Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.33 KB, 74 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TỪ XA
***
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHIỆP VỤ THỰC TẬP
(Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ
phần may và dịch vụ Hưng Long)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN BÌNH YẾN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THẢO
NGÀY SINH: 12/11/1986
LỚP: K15B KHÓA: 01 NGÀNH: KẾ TOÁN
HỆ: GIÁO DỤC TỪ XA
ĐỊA ĐIỂM HỌC: ĐH TÀI CHÍNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HƯNG YÊN
HƯNG YÊN THÁNG 1/2014
LỜI MỞ ĐẦU
/>ng_ty_May_Hung_Yen.html
MAY HƯNG LONG: CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Với quan điểm “Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là uy tín, danh dự, trách
nhiệm và là niềm tự hào của mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty”, những năm qua, May Hưng Long
đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Đạt mức tăng trưởng
bình quân từ 20% - 50%/năm, Công ty đã góp phần to lớn vào sự phát triển nền kinh tế Hưng Yên nói
riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long được chuyển đổi và cổ phần hóa từ Xí nghiệp may Mỹ Hào
năm 2001. Với điểm xuất phát là một Xí nghiệp May nhỏ chỉ có 540 công nhân với 16.000 m2, đến nay
May Hưng Long đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu có quy mô công
nghiệp; Toàn bộ nhà điều hành hiện đại khang trang, xưởng sản xuất rộng rãi, bề thế toạ lạc trên diện
tích 46.000 m2, thu hút trên 2.400 công nhân lành nghề.
Từ khi chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần, May Hưng Long luôn sản xuất kinh doanh có hiệu
quả cao, tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 40%. Năm 2010, Công ty đạt doanh thu 250 tỉ đồng cao


hơn năm 2009 là 34 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 45 tỉ đồng, hơn năm 2009 là 9 tỷ đồng. Cùng với sự
tăng trưởng về sản xuất kinh doanh, thu nhập của người lao động luôn được cải thiện, năm 2010, thu
nhập bình quân của người lao động đạt 4.200 triệu đồng/người/tháng. .
Từ việc chỉ sản xuất các mặt hàng chủ lực áo bơi, quần âu, jắc két cho các khách hàng truyền thống
Sgwicus, Balana (Hàn Quốc) và Tokyknit (Nhật Bản), đến nay Công ty đã mở rộng ra nhiều khách hàng
trên toàn thế giới như Gap, Nike, Walmart, Seart, Target, Mizuno Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ
yếu là Mỹ (chiếm 70% thị phần giá trị xuất khẩu), EU, Nhật Bản, Canada (mỗi thị trường chiếm 10% thị
phần giá trị xuất khẩu). Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, May Hưng Long đã dần chiếm lĩnh được thị
trường trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua, do dành hết năng lực cho sản xuất hàng xuất khẩu nên
Công ty chưa thực sự quan tâm đầu tư cho thị trường nội địa. Thời gian tới, Công ty sẽ tập trung cả nhân
lực và vật lực để khai thác tối đa thị trường tiềm năng này.
Để có được thành công trên, những năm qua, May Hưng Long luôn chú trọng đảm bảo chất lượng sản
phẩm và tạo được niềm tin với khách hàng. Đặc biệt, Công ty liên tục cải tiến và cải tiến có hiệu quả hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Công ty cũng chú trọng việc đổi mới công nghệ
và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; liên tục đầu tư các thiết bị hiện đại tiên tiến như: Máy bổ túi tự
động, máy cắt chỉ tự động, máy chuyên dụng điện tử. Bên cạnh đó, Công ty đã phát động các phong trào
thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, động viên khích lệ toàn thể cán bộ, công nhân phát huy sáng kiến
trong từng bộ phận, từng thao tác, tham gia làm gá, cữ, khuôn dưỡng để tăng năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm…
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Công ty luôn coi trọng công tác an toàn lao động và phòng
chống cháy nổ. Ban an toàn của Công ty làm việc dựa trên kế hoạch đã được xây dựng, tiến hành kiểm
tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Qua đó, tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn để có biện pháp khắc phục kịp thời.
100% công nhân mới tuyển dụng được học qua lớp an toàn lao động…
Với những thành tích đã đạt được, May Hưng Long đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Cờ
thi đua của Chính phủ năm 2008; Cờ thi đua của Tập đoàn Dệt may Việt Nam năm 2007; Cờ thi đua của
UBND tỉnh Hưng Yên năm 2008, 2009; Cúp vàng danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc tiêu biểu năm 2010;
Danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc ngành Dệt may và Da giầy các năm 2008, 2009, 2010 cùng
nhiều phần cao quý khác. Cùng với tập thể Công ty, ông Đỗ Đình Định - Tổng Giám đốc Công ty cũng
vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý do Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Việt
Nam, UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng…

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị
trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Cơ chế quản lý kinh tế có sự đổi mới
đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp
đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật
cung cầu. Trong môi trường đó, để có thể tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp phải luôn có sự đổi mới để không ngừng hoàn thiện quá trình sản
xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả xác thực là lợi nhuận.
Hiện nay, các doanh nghiệp được Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập tức là lấy thu bù chi, có lợi nhuận để
tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp
phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp quản lý với mọi hoạt động sản
xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm
xuống mức thấp nhất. Một trong các công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp
đó là hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Việc tính đúng, tính đủ và chính
xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là hết sức cần
thiết để từ đó doanh nghiệp có thể xác định được kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, đề ra những biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất , hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm sản xuất ra có
tính cạnh tranh cao.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò tích cực của kế toán, ban lãnh
đạo Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long luôn quan tâm đến công tác
kế toán mà trọng tâm là bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm dịch vụ.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, xuất phát từ những lý do trên, em
đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm dịch vụ Công ty cổ phần
du lịch ASEAN Hạ Long “
Nội dung của bài luận ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần

chính như sau:
Phần I : Một số nét khái quát về Công ty cổ phần du lịch ASEAN
Hạ Long
Phần II : Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long
Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ
Long
MỤC LỤC
Phần 1: Một số nét khái quát về Công ty CP du lịch ASEAN Hạ Long
36
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
36
1.2 Quy trình kinh doanh của công ty
38
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
39
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

42
1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp

42
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

43
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
45
1.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
45

1.5.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
46
1.5.3 Chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
48
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm dịch vụ tại Công ty CPDL ASEAN Hạ Long
36
2.1 Đặc điểm về CPSX và phân loại CPSX tại công ty

50
2.1.1 Đặc điểm về CPSX tại công ty
50
2.1.2. Phân loại CPSX tại Công ty

51
2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty CPDLAHL

52
2.2.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp
52
2.2.2 Kế toán chi phí NC trực tiếp
63
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
72
2.2.4 Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty
88
2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
93
2.4 Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm
93

Phần 3: Kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá
thành sp dịch vụ tại Công ty CPDL ASEAN Hạ Long
97
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty
97
3.2. Kết quả đạt được

97
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
Sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty

100
Kết luận
102
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 6 : Quá trình kinh doanh tại Công ty CP du lịch
ASEAN Hạ
Long
Sơ đồ 7 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP du lịch
ASEAN
Hạ Long
Sơ đồ 8 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP du lịch
ASEAN
Hạ Long
Sơ đồ 9 : Trình tự sổ kế toán của Công ty CP du lịch ASEAN
Hạ
Long.
PHẦN I:
Một số nét khái quát về công ty
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần du

lịch ASEAN Hạ Long
Tên công ty: Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long
( Tên tiếng anh: ASEAN Ha Long tourism joint stock company )
Địa chỉ liên hệ: Đường Hậu Cần – Phường Bãi Cháy –
Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.3640.027
Fax: 033.3640.077
Email:
Website: aseanhalonghotel.com
Giám đốc hiện tại: Vũ Xuân Biên
Loại hình DN: Công ty cổ phần
Công ty Cổ phần Du lịch Asean Hạ Long trước đây là khách sạn Asean
Hạ Long do Công ty Đầu tư và xây dựng số 18 (thuộc Tổng Công ty
LICOGI ) là chủ đầu tư và trực tiếp xây dựng. Công ty Đầu tư và xây dựng
số 18 đặt trụ sở tại số 471 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP Hải Dương.
Công ty chủ yếu kinh doanh ngành xây dựng từ năm 1961 đến năm 2003
bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, Công ty Cổ phần Du lịch
Asean hiện nay tiền thân là Khách sạn Asean Hạ Long.
Công ty Cổ phần Du lịch Asean Hạ Long được xây dựng vào năm
2003, kinh doanh lĩnh vực khách sạn. Đến 10/4/2005 đi vào hoạt động,
tháng 12/2005 khách sạn chính thức khai trương và được phép kinh doanh.
Khách sạn đã được tổng cục du lịch công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao, với lợi
thế nhìn ra Vịnh Hạ Long, gần cầu Bãi Cháy, bến xe khách, cảng tầu du
lịch, bãi tắm, chợ đêm, khu vui chơi giải trí. Đây là một trong những điểm
tuyệt vời nhất của công ty, với diện tích 3000m
2
và tổng mức đầu tư 62 tỷ
đồng. Hiện nay, khách sạn được đánh giá là có kiến trúc và các bố trí mới lạ
nhất tại khu vực sảnh, nhà hàng cũng như phòng ngủ tạo cho du khách sự
mới lạ và đẹp mắt.

Khách sạn gồm 12 tầng, được thiết kế tầng trệt là Gara ôto, tầng 1 là
khu vực sảnh lễ tân và quầy lưu niệm, dịch vụ Internet, tầng lửng và tầng 2
là khu vực nhà hàng, quầy bar phục vụ khách ăn, bể bơi, thể hình, thẩm mỹ.
Tầng 3 là bộ phận quản lý điều hành. Từ tầng 4 đến tầng 11 là phòng nghỉ,
với 101 phòng ngủ. Tầng 12 hội thảo, hội nghị. Tất cả được trang bị tiện
nghi với các thiết bị hiện đại.
Tuy là một khách sạn mới nhưng Asean Hạ Long đã nhanh chóng xây
dựng thương hiệu, vị thế và uy tín của mình. Sau hơn 2 năm thành lập và
phát triển đến ngày 01/07/2007 Khách sạn Asean Hạ Long chính thức đổi
tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Asean Hạ Long. Công ty không ngừng
đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là chú trọng đào tạo
trình độ nghiệp vụ phục vụ cho đội ngũ nhân viên để đáp ứng và thoả mãn
tối đa nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
Khi mới đi vào hoạt động, khách sạn Asean Hạ Long chủ yếu kinh
doanh phòng nghỉ và một số dịch vụ nhà hàng (Bar). Do nhu cầu khách
hàng nhằm cung cấp đầy đủ những dịch vụ của ngành du lịch nói chung và
khách sạn nói riêng, đồng thời khẳng định vị thế của mình trên thị trường,
tiếp tục giữ vững tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và nhằm nâng cao nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, Công ty Cổ phần Du lịch Asean Hạ Long
đã đần hoàn thiện các hoạt động kinh doanh với các chức năng cụ thể sau:
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ Kinh doanh kh¸ch s¹n, nhµ nghØ
- Kinh doanh ăn uống: rượu, bia, nước giải khát.
- Kinh doanh massage, karaoke
- Thu đổi ngoại tệ
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước
- Kinh doanh dịch vụ thuê phòng hội nghị, hội thảo.
- Đại lý bán vé máy bay và tàu hỏa.
- Dịch vụ giặt là
- Dịch vụ vui chơi giải trí trên cạn và dưới nước
Cổ phần Du lịch Asean Hạ Long đã đứng vững và bước đầu tạo được vị

trí của mình trong gần 7 năm hoạt động. Hội đồng quản trị và Ban gián đốc
đã đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực lực của Công ty trước biến
động và cạnh tranh gay gắt của thị trường kinh doanh du lịch – khách sạn,
bên cạnh đó là sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công
nhân viên trong công ty và những chủ trương chính sách tích cực của Đảng,
nhà nước, địa phương trong phát triển ngành du lịch.
1.2 Quy trình kinh doanh
1
Khách hàng Phòng kinh doanh 3 Ban giám đốc
4 2

BP lễ tân 5 Phòng kế toán
Sơ đồ 6: Sơ đồ quá trình kinh doanh
Cụ thể: Theo sơ đồ trên, quá trình kinh doanh dịch vụ gồm năm giai
đoạn chính. Mỗi gia đoạn lại gồm một số công đoạn nhỏ hơn.
1. Khách hàng có nhu cầu về phòng nghỉ, ăn uống sẽ liên hệ với phòng
kinh doanh.
2. Nhân viên phòng kinh doanh có trách nhiệm giao dịch, báo giá cho
khách hàng, soạn thảo hợp đồng.
3. Nhân viên phòng kinh doanh trình Ban giám đốc để ký kết Hợp
đồng.
4. Khách hàng nhận phòng và thanh toán tiền tại bộ phận lễ tân
5. Bộ phận lễ tân xác nhận thanh toán và chuyển xuống phòng kế toán.
Tại đây, kế toán sẽ thực hiện việc ghi chép, hạch toán.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
du khách nhưng trong khóa luận này e chỉ nêu 2 lĩnh vực kinh doanh chính
là lưu trú và ăn uống.
- Dịch vụ lưu trú: Doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm 70% tổng doanh
thu, lượng khách của khách sạn Asean Hạ Long – Công ty Cổ phần Du lịch

Asean Hạ Long từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…nhu cầu đầu tiên cuả khách là nghỉ ngơi với
cảm giác thoải mái vì thế các phòng của Asean Ha Long được trang trí nội
thất hiện đại, đầy đủ tiện nghi, đầy phong cách như: hệ thống điều hòa, sưởi
ấm và nước nóng trung tâm, truyền hình vệ tinh sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin,
giải trí của du khách nhiều nước trên thế giới. Các phòng nghỉ đều có két an
toàn, phòng tắm với bồn tắm nằm, và du khách có thể truy cập wifi ngay tại
phòng miễn phí Điểm nhấn của khách sạn Asean Ha long là phần lớn các
phòng đều hướng ra biển, du khách có thể ngắm toàn cảnh Vịnh Hạ Long, một
di sản thế giới được UNESCO ghi nhận và mới đây vinh dự được công nhận
là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
Bảng 1: Các hạng phòng tại khách sạn Asean Hạ Long.
STT Loại phòng
Số lượng
phòng
Giá phòng
(USD/phòng/đêm)
1 Superior 15 100
2 Deluxe 22 150
3 Suit 59 240
4 Family connecting 5 300
Superior: - 65 m2, 15 phòng
- Phòng ngủ và phòng khách riêng biệt
- Cửa sổ lớn
- Toàn cảnh thành phố và Vịnh Hạ Long
- Với bộ sofa và bàn trà được đặt tại phòng khách
- 01 phòng tắm đặc biệt
Deluxe: Phòng Deluxe với diện tích 36 m2 từ tầng 4 đến tầng 11
của khách sạn.
- 22 Phòng

- Cửa sổ lớn
- Cảnh Vịnh Hạ Long
- Bàn trà, bàn và ghế làm việc
- 01 phòng tắm lộng lẫy
Suite: Phòng superior với diện tích 32 m2 từ tầng 4 đến tầng 11
của khách sạn.
- 59 phòng
- Cửa sổ lớn
- Cảnh Vịnh Hạ Long
- Bàn trà, bàn và ghế làm việc
- 01 phòng tắm lộng lẫy
Family connecting: Gồm 5 phòng và được trang bị với đầy đủ tiện
nghi.
- Dịch vụ ăn uống: Là một trong những ngành chiếm tầm quan trọng
rất lớn trong việc mang lại lợi nhuận cao cho công ty, khách sạn có 2 nhà
hàng chính: nhà hàng Elegant và nhà hàng Oriental. Đây là nơi chuyên
phục vụ các món ăn Âu, Á chất lượng cao và đặc biệt là các món hải
sản biển Hạ Long do các đầu bếp tài hoa địa phương chế biến phù hợp với
khẩu vị của du khách.
+ Nhà hàng ¢u ( Elegant ) tại tầng lửng sảnh có sức chứa trên 500
chỗ ngồi phục vụ chủ yếu là khách ¢u như Anh, Pháp, Nhật. Phục vụ
Buffet hàng ngày với các món ăn nổi tiếng của các quốc gia khác nhau trên
toàn thế giới và đặc sản của vùng biển Hạ Long.
+ Nhà hàng Elegant nằm ngay bên cạnh bể bơi và là nơi lý tưởng để
quý khách thưởng thức các món ăn mang hương vị của biển cả trong tiếng
nhạc du dương và phong cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long. Quý khách có
thể chọn các món ăn theo sở thích của mình với thực đơn phong phú như
các món T-bone steak, Grilled Prawns A La King, Seafood Spring Roll…
Bảng 2: Giá một vài món ăn Châu Âu
STT Món ăn Giá cả (USD)

1
magret de canard au poirve
verd
59
2 Tôm nướng sốt mikado 78
3 Súp sò điệp, cần tây 46
4 Salad bò nướng chua cay 32
5 Cá hồi nướng với sốt bơ xanh 54
6 Sườn nướng kiểu Pháp 25
Với đặc điểm là đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ, quy trình sản
xuất kinh doanh, mỗi phòng ban, bộ phận có một nhiệm vụ, công việc riêng
song đều có sự liên hệ mật thiết với nhau, kết hợp với nhau một cách chặt
chẽ để cho ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất phục vụ nhu cầu khách hàng
1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các
phòng ban của doanh nghiệp được phân nhiệm vụ phù hợp với chức năng
của mình. Điều này có thể khắc phục được sự chồng chéo của các quyết
định cũng như công việc.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Gồm 1 người do đại biểu cổ đông bầu ra,
quản lý chung hoạt động của công ty và đưa ra những chiến lược phát triển
của công ty.
- Ban kiểm soát: Gồm 6 người, giám sát về mặt tài chính của công ty.
- Giám đốc công ty: Gồm 1 người chịu trách nhiệm quản lý chung, phối
hợp với các phòng ban chức năng để điều hành kinh doanh ở các bộ phận có
Chủ tịch hội đồng
quản trị

Giám đốc
Ban kiểm soát
PGĐ phụ trách
doanh
PGĐ phụ
trách nghiệp
vụ
Phòng kế
toán
Phòng
hành chính
- Nhân sự
- Hành chính
- Lái xe
- Bảo vệ
Phòng
kinh
doanh
Bộ phận lế
tân
Bộ phận nhà
hàng
Bộ phận
buồng
Bộ phận
kỹ thuật
- Đặt phòng
- Bán dịch
vụ
- Tiếp thị

- Lữ hành
- Lễ tân
- Tổng đài
- Xách hành

- Bàn,
bar
- Bếp
- Dịch vụ
- Trực buồng
- Sảnh
- Giặt là
- Điện
lạnh
- Điện tử
- Nồi hơi
trách nhiệm sắp xếp, bố trí sử dụng hơp lý nguồn lao động hiện có tại công ty
thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách thường xuyên quan tâm đến vật chất,
tinh thần người lao động.
- Phó giám đốc: Gồm 2 người có nhiệm vụ trợ giúp Giám đốc chỉ đạo
quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể ký duyệt thay Giám đốc
một số lĩnh vực khi được giám đốc uỷ quyền.
- Phòng Tài chính kế toán: Giúp Giám đốc giải quyết tốt công tác quản
lý tài sản, tiền vốn, hạch toán kinh doanh, thực hiện tốt công tác kế toán thống
kê và thông tin nội bộ .
+ Xác định nhu cầu vốn cần thiết cho kinh doanh trong từng thời kỳ.
+ Tổ chức nguồn vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn cho vốn kinh
doanh.
+ Giám sát tính tiết kiệm, tính hiệu quả của việc tạo lập và sử dụng
vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính.

+ Tổ chức, sắp xếp khoa học, hợp lý các bộ phận, phần hành kế toán
trong phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao về công tác tài chính kế toán,
giúp đỡ cấp trên đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh ( doanh thu, tiền lương,
thuế)
- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức nhân sự, định người định việc,
sắp xếp cơ cấu tổ chức kinh doanh, đề xuất tuyển các bộ nhân viên, công
nhân mới cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của công ty từng thời kỳ. Tổ
chức hành chính quản lý toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị văn phòng, đảm bảo
điều kiện cho cán bộ, thực hiện chế độ chính sách của nhà nước.
- Phòng kinh doanh: Có kế hoạch chăm sóc khách hàng, khai thác và
tìm đối tác mới cho công ty. Đây là bộ phận có vai trò thiết yếu trong khách
sạn, mục đích của bộ phận này là thu hút nguồn khách mới đến với khách sạn
đồng thời duy trì mối quan hệ với những khách hàng trung thành của khách
sạn. Bên cạnh đó, bộ phận này còn giữ mức giá bán và điều chỉnh phù hợp
với diễn biến của thị trường, với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bộ phận lễ tân: Là bộ phận đầu tiên và cuối cùng tiếp xúc với khách
hàng. Được coi như là bộ mặt của công ty, giữ vai trò quan trọng trong việc
tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho khách hàng. Bộ phận này làm việc trực tiếp
với khách để giải quyết nhu cầu cho khách hàng và làm thủ tục nhập phòng
và trả phòng cho khách, nắm bắt rõ lượng khách có tại doanh nghiệp.
- Bộ phận nhà hàng: Đảm bảo cung cấp ăn và uống cho khách hàng một
cách nhanh nhất, đem đến chất lượng phục vụ tốt nhất.
- Bộ phận buồng: Chịu trách nhiệm vệ sinh hằng ngày cho phòng nghỉ
của khách như làm sạch các loại đồ vải: ga trải giường, vỏ gối, chăn, màn,
rèm cửa, lau chùi đồ đạc trong phòng, cung cấp giường ngủ chăn màn và các
dịch vụ bổ sung cho khách cũng như làm vệ sinh tại những khu vực công
cộng như hành lang, cầu thang, tiền sảnh, giặt là quần áo khi khách yêu cầu.
- Bộ phận bảo vệ: Có trách nhiệm đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng
cho khách cũng như nhân viên trong khách sạn.
- Phòng Kỹ thuật: quản lý và cung cấp các điều kiện cần thiết để đảm

bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp. Bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới các thiết bị điện dân dụng, điện
tử, giải quyết các vướng mắc trong công tác kỹ thuật, vật tư cơ giới.
Như vậy Công ty Cổ phần Du lịch Asean Hạ Long được quản lý theo
mô hình trực tuyến chức năng. Đây là mô hình hoạt động áp dụng cho các
doanh nghiệp mà nhiệm vụ quản lý được phân thành các chức năng chuyên
môn. Mô hình này có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi, phù hợp với
hoạt động kinh doanh du lịch – khách sạn.
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp
1.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp.
Việc tổ chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế
toán trong doanh nghiệp đều do bộ máy kế toán thực hiện. Do vậy, cần tổ
chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả
để cung cấp thông tin, phát huy nâng cao trình độ của cán bộ kế toán. Đồng
thời, việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải căn cứ vào khối
lượng, tính chất, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính, yêu
cầu quản lý của cán bộ kế toán. Vì vậy, xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản
xuất, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, bộ máy kế toán của công ty cổ
phần du lịch ASEAN Hạ Long tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập
trung bao gồm nhiều phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
cùng thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công của trưởng phòng kế toán. Cụ
thể bộ máy kế toán của công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long được thể
hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 8: Bộ máy kế toán Công ty
Chỉ đạo trực tuyến
∗ Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng người trong bộ máy kế
toán:
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc giám sát tài chính các hoạt động
kinh doanh của đơn vị, tổ chức hướng dẫn pháp lệnh kế toán thống kê và
điều lệ kế toán trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, chỉ đạo trực tiếp

hoạt động của ban Tài chính - Kế toán. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
ngân
hàng

thuế
vốn
Kế
toán
ttoán
Thủ
quỹ
Mua
hàng
KT
vật tư

TSCĐ
Thủ
kho
Kế
toán
tiền

lương
liệu kế toán, tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ tài
chính kế toán do nhà nước ban hành.
- Phó phòng kế toán: Giúp giám đốc và kế toán trưởng phân tích và
tổng hợp tài chính của đơn vị, điều hành và giám sát công tác kế toán trong
đơn vị.
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu, lập báo cáo quyết toán toàn
đơn vị.
- Kế toán thanh toán: Lập phiếu chi, thu, theo dõi công nợ nội bộ,
bên ngoài và việc tạm ứng, hoàn trả tạm ứng .
- Kế toán mua hàng: Mua hàng trực thuộc phòng kế toán, mua toàn
bộ hàng hoá phục vụ trong khách sạn.
- Kế toán tiền lương: Phụ trách tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Kế toán vật tư và TSCĐ: Phụ trách về tình hình tăng, giảm vật tư và tài
sản đơn vị
- Kế toán ngân hàng và thuế: Làm nhiệm vụ theo dõi việc kê khai và
nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ của Công ty với nhà nước ,theo dõi hạch
toán tiền gửi ngân hàng.
- Thủ quỹ: Giữ tiền mặt của Công ty, hàng ngày lập bảng kê giao
nhận chứng từ, xác định số tiền tồn cuối ngày .
Công việc trong phòng kế toán của công ty được thực hiện trên máy
vi tính và được phân công theo các phần hành kế toán.
1.5.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Trong các doanh nghiệp, ngoài việc tổ chức công tác kế toán phù
hợp còn phải vận dụng hình thức kế toán phù hợp. Vì vậy, căn cứ vào hệ
thống TK kế toán, các chế độ kế toán mà nhà nước quy định, quy mô, đặc
điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ
kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán. Công ty cổ
phần du lịch ASEAN Hạ Long đã lựa chọn hình thức kế toán nhật ký
chung. Cụ thể việc hạch toán theo hình thức nhật ký chung của công ty

được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối quý
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là: Tất cả
nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi sổ nhật ký chung theo trình tự
thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó,
lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái từng nghiệp vụ phát
sinh.
Hình thức kế toán nhật ký chung sử dụng các sổ sau: Sổ nhật ký
chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết.
Trình tự nội dung ghi sổ:
Chứng từ kế
toán
Sổ quỹ
Nhật ký
chung
Sổ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo tài
chính
Bảng
CĐSPS
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế
toán, nhập nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó, từ sổ nhật ký

chung chuyển số liệu vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Với
các tài khoản phải mở sổ chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, cuôi quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng
cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng
tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính
Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng
cân đối số phát sinh bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên
sổ nhật ký chung cuối kỳ.
Do vậy mà để đứng vững trên thị trường, để công tác kế toán và bộ
máy kế toán công ty ngày càng hợp lý hơn thì công ty nên khắc phục
những khó khăn, nhược điểm và phát huy những thế mạnh của công ty. Có
như vậy công ty mới có điều kiện phát triển toàn diện để trở thành một
doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn và có vị trí cao trên thị trường.
Hệ thống số bao gồm:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
1.5.3 Chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
• Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long áp dụng các chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt
Nam: Theo tỷ giá liên ngân hàng do nhà nước Việt Nam công bố hoặc theo
tỷ giá thực tế mua của ngân hàng thương mại do nhà nước quản lý tại thời
điểm phát sinh hoặc thanh toán.
- Hinh thức ghi sổ: Nhật ký chung

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp xác định giá trị hàng hóa xuất kho trong kỳ: Giá bình
quân
- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
• Chế độ chứng từ: Công ty sử dụng các loại chứng từ sau:
- Phần tiền: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, Hóa đơn GTGT,
giấy đề nghị tạm ứng
- Phần thanh toán: Hóa đơn và giấy đề nghị mua hàng ( nếu là mua
hàng), hóa đơn và phiếu xuất ( Nếu là bán hàng), phiếu thanh toán tạm ứng.
- Phần tiền lương: Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng
thanh toán tiền lương, bảng phân bổ lương và BHXH
- Phần hành hàng tồn kho: phiếu đề nghị xuất kho, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, hợp đồng,
- Phần tài sản cố định: Biên bản kiểm kê, biên bản giao nhận, biên bản
thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá TSCĐ.
Phần II:
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công
ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long
2.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở
Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty
Tại Công ty, chi phí sản xuất dịch vụ là những chi phí phát sinh có liên
quan đến việc thực hiện dịch vụ du lịch, cấu thành nên giá thành sản xuất thực
tế của khối lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch đã tiêu thụ bao gồm: chi phí về
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí về nhân công (tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên bếp, bar, nhà ăn, buồng ngủ và các nhân viên phục
vụ khác), chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước,
vệ sinh), chi phí bằng tiền khác: nhiên liệu, công cụ, bao bì luân chuyển để

chế biến đồ ăn thức uống, chi phí quản lý bộ phận Do đặc điểm sản phẩm
của công ty là các sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng
loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên chi
phí ở công ty sẽ được theo dõi và tập hợp chi tiết theo từng lĩnh vực và hoạt
động kinh doanh và thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng bộ phận. Trong
khóa luận này, em xin trình bày 2 lĩnh vực kinh doanh mang lại doanh thu cao
nhất cho công ty là lưu trú và ăn uống.
Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng tháng, các khoản mục chi phí phát
sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá thành
căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành các bảng
phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong công ty
C«ng ty ph©n lo¹i chi phÝ s¶n xuÊt theo mục đích và công dụng của chi
phÝ (ph©n lo¹i theo khoản mục chi phÝ ) để thuận lợi cho công tác hạch
toán, kiểm soát chi phí và tính giá thành, bao gåm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí nguyên liệu, vật
liệu kinh doanh phát sinh liên quan trực tiếp đến kinh doanh du lịch gồm:
rau củ quả, hải sản, bia rượu, tăm bông, dầu gội đầu, giấy vệ sinh…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền công, tiền lương và
phục cấp lương phải trả cho lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ du lịch
cùng các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Cụ thể đối với lĩnh vực
lưu trú là các nhân viên phục vụ phòng, đối với lĩnh vực ăn uống là nhân
viên bếp.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí còn lại chi ra trong phạm vi
bộ phận kinh doanh: buồng, bếp, bar, vận chuyển, điện nước… ngoài chi
phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp ở trên.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Xác định đối tượng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong
toàn bộ công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm dịch vụ ở Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long bởi việc xác

định đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp chi phí sản xuất theo từng
đối tượng, giúp cho việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nhanh chóng và chính xác. Để phù hợp với quy trình sản xuất kinh
doanh du lịch, công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là
từng lĩnh vực kinh doanh (phòng nghỉ, ăn uống,…). Phương pháp tập hợp
chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp.
2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần du lịch
ASEAN Hạ Long
Trong quá trình thực tập, em xin lấy số liệu dẫn chứng của Công ty Cổ
phần du lịch ASEAN Hạ Long làm số liệu để trình bày thực tế công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ
phần du lịch ASEAN Hạ Long. Em xin trình bày số liệu cụ thể tại bộ phận
buồng phòng và bộ phận nhà bếp tháng 11 năm 2011.
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu kinh
doanh phát sinh trực tiếp liên quan đến kinh doanh du lịch. Do đặc điểm của
công ty là kinh doanh dịch vụ nên chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật
liệu chính: Rau, củ, quả, thịt, cá, tăm bông, giấy vệ sinh,
Để theo dõi chi phí NVLTT tại công ty, kế toán sử dụng TK 621- “Chi
phí NVLTT”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng lĩnh vực kinh doanh
(Lưu trú và ăn uống). Tài khoản này có nội dung và kết cấu giống chế độ
quy định.
Để làm rõ thêm trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp tại công ty, em
xin lấy dẫn chứng số liệu tháng 11 năm 2011. Trong tháng, công ty có xuất
dùng một số nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình kinh doanh.
Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long
Đường Hậu Cần-Bãi Cháy-Hạ Long- Quảng Ninh
Tel: 0333.640.027 Fax: 0333.640.077
PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngày 1 tháng 11 năm 2011

- Bộ phận yêu cầu: BP Buồng
- Lý do yêu cầu: Phôc vô buång
- Thời gian cần: 05/11/2011
STT
Tờn nhón hiu, quy cỏch vt t
(SP, hng húa)
n v tớnh S lng
1
Tm bụng Gúi
60
2
Nc ra kớnh L
5
3
Du gi u Sampo Gúi
400
4
Giy v sinh Cun
25
Trng b phn Ngi ngh
(Ký, h tờn) (Ký, h tờn)
K toán căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho của các tổ buồng đã đợc ký
duyệt lp phiu xut kho gm 2 liờn. Ngi lnh vt t mang 2 liờn
phiu xut kho n th kho lnh vt t. Th kho xut theo ỳng s lng
ghi trờn phiu xut kho. Ngi nhn v th kho ký vo c 2 liờn, th kho
ỏnh s hiu phiu. Th kho gi 1 liờn vo th kho. Th kho dựng
theo dừi s lng nhp xut tn tng loi vt t trong kho. Th kho do
phũng k toỏn lp, giao cho th kho theo dừi ghi chộp hng ngy. Sau khi
vo th kho, th kho chuyn liờn phiu xut kho cho k toỏn vt t hch
toỏn.

Cuối tháng, kế toán tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng theo
phơng pháp tính giá bình quân gia quyền căn cứ vào giá thực tế nguyên vật
liệu tồn đầu kỳ và nguyên vật liệu nhập trong kỳ.
Khi xut kho nguyờn vt liu, n giỏ bao gm giỏ mua, chi phớ liờn
quan n vn chuyn, bc d, t giỏ xut kho c tớnh theo phng phỏp
bỡnh quõn c k d tr.
Vy giỏ thc t ca NVL xut kho trong k c tớnh theo cụng thc
sau:
Trị giá thực tế Đơn giá bình quân Số lợng NVL
NVL xuất kho = NVL x xuất kho
Trong đó:

×