Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.57 KB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------  --------------




VŨ THANH HUYỀN



HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------  --------------





VŨ THANH HUYỀN



HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM



CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ GIA VÕ



Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 9
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 10
CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 10
TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TƢỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG
BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................... 10
1.1. Khái niệm chủ đề ............................................................................... 10
1.2. Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trƣớc thời Nguyễn Bỉnh
Khiêm ...................................................................................................... 11
1.2.1. Chủ đề vịnh vật ........................................................................... 11
1.2.2. Chủ đề thiên nhiên ...................................................................... 15
1.2.3. Chủ đề đời tƣ .............................................................................. 19
1.2.4. Chủ đề ngôn chí .......................................................................... 27
1.3. Nguồn gốc của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của
Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................................................................. 33
1.3.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà văn hóa ........................................... 33

1.3.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bậc cao sĩ ................................................ 38
1.3.3. Yêu cầu nội tại của đời sống văn học. ......................................... 41
CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM ............................................................................ 44
2.1 Chủ đề nhàn dật .................................................................................. 44
2.2. Chủ đề phong cảnh thiên nhiên .......................................................... 50
2.3. Chủ đề thế sự ..................................................................................... 58
2.4. Chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý.................................. 63
CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 70
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG
BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................... 70
3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên ......................................... 70
3.2 Cách nói ẩn ý thâm trầm và sâu sắc .................................................... 80
3.3. Biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả ...................................................... 86
3.4. Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả ................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong
kiến Việt Nam đang bƣớc nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến
không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong xã

hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nƣớc phong kiến.
Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đƣơng
thời, đặt họ trƣớc những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân cách, lối sống. Điều
này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ
văn thế kỷ XVI.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ,
hiệu là Bạch Vân cƣ sĩ, thƣờng gọi là Trạng Trình, danh sĩ nổi tiếng, tác gia
lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Đỗ Trạng nguyên 1535 dƣới triều
Mạc, làm quan tới chức Thƣợng thƣ, Thái phó tƣớc Trình Tuyền hầu, cuối
cùng gia phong Trình quốc công. Khi thấy triều chính ngày một xấu đi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém nhiều lộng thần nhƣng không đƣợc
chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, ông dựng am Bạch Vân, lấy
hiệu Bạch Vân cƣ sĩ, xây chùa, mở trƣờng dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn,
học trò tôn xƣng ông là Tuyết Giang Phu Tử. Tiếng là ẩn dật nhƣng ông vẫn ở
vị thế “làm quan tại nhà”, triều Mạc trọng thị nhƣ một đại thần cố cựu, thƣờng
tới hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh bàn chính sự. Nhân dân tôn ông là bậc tiên
tri, tiên giác, gọi ông là Trạng Trình, lƣu truyền nhiều sấm trạng và nhiều
truyền thuyết về ông.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngƣời thông minh, đa tài không chỉ là một tên
tuổi lớn trong lịch sử văn học mà còn là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Chọn đề tài này, chúng tôi nhằm đề cao vai trò của nhà thơ nổi tiếng qua tác
phẩm tiêu biểu Bạch Vân quốc ngữ thi của ông. Trên cơ sở những gợi ý và
những kết quả đã đạt đƣợc của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi nghĩ
cần phải có một cái nhìn chuyên sâu và hệ thống hơn nữa về tác phẩm Bạch
Vân quốc ngữ thi (BVQNT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là tính chất đa
chủ đề của tập thơ này. Đây là lý do chủ yếu khiến chúng tôi quyết định chọn
vấn đề: Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh

Khiêm làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Nghiên cứu văn học ở phƣơng diện chủ đề là một phƣơng hƣớng
nghiên cứu quen thuộc, có tính truyền thống. Tuy không phải là mới, song
hƣớng nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi sẽ
cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ
quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời của tác gia Nguyễn Bỉnh
Khiêm để xác định rõ hơn đóng góp và vị trí văn học sử của nhà thơ này trong
tiến trình văn học trung đại.
Chọn đề tài Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của
Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt do nhu cầu bản thân muốn tìm về với vốn văn
học cổ dân tộc; mặt khác đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc giảng dạy môn
Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, đặc biệt là giảng dạy học phần Văn học Trung
đại theo tiến trình phát triển của thể loại, phù hợp với chƣơng trình mới trong
sách giáo khoa hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Bạch Vân quốc ngữ thi là tác phẩm lớn, có giá trị quan trọng trong tiến
trình văn học Việt Nam. Dựa trên những tƣ liệu hiện còn, đây là thi phẩm lớn
thứ ba trong dòng thơ Nôm Việt Nam thời kỳ trung đại, sau Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng
Đức. Chính vì vậy, Bạch Vân quốc ngữ thi đã trở thành đối tƣợng tìm hiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
của không ít nhà nghiên cứu, công chúng yêu văn học. Đã có nhiều công trình
lớn đƣợc công bố liên quan đến tác phẩm nhƣng số lƣợng công trình đề cập
đến vấn đề chủ đề trong thơ ông một cách có hệ thống lại tƣơng đối ít.
Trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm do hai tác giả
Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một
cách khá đầy đủ các bài viết của một số nhà nghiên cứu về thân thế cũng nhƣ
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết này phần nào đã đề

cập đến vấn đề chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi nhƣng các công trình
nghiên cứu đó mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ lƣợc một số khía cạnh chủ
đề chứ chƣa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa thành nhóm một cách đầy đủ
các chủ đề nổi bật của tác phẩm này. Trƣớc hết, Tác giả Lê Trí Viễn khi tìm
hiểu tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhấn mạnh:
“Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung
thì xoay quanh một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến,
cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua với
nước” [45, 473]. Chỉ ra đƣợc một số đề tài chủ yếu trong Bạch Vân quốc ngữ
thi, tác giả Lê Trí Viễn đã bƣớc đầu tìm hiểu một cách khái quát về các chủ đề
này. Theo tác giả, Bạch Vân quốc ngữ thi đƣợc viết trong thời kỳ Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã về trí sĩ cho nên nội dung phản ánh nhiều khía cạnh suy tàn
của chế độ phong kiến. Bấy giờ là lúc các nhóm phong kiến tranh nhau quyền
vị, nhóm nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai mà chỉ lấy sức mạnh để
lật đổ nhau. Chính sự đảo lộn ấy khiến cho đạo đức phong kiến ngày càng sa
đoạ, khắp nơi đâu đâu cũng có cảnh dâm loạn, anh em nhà vua giết nhau, bề
tôi giết vua để đoạt vị. Đó là hình ảnh thối nát của đạo đức trong xã hội phong
kiến. Một phƣơng diện khác về hệ thống chủ đề đƣợc Lê Trí Viễn phát hiện
đó chính là tƣ tƣởng nhàn tản, ƣu du của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bạch Vân
quốc ngữ thi. Theo tác giả bài viết, sở dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tƣ tƣởng ấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
là do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ sự khủng khoảng của chế độ làm cho
sự phân hoá trong hàng ngũ phong kiến ngày càng sâu sắc, có rất nhiều tác
giả có tƣ tƣởng thoát ly, lẩn tránh nên tìm đến học thuyết Lão Trang, hoặc
những tƣ tƣởng ƣu du, nhàn phóng coi nhẹ cuộc đời, vui với thiên nhiên, với
rƣợu… và Lê Trí Viễn đã phát hiện ra: “Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ảnh hưởng
của những tư tưởng ấy khá rõ rệt” [45, 475]. Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã rút lui khỏi vòng danh lợi, đã đi vào cuộc đời ẩn dật, không muốn

đua chen, chỉ muốn xa lánh chốn phồn hoa để sống một cuộc đời giản dị,
thanh bạch. Đó là cảnh “vô sự”, của một tâm hồn trong sáng luôn khát khao
hoà cảm với thiên nhiên: “Một điểm nổi bật trong cảnh sống ấy là lòng yêu
thiên nhiên tha thiết của tác giả” [45, 476]. Tác giả bài viết cũng chỉ rõ rằng
Bạch Vân quốc ngữ thi bên cạnh những tƣ tƣởng nhàn tản, tiêu cực còn có
một xu hƣớng tích cực là lòng lo lắng đến nƣớc nhà. Chính tiểu sử của tác giả
cũng là minh chứng cho thơ văn bởi vì tuy về sống ẩn dật nhƣng Nguyễn
Bỉnh Khiêm vẫn giúp cho nhà Mạc trong những việc lớn, vẫn dạy học trò
theo giáo lý Khổng Mạnh để gánh vác việc đời. Trong tấm lòng thanh thản
của ông già “Tóc đã thưa, răng đã mòn” ấy, tƣởng chừng nhƣ không bao giờ
sôi nổi một điều gì nhƣng thực ra ông không hề dửng dƣng trƣớc việc đời,
việc nƣớc. Cũng trong bài viết đó, tác giả Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng phần tư tưởng hơn phần cảm xúc. Vì thế có tính
chất giáo huấn rõ rệt”. Tuy có nói thêm điều này, song tác giả lại không đi
sâu phân tích, lý giải. Kết thúc bài viết, Lê Trí Viễn khẳng định giá trị tƣ
tƣởng và nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi và tấm lòng tha thiết vì nƣớc
vì dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể thấy rằng, tác giả Lê Trí Viễn đã
bƣớc đầu giới thiệu đƣợc với bạn đọc một cách khá chi tiết về những chủ đề
nổi bật cũng nhƣ những tƣ tƣởng, nghệ thuật chủ yếu của Bạch Vân quốc ngữ
thi. Tuy nhiên, việc phân loại các chủ đề cũng nhƣ sự đánh giá của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
nhiều khi còn chồng chéo, tản mạn chƣa lập thành một hệ thống mạch lạc, rõ
ràng, hoàn chỉnh.
Cũng viết về Bạch Vân quốc ngữ thi trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm -
về tác gia và tác phẩm” có bài viết của tác giả Nguyễn Quân. Bài viết có nhan
đề “Bạch Vân quốc ngữ thi - giá trị hình thức và nội dung”. Trong bài viết
này, tác giả đã tập trung cụ thể vào hai vấn đề cơ bản: giá trị hình thức và nội
dung của Bạch Vân quốc ngữ thi. Vì mục tiêu nghiên cứu là xem xét về hệ

thống chủ đề, nên chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến những đánh giá của tác
giả bài viết xung quanh vấn đề nội dung của tác phẩm. Theo Nguyễn Quân,
có ngƣời nói toàn tập thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những bài đề cao
thú ẩn cƣ để hƣởng cảnh thanh nhàn của mình, nhƣng nhƣ vậy thì không
đúng. Ông nhận định: “Nếu ta chỉ thoáng qua để lấy cái phong khí tao nhã
của tác giả thì thấy như vậy thật. Phải xem kỹ từng bài, ngẫm từng câu, rồi
phân loại theo câu, chứ không theo bài mới thấy rõ nội dung Bạch Vân quốc
ngữ thi không phải toàn chứa đựng một tính chất ấy” [45, 509]. Từ đó, tác giả
đƣa ra ý kiến: Bạch Vân quốc ngữ thi bao gồm những ngụ ý “Xa lánh đời,
than trách đời, khuyên răn đời, mong ước đời” [45, 512]. Sau khi đƣa ra
những kiến giải đó, tác giả Nguyễn Quân đã chứng minh bằng một số câu thơ,
bài thơ và đi đến kết luận: “Qua những câu thơ trên, chúng ta thấy ở loại
nào, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có những nét kín đáo nhẹ nhàng,
khiến người đọc dễ cảm, không mất lòng ai, kể cả những người thuộc vòng
than trách qua ngòi bút như cụ” [45,512]. Theo tác giả, tuy Nguyễn Bỉnh
Khiêm xa lánh đời, than trách đời, khuyên răn đời, mong ước đời nhƣng tựu
trung lại chỉ là một: “Vì đời có những cái than trách mới phải xa lánh, phải
khuyên răn và mong ước sẽ đẹp đẽ thoả đáng”. Mặc dù có những nhận định
sắc sảo, rất đáng chú ý, song trong bài viết này, tác giả Nguyễn Quân cũng
mới chỉ trích dẫn một số ý thơ và bàn luận một cách sơ lƣợc chứ chƣa có một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
cái nhìn xuyên suốt và kiến giải tƣờng tận. Tuy nhiên, những gợi ý của ông về
các chủ đề nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi thực sự rất đáng quý đối với
các nhà nghiên cứu cũng nhƣ độc giả nói chung.
Tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài:“Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh
Khiêm” trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm” có đề cập
đến đề tài và thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Ở phần đề tài, bà có nhận
xét: “Đề tài trong thơ Nôm của ông thu lại rất hẹp, có thể nói chỉ tập trung

vào một mục ngôn chí. Trong đó ông bày tỏ chí hướng của mình trên các mặt:
đối với vua, với đất nước, trong việc xử thế, đối với mình. Từ chí hướng của
mình như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán thói đời trọng của hơn người,
đen bạc, lật lọng, bon chen” [45, 562]. Trần Thị Băng Thanh đã ca ngợi
những đóng góp về thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nhà thơ nói về đạo
lý, phê phán thói đời nhƣng không khô khan mà rất tinh tế, sâu sắc. Điều đó
khác với thơ Nôm của Nguyễn Trãi bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo một quá
trình ngƣợc lại. Và tác giả cũng đi đến nhận xét về thể tài trong Bạch Vân
quốc ngữ thi nhƣ sau: “Ông chỉ làm thơ ngôn chí, nhưng từ đó mà bao gồm
tất cả, thể hiện tất cả: có tấm lòng yêu đời, có lời khuyên nhủ, dạy dỗ, có giận
có thương… Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không làm thơ Nôm vịnh phong
cảnh, và thiên nhiên trong thơ ông chỉ là phần điểm xuyết, chủ yếu để tỏ lòng,
ngụ ý, nhưng nhiều lúc hình ảnh thiên nhiên vẫn hiện lên khoẻ khoắn, sống
động và cũng ấm tình người.” [45,565]. Cũng nhƣ các bài viết trên, ở đây, tác
giả Trần Thị Băng Thanh đã tỏ ra sắc sảo trong việc nhận diện nội dung chủ
đề lẫn hình thức nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi cho nên đã kiến giải
tƣơng đối thành công những đóng góp cũng nhƣ “tiến bộ” của Bạch Vân quốc
ngữ thi so với các tác phẩm thơ trƣớc đó và cùng thời. Tuy nhiên, do mục
đích yêu cầu riêng của bài viết, những chủ đề tác giả quan tâm, đề cập đến
cũng chỉ mang tính chất “điểm xuyết” cho quan niệm của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Cũng trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm”, các
tác giả nhƣ: Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc, Đào Thản, Hà Nhƣ Chi, Phạm Văn
Diêu, Phạm Thế Ngũ, Bùi Văn Nguyên…đã có những bài viết khá sắc sảo về
những đóng góp ở phƣơng diện nội dung chủ đề cũng nhƣ hình thức nghệ
thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhƣng nhìn chung vẫn dừng ở mức lƣợc
điểm hoặc khái quát sơ bộ.
Ngoài những bài nghiên cứu về nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi

trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia tác phẩm”, còn khá nhiều tác giả
nghiên cứu về vấn đề này: Đinh Gia Khánh trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm, năm 1983; Đinh Gia Khánh trong Văn học Việt Nam ( thế kỷ X - nửa
đầu thế kỷ XVIII), năm 2005; Bùi Văn Nguyên trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Tập 1, năm 1989; …Hai tác giả trên tuy mục đích chính không bàn
đến chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣng cũng
đã đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề này. Tác giả Ngô Gia Võ, trong
công trình “Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng”
(2002) cũng dành một phần nghiên cứu đáng kể về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy
nhiên, do đặc thù của đề tài, tác giả chỉ khảo sát Nguyễn Bỉnh Khiêm ở
phƣơng diện trào phúng. Từ phƣơng diện này, tác giả đã chỉ ra và phân tích
một số chủ đề trào phúng đặc sắc trong Bạch Vân quốc ngữ thi[54, 88 – 112].
Nhận xét chung của chúng tôi là các công trình nghiên cứu của cả
Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên và Ngô Gia Võ cũng mới chỉ tìm hiểu
hoặc giới thiệu sơ lƣợc một số khía cạnh chủ đề trong tập thơ Nôm Bạch Vân
quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chƣa hệ thống hóa một cách toàn
diện và đi vào phân tích, đánh giá một cách trọn vẹn về các chủ đề tiêu biểu
cũng nhƣ những đóng góp nghệ thuật đặc sắc trên phƣơng diện thể hiện chủ
đề của Bạch Vân quốc ngữ thi. Thấy đƣợc điều đó, cho nên ở đề tài này,
chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu và tiến hành hệ thống hóa, quy thành nhóm các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
chủ đề nổi bật trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đƣa
ra những đánh giá toàn diện, những kết luận khoa học về vị trí Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong tiến trình thơ Trung đại ở phƣơng diện hệ thống chủ đề nhằm
xác định rõ hơn đóng góp và tầm vóc Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nền văn
chƣơng dân tộc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ trên đã nói, vấn đề văn bản tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi của

Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay vẫn còn tiếp tục đƣợc khảo sát, nghiên cứu. Do
số lƣợng tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm vi luận văn
lại có hạn nên ở đây chúng tôi chỉ chọn đi sâu nghiên cứu hệ thống chủ đề
trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để
thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên hai văn bản
chính : “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”, NXB Văn học, H, 1983 do Đinh Gia
Khánh làm chủ biên và “Văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1”, NXB Giáo
dục, 1989 do Bùi Văn Nguyên Phiên âm – Chú thích - Giới thiệu. Có thể nói,
đây là bộ sách đƣợc xem là có cơ sở khoa học và tập hợp đầy đủ nhất các bài
thơ trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm tính đến thời
điểm này.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu trên ba vấn đề quan trọng sau:
Giới thuyết về khái niệm chủ đề văn học và đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm dƣới
góc nhìn văn hoá làm cơ sở nghiên cứu các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi
của ông.
Tìm hiểu hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi của
Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị nội dung tƣ tƣởng các chủ đề.
Tìm hiểu và đánh giá về nghệ thuật thể hiện chủ đề trong tập thơ Bạch Vân
quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên
cứu cơ bản sau đây:
Phƣơng pháp khảo sát, thống kê. Chúng tôi sẽ khảo sát toàn bộ 161 bài
thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi để từ đó thống kê phân loại các bài thơ theo hệ
thống chủ đề làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Bạch Vân quốc ngữ thi với thơ Nguyễn

Trãi và Lê Thánh Tông để thấy đƣợc những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu
với thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm và thơ Nôm của các tác giả đời sau
nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến...
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn hy vọng sẽ cung cấp đƣợc một cái nhìn đầy đủ, hệ thống về các
chủ đề trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở đó, góp
phần đƣa đến cái nhìn toàn diện hơn về vị trí văn học sử của Trạng Trình – Thi
nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tiếp tục phƣơng hƣớng nghiên cứu những đóng góp về nội dung cũng
nhƣ hình thức nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử thơ Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
chia làm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tiền đề xã hội lịch sử của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch
Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chƣơng 2: Các chủ đề nổi bật trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn
Bỉnh Khiêm .
Chƣơng 3: Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Bạch Vân
quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TƢỢNG ĐA CHỦ ĐỀ
TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH
KHIÊM


1.1 Khái niệm chủ đề
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì chủ đề là: “Vấn đề cơ bản,
vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác
phẩm văn học”[11, 61].
Nhƣ vậy, chủ đề là vấn đề vào loại quan trọng nhất trong hệ thống nội
dung tƣ tƣởng của tác phẩm văn học, nó xác định nội dung chính, nội dung cơ
bản đƣợc tác giả tập trung tâm huyết biểu hiện trong tác phẩm. Nó thể hiện
mối quan tâm đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ vào một phƣơng diện nào đấy trong
đời sống. Bởi vậy, qua chủ đề, ngƣời đọc có thể nhận thức đƣợc khả năng
thâm nhập vào đời sống, chiều sâu tƣ tƣởng và cả bản sắc tƣ duy nghệ thuật
của nhà văn.
Nếu nhƣ đề tài là khái niệm chỉ phạm vi hiện thực mà nhà văn miêu tả
phản ánh trong tác phẩm thì chủ đề lại chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của nhà
văn về những vấn đề nào đó trong cái phạm vi hiện thực kia. Nếu nhƣ đề tài
trả lời câu hỏi: “ Tác phẩm viết về ai?” thì chủ đề giải quyết câu hỏi: “Vấn đề
cơ bản trong tác phẩm là gì?”. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có
định nghĩa chủ đề là: “Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác
phẩm văn học nghệ thuật, theo một khuynh hướng nhất định”[30, 174]. Chủ
đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội
dung cụ thể của tác phẩm”[11, 61]. Cùng với tƣ tƣởng, chủ đề là hạt nhân cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
bản của tác phẩm văn học. Nó bao giờ cũng đƣợc hình thành và đƣợc thể hiện
trên cơ sở đề tài, song nó khác với đề tài.
Chính vì vậy, chủ đề có vị trí vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn
học. Tố Hữu đã khẳng định: “Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề, nói nôm
na cho dễ hiểu là câu hỏi – câu hỏi cuộc đời”. Gorki nhấn mạnh tới vai trò
chủ đạo của chủ đề trong sáng tác: “ Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong
kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của

anh ta, nhưng chưa định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh
nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó” [25, 262]
Đây chính là điều khiến cho chủ đề là một trong những điều quan trọng
nhất tạo nên giá trị độc đáo và tầm vóc của tác phẩm để khẳng định đóng góp
riêng của mỗi ngƣời nghệ sĩ. Có hàng chục thậm chí hàng trăm tác giả viết về
đề tài nông dân, đề tài trí thức nhƣng thành công đặc sắc thì lại rất ít. Điều đó
hoàn toàn do chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm tạo ra. Qua chủ đề, ta có thể hiểu
đƣợc chiều sâu, sự độc đáo của con đƣờng tƣ duy nghệ thuật cũng nhƣ sự
nhạy cảm đặc biệt của nhà văn. Do đó, trong nghiên cứu văn học, chủ đề đƣợc
xem là một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tác phẩm. Đặc biệt, theo các nhà lý
luận, “trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi
quan tâm của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với
quan niệm thế giới của tác giả” [11, 61].
1.2 Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trƣớc thời Nguyễn
Bỉnh Khiêm
1.2.1 Chủ đề vịnh vật
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì Vịnh có nghĩa là: “Làm thơ về
phong cảnh hoặc sự vật” [60, 1818]; Vật: “Cái có hình khối có thể nhận biết
được” [60, 1803]. Ta có thể hiểu thơ vịnh vật là thơ lấy đối tƣợng là những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
vật dụng hàng ngày đến những loài hoa, con vật để ngâm vịnh. Qua những đối
tƣợng ấy, nhà thơ bày tỏ những quan điểm của mình về thiên nhiên và xã hội.
Trong văn học Trung Hoa, thơ vịnh vật xuất hiện từ khá sớm. Các nhà
nghiên cứu đã tìm thấy những vết tích đầu tiên của thơ vịnh vật xuất hiện
trong Kinh thi. Nhƣng những vết tích này cho thấy, đối tƣợng của vịnh là
“vật” ở đây chƣa đƣợc coi là đối tƣợng miêu tả chính, chƣa đƣợc coi là đối
tƣợng độc lập. Vịnh vật trong Kinh thi chỉ là do những cảm hứng bất chợt mà
thành. Đến Quất tụng của Khuất Nguyên thì chủ đề vịnh vật đã trở thành một

loại hình vô cùng quan trọng trong nền thơ ca Trung Hoa.
Ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm Hợp tuyển thơ
văn Việt Nam (tập 1), Thơ văn Lý Trần và nhận thấy trong thơ thời Lý có
nhiều vết tích của thơ vịnh vật. Nhƣng “vật” ở đây chƣa phải là đối tƣợng
chính, hình tƣợng mới chỉ là đƣợc miêu tả ở những dáng vẻ bề ngoài.
Ly hạ trùng dương cúc,
Chi đầu noãn nhật oanh
Dịch:
(Hoa cúc tiết dƣơng nở chân giậu,
Chim oanh ngày trời ấm hót đầu cành)
Thiền sƣ Viên Chiếu
Hay nhƣ:
Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo,
Sơn nham đái nguyệt quá tường lai
(Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến
Ngọn núi cao cùng trăng vƣợt tƣờng mà qua)
Thiền sƣ Viên Chiếu
Qua những hình tƣợng sinh động này, ta thấy trong đó là lời giảng, là
sự giáo huấn. Đây chỉ là sự miêu tả ở dáng vẻ bề ngoài chứ chƣa phải hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
toàn là để “vịnh vật”. Thơ vịnh vật chỉ chính thức xuất hiện trong các tác
phẩm của Trần Tung (1236 – 1291), ông có tới bốn tác phẩm vịnh vật: Thủ nê
ngưu, Giản đề tung, Phóng ngưu, Trụ thưởng tử. Ví dụ:
Tam xích Song – Lân hà xứ hữu,
Lục hoàn Địa Tạng khoái nan phùng.
Dịch:
(Ba thƣớc Song – Lân biết tìm chốn nào đƣợc,
Sắc vòng Địa Tạng thật khó mà gặp gỡ)

(Trụ thượng tử - Chiếc gậy của Trần Tung)
Triều Trần nối tiếp triều Lý và có sự phát triển cao hơn về nhiều
phƣơng diện. Xã hội thời Trần cùng tồn tại ba đạo: Nho – Phật – Đạo. Vì vậy,
văn chƣơng thời này có nhiều điểm riêng biệt, thơ ca cũng chịu ảnh hƣởng
của thời kỳ “Tam giáo thịnh hành”.
Tƣ tƣởng Phật giáo ảnh hƣởng sâu rộng tới đời sống tinh thần và khả
năng tƣ duy của con ngƣời thời kỳ này. Thuyết “vạn vật – nhất thể” đã hòa
đồng con ngƣời vào thế giới tự nhiên “Hƣ không, tịch diệt”. Do đó, ta có thể
thấy trong thơ vịnh vật những triết lý tƣ tƣởng của Phật giáo:
Tung phong thủy nguyệt minh,
Vô ảnh diệc vô hình
Sắc thân giá cá thị
Không không tầm hưởng thanh
Dịch:
(Gió cành thông, lòng sông trăng sáng
Bóng cũng không, hình dáng cũng không
Sắc thân, thân sắc đều không
Nhƣ tìm tiếng vọng trong vòng hƣ vô)
(Tầm hưởng - Tô Minh Trí)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Hay nhƣ:
Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên,
Hưu ta địa thế sở cứ thiên.
Đống lương vị dụng nhân hưu quái,
Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền
Dịch:
(Rất yêu cây thông xanh trồng mấy năm nay,
Đứng thở than ở vào địa thế hƣu quạnh.

Tài rƣờng cột chƣa đƣợc dùng, ngƣời đời chớ lấy làm lạ,
Nơi đây ở có một nội hoa nhàn đầy cả trƣớc mắt)
(Giản đề tùng – Trần Tung)
Tuy thơ vịnh vật mới xuất hiện nhƣng đề tài đã khá phong phú và đa
dạng với nhiều loài cây quý nhƣ: cây tùng trong Giản đề tùng của Trần Tung,
cây mai trong Mai, Tảo mai của Trần Khâm, Lạc mai của Nguyễn Ức…hoa
cúc trong Cúc hoa của Huyền Quang, Cúc của Trần Mạnh, hoa sen trong Phật
Tích liên từ của Nhân Khanh… Nhƣ vậy, những đề tài lớn, đối tƣợng chủ yếu
của thể loại thơ vịnh vật đều xuất hiện trong thơ vịnh vật đời Trần.
Thơ vịnh vật thời nhà Hồ là sự tiếp nối từ thời nhà Trần, đã có sự
chuyển biến về mặt nghệ thuật nhƣng nội dung chủ yếu vẫn là “Tải đạo” và
“Ngôn chí”. Tiêu biểu nhất của thời kỳ này là: Nguyễn Bá Tĩnh với Liên tử,
Mạch môn, Mễ thố, My giác, Đạm trúc diệp, Mộc miên, Phong mật; Phạm
Nhữ Dực với “Hạnh đàn”; Tạ Thiên Huân với “Lan”…
Sang thế kỷ XV, thơ vịnh vật chịu ảnh hƣởng chủ yếu từ Nho giáo,
nhƣng đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Đề tài phản ánh đƣợc mở rộng, không
chỉ những vật cao quý nhƣ con Rồng, cây Tùng, cây Cúc mà ngay cả những
vật dụng bình thƣờng nhƣ con Côn trùng cũng đƣợc chọn là đề tài vịnh vật.
Chủ đề vịnh vật xuất hiện cả trong thơ chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả tiêu biểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
của thời kỳ này phải kể đến Nguyễn Trãi. Ông là ngƣời đã khai phá và khá
thành công trong việc đƣa vào thơ Nôm những cây cỏ, con vật và vật dụng
hàng ngày. Tuy Quốc âm thi tập chứa đựng những tƣ tƣởng cao cả của đạo lý
Nho giáo, nhƣng vẫn biểu hiện những tình cảm tinh tế, đẹp đẽ của ngƣời Việt
Nam, mang cốt cách dân tộc Việt nên trong đó vẫn có hai phần dành cho thơ
vịnh vật là: Hoa mộc môn và Cầm thú môn. Chính nhờ có những sáng tác của
Nguyễn Trãi mà thơ vịnh vật thời kỳ này đã phát triển ở tầm cao mới.
1.2.2 Chủ đề thiên nhiên

Khi nói tới nhà thơ nào đấy, ta thƣờng hay nhắc đến thơ phong cảnh
thiên nhiên của họ. Bởi lẽ thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô
tận, vừa là đối tƣợng miêu tả vừa là đối tƣợng tâm sự của các thi nhân.
Khi nói tới thơ thiên nhiên phong cảnh, ta thƣờng hay nghĩ tới thơ vịnh
vật. Quả thật, thơ viết theo chủ đề vịnh vật và chủ đề phong cảnh thiên nhiên
rất gần gũi nhau, có những bài hầu nhƣ ta không thể xác định đƣợc đó là thơ
viết theo chủ đề vịnh vật hay chủ đề thiên nhiên. Vì trong thơ thiên nhiên luôn
tồn tại những yếu tố (đối tƣợng) của thơ vịnh vật nhƣ: một cánh hoa, một
tiếng chim, một cánh diều… Và ngƣợc lại thơ vịnh vật không thể thiếu những
yếu tố thơ phong cảnh. Điểm khác biệt giữa thơ viết theo chủ đề vịnh vật và
chủ đề thiên nhiên là: thơ viết theo chủ đề vịnh vật thƣờng chỉ quan tâm đến
dáng vẻ bề ngoài của cảnh sắc thiên nhiên và coi đó là cái nền để sự vật hiện
lên với tất cả vẻ đẹp và ý nghĩa của nó, còn thơ viết theo chủ đề thiên nhiên
luôn đi tìm vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh để gửi gắm tâm tƣ tình cảm của
mình trong đó.
Trong văn học thời Lý – mở đầu những truyền thống lớn của dòng văn
học viết, ta thấy bên cạnh những câu thơ mang tính triết lý của Phật giáo có
khá nhiều câu thơ viết về phong cảnh thiên nhiên:
Xuân hoa dữ hồ điệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Cơ luyến cơ tương vi
Dịch:
(Hoa xuân và bƣơm bƣớm
Hầu quyến luyến nhau lại hầu xa rời nhau)
Hay:
Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo
Sơn nham đái nguyệt quá tường lai
Dịch:

(Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến
Ngọn núi cao cõng trăng vƣợt tƣờng mà qua)
(Thiền sƣ Viên Chiếu)
Qua việc miêu tả thiên nhiên, tác giả cũng muốn giảng giải cho các đệ
tử của mình về lẽ đạo, quan niệm về sự tƣơng đồng giữa vạn vật và con
ngƣời, tạo nên sự hòa đồng giữa con ngƣời và thiên nhiên.
Từ lòng yêu thiên nhiên, con ngƣời luôn muốn giữ lại cái phần tƣơi trẻ
nhất, tốt đẹp nhất, xuân sắc nhất, thể hiện lòng ham sống và yêu đời của mình:
Xuân qua lại, ngỡ xuân tàn
Hoa dù rụng nở, vẫn hoàn tiết xuân.
(Chân Không)
Hoặc:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
(Mãn Giác)
Có thể thấy thơ viết về chủ đề thiên nhiên ra đời từ khá sớm trong nền
văn học viết Việt Nam. Tuy nhiên, những bài thơ Thiền tông đời Lý nói đến
thiên nhiên hiện nay không còn lƣu giữ đƣợc bao nhiêu. Khi đề cập đến thơ
thiên nhiên, các thiền sƣ đều muốn qua đó gửi gắm những quan điểm triết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
học, đặc biệt là quan điểm vạn vật nhất thể của Thiền tông, tạo ra sự hòa đồng
giữa nhà thơ và thiên nhiên. Sự hòa đồng này làm cho thiên nhiên đƣợc nhận
thức một cách sâu sắc và độc đáo hơn, in dấu cá tính sáng tạo của tác giả.
Thơ viết về thiên nhiên sang đời Lê vẫn chiếm một vị trí lớn trong sáng
tác của các thi sĩ. Lê Thánh Tông là một trong những tác giả có nhiều thơ viết
về thiên nhiên. Thơ phong cảnh của ông có nhiều bài rất nên thơ mà cũng
ngập tràn cảm xúc về thực tiễn xã hội và cuộc sống con ngƣời:
Mênh mang khóm nước nhuộm màu lam,

Chất ngất đỉnh non lồng bóng quế.
Chợ họp bên sông gẫm có chiều,
Thuyền bày trên đất xem nhiều thế.
Cảnh vật bằng đây họa có hai,
Vì dân khoan giảm bên tô thuế.
(Vịnh làng Chế - Lê Thánh Tông)
Đó là bức tranh tƣơi vui về cuộc sống của một làng quê. Nhà thơ yêu
mến cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mỹ lệ nhƣng hơn tất cả, đó là niềm vui sƣớng
khi thấy cảnh xã hội sầm uất với những buổi chợ nhiều ngƣời mua bán, biểu
tƣợng của cuộc sống yên vui.
Nói tới thơ thiên nhiên ở giai đoạn này, ta không thể không nhắc tới đại
thi hào Nguyễn Trãi. Trong sáng tác cả thơ chữ Hán và chữ Nôm, ông đều có
một số lƣợng lớn các tác phẩm viết về chủ đề thiên nhiên. Thiên nhiên trong
thơ ông vừa kỳ vĩ, vừa mĩ lệ:
Dục Thúy vũ đình, phong tự ngọc,
Đại An triều trướng, thủy như thiên
Dịch:
(Núi Dục Thúy, mƣa tan, đỉnh tựa ngọc,
Cửa Đại An, triều nổi, nƣớc nhƣ trời)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
(Vọng Doanh)
Thơ Nguyễn Trãi không những có tính chất hoành tráng mà lại còn bộc
lộ tâm hồn đa cảm của một con ngƣời đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời,
yêu con ngƣời:
Tiếc thiếu niên qua lật hạn lành,
Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình.
Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc,
Đầu bạc xưa nay có thuở xanh

(Tích cảnh, bài 4)
Đặc biệt, giữa nhà thơ và thiên nhiên đã có sự thân thiết gắn bó nhƣ
những ngƣời bạn tri kỷ:
Bẻ cái trúc hòng phân suối,
Quét con am để chừa mây.
Trì tham nguyệt hiện, chăng buông cá,
Rừng tiếc chim về, ngại phát cây.
( Mạn thuật, bài 6)
Nhà thơ đã quét am để đón mây, dành ao để chờ trăng, giữ rừng để đợi
chim. Với nhà thơ, thiên nhiên đã trở nên gắn bó nhƣ ngƣời bạn tâm tình.
Tiếp sau những thành công của Nguyễn Trãi, phải kể đến Hồng Đức
quốc âm thi tập. Hồng Đức quốc âm thi tập là bƣớc tiến mới của thơ tiếng
Việt sau Nguyễn Trãi. Tập thơ đƣợc chia thành năm phần: Thiên địa môn (59
bài); Nhân đạo môn (42 bài); Phong cảnh môn (66 bài); Phẩm vật môn (49
bài); Nhàn ngâm chủ phẩm (88 bài). Qua khảo sát tập thơ, chúng tôi thấy có
một số lƣợng lớn tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Đó là cảnh trí có
thể ở Trung Quốc hoặc ở trong nƣớc nhƣ Tiêu tương bát cảnh, Đào Nguyên
bát cảnh, Tứ thú (Ngƣ, tiều, canh mục) các sông núi, đền chùa, các cảnh thơ
mộng nhƣ Tàn xuân lữ xá, Sơ thu lữ xá…Tuy nhiên, trong Hồng Đức quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
âm thi tập, nhiều tác giả không ghi tên, họ là các nhân sĩ thời Hồng Đức chủ
yếu nằm trong Hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông làm chủ soái.
Trƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ viết về chủ đề thiên nhiên đã có bề dày
lịch sử nên sau này dù ít hay nhiều thơ của ông cũng chịu ảnh hƣởng của các
bậc tiền bối đi trƣớc.
1.2.3 Chủ đề đời tư
So với chủ đề vịnh vật và chủ đề thiên nhiên thì chủ đề đời tƣ xuất hiện
muộn hơn cả. Khi xem xét thơ ca thời Lý – nền thơ ca đầu tiên trong văn học

viết Việt Nam, ta thấy trừ một số bài thơ khuyết danh ở cuối thời Lý phần nào
có thể hiện tâm trạng cá nhân con ngƣời, còn lại hầu hết là thơ Thiền – thơ ca
tôn giáo có tính “phi ngã” cao. Điều này là do mục đích chính các vị Thiền
sƣ làm thơ không phải để nói lên cảm xúc của mình mà để hƣớng tới những
triết lý cao siêu, vĩnh hằng, bất sinh bất diệt. Thế nhƣng, trong những phút
giây “đốn ngộ” của kẻ chân tu, lời thơ của họ lại nói biểu hiện những suy tƣ
của một con ngƣời cá nhân. Đó là những mặc cảm hối lỗi của Trần Thái Tông
trong Khoá hư lục; hay là khát khao “đập phá quan niệm lưỡng nguyên”,
“phá vỡ những quan niệm giả tạo của đời sống đạo ” để “ca lên khúc nhạc
huyền diệu của muôn đời” trong Diêu khúc bản lai tu cử xướng và Phóng
cuồng ca của Trần Tung.
Không chỉ có vậy, lâu nay, khi nói tới thơ ca trung đại nói chung,
ngƣời ta thƣờng nói tới tính chất “phi ngã” đồng nghĩa với quan niệm “không
có cái tôi cá nhân” trong thơ. Tuy nhiên, tính chất “phi ngã” ở đây nên hiểu
một cách rộng rãi hơn. Chịu sự chi phối bởi tƣ tƣởng thống trị của giai cấp
phong kiến, thơ ca trung đại luôn bị gò ép trong những khuôn mẫu nhất định
và do đó cái tôi cá nhân cũng bị hạn chế rất nhiều. Ở đây nói “phi ngã”
không có nghĩa là trong thơ ca trung đại không có cái tôi cá nhân mà thƣờng
thì nó bị che khuất bởi những quy phạm nhất định. Trên thực tế, đã là thơ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
trƣớc hết là tiếng lòng, là sự xúc cảm nào đó của chính bản thân ngƣời sáng
tác. Và thơ ca thời kỳ này cũng vậy! Có rất nhiều tác phẩm đã thể hiện một
cách xúc động thế giới nội tâm sâu kín của ngƣời nghệ sĩ trƣớc thời cuộc.
So với thời Lý thì sang thời nhà Trần, tình hình thơ ca đã có sự thay
đổi. Thơ thời nhà Trần là thơ nói về thế giới con ngƣời, là sự thể hiện của
những trạng thái tâm hồn – cuộc sống đời tƣ của con ngƣời. Thơ ca viết về
chủ đề đời tƣ đƣợc đặc biệt chú trọng từ thời nhà Trần.
Khía cạnh đầu tiên của chủ đề đời tƣ thƣờng thấy trong thơ thời Trần

chính là tình yêu nồng nhiệt với cuộc sống - một cuộc sống không hề cao
sang. Tuy các thi sĩ thời kì này phần lớn thuộc tầng lớp quan lại, nho sĩ nhƣng
lại có khá nhiều thơ nói về cảnh sống nơi thôn dã, những cảnh sống thảnh
thơi, phóng khoáng, bình dị. Các nhà thơ nói nhiều đến cuộc sống thanh bình
cũng là để thỏa nỗi lòng yêu đời:
Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.
Dịch:
(Ngủ dậy ngó song mây
Xuân về vẫn chƣa hay.
Song song đôi bƣớm trắng,
Phấp phới sấn hoa bay.)
(Xuân hiểu - Trần Nhân Tông)
Phải là một ngƣời yêu đời tha thiết và có tâm hồn tƣơi trẻ mới cảm
nhận đƣợc mùa xuân nhƣ vậy.
Đặc biệt, từ cuối thời Trần trở đi, chủ đề này đƣợc bộc lộ rất rõ trong
thơ ca. Đó là tâm trạng cô đơn, trống vắng, buồn bã, thất vọng sự suy vi của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
triều đại, sự thất bại của công danh, trƣớc sự bế tắc của cuộc đời. Ở đó, ta đã
bắt đầu thấy thấp thoáng những bóng dáng “cái tôi” qua tâm sự cá nhân của
nhà thơ. Chu Văn An ngay giữa ngày xuân ấm áp nhƣng vẫn cảm thấy giá lạnh
cô đơn:
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
(Sáng mùa xuân)
Đến nhƣ vị Tƣ đồ Trần Nguyên Đán mà có lúc còn cảm thấy cuộc đời

thật vô nghĩa, buồn đến nỗi dằn dỗi xem “Bệnh khỏi không bằng khi còn
bệnh” (Không ngủ). Thơ ông tỏ rõ sự hoài nghi:
“Ngồi đợi sau này công thành danh toại,
Thì một nắm xương tàn đã vùi đắp thành gò cao.”
(Trong núi cảm hứng)
Nhƣ vậy, bên cạnh những nỗi lo về sơn hà xã tắc thƣờng thấy trong thơ
thời kỳ này, còn có cả những nỗi lo cá nhân; bên cạnh những bài thơ bộc lộ
chí hƣớng, khát vọng công danh còn có những bài thấm đƣợm nỗi buồn về
đƣờng đời mù mịt. Nguyễn Ức cảm thấy “Đường công danh vạn dặm chưa tỏ
lối” (Đêm thu cùng bạn cũ Chu Hà kể chuyện đã qua). Trang Định vƣơng
Trần Ngạc thốt lên ai oán với Trần Nguyên Đán: “Tôi nay vào hạng bỏ đi -
Anh cũng chẳng phải là người tài trong thiên hạ” (Tặng Tƣ đồ Nguyên Đán).
Nguyễn Phi Khanh thì bất lực đành phải kêu trời: “Xin nhờ cái đêm trăng
sáng ở trên trời kia - Soi thấu nỗi khổ của thế gian này” (Nhân tết Trung thu,
cảm xúc trƣớc sự việc)... Đọng lại hơn cả là một khối cô đơn, thất bại cay
đắng, tủi hờn của ngƣời anh hùng lỡ vận, đầy kiêu hùng mà bi tráng Đặng
Dung:
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca!

×