BÀI KIỂM TRA MÔN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
Đề bài: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá
tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua.
Bài làm:
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và
là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân
sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc
gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa
ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh
vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng
liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất
hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất
của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của
nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát
sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò
của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai
đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai
trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định
hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời
sống xã hội.
I. Thu ngân sách nhà nước:
Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các
khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên
quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng
quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành
quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước
Bảng cơ cấu thu NSNN của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Như vậy, có thể thấy trong cơ cấu thu ngân sách, thu từ dầu thô chiếm tỷ
trọng cao nhất, ngoài ra, trong các nguồn thu trong nước, thu từ DNNN chiếm tỷ
lệ cao (>16%), tiếp sau đó là từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài
quốc doanh (10,44% năm 2008).
Tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2010: Ước cả năm, tổng thu
ngân sách nhà nước đạt 528.100 tỷ đồng, vượt 14,4% so dự toán, tăng 19,4% so
với thực hiện năm 2009. Cụ thể như sau:
1.1 Thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử
dụng đất):
Dự toán thu 271.700 tỷ đồng; ước cả năm đạt 295.000 tỷ đồng, vượt 8,6% so dự
toán, tăng 26,4% so với thực hiện năm 2009.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 01/01/2010 Chính phủ đã
dừng thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và dừng hỗ trợ lãi suất cho vay
vốn lưu động ngắn hạn; thực hiện giãn thời hạn nộp thuế một quý đối với số thuế
thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất,
gia công dệt may, da, giầy... Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng
cường công tác quản lý thu thuế, tổ chức thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm;
tích cực đôn đốc thu nợ đọng, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế
độ kê khai, nộp thuế... Nhờ vậy, quá trình thực hiện mặc dù chịu nhiều tác động
của các yếu tố không thuận lợi, song kết quả thu ngân sách nhà nước nói chung
và nhiều khoản thu quan trọng nói riêng đạt khá so với dự toán. Trong đó:
a) Khu vực kinh tế quốc doanh: ước cả năm đạt 108.062 tỷ đồng, vượt
8,5% so với dự toán, tăng 28,9% so với thực hiện năm 2009.
Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,
trong năm 2010 các Bộ, địa phương, các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế đã rà
soát, điều chỉnh phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Năm 2010 ước
có khoảng 300 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ
phần hoá, sắp xếp lại; tính chung đến ngày 31/12/2010, cả nước đã thực hiện sắp
xếp được 5.845 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá
được 3.943 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, chiếm 67,5% tổng số đã sắp
xếp.
b) Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2010 tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tổng số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài được cấp phép mới và tăng thêm ước khoảng 21 tỷ USD, trong đó số
vốn thực hiện ước 11 tỷ USD; góp phần đổi mới công nghệ sản xuất, tăng kim
ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Thu ngân sách nhà nước
ước cả năm đạt 60.823 tỷ đồng, vượt 5,3% so với dự toán, tăng 20,1% so với
thực hiện năm 2009.
c) Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: ước cả năm đạt 65.785 tỷ đồng,
vượt 4,8% so dự toán, tăng 37,5% so với thực hiện năm 2009. Năm 2010 đã có
khoảng 249,5 nghìn tỷ đồng vốn của dân cư và tư nhân đầu tư vào nền kinh tế,
chiếm 31,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; có khoảng 84 nghìn doanh nghiệp dân
doanh thành lập mới góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết
việc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
1.2 Thu tiền sử dụng đất: Từ cuối năm 2009 đến nay, hoạt động của thị
trường bất động sản cả nước nói chung và tại một số đô thị lớn nói riêng về cơ
bản diễn biến khá sôi động, đồng thời các địa phương đã quan tâm đến công tác
quy hoạch, đẩy nhanh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; nhờ vậy, ước thu cả
năm đạt 35.000 tỷ đồng, vượt 52,2% so với dự toán.
1.3 Thu từ dầu thô:
Dự toán thu là 66.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng thanh toán là
14,41 triệu tấn, giá bán 68 USD/thùng. Ước thu từ dầu thô cả năm đạt 70.800 tỷ
đồng, chiếm 13,4% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 6,8% so dự toán, tăng
17% so với thực hiện năm 2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán ước đạt xấp xỉ
14 triệu tấn và giá dầu thanh toán cả năm ước đạt khoảng 79 USD/thùng, tăng 11
USD/thùng so với giá tính dự toán.
1.4 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:
Dự toán thu 95.500 tỷ đồng, trên cơ sở tổng thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu là 131.500 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 36.000 tỷ đồng.
Năm 2010, nhiều cơ chế về quản lý xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung
theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với các
mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn
chế nhập siêu, như: bãi bỏ quy định phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính để khuyến khích doanh nghiệp sử
dụng các thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được; ban hành khung thuế
nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu tương ứng với giá xăng dầu trên thị trường
thế giới để các doanh nghiệp chủ động trong tổ chức sản xuất - kinh doanh; rà
soát, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu
dùng không khuyến khích nhập khẩu, trên cơ sở đó ban hành danh mục các mặt
hàng này để làm cơ sở giám sát và thực hiện các biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp
Việt Nam; tiếp tục thực hiện tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với
hàng hoá thực xuất khẩu trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán
qua ngân hàng
Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất khẩu kết hợp với những sửa đổi, bổ
sung về cơ chế và chính sách quản lý thu, ước thu ngân sách từ hoạt động xuất
nhập khẩu năm 2010 đạt 160.800 tỷ đồng, tăng 22,3% so với dự toán; sau khi
hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 39.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách đạt
121.800 tỷ đồng, chiếm 23,1% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 27,5% so với
dự toán, tăng 15,3% so với thực hiện năm 2009.
1.5 Thu viện trợ không hoàn lại: dự toán 5.000 tỷ đồng, ước thực hiện đạt
5.500 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán.
Tuy nhiên, tình hình năm 2010 cho thấy hiện tượng vượt thu ở mức cao. Theo
đó, ước tính thu ngân sách nhà nước cả năm đạt khoảng 66.600 tỷ đồng vượt
vượt 14,4% so với dự toán, tăng 19,4% so với năm 2009, trong đó thu nội địa
(không kể thu tiền sử dụng đất) ước là 64% tổng thu ngân sách nhà nước (vượt
8,6% so dự toán). Điều này cần được xem xét ở góc độ đưa ra dự toán nhiệm vụ
thu NSNN là chưa phù hợp, gây ra tình trạng không huy động triệt để các nguồn
thu này.
II. Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc
nhất định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do
đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các
định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công
việc thuộc chức năng của nhà nước. Quá trình của chi ngân sách nhà nước:
- Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà
nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng;
- Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách
nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào
sử dụng.
Bảng cơ cấu chi NSNN của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2010 (582.200 tỷ đồng),
kết hợp với dự kiến sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu ngân sách nhà
nước năm 2010, đánh giá tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt
642.200 tỷ đồng, tăng 10,3% so với dự toán, tăng 9,8% so với thực hiện năm
2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
2.1 Chi đầu tư phát triển:
Dự toán chi 125.500 tỷ đồng. Ước cả năm đạt 150.000 tỷ đồng, tăng
19,5% so với dự toán, bằng 83,4% mức thực hiện năm 2009, chiếm 23,4% tổng
chi ngân sách nhà nước và bằng 7,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử
dụng từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần
nguồn vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn
vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy
định); được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng
hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp
công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ
quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực và một số mặt hàng dự trữ quốc gia
khác...
2.2 Chi trả nợ và viện trợ:
Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, ước cả năm 80.250 tỷ đồng, tăng 14,2% so
với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ và thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước.