Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nón lá Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.61 KB, 6 trang )

Nón lá Việt Nam





Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội
đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa. Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu
đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ,
trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện
trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua
nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón
cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để
khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến
sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ
thứ 3 trước công nguyên). Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ
có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành
rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón
có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang
vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường
đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành
vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của
người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng
nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư Ở Việt Nam, cả hai miền
Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa
phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của
đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng
nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng
nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào
loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào
cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang,


dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng
sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng
cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa
phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau
lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi
mốc. Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng
làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu,
lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi.
Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn
cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo
léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre
được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu.
Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu
thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối
tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu
kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi
móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí
thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá
bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế
hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để
từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm
vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón. Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc
nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình.
Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm
duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt,
hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới
thấy được gọi là nón bài thơ. Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng.
Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương.
Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống

của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng,
ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong,
giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có
thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật,
tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính
dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh,
chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba
tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng
gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt
bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết. Nón chính là biểu tượng của
Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một
nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó
chính là tín hiệu Việt Nam. Sự tích chiếc nón là một huyền thoại về mẹ. Ngày xưa, có
một bà cao lơn, trên đầu đội bốn cái tàu lá tròn như bầu trời được cài với nhau bằng
mấy cái que, xuất hiện khi trời đổ mưa như trút, con người không có chỗ trú thân. Bà
rất nhân từ, đi đến đâu mưa thuận gió hòa đến đó. Bà chỉ cần xoay mấy tàu lá trên đầu
là mây mù thi nhau chạy trốn. Con người đi theo bà, bà dạy cho cách trồng cây để sinh
sống. Thế rồi một hôm nghe bà kể chuyện, con người tự nhiên ngủ thiếp đi, lúc đó bà
bay lên trời. Để tưởng nhớ công lao của bà, con người đã suy tôn bà là Bà Chúa Che
Người và bắt chước bà đi tìm những lá tròn tán rộng tết lại với nhau thành hình chiếc
tròn như bầu trời xanh để đội lên đầu che mưa nắng. Con người gọi đó là chiếc nón.
Câu chuyện có yếu tố thần thoại nhưng phần nào đã nói lên được tác dụng chủ yếu của
chiếc nón là dùng để che mưa, che nắng. Sau này, chiếc nón đã giúp đỡ con người
nhiều việc: Là chiếc quạt tuỳ thân khi trời tắt gió. là "cái rổ" khi cần để
vật gì. Giữa cơn khát cháy cổ, nó là "cái bát" khổng lồ đựng nước uống.
Nó là vật kỉ niệm tặng cho nhau. Và còn là một thứ trang bị quân sự của người linh
thú thời xưa "đầu đội nón dấu vai mang súng dài". Với điệu múa nón mềm
mại, diệu kì, nó là đạo cụ của sân khấu nghệ thuật. Đặc biệt, đối với người con gái, nó
là một thứ đồ dùng trang sức không thể thiếu được, đồng thời cũng là để làm duyên, e
ấp, dịu dàng, tình tứ Nón có chỗ đứng trong các câu ca dao, dân ca, chắp mối tình

yêu cho trai gái: "Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy
nhiêu" Hay: "Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi
ta". Từ thủa xa xưa, có chiếc nón thần Tu Lờ của Sư Khổng Lồ dùng làm thuyền
chở được mười kho đồng của Bắc quốc đưa về nước Nam. Sau này có nón Ma Lôi
(làng Ma Lôi tỉnh Hải Dương), nón Mền Giải Ngoan Xác) còn gọi là nón Tam Giang
(dùng cho các ông già), nón Lá (dành cho con nhà giàu, học trò và người Kinh kỳ),
nón dâu (dùng cho họ hàng nhà quan), nón Lá sen (dành cho trẻ nhỏ), nón Chéo vành
(dùng cho lính tráng), nón Dấu (nón bằng tre có ***p, dùng cho lính thú), nón Khua
(dành cho người hầu hạ và vợ con lính), nón Mặt lờ (dành cho nhà sư và thầy tu), nón
Capk (dành cho người có tang); nón Cọ, nón Bạc, nón Mây (của đồng bào Tày Việt
Bắc), nón Cúp (của đồng bào Thái), nón Mõm bò (dành cho người kéo xe ở Hà Nội
thời Pháp thuộc), nón Dứa hay nón Gò Măng (của các cô gái Bình Định), nón Chằm
(của các cô gái Huế), nón Ba Đồn (Quảng Bình), nón Đanh (thôn Đanh Xuyển - Hà
Tây), nón gắn với địa danh: Nón Nghệ, nón Thanh, nón Huế Đặc biệt, có hai loại
nón đẹp dành riêng cho con gái, là nón Chuông và nón bài thơ. Nón Chuông là nón
được sản xuất ở làng Chuông, huỵên Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Nón Chuông xưa gồm 3
loại: - Nón Mười (còn gọi là nón Ba Tầm). - Nón Nhỡ (còn gọi là nón Ngang - nhỏ
hơn nón Mười) - Nón Đấu (nhỏ hơn nón Ngang). Nón Mười là loại nón vành rộng,
phẳng như một cái mâm. Ở vành ngoài cùng của nón có một đường thành nhô lên cao
chạy suốt vòng quanh, làm cho nón giống như một chiếc chiêng lớn. Giữa lòng nón có
đính một cái "khua" hình dáng tròn như cái đấu, đan bằng giang vừa đủ
ôm khít lấy đầu người đội. Quai nón đẹp, có tua rủ. Loại nón này cũng được gọi là
nón quai thao hay nón thúng quai thao. Ngày xưa, các cô gái đội nón này đi chơi hội.
Các cụ bà lên chùa lễ Phật, người ở nơi đất Kinh kỳ cũng dùng nón Ba Tầm. Sau này,
người làng Chuông chuyển sang làm nón có ***p nhọn như hiện nay. Nón bài thơ, cái
tên rất mĩ miều và đẹp như một bài thơ, là loại nón trắng, mỏng, nhẹ, không lót nang
mà gài các hình như hoa, lá, con thuyền, khóm trúc, con bướm trang trí hai lớp lá
nón, khi soi lên ánh sáng, sẽ nhìn thấy rõ các hình trên đó như muốn nói điều gì thầm
kín, vấn vương, đầy tứ thơ Để có một chiếc nón ra đời là cả một quá trình lao động
nghệ thuật tài hoa, công phu, tỉ mỉ, kiên nhẫn của người làm nón sao cho tròn, nhỏ,

nhẵn đều, thanh tú và chọn những chiếc lá non mỏng, sống nhỏ, trắng ngà, nõn nà, đến
từng đường khâu có khoảng cách ngắn, đều tăm tắp, không nhìn thấy chỗ nối sợi, tạo
nên sự mịn màng như đường may trên vải. Tất cả phối hợp nhịp nhàng, hòa nhập với
nhau để tạo nên chiếc nón xinh xắn, mộng mơ, nghiêng nghiêng làm nên nét duyên
dáng của con gái Việt Nam

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×