I. CASE
1. Giới thiệu
Thùng máy (Case) là nơi chứa tất cả các thành phần quan trọng của máy tính
như: MainBoard, HDD, CD ROM, Power Supply
2. Phân loại
a. Desktop Case: Đây là loại thùng máy nằm, thường sử dụng ở các máy tính
của các hãng nổi tiếng như: Compaq, IBM, Acer…
- Ưu điểm: Gọn, ít chiếm không gian, có thể đặt Monitor ngay bên trên Case.
- Nhược điểm: Do không gian hẹp nên rất bất tiện khi cần nâng cấp thêm thiết
bị như HDD, CD ROM…
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG
b. Tower Case: Là loại thùng máy đứng, được dùng khá phổ biến
trong các máy lắp ráp.
- Ưu điểm: Do có không gian tương đối rộng nên dễ dàng nâng
cấp thêm các thiết bị như: CD ROM, HDD, DVD…các loại Card
chuyên dùng khác. Đặc biệt là có thể trao đổi nhiệt rất tốt trong quá
trình làm việc.
- Nhược điểm: Cồng kềnh, chiếm nhiều không gian.
II. POWER
II. POWER
1. Giới thiệu
Bộ nguồn có nhiệm vụ tạo ra các mức điện áp một chiều (DC)
cần thiết và ổn định để cung cấp cho toàn bộ hoạt động của máy tính.
2. Phân loại
a. Nguồn AT:
Được sử dụng chủ yếu cho các thế hệ từ máy tính AT 586 trở
về trước. Loại nguồn này sử dụng công tắc chuyển mạch. Nghĩa là
khi công tắc đóng (Power On) thì bộ nguồn mới được cấp điện và khi
công tắc ngắt (Power Off) thì bộ nguồn được cách ly ra khỏi lưới
điện. Sơ đồ nối công tắc nguồn thường được chỉ dẫn ở mặt trên của
vỏ bộ nguồn.
b. Nguồn ATX:
Đây là bộ nguồn được sử dụng chủ yếu cho các thế hệ máy từ
AT 586 trở về sau. Khác với nguồn AT, nguồn ATX được cấp điện
lưới liên tục. Công tắc đóng mở nguồn chỉ là công tắc Logic được
nối thẳng lên MainBoard.
3. Đặc điểm:
a. Bộ nguồn AT:
- Đầu cấp điện cho Mainboard:
Đầu cấp điện cho Mainboard tương ứng gồm 2 Jack cắm có ký kiệu là P8
và P9, chúng có các mức điện áp sau:
- Nguồn PG (Power Good) có một chức năng rất đặc biệt là khi bật công
tắc nguồn. CPU sẽ kiểm tra mức điện áp này, nếu đủ +5V thì mới cho máy tính
hoạt động.
Khi cắm Jack nguồn cho Mainboard ta phải cắm sao cho 4 dây Ground
(0V) nằm cạnh nhau và ở giữa.
- Đầu cấp điện cho HDD, FDD
Dùng để cấp điện áp cho ổ đĩa cứng (HDD), ổ CD ROM, ổ
đĩa mềm (FDD) chúng có các mức điện áp sau:
b. Bộ nguồn ATX:
Cũng giống như nguồn AT, chúng cũng có các đầu cấp điện cho
Mainboard, HDD, FDD và có các đặc tính về các mức điện áp cũng
như chức năng, cách sử dụng giống nguồn AT. Điểm khác nhau cơ
bản là phần Jack cắm cấp điện cho MainBoard (1 Jack lớn hoặc 1
Jack lớn và 1 Jack nhỏ). Chúng có các đặc điểm sau:
Loại 20 chân
Loại 24 chân
Đầu nối 24 chân cung cấp điện
năng cho bo mạch chủ; Đầu nối 4
chân vào bo mạch chủ cung cấp
nguồn +12V cho CPU .
Các đầu nối 20 chân chỉ khác biệt 4 chân dưới cùng. Nếu bỏ các chân 11, 12, 23, 24 (theo
quy ước như hình) thì đầu nối 24 chân trở thành đầu nối 20 chân. Chính vì điều này mà
một số nguồn máy tính đã thiết kế loại đầu cắm 20+4 chân phù hợp cho cả hai loại bo
mạch chủ.
III. MAINBOARD
1. Giới thiệu
Mainboard là bo mạch chính trong máy tính. Nó bao gồm các khe
cắm (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch
chức năng. Mainboard còn chứa các kênh truyền dữ liệu (bus), các
bộ xử lý (chipsets), các khe cắm bộ nhớ (memory sockets), các giao
diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị I/O như: máy in, màn hình, bàn
phím, chuột, máy ảnh kỹ thuật số…
Các bộ xử lý (chip) điều khiển việc xử lý và hiển thị hình ảnh, xử
lý âm thanh, điều khiển các cổng I/O tuần tự và song song (serial &
parallel ports), điều khiển và cung cấp giao tiếp mạng…có thể được
tích hợp hay không tích hợp trên Mainboard. Nếu không được tích
hợp sẵn, thì các bộ xử lý đó tồn tại dưới dạng các bộ điều khiển độc
lập được gắn vào các khe gắn mở rộng trên Mainboard. Chúng ta
thường gọi các bộ điều khiển độc lập đó là card. Ví dụ: card màn
hình (VGA card), card nhập xuất (I/O card, SCSI card), card mạng
(Network Interface Card)…
1- CPU Socket
2- RAM Slots
3- AGP Slot
4- PCI Slots
5- I/O Connector
6- Power Connector
7- FDD Conector
8- HDD Conector
9- MCH (North Bridge)
10- ICH (Sourth Bridge)
11- ROM BIOS
12- Pin CMOS
2. Các thành phần của Mainboard
Trên một MainBoard có thể có nhiều bộ phận: Khe cắm, đế
cắm, các bộ kết nối, các mạch tích hợp…Hầu hết các MainBoard
hiện nay tối thiểu phải có các bộ phận chủ yếu sau:
- Đế/Khe cắm BXL
- Chipsets
- Mạch tích hợp I/O
- ROM BIOS
- Khe cắm RAM (SIMM, DIMM, RIMM…)
- Khe cắm Bus (ISA, PCI, AGP, PCI Express…)
- Pin CMOS
- Khe cắm HDD, FDD, CD ROM
- …
- Đế cắm CPU
- Khe cắm RAM
- Khe cắm Card mở rộng
PCI
AGP
PCIe 1x
PCIe 16x
- Chipsets
* Chip MCH (Chip cầu bắc)
* Chip ICH (Chip cầu nam)
- ROM BIOS, Pin CMOS
- Khe cắm HDD, CD ROM, FDD
LOAI
ATA
LOAI SATA
LOAI SATA
3. Một số công nghệ mới
- Dual BIOS: thực chất là một công nghệ cho phép mainboard được
tích hợp 2 chip BIOS. Một chip được gọi là Main BIOS (BIOS chính) và
một chip được gọi là Backup BIOS (BIOS dự phòng). Mainboard thường
hoạt động với main BIOS, nhưng nếu nó bị hư hại vì một lí do nào đó thì
backup BIOS sẽ được tự động sử dụng trong lần khởi động tiếp theo. PC sẽ
hoạt động giống như là trước khi main BIOS bị trục trặc.
- Dual chanel DDR: Là công nghệ làm tăng đôi băng thông bộ nhớ
và giải quyết các bài toán về giải pháp bộ nhớ hiện nay.
Điều kiện để chạy Dual Chanel:
+ RAM phải được gắn trên cả 2 kênh.
+ Cùng loại RAM trên mỗi kênh (cùng DDR, DDR2 hay DDR3).
+ Cùng dung lượng bộ nhớ trên mỗi kênh (cùng là 512MB, 1GB ).
+ 2 thanh giống nhau phải cắm ở khe giống nhau (cùng khe 0 hoặc 1).
Như vậy để chạy được Dual Chanel, không bắt buộc RAM phải cùng độ
trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu. Nhưng khi chạy Dual, tốc độ của
các thanh RAM sẽ nhận theo tốc độ của thanh RAM thấp nhất (VD 1 thanh
512MB bus 667 gắn với 1 thanh 512MB bus 800, cùng là DDR2, như vậy
hệ thống sẽ chạy Dual Chanel ở bus 667).
Chúng ta có thể chạy Dual Chanel với 2, 3 hay 4 thanh RAM được
gắn trên Main. Cụ thể như sau :
- Chạy Dual Chanel với 2 thanh RAM
- Chạy Dual Chanel với 3 thanh RAM
- Chạy Dual Chanel với 4 thanh RAM