hành và vừa mang tính hoàn trả trực
tiếp vừa mang tính không trực tiếp.
Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công
cộng không thuần tuư theo pháp luật.
Phí mang tính hoàn trả trực tiếp và phải do cơ quan có quyền lực ban
hành.
- Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
- Thu từ hoạt động sự nghiệp
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên tài, sản thuộc sở hữu Nhà nước
- Thu từ vay nợ và nhận viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các
tổ chức, các cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các cá nhân, các tổ
chức trong và ngoài nước.
- Các khoản thu khác như thu từ phạt, tịch tthu, tịch biên tài sản…
3. Nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước
- Thu nhập GDP b|nh quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động
viên của NSNN.
- Tỷ suất danh lợi trong nền kinh tế là nhân tố quyết định đến việc nâng cao
tỷ suất thu của NSNN.
- Tiềm năng của đất nước về tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến số
thu NSNN.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước tỷ lệ thuận với tỷ suất
thu NSNN.
- Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do
trốn, lậu thuế sẽ là nhơn tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của NSNN.
4. Thực trạng thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân
Góp phần tăng nguồn thu chi ngân sách nhà nước
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu càu tự do hóa thương mại nên
thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng cho Ngan sách nhà nước. Nền
kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân
ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng
thu cho nhân sách nhà nước.
Hiện nay hơn 180 nước đã áp dụng thuế TNCN. Theo xu hướng phát triển
của thế giới thì thuế thu nhập chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số
thu ngân sách thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều
quốc gia đã phản ánh tầm quan trọng của nó. Tại các quốc gia phát triển nhu Anh,
Mỹ thuế TNCN chiếm 30 – 40% thu ngân sách. Hay tại các nước khối ASEAN là 5
-10% thâm chí có nước có tỷ trọng là 15 – 16%. Tại Việt Nam, khi luật thuế TNCN
chua áp dụng, chỉ mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán nhung cũng đã có kết
quả tăng trưởng thu khá lớn: năm 1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao là 62 tỷ, đến năm 2000 thu được 1832 tỷ và sseens năm 2005
thu đạt 8300 tỷ. tuy vậy, con số này cũng mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng thu ngân
sách.
Năm
Thuế thu
nhập người
có thu nhập
cao
Tổng thu ngân
sách
Tỉ
trọng(%
)
2005 4,100 183 2,2
2006 5,100 237,9 2,1
2007 6,119 281,9 2,2
2008 8,135 323 2,5
Bảng số liệu thuế thu nhập của người có thu nhập cao
Nhận thấy tầm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân đối với tổng thu ngân sách
nhà nước nhà nước đã có những thay đổi trong chính sách thu thuế. Cụ thể là ban
hành luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và bắt đâu có hiệu lực từ 1/1/2009.
Bảng số liệu:
Đơn vị : nghìn tỷ đồng
Năm
Thuế thu nhập
cá nhân
Tổng thu
ngân sách
Tỉ trọng
(%)
2009 14,545 389,9
3,7
2010 18,46 461,5
4
2011 28,902 595
4,9
2012 46,333 740,5
6,3
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của thuế thu nhập cá nhân và tổng thu ngân
sách từ năm 2009 đến năm 2012
Sau hơn 3 năm triển khai, luật thuế thu nhập cá nhân đã đi vào đời sống nhân dân, tạo
một nguồn thu đáng kể cho tổng ngân sách nhà nước. Có thể thấy thuế TNCN đang ngày
một gia tăng về số lượng cũng như vai trò thông qua bảng số liệu trên. Tuy nhiên, để đóng
vai trò chủ chốt trong tổng thu ngân sách nhà nước như rất nhiều các quốc gia trên thế
giới thì còn cả một quãng đường rất dài mà nhà nước ta phải thực hiện. Trong đó, đầu
tiên phải khắc phục những bất cập của luật thuế TNCN hiện nay mắc phải.
Chương 3 : NHỮNG BẤT CẬP THIẾU SÓT VÀ GIẢI PHÁP
I. Những bất cập thiếu sót trong luật thuế thu nhập cá nhân ở việt
nam
- Thứ nhất, mói về mức khởi điểm chịu thuế nhiều người vẫn cho rằng đây là
luật thuế đánh vào người có thu nhập cao. ở nước ta khó xác định mức khởi
điểm để đánh thuế thu nhập và thực chất là đánh vào tiền lương, tiền công vì
đại bộ phân lao động có thu nhập từ lương
- Thứ 2 là quá nhiều giấy tờ và thủ tục
Chỉ riêng giám trừ gia cánh .những quy định cũng đã làm "ù lai. hoa mắt" bưi
có quá nhiẻu loại giấy lừ, Ihu lục, ho sơ mà người nộp ihuế cần phai ihực hiện
và đáp ứng yêu cầu cua cơ quan quàn lý thuế. Ví dụ trường hợp người nộp
thuế có con theo học và là người phụ chuộc ilìi đà cần: Giấy khai sinh, giấy
xác nhận cua tnrờng hoặc bán chứng llìực the sinh viên, biên lai thu học phí
hoặc chứng từ nộp khoan chỉ phí tiền học, tiền sinh hoạt phí có nicn độ phù
hợp với năm tinh thuế.
Tuy nhiên, phức tạp sẽ còn hơn thế. Ví dụ, người nộp thuế có con tàn tật
thi ngoài giấy khai sinh, người nộp ihuc còn phai "đưa con lên trung tâm giám
định y khoa tận tỉnh, thành phố" đê khám, xác nhận về mức độ tàn tật không
có kha năng lao động. Nếu theo hướng dẫn một người nộp thuế có 2 con đang
học, cháu làn tật không nơi nương tựa, bố mẹ già, vợ thu nhập thấp thi cần
khoang 30 loại giấy tờ
Song có lẽ sẽ là “rủi ro” nếu như người nộp thuế được hoàn yhuế. Đến
đây, lại mội núi công việc, giấy lừ gồm: đơn xin hoàn thuế, bản photocopy
giấy chứng minh nhân dân, tờ khai quyết toán thuế, các chứng từ khấu trừ
thuế, biên lai thu thuế, chứng từ xác định tình trạng kếi chúc thời gian làm
việc, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động
Sẽ là quá bất cập, phức tạp khi mộc người có thu nhập, sau khi giám trừ
gia cảnh thì không còn phai nộp thuế thu nhập cá nhân, nhưng lại vẫn phải đáp
ứng núi giấy tờ trên. Rõ ràng khi đó không chi người nộp thuế mất thời gian,
công sức mà cơ quan thuế cùng ôm cả "biển việc", mà thực chất không thu
được mội đồng tiền thuế nào. Nhưng sẽ là bất cập hơn khi "quả bóng" đã được
đá thẳng về phía người nộp thuế, trong khi cơ quan thuế chi ngồi im đòi hỏi
người nộp thuế đáp ứng yêu cầu phức tạp này.
Thứ ba, có quá nhiều kẽ hở trong việc xác định đổi tượng và thu nhập
thực tế của người nộp thuế, chẳng hạn như: năng lực quản lí hiện nay của các
cơ quan ở Việt Nam còn hạn chế, nên việc xác định thu nhập chù yếu dựa vào
bản tự khai cá nhân và ý thức cùa người dân . Do đó, tạo ra lỗ hổng cho một số
cá nhân lách luật và trốn thuế.
Thứ tư ,mức thuế suất quá cao không phù hợp với thu nhập cua đại đa số
người dân Việt Nam
Theo biểu thuế suất lũy tiến, mức thuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là
35%. So với mặt bằng chung của thế giới thì mức thuế suất này không cao.
Nhưng nếu xét đến sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, thu nhập bình quân
đầu người và đặc biệt là hệ thống an sinh xã hội của nước ta với các nước khác
thì sự so sánh này khó có thể coi là hợp lý.
Thực tế ở nhiều nước còn quy định thuế suất tối thiểu 5%, nhưng cùng có
những nước chi có 1% . Chẳng hạn, Malaysia thu nhập đầu người hơn
2.000USD/năm, mức thuế suất cũng chi có 1%; Nhậl Bàn mức thu nhập đầu
người hàng chục nghìn USD/năm nhưng cũng chi có 5%.
II. Một số giải pháp
Thứ nhất, về kiểm soát chặt chẽ về thu nhập.
Ngân hàng là nơi có thể kiểm soát tốt nguồn thu nhập cá nhân.
- Mọi cá nhân từ 16 tuổi trở lên đều đã được cấp Chứng minh nhân
dân(CMND). Do vậy có thể sử dụng số CMND làm mà số thuế (MST)
cho mọi cá nhân trong việc quan lý thuế. Việc này sẽ rất thuận tiện trong
việc cấp phát MST cùng như quan lý thuế cho mọi đối tượng.
- Có thể phân loại thu nhập thành 2 loại chủ yếu là thu nhập cá nhân và
thu nhập doanh nghiệp (TNDN). TNDN thông qua hệ thống phát hành
hoá đơn và các báo cáo thuế như hiện hành nên không có gi khó trong
việc quản lý thu nhập này.
Thu nhập cá nhân mới là vấn đề cần bàn hiện nay. Nếu mọi thu nhập cá
nhân đều được thông qua hệ thống ngân hàng (thẻ ATM, các loại thè tín
dụng ) thì có thể kiêm soát chặt chẽ qua các báo cáo của ngân hàng cho từng
tài khoan cá nhân; hạn chế và dần dẹp được vấn nạn của “kinh tế tiền mặt”;
mọi thu nhập đểu minh bạch rõ ràng, do vậy có thề hạn chế và chống tham
nhũng, rứa tiền
Thứ hai, xác định chi phi đưực khâu trừ hợp lý.
Mọi thanh toán, chi phi đều có thể chứng minh thông qua ngân hàng và hệ
thống hoá đơn (có MST cá nhân như nêu ở trên), do vậy rất thuận tiện trong
việc xác định các chi phi được giảm trừ hợp lý mà không gây phức tạp thêm
trong việc xây dựng luật do các yếu tố như lạm phát
Mọi chi phi nếu có chứng minh cụ thề đều được khấu trừ để xác định lại
thu nhập chịu thuế (giống như hình chức thuế TNDN hiện hành) chính xác và
công bằng hơn.
Thứ ba, giải quyết nghĩa vụ thuế mội cách khoa học.
Mọi công dân khi có thu nhập (sau khi đã được khấu trừ mọi chi phí) đều
có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Việc này sẽ loại bỏ được tính toán về
ngưỡng thu nhập chịu thuế mà trong nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng
như Việt Nam sẻ rất khó xác định được sao cho hợp lý trong lương lai. Hơn
nữa, điều đó tạo nên sự công bằng trong nghĩa vụ thuế mà mọi công dân đều
phải thực hiện mà không liên quan đến vùng miền, thu nhập cao hay thấp, thu
nhập từ việc gì và chi phí cho việc gì nhằm đảm bảo việc thu thuế đúng và
đủ cho ngân sách Nhà nước.
Nếu làm công tác đóng góp tài chính cho từ thiện thì nên được miễn giảm
thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích mọi công dân đóng góp cho xã hội
(việc miễn giảm có thể được tính toán cân nhắc trong khi xây dựng luật thuế
thu nhập cá nhân).
Nếu chi phí lớn hơn thu nhập thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
trong kỳ nhưng cũng không được chuyển lỗ như TNDN được (mọi nghĩa vụ
được tính toán và thực hiện theo năm tài chính).
Xây dựng biểu thuế thu nhập cá nhân nên tham khảo một số nước đã phát
triền xem họ đã làm như thế nào trong quá trình đang phát triển trước đó thay
vì tham khảo theo tình hình hiện tại của họ. Biểu thuế nên xét đến phần tích
luỹ của mọi cá nhân nhằm tạo cho "Dân giàu, nước mạnh”.
Về việc thu nộp thuế có thể được xứ lý như sau:
Đối với các cán bộ, công nhân viên việc thu thuế sẽ được giao cho đơn vị
doanh nghiệp nơi các cán bộ, công nhàn viên làm việc đảm trách. Sau đó, các
đơn vị doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Cơ quan
thuế sẽ cấp giấy chứng nhận về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân cho từng người
nộp thue theo MST cá nhân như đã nêu ở trên và chuyển lại cho doanh nghiệp.
Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân nên thực hiện hàng năm I lần (sau khi
kết thúc năm tài chính).
Đối với các cá nhân tự do, cơ quan thuế địa phương (nơi cư trú hoặc tạm
trú) sẽ có trách nhiệm quản lý thu thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
Cần quy định cụ thể và phạt thật nặng với những truờng hợp trốn thuế để
mang tính răn đe và buộc mọi người phải chấp hành tự giác, triệt để.
KẾT LUẬN:
Thuế là nghĩa vụ của mọi công dân, góp phần để chung tay xây dựng đất nước. Bên
cạnh mục tiêu khoan sức dân, nhân dân cũng cần quan tâm đến NSNN. Nếu thu
nhập của cá nhân là dành cho chi tiêu của mỗi gia đình thì tất cả các khoản chi tiêu
của đại gia đình Việt Nam đều đặt gánh nặng lên NSNN. Kinh tế càng khó khăn, lạm
phát cao thì càng cần phải xử lý các vấn đề đối với bà con vùng sâu, vùng xa, những
vùng gặp khó khăn Những khoản chi lấy từ ngân sách mà Thuế TNCN là một
trong số nguồn thu đó. Người nộp thuế đều có mong muốn chính đáng là được tăng
mức giảm gia cảnh, bớt nộp thuế, nhưng không chỉ thế, họ mong muốn được tôn
vinh khi thực hiện tốt nghĩa vụ, được bình đẳng về nghĩa vụ thuế, muốn tiền thuế
của mình sử dụng đúng mục đích hy vọng và tin tưởng rằng việc sửa Luật Thuế
TNCN, cải cách hệ thống chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế sẽ đạt được
nguyện vọng chính đáng của nhân dân nói chung, của người nộp thuế TNCN nói
riêng.
Tài liệu tham khảo:
Tổng cục Thống kê : www.gso.gov.vn/
Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ: www.chinhphu.vn/
Cổng thông tin Bộ Tài chính : www.mof.gov.vn/
Tạp Chí Thuế : tapchithue.com.vn/