Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.12 KB, 6 trang )

Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm




I.Giới thiệu chung
1.Tác giả

-Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu Bạch Vân cư sĩ. Là ông quan thanh liêm ,
chính trực.Là nhà thơ lớn của dt.

- Cuộc đời :

+ Nhỏ: ông được cho theo học người thầy nổi tiếng là Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng.

+ Lê suy thoái ( Lê Uy Mục, Tương Dực )-> Mạc Đăng Dung -> nhà Mạc (1526),
NBK ( 36 tuổi ) , thi đỗ tiến sĩ, làm quan triều Mạc.

+ 8 năm sau , ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần. Vua không nghe ,
ông cáo quan về ở ẩn,vẫn canh cánh việc nước->thuyết : hành –tàng, xuất – xử của
người xưa (TQ: Lã Vọng, Đào Tiềm, VN:Tô Hiến Thành, Chu An, Ng. Trãi).Oâng
dựng am Bạch Vân-> BV cư sĩ, dạy học có nhiều hoc trò đỗ đạt làm quan-> Tuyết
Giang phu tử.

2.Sáng tác

-“Bạch Vân am thi tập”
-“Bạch Vân quốc ngữ thi tập”

=>Nội dung : mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn,
đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xh.



3.Văn bản
a. Xuất xứ: lấy trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi ”
b. Bố cục: đề ,thực, luận, kết.

II.Đọc hiểu

1.Hai câu đề

“Một mai một cuốc , một cần câu ,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào “

- Từ “một” lặp đi lặp lại,nhắc đi nhắc lại->chắc chắn ,cứng cỏi, kiên định, sẵn sàng.

Nhịp điệu chậm dãi, tư thế ung dung (2/2/3) -> thái độ sẵn sàng ,chắc chắn.

- mai, cuốc, cần câu : vật dụng quen thuộc của nhà nông.

-“thơ thẩn”:ung dung, điềm nhiên, thanh thản., trạng thái,thoải mái, không vướng
bận,tha hồ dong duỗi, không để điều gì làm ưu tư, phiền muộn.Đó là sự nhàn tản, thư
thái ,thảnh thơi, lòng không vướng bận chút cơ mưu, tự dục.

- “dầu ai vui thú nào”->mặc người đời , không quan tâm , chỉ lo việc đồng áng giữa
thôn quê để tâm hồn ung dung tự tại mặc những thú vui khác của người đời.

=> Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân.

2.Hai câu thực

“Ta dại ta ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao ”

-từ ngữ đối lập:
ta >< người
dại >< khôn
vắng vẻ>< lao xao

- NBK đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: cho
thấy sự khác biệt giữa ông & những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một
cuộc sống” lánh đục tìm trong”.

- “nơi vắng vẻ’-> yên ả, êm đềm.
- “ chôn lao xao”-> xô bồ, ồn ả, đầy những ganh đua, thủ đoạn-> chốn cửa quyền.

Như vậy “Dại “ ở đây thể hiện một lối sống cao đẹp , một tư tưởng , nhân cách thanh
cao, k màng danh lợi , k nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh , bán tước, tham
những điều phù phiếm.Đây là cách nói ngược , dại thực chất là khôn , còn khôn thực
ra lại là dại .

Đúng như ông đã nói:

“ Khôn mà khôn độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
(Thơ Nôm-94)

Mỗi từ , mỗi chữ được NBK sử dụng rất đắt, rất tinh tế, hiệu quả .

Trở về với thiên nhiên, về nơi vắng vẻ là tìm đến cuộc sống bình dị ,thanh tao. Ở đó
con người và tn hòa vào nhau.Đó cũng một lần nữa thể hiện sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm
hồn của NBK


=>2 câu thhực nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách NBK: về với tn , sống thoát khỏi vòng
danh lợi để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.

3.Hai câu luận

“Thu ăn măng trúc , đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao ”

-thu-măng trúc ; đông-giá ->món ăn dân dã, thanh đạm. ->thanh đạm, bình dị nhưng
không khắc khổ, cơ cực

-xuân- tắm hồ sen ;hạ - tắm ao ->thú vui thanh bần, không kiểu cách. ->lối sinh hoạt
giản dị.

=>Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào
ứng với thu vui ấy.

Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một
Trạng Trình,không thấy tư thế cao ngạo , chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên
ở đây một lão nông tri điền

=>NBK chọn cho mình một cuộc sống hợp với tự nhiên, hòa với đời thường , bình dị
mà không kém phần thanh cao.

3.Hai câu kết

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao ”


- Triết lí: danh vọng ,tiền tài cũng chỉ là phù du , hư vô .Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái
khép mắt khẽ khàng. =>cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.

->ý nghĩa: Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sông
sao cho thanh thản. Đùng vì dục vọng của mình mà bất châp tất cả.Tât cả rồi chỉ như
một giấc mơ.

Liên hệ với những bài thơ khác của các nhà thơ cùng thời ta thấy được đây là cái nhìn
tích cực của một thời đại và cho đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị.

* Nhận xét :
Quan điểm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm :

- là không tranh đua,không màng danh lợi, không bon chen, không cơ mưu, tự dục.

- là sống thanh thản, an nhiên, tự tại bởi những thú vui riêng của mình.

Như vậy “nhàn” ở đây không đơn thuần là nhàn hạ về thể xác hay đúng hơn Nguyễn
Bỉnh Khiêm không nói về cái nhàn thể xác, là không làm gì mà ông muốn đề cao cái
nhàn trong tâm hồn con người, cái thanh thản , an nhiên.

II/Tổng kết
1/ Nội dung

- Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời
danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống
nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .

- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết
lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.

×