Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận môn SNA hệ thống tài khoản quốc gia - cân đối ngân sách nhà nước.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.29 KB, 10 trang )

Đề tài: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình
cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua.
Tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững ổn định là mục tiêu chung của
hầu hết các quốc gia. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết đồng thời
cũng là mục tiêu. Muốn tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố không thể thiếu.
Nguồn vốn huy động cho các hoạt động của cả nền kinh tế được bắt nguồn từ nhiều
nguồn: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các cá nhân, các nhà đầu tư, các tổ chức…trong
đó một nguồn vốn lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng là ngân sách nhà nước (NSNN).
Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi NSNN là tình trạng đang diễn ra ở
hầu hết các quốc gia do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy
ra. Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển
mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất.
Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên
nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy
trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới đời sống của dân cư,
làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong
thời gian dài còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế
vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, xử lý bội chi NSNN đang là bài toán nan giải.
Ta hãy xem xét và đánh giá tình hình thu - chi NSNN của Việt Nam thời gian qua.
 Giai đoạn trước năm 1986, tài chính nước ta trong tình trạng yếu kém, thu
không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chính phủ
chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Đến giai đoạn từ năm
1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xô và các
nước XHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ cho nước ta. Trước tình hình
khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định
hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã
có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi trong khi chi
NSNN tăng cao tới mức bùng nổ đã gây ra thâm hụt NSNN trầm trọng.
 Giai đoạn 1991-1995, diễn biến NSNN khá thất thường.


 Tổng chi NSNN chiếm 20,5% GDP năm 1990 đã giảm xuống còn 15,9% năm
1992. Sau đó tăng đột ngột lên 29,4% năm 1993. Từ năm 1994, tổng chi so với
GDP lại giảm liên tục, từ 29,4% (năm 1993) xuống còn 22,7% GDP (năm
1998), tương ứng với việc cắt giảm 1/5 tổng chi NSNN. Nhưng xét bình quân
giai đoạn 1991 - 1995 chi NSNN đạt 24,5% GDP và khoảng 24,1% GDP giai
đoạn 1996 - 2001 là tăng mạnh so với mức bình quân 19,7% giai đoạn 1986 -
1990.
 Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tăng 7,7 lần từ năm 1991 đến năm
2000. Trong đó số thu từ thuế lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN.
Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 95% trong tổng số thu. Về quy
mô, thu NSNN so với tổng GDP tăng từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh
cao 23,3% năm 1995. Bình quân thu ngân sách giai đoạn này là 20,5% GDP.
 Trong giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4%
đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là
4,17%). Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất
thấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này.
 Giai đoạn 1996-2000.
 Tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu không những đủ
chi thường xuyên mà còn phục vụ cho đầu tư phát triển, thâm hụt NSNN được
khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mục tiêu Đại hội Đảng
đề ra là huy động 20% – 21% GDP vào NSNN thông qua thuế và phí. Nhưng
thực tế thực hiện năm 1997 đạt 19,4%, năm 1998 đạt 17,7%, năm 1999 đạt 17%
và năm 2000 đạt 19,4%. Và như vậy là chưa năm nào đạt mục tiêu đề ra.
 Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Giai đoạn 1991 –
2001, chi NSNN được kết cấu lại theo hướng chi trên cả ba lĩnh vực chi đầu tư,
chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó, chi đầu tư phát triển, nhất là chi đầu
tư xây dựng cơ bản được quan tâm. Mặc dù chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, bình quân khoảng 63,5% tổng chi NSNN, nhưng nguồn thu trong
nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền
cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Đồng thời tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã

vươn lên đạt mức bình quân khoảng 25%, chi viện trợ và trả nợ chiếm hơn 11%
trong tổng chi NSNN.
 Giai đoạn 1996-2000, do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông
Nam Á nên nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Trong những năm này, tỷ lệ bội
chi NSNN ở mức từ 3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000 (năm
1996: 3%, năm 1997: 4,05%, năm 1998: 2,49%, năm 1999: 4,37%, năm 2000:
4,95%). Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân
năm 1991-1995 (2,63%). Năm 2000 có bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm
1998 có bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và thiểu phát, nên
mức bội chi NSNN như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động
làm cho nền kinh tế chuyển sang giai đoạn đi lên.
 Giai đoạn 2001 - 2010
 Thu NSNN không ngừng tăng lên: từ 90749 tỷ đồng năm 2000 lên 461500 tỷ
đồng dự toán năm 2010. Tốc độ tăng thu bình quân giai đoạn 2001-2008
khoảng trên 20%. Cơ cấu thu NSNN cũng dịch chuyển theo chiều hướng tích
cực hơn: thu từ nguồn trong nước so với tổng thu đã tăng lên (từ 50,95% năm
2000 lên 55,13% năm 2008).
 Cùng với tốc độ tăng thu NSNN thì chi NSNN trong giai đoạn này cũng không
ngừng tăng lên (từ 108961 tỷ đồng năm 2000 lên 582200 tỷ đồng dự toán năm
2010). Tốc độ tăng chi bình quân hằng năm giai đoạn 2001-2008 đạt 18,5%.
Cơ cấu chi NSNN tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng tích cực như trong giai đoạn
1991 – 2000: chi đầu tư phát triển và chi trả nợ đang dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong
tổng thu NSNN. Ngoài ra, chi đầu tư phát triển đang được dành chủ yếu cho xây dựng
cơ sở hạ tầng và những khu vực khó hoặc không thu hồi được vốn. Nhìn vào bảng số
liệu phía dưới ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2000 – 2008 chi đầu tư phát triển
bình quân chiếm khoảng 29%, chi trả nợ bình quân chiếm khoảng 14% tổng chi NSNN.
Trong chi đầu tư phát triển thì chi cho xây dựng cơ bản bình quân chiếm tới 91%. Bên
cạnh đó, những khoản chi mang tính bao cấp không thuộc chức năng, nhiệm vụ của
NSNN nhìn chung được cắt giảm đáng kể, giảm bớt gánh nặng chính đáng cho NSNN
trong điều kiện mới. Đây là một xu hướng tích cực, phù hợp với thực tế nước ta, cần

được củng cố và tăng cường trong giai đoạn chuẩn bị bước đầu hội nhập.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TỔNG CHI 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Chi đầu tư phát
triển
27.19 31.00 30.51 32.91 30.87 30.15 28.68 28.08 27.48
Trong đó: Chi
XDCB
24.06 27.85 27.49 30.04 28.83 27.73 26.32 26.90 25.21
Chi phát triển sự
nghiệp KT-XH
56.74 55.14 52.66 52.77 50.42 50.37 52.54 53.06 52.26
Trong đó: Chi
quản lý hành chính
7.42 6.73 5.80 6.27 7.42 7.14 6.01 7.31 6.64
Chi trả nợ và
viện trợ
14.03 15.99 15.38 15.64 14.45 11.81
Bảng 1: Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2000 - 2008
Đơn vị: %
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê
 Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 5% GDP và
thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội
chi NSNN trong 10 năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều
(bình quân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi
NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức
3,87% so với GDP.
Đồ thị 1: Bội chi NSNN so với GDP giai đoạn 2001 – 2008
4.58
6

5
4.67
4.96
4.9
4.85
4.86
0
1
2
3
4
5
6
7
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Bội chi NSNN/GDP
Nguồn: Bộ Tài chính
 Việc duy trì được mức bội chi ngân sách 5% so với GDP trong thời gian vừa
qua có thể coi là thành tựu lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô vì vẫn thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định. Nhưng bên cạnh đó, đã xuất hiện
nhiều bất cập trong tình hình thu chi ngân sách:
 Thứ nhất, Theo đánh giá của các chuyên gia, từ năm 2001 tới đây, do phải kích
cầu đầu tư nên NSNN đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng
bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17- 18%. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng
trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002:
1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%;
năm 2007: 7,8%).
Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích
thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến
tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN ở mức cao

và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ nguồn vay trong nước và
nước ngoài làm cho việc trả nợ hàng năm lên đến trên dưới 15% tổng chi ngân sách.
Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát
mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng.
Bảng 2: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN (Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Số tiền vay trong nước để bù
đắp bội chi NSNN
Số tiền vay nước ngoài để
bù đắp bội chi NSNN
2002 18382 7125
2003 22895 7041
2004 27450 7253
2005 32420 8326
2006 35864 12749
2007 51572 12995
( Nguồn: Bộ Tài chính)
Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt
NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng
thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nước ta qua bù đắp thâm
hụt NSNN khoảng 2%-2,5%GDP. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra lạm
phát cao trong năm 2007 (12,7%) và năm 2008 (23%). Chi NSNN đã tăng từ 27% GDP
năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của Chính phủ.

×