Lời nói đầu
Trải qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Kinh tế phát
triển nhanh và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. Có được những
thành tựu đó là do: Ngay từ ngày đầu của công cuộc Đổi mới Đảng ta đã xác định
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ Đổi
mới. Mặt khác, để chủ trương đúng đắn đó đi vào thực tiễn phải kể đến vai trò trực
tiếp của đầu tư phát triển.
Những tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam luôn được
nhắc đến khi đánh giá các thành tựu của thời kỳ Đổi mới. Nhưng những đánh giá đó
chủ yếu là định tính. Những đánh giá này có thể cung cấp cái nhìn tổng thể nhưng
không đi sâu vào các căn cứ thực tế. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
cũng như việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần những đánh giá định lượng.
Bởi vậy, đề tài này ra đời với mục đích cao nhất là phân tích định lượng tác động
của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
1
ChươngI
Những vấn đề lí luận chung
A. Các khái niệm chung về cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế
1 .Cơ cấu kinh tế:
1.1. Khái niệm và bản chất:
-Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với
nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc vào mục tiêu của nền
kinh tế.
-Về mặt bản chất: CCKT là kết quả của phân công lao động xã hội
-Về mặt biểu hiện: CCKT có 2 đặc tính:
*Biểu hiện hình thức thông qua quan hệ tỉ lệ: tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành cơ
cấu ngành.
*Biểu hiện nội dung thông qua quan hệ giữa các thành phần: các thành phần tương
tác với nhau như thế nào, quan hệ chặt hay lỏng.
1.2. Phân loại CCKT:
3 góc độ chủ yếu để phân tích CCKT
*Cơ cấu ngành kinh tế:
-Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu
cơ và sự tác động qua lại về mặt số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
-Vai trò: Là bộ phận quan trọng nhất trong phân tích CCKT vì nó phản ánh sự phát
triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
-Dưới góc độ ngành, cơ cấu có thể xem xét dựa trên 3 hình thức:
• Cơ cấu theo nhóm ngành lớn: công nghiệp-xây dựng;nông nghiệp; dịch vụ
• Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất:
nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
• Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên tính chất sản phẩm cuối cùng: nhóm
ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành dịch vụ
*Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
-Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ
-Góc độ xem xét
• CC lãnh thổ theo vùng kinh
• CC theo thành thị và nông thôn
• CC giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triển
CC giữa lãnh thổ động lực và lãnh thổ còn lại
*Cơ cấu thành phần kinh tế:
-Là kết quả tổ chức kinh tế theo các hình thức sở hữu kinh tế
-Góc độ xem xét:
2
• Theo 5 thành phần kinh tế:kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể hộ
gia đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
• Theo 2 nhóm:kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước
2. Chuyển dịch CCKT
2.1. Khái niệm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế do sự
thay đổi các chính sách và các bién động về mặt xã hội gây nên, nó có thể được
thực hiện một cách chủ động, có ý thức hoặc xảy ra trong điều kiện khách quan, có
thể không theo hoặc ngược lại dự kiến ban đầu.
CCKT không thể tự thay đổi nếu không có sự tác động từ bên ngoài
Nếu CCKT chuyển dịch đúng, hợp lí thì đó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội; ngược lại nó trở thành yếu tố kìm hãm. Vì vậy CDCCKT là
một vấn đề mang tầm quốc gia, đòi hỏi một chương trình hành động thống
nhất trên phạm vi cả nước
2.2. Các nguyên tắc CDCCKT
-CDCCKT phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Tức là phải phù hợp với các quy luật khách quan chứ không phải những mệnh
lệnh hành chính chủ quan, duy ý chí. Bởi vậy, CDCC phải đảm bảo hiệu quả trước
mắt và hiệu quả lâu dài, hài hoà giữa hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn bộ cũng như
phải đem lại hiệu quả cho mọi người, cho toàn xã hội.
-CDCCKT phải dựa trên một chương trình hành động thống nhất mang tính quốc
gia. Đối với cơ cấu theo lãnh thổ, CCKT vừa phải phù hợp với lợi thế so sánh của
vùng vừa phải hài hoà với tổng thể xã hội. Đối với cơ cấu ngành, phải xuất phát từ
sự thay đổi các ngành chủ lực làm đầu tàu kéo nền kinh tế từ những thay đổi về
lượng đến những chuyển dịch về chất. Cơ cấu theo thành phần tuy không đóng vai
trò chủ đạo nhưng phải tạo ra môi trường kinh tế cởi mở, linh hoạt cho sự chuyển
dịch.
-CDCCKT có thể diễn ra một cách tuần tự, cũng có thể diễn ra một cách nhảy vọt
tuỳ theo điều kiện cụ thể.
2.3. Xu hướng CDCCKT
CDCCKT có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau và còn phù thuộc vào mục
tiêu kinh tế xã hội của từng quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, để có một nền
kinh tế hợp lí và đồng bộ thì CDCCKT tốt nhất nên đi theo một xu hướng chung.
Đặc biệt, đối với CC ngành kinh tế: Tỉ trọng ngành phi nông nghiệp tăng lên, tỉ
trọng ngành nông nghiệp giảm xuống. Mục tiêu để đạt đến một nền kinh tế phát
triển thì: tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 85%tổng lao động xã hội. Khoa học
công nghệ đóng góp khoảng 80% năng suất lao động xã hội. Ngành công nghiệp
chế tác có công nghệ cao chiếm khoảng 30-40% giá trị ngành công nghiệp. Ngành
công nghiệp, dịch vụ chiếm hơn 80% tổng GDP quốc gia. Nhóm ngành sản xuất
vật chất tăng 1% thì nhóm ngành dịch vụ phải tăng 1,8-2% mới đủ chất bôi trơn
3
cho nền kinh tế phát triển tốt. Trong điều kiện Việt Nam có thể tăng 1,3-2% là chấp
nhận được.
B. Đầu tư - Tác nhân tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế không thể tự chuyển dịch nếu không có những tác động từ bên ngoài
(chủ quan và khách quan). Muốn cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo những định
hướng kinh tế xã hội không thể chỉ sử dụng những mệnh lệnh hành chính. Muốn
đẩy mạnh một ngành hay phát triển một vùng, hay nói rộng hơn là thay đổi cơ cấu
của cả nền kinh tế, trước hết phải có vốn, tức phải có đầu tư. Bởi vậy đầu tư là
nhân tố hàng đầu, thiết yếu đối với sự chuyển dịch cơ cấu của mỗi nền kinh tế. Có
thể chứng minh điều đó thông qua:
1. Những lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1. Mô hình của Rostow
Rostow đã chia quá trình phát triển của một quốc gia tư xã hội truyền thống đến xã
hội phát triển cao thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có một cơ cấu kinh tế đặc
trưng gắn với một yêu cầu riêng về tỉ lệ đầu tư và cơ cấu đầu tư:
Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống: Nền kinh tế bị thống trị bởi sản xuất
nông nghiệp. Tích luỹ gần như bằng 0, không có đầu tư.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh: Sự ra đời của ngân hàng và các tổ chức
huy động vốn thúc đẩy hoạt động đầu tư. Cơ cấu ngành kinh tế: Nông-
công nghiệp
Giai đoạn 3: Cất cánh: Yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh: huy động
được nguồn vốn đầu tư cần thiết; tỉ lệ tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm
10% trong thu nhập quốc dân thuần tuý. Ngoài nguồn vốn đầu tư trong
nước còn vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là:
Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Giai đoạn 4: Trưởng thành: Cơ cấu kinh tế đặc trưng của giai đoạn này:
Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Tỷ lệ tiết kiệm chiếm hơn 20% thu
nhập quốc dân thuần túy. Đầu tư chiếm tỷ lệ cao.
Giai đoạn 5:Tiêu dùng cao
Có thể thấy trong mỗi giai đoạn đầu tư luôn là yếu tố tiên quyết đối với sự
hình thành 1 cơ cấu kinh tế mới,tiến bộ và hợp lý hơn.
1.2. Mô hình 2 khu vực của Harry Oshima
Dựa trên nghiên cứu của 2 mô hình 2 khu vực của Athus Lewis và của trường phái
Tân cổ điển và đặc điểm riêng của các nước châu Á gió mùa (nền nông nghiệp
mang tính chất thời vụ cao nên lao động thất nghiệp cũng có tính chất thời vụ);
Harry Oshima đã quan tâm đến việc đầu tư phát triển nền kinh tế theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm trong thời gian nhàn
rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp. Cụ thể là đa dạng
hoá sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ, mở rộng chăn nuôi. Đồng thời để
4
nâng cao năng suất lao động cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, đập
tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn để trao đổi hàng hoá, hệ thống giáo
dục và điện khí hoá nông thôn.
Giai đoạn 2: Hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng
thời cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng. Bên cạnh việc
tiếp tục phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, cần phát triển những ngành
công nghiệp, dịch vụ cần nhiều lao động và các ngành thu hút nhiều lao động.
Nhờ đó vừa giải quyết lao động dư thừa vừa mở rộng thị trường cho ngành
công nghiệp.
Giai đoạn 3: Sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế
theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động. Đẩy mạnh đầu tư đưa khoa học công
nghệ vào nhằm thay thế lực lượng lao động đang dần trở nên thiếu hụt. Các
ngành sử dụng ít lao động đang dần thay thế các ngành sử dụng nhiều lao động
trong cơ cấu kinh tế
Mô hình của Oshima là mô hình tiến bộ nhất và cũng gần gũi nhất với
điều kiện Việt Nam (một nước châu Á gió mùa). Bởi vậy những kết luận
mô hình đưa ra rất đáng lưu tâm. Theo đó, cơ cấu đầu tư biểu hiện
những ưu tiên của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Chính nó quyết
định cơ cấu kinh tế. Do đó kiến nghị mà Oshima đưa ra là sử dụng sự
thay đổi từng bước trong cơ cấu đầu tư để mang lại Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
1.3. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu (Moise Syrquin)
Có thể tóm tắt lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của M. Syrquin gồm ba giai
đoạn: (1) sản xuất nông nghiệp, (2) công nghiệp hóa, và (3) nền kinh tế phát triển.
Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của khu
vực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp. Nếu xét ở mặt cung, thì trong giai
đoạn 1 có những đặc trưng chính là tỷ lệ tích lũy tư bản còn khiêm tốn nên tỷ
lệ đầu tư thấp, tốc độ tăng trưởng cao của lực lượng lao động, và tốc độ tăng
trưởng tổng năng suất nhân tố (TFP) rất thấp, và nhân tố sau cùng này tác
động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung hơn là yếu tố tỷ lệ đầu tư
thấp.
Giai đoạn 2 hay là giai đoạn công nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầm
quan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang
khu vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầm
quan trọng của khu vực chế biến trong đóng góp và tăng trưởng kinh tế
chung ngày càng tăng lên. Xét ở mặt cung, sự đóng góp vào tăng trưởng của
nhân tố tích lũy tư bản vẫn được giữ ở mức cao trong hầu hết giai đoạn 2 do
có sự gia tăng mạnh của tỷ lệ đầu tư.
Giai đoạn 3: là giai đoạn của một nền kinh tế phát triển. Sự chuyển tiếp từ
giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 có thể được hiểu theo nhiều cách. Nếu xét về
5
mặt cầu, tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu nhu cầu nội địa bắt
đầu giảm xuống. Khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP cũng như cơ cấu lao động. Ở mặt
cung, sự khác biệt chủ yếu giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là sự suy giảm
trong đóng góp vào tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản và lao
động theo cách tính qui ước. Như vậy, trong giai đoạn này, nhân tố đóng góp
lớn nhất cho tăng trưởng là nhân tố tổng năng suất nhân tố (Total Factor
Productivity - TFP).
Có thế nói rằng, lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của M. Syrquin là một bức tranh tổng
thể khá chính xác về sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới thời
kỳ hiện đại. Đặc biệt, lý thuyết này đi sâu hơn các lý thuyết trước trong việc phân
tích tác động của từng nguồn lực trong đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong từng giai đoạn.
1.6. Lý thuyết phát triển cân đối và Lý thuyết phát triển không cân đối hay
“các cực tăng trưởng”
• Những nhà kinh tế học ủng hộ lý thuyết phát triển cân đối (như R Nurkse,
Rosenstein - Rodan) cho rằng ngay từ đầu phải đầu tư phát triển đồng đều ở
tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân để nhanh chóng công nghiệp hóa và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Luận cứ mà họ đưa ra là:
- Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau, "đầu
ra" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia và như vậy, sự phát triển đồng đều và
cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất.
- Sự phát triển cân đối giữa các ngành như thế giúp tránh được các ảnh hưởng tiêu
cực của thị trường thế giới và hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tế
khác, qua đó tiết kiệm được nguồn ngoại tệ.
- Một nền kinh tế dự trên cơ cấu cân đối giữa tất cả các ngành là nền tảng vững chắc
đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước đang phát triển.
Những nghiên cứu mà mô hình đưa ra chỉ phù hợp để định hướng cho một nền kinh
tế đóng. Nó không phù hợp với điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt với các
nước đang phát triển nếu đi theo con đường này sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận
với các nguồn lực do không tận dụng được các lợi ích mà môi trường bên ngoài
đem lại. Mặt khác, việc đầu tư cho tất cả các ngành phải đối mặt với vấn đề nguồn
lực khan hiếm. Đặc biệt, với các nước đang phát triển, việc đầu tư vào tất cả các
ngành với nguồn lực nhỏ bé trong nước sẽ dẫn tới đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
• Bởi vậy hiện nay hầu hết các nước đều đi theo con đường phát triển không
cân đối. Những đại diện tiêu biểu của lý thuyết này (A. Hirschman, F.
Perrons) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền
vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Họ
lập luận như sau:
6
- Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung bằng cầu trong
tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Ðể phát
triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ra một "cú
hích" thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý
thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền
kinh tế là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốn khan
hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.
- Do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất
thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ
tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa
chọn bắt buộc.
Rõ ràng, lý thuyết này phù hợp hơn với xu thế hội nhập nói chung và điều kiện của
các nước đang phát triển nói riêng. Hiện nay hầu hết các nước đều định hướng đầu
tư trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, để phát
triển bền vững nên kết hợp linh hoạt 2 lý thuyết này trong định hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đất nước trong từng giai đoạn.
Kết luận chung được rút ra sau khi xem xét tất cả các lý thuyết trên là: Thứ
nhất, để phát triển kinh tế cần xác định một cơ cấu kinh tế phù hợp cho từng giai
đoạn (đây là nhiệm vụ của công tác định hướng, lập kế hoạch). Thứ hai, muốn nền
kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu đã định ra, phải hướng đầu tư vào những lĩnh vực
ưu tiên đã được xác định. Vậy, các lý thuyết trên đều chứng minh rằng đầu tư có
vai trò là nhân tố thực hiện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2 .Những logic thực tế về vai trò của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1. Đối với cơ cấu ngành kinh tế:
Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng
như thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của ngành nói riêng
và của cả nền kinh tế nói chung. Cụ thể, đầu tư sẽ góp phần tăng cường vật chất kĩ
thuật, nâng cao hàm lượng công nghệ qua đó nâng cao năng suất lao động của ngành.
Nhờ đó sẽ tạo ra sản lượng cao hơn với giá thành thấp hơn. Mặt khác, đầu tư là tiền
đề tập trung các nguồn lực khác của nền kinh tế (lao động,tài nguyên,vốn dư thừa…)
cho mục tiêu phát triển ngành. Chính đầu tư chứ không phải các quyết định hành
chính là nhân tố trực tiếp nhất có thể huy động tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết cho
sự phát triển của ngành. Không những thế việc đầu tư còn tạo ra điều kiện vật chất
cho sự ra đời của những ngành mới. Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và sự ra đời
của những ngành mới chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
2.2.Đối với cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
7
Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư thích hợp đều có
điều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình. Những vùng tập trung
nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát triển của một quốc gia. Những
vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển. Những
vùng kém phát triển có thể nhờ vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần
khoảng cách với các vùng khác. Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và
nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng
các khu đô thị dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi
kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm chí
còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không đáp ứng được các nhu cầu của
người dân. Các dịch vụ y tế, giáo dục… cũng cần được đầu tư cho phù hợp với sự
phát triển của một đô thị.
2.3.Đối với cơ cấu thành phần kinh tế:
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào
chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần
nào là chủ đạo; thành phần nào được ưu tiên phát triển; vai trò; nhiệm vụ của các
thành phần trong nền kinh tế…Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.
Tóm lại, nhìn tư góc độ lý thuyết hay thực tiễn đều thấy được mối quan hệ và vai
trò tất yếu của đầu tư phát triển đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của
mỗi quốc gia. Đây là cơ cở lý thuyết quan trọng để thực hiện đề tài.
3.Vai trò đặc biệt của đầu tư trong điều kiện toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là xu hướng chung của cả thế giới mà không một quốc gia nào có
thể đứng ngoài xu hướng chung đó. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam, toàn cầu hoá luôn kèm theo những yếu tố loại trừ rất khắc nghiệt. “Đổi
mới hay tụt hậu?”câu hỏi đó phải được trả lời bằng quyết tâm của cả nền kinh tế. Vậy
nên, trong điều kiện toàn cầu hoá vai trò của đầu tư trở nên vô cùng quan trọng. Bởi
lẽ, trước đòi hỏi cao của trình độ khoa học công nghệ thế giới, chúng ta phải không
ngừng nâng cao công nghệ của mình. Mà công nghệ không thể tự sản sinh nếu không
có vốn bất kể đó là công nghệ nội sinh hay công nghệ ngoại sinh. Hơn nữa, nền kinh
tế trong nước là một bộ phận của kinh tế thế giới. Vì vậy, cơ cấu kinh tế của chúng ta
không những phải chuyển dịch mà còn phải chuyển dịch nhanh hơn để phù hợp nhu
cầu của thế giới. Với điều kiện nước ta hiện nay những bất hợp lý là không thể tránh
khỏi. Nhưng chúng ta phải nhanh chóng xoá bỏ những điều đó để hội nhập. Muốn
vậy phải đầu tư nhiều hơn nữa.
Mặc dù những thách thức là rất lớn nhưng toàn cầu hoá cũng mang lại cho chúng
ta nhiều cơ hội lớn để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đó là đầu tư
nước ngoài, chuyển giao công nghệ và thương mại quốc tế. Với việc mở cửa nền kinh
tế, chúng ta đang thu hút những nguồn vốn vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn
diện. Chuyển giao công nghệ tuy có những khó khăn, phức tạp nhưng đó là hướng đi
8
chung của các quốc gia đang phát triển hiện nay để thực hiện công nghiệp hoá-hiện
đại hoá đất nước. Thương mại quốc tế là cơ hội rất lớn để chúng ta mở rộng thị
trường đồng thời tạo môi trường cạnh tranh trong nước. Nhưng để cạnh tranh hiệu
quả chúng ta cần biết thị trường thế giới đang cần gì để xây dựng cơ cấu đầu tư vào
những nhóm ngành sản xuất hàng xuất khẩu phù hợp.
Toàn cầu hoá đang đưa Việt Nam ra gần hơn với thế giới và đưa thế giới đến gần hơn
với Việt Nam.
4. Những chỉ số đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động của
đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.1.Các chỉ số đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.1.1. Tỉ trọng các ngành -
β
(t)
• Công thức tính tỉ trọng ngành.
Tỉ trọng của ngành nông nghiệp là :
β
NN
(t) =
)(
)(
tGDP
tGDP
NN
Tỉ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là :
β
CN
(t) =
)(
)(
tGDP
tGDP
CN
Tỉ trọng của ngành dịch vụ là :
β
DV
(t) =
)(
)(
tGDP
tGDP
DV
Tỉ trọng của ngành phi nông nghiệp là :
β
PNN
(t) = β
CN
(t) + β
DV
(t)
Tỉ trọng của ngành sản xuất vật chất là :
β
SXVC
(t) = β
NN
(t) + β
CN
(t)
• Ý nghĩa hệ số
Cho biết đóng góp về mặt lượng của mỗi ngành vào tổng sản lượng của nền kinh tế
trong mỗi thời kỳ. Nếu xét trong một thời kỳ, chỉ số này thể hiện vai trò của mỗi
ngành trong nền kinh tế. Nếu xét nhiều thời kỳ liên tiếp, chỉ số này biểu hiện sự
thay đổi vai trò của các ngành qua thời gian.
Công thức tính tỷ trọng này cũng áp dụng để tính tỷ trọng GDP, tỷ trọng đầu tư của
các vùng, các thành phần kinh tế. Khi đó, nó được dùng để đánh giá chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.
4.1.2. Độ lệch tỉ trọng ngành – d
9
Công thức tính
d
NN
=
)()1( tt
NNNN
ββ
−
Ý nghĩa: Độ lệch tỷ trọng ngành phản ánh sự thay đổi tỷ trọng ngành đó giữa
năm đầu và năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Nhờ đó ta có thể đánh giá
được hướng chuyển dịch của ngành đó cũng như hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giữa các ngành.
4.1.3. Hệ số chuyển dịch k của 2 ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
• Công thức tính
Cos θ
o
=
)1()1(())()((
)1()()1()(
2222
tttt
tttt
PNNNNPNNNN
PNNPNNNNNN
ββββ
ββββ
+×+
×+×
Góc θ
o
= arccos θ
o
Hệ số chuyển dịch k của 2 ngành NN và phi NN là :
K=
90
0
θ
• Ý nghĩa của hệ số
Góc θ
o
bằng 0
o
khi không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và 90
0
khi sự dịch
chuyển là lớn nhất. Hệ số k cho biết tốc độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhờ đó
mà có ta có thể sử dụng hệ số K của mỗi vùng hay mỗi giai đoạn để so sánh và
đánh giá tốc độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng hoặc của vùng đó
qua các giai đoạn.
• Điều kiện áp dụng: trong công thức đưa ra; vai trò của 2 thành phần tỷ trọng
nông nghiệp và phi nông nghiệp là hoàn toàn bình đẳng. Bởi vậy, việc sử
dụng k để đánh giá tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ áp dụng khi sự
chuyển dịch là đúng hướng (tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm, tỷ trọng khu
vực phi nông nghiệp tăng. Vì vậy, chỉ đánh giá k trong giai đoạn d
NN
<0)
4.2. Các hệ số đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
(H1)
• Công thức
10
H1 =
)(
)()1(
)(
)()1(
t
tt
t
tt
I
II
β
ββ
β
ββ
−
−
với
)1(t
I
β
là tỷ trọng đầu tư ngành thời kỳ nghiên cứu
)(t
I
β
là tỷ trọng đầu tư ngành thời kỳ trước
)1(t
β
là tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ nghiên cứu
)(t
β
là tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ trước
• Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong
tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì cần phải đầu tư cho ngành tăng thêm
bao nhiêu. Bởi vậy, nó là thước đo đánh giá độ nhạy cảm giữa tỷ trọng GDP
của mỗi ngành và tỷ trọng đầu tư của ngành đó. Qua đó có thể đánh giá mức
độ ảnh hướng của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu hệ số
này mang giá giá trị dương tức là khi tỷ trọng đầu tư vào ngành tăng hoặc
giảm thì tỷ trọng GDP cũng tăng giảm tương ứng. Nếu hệ số này âm, tức là
trong giai đoạn đo đầu tư không tác động thuận chiều đến thay đổi tỷ trọng
ngành.
2. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP (H2)
• Công thức tính
H2 =
)(
)()1(
)(
)()1(
tg
tgtg
t
tt
I
II
−
−
β
ββ
Với
g(t1) là tốc độ tăng trưởng kỳ nghiên cứu
g(1) là tốc độ tăng trưởng kỳ trước
• Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết để góp phần đưa vào tăng trưởng kinh tế
(GDP) lên 1% thì tỉ trọng đầu tư vào 1 ngành nào đó tăng bao nhiêu.
Cũng giống như hệ số trên, hệ số này là thước đo độ nhạy cảm của tăng
trưởng kinh tế nói chung với thay đổi tỷ trọng đầu tư của mỗi ngành.
Chương II
11
Thực trạng của đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam giai đoạn sau đổi mới kinh tế 1986
Phần A. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
I.Khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam sau Đổi mới
Đổi mới kinh tế đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động đầu tư phát triển ở
Việt Nam. Với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài (1987) và Luật Doanh nghiệp
(2000) tình hình thu hút vốn đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu
tư tăng nhanh. Chỉ xét giai đoạn từ 1995-2007, tổng vốn đầu tư đã tăng hơn 7 lần.
Từ năm 1990 đến nay tổng vốn đầu tư phát triển của Việt Nam tăng khá nhanh và tỷ
lệ đầu tư so với GDP đã tăng lên đến 41% năm 2006, 41,7% năm 2007.
Vốn đầu tư ở Việt Nam
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ
2007
Tỷ đồng
Vốn đầu tư ở Việt Nam
(nguồn: tổng cục thống kê)
Mặt khác, về cơ cấu nguồn vốn có sự đa dạng hóa. Nếu trước đổi mới, vốn đầu tư
xã hội chủ yếu là vốn nhà nước. Thì sau đổi mới nguồn vốn đã được mở rộng với sự
tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Nguồn vốn trong nước đã
được khai thác khá hơn, chiếm trên 70% so với tổng vốn đầu tư, vượt dự kiến kế
hoạch (60%), tạo điều kiện tốt hơn để tập trung đầu tư vào những mục tiêu phát
triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng;
đồng thời có nhiều hình thức huy động khác như công trái giáo dục, trái phiếu chính
phủ, trái phiếu đô thị..., tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, chúng
12
ta luôn luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cả ODA và đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển, coi đó là yếu
tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo ra cơ cấu kinh tế
vùng hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Số dự án FDI được cấp giấy phép đã tăng nhanh về số lượng. Từ 37 dự án
năm 1988 lên 987 dự án năm 2006 và sơ bộ đạt 1544 dự án năm 2007. Nguồn vốn
ODA được giải ngân đạt 4.6 tỷ USD trong 3 năm qua. Góp phần vào sự gia tăng
nguồn vốn cho đầu tư phát triển là sự phát triển mạnh của thị trường tài chính đặc
biệt là thị trường chúng khoán trong thời gian gần đây đã tạo ra một kên huy động
vốn mới, hiệu quả.
II. Đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam sau Đổi
mới
Phần này chủ yếu nêu ra các đánh giá định lượng về chất lượng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế Việt Nam thông qua hệ thống các chỉ số đã nêu ở chương I.
1. Mức độ chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành
Sự thay đổi vai trò của từng ngành qua các thời kỳ được xem xét thông qua tỷ trọng
của các ngành trong nền kinh tế.
Tỷ trọng ngành kinh tế của VN thời kỳ 1986-2007 được thể hiện qua bảng
sau :
Bảng 1
Năm 1986 1990 1999 2000 2005 2006 2007
Đóng góp GDP của các ngành (tỷ đồng)
NN 228 16252 101723 108356 175984 198797 232188
CN 173 9513 137959 162220 344229 404696 475680
DV 198 16190 160260 171070 319004 370771 436146
Tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế (%)
NN 38.06 38.74 25.43 24.53 20.05 18.74 17.86
CN 28.88 22.67 34.49 36.73 41.00 40.97 41.77
DV 33.06 38.59 40.08 38.73 38.50 40.29 40.37
(nguồn:TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
Có thể thấy vai trò của các ngành kinh tế không ngừng thay đổi theo thời
gian. Trong đó, ngành nông nghiệp từ chỗ là ngành quan trọng nhất (chiếm tỷ trọng
cao nhất trong giai đoạn 1986-1990) đã dần nhường chỗ cho các ngành công nghiệp
và dịch vụ. Tỷ trọng của ngành dịch vụ nhìn chung không ngừng gia tăng trong các
thời kỳ. Hiện nay, công nghiệp đang là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP.
Đồng nghĩa với việc là ngành kinh tế quan trọng nhất. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng
tăng liên tục qua các năm. Có những thời kỳ dịch vụ đã là ngành kinh tế lớn nhất
(1999-2005). Hiện nay, đó là ngành kinh tế lớn thứ hai sau công nghiệp.
13
Nếu so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm, còn có thể thấy:
Chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000: Cơ cấu ngành kinh tế năm cuối
(2000) Nông-lâm-ngư nghiệp:19-20%; Công nghiệp-xây dựng: 34-35%; Dịch vụ:
45-46%. Nếu nhìn vào giá trị đạt được của Việt Nam trong năm 2000 với các số
liệu tương ứng là 24.53%-36.73%-38.73% thì chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp, dịch vụ đã không đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, nguyên nhân ở đây là
do chính các chỉ tiêu thời kỳ này là không hợp lý khi kỳ vọng quá cao vào sự phát
triển của ngành dịch vụ trong điều kiện bấy giờ của đất nước.
Chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005: Cơ cấu kinh tế năm 2005: Tỷ trọng
các ngành: Nông nghiệp: 20-21%; Công nghiệp-xây dựng: 38-39%; Dịch vụ
41-42%. Các chỉ tiêu này rõ ràng đã được điều chỉnh phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc
đặt mục tiêu tỷ trọng dịch vụ cao hơn công nghiệp là chưa hợp lý. Trong thực tế
năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ (38.05%) vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 là: nông-lâm-ngư nghiệp:
15-16%; công nghiệp-xây dựng: 43-44%; Dịch vụ: 40-41%. Chỉ tiêu đặt ra cho giai
đoạn này đã thực sự định hướng được cho sản xuất và là chỉ tiêu tốt để so sánh. Và
nếu nhìn vào cơ cấu ngành năm 2007, ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng các chỉ
tiêu này sẽ được hoàn thành vao năm 2010.
2. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
• Số liệu thực tế của Việt Nam
Độ lệch tỷ trọng các ngành các giai đoạn :
Bảng 4
Đơn vị:%
Giai đoạn 1986-1989 1990-1994
1995-199
9
2000-200
4
2005-200
7
Độ lệch tỷ
trọng NN 4.01 -11.31 -1.74 -2.77 -3.04
Độ lệch tỷ
trọng CN -5.94 6.2 5.72 3.36 0.77
Độ lệch tỷ
trọng DV 1.93 5.11 -3.98 -0.59 2.27
Độ lệch tỷ
trọng PNN -4.01 11.31 1.74 2.77 3.04
• Đánh giá số liệu.
Nếu xét theo tương quan giữa 2 khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể
thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đi đúng hướng. Từ năm 1990, độ lệch tỷ trọng
nông nghiệp luôn mang giá trị âm cho thấy hướng chuyển dịch từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
14
Nhưng nếu xét cho từng nhóm ngành thì sự chuyển dịch chưa mạnh mẽ và chưa thể
hiện một xu thế liên tục trong mọi giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1986-1989, nền kinh
tế chưa chuyển dịch đúng hướng. Điều này có thể lý giải do những bỡ ngỡ ban đầu
của chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong các giai
đoạn tiếp theo, tỷ trọng nông nghiệp đã đi theo xu hướng chung là luôn giảm. Độ
lệch tỷ trọng ngành nông nghiệp có giá trị tuyệt đối cao nhất vào giai đoạn
1990-1994 (11.33%). Từ 1995, giá trị này thấp hơn hẳn giai đoạn trước nhưng luôn
tăng đều qua các năm. Tỷ trọng công nghiệp tăng nhưng mức tăng có xu hướng
chậm lại. Điều đó là phù hợp nếu công nghiệp nhường bước cho dịch vụ phát triển.
Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực dịch vụ lại không đi theo một xu hướng như
mong muốn. Giai đoạn 1995-2000, độ lệch tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ mang dấu
âm trong khi chủ trương chung của chúng ta trong thời kỳ này là không ngừng gia
tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Điều đó có nghĩa là những chủ trương của Đảng chưa
được thực sự đi vào thực tiễn. Tuy nhên, hiện nay, xu hướng chung đã được lập lại.
Độ lệch tỷ trọng dịch vụ lại mang giá trị dương trong giai đoạn 2005-2007. Có thể
lạc quan rằng kế hoạch 5 năm 2006-2010 đang được triển khai đúng hướng trong
thực tế.
3. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu giữa 2 khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp được
đánh giá thông qua hệ số chuyển dịch k.
• Số liệu thực tế của Việt Nam
Tỷ trọng các khu vực trong nền kinh tế Việt Nam
Bảng 2
Đơn vị: %
Năm 1986 1989 1990 1994 1995 1999 2000 2004 2005 2007
Tỷ trọng NN 38.06 42.07 38.74 27.43 27.18 25.44 24.53 21.76 20.9 17.86
Tỷ trọng PNN 61.94 57.93 61.26 72.57 72.82 74.56 75.47 78.24 79.1 82.14
Chuyển dịch cơ cấu ngành NN và phi NN
Bảng 3
Giai đoạn 1986-1989 1990-1994 1995-1999 2000-2004 2005-2007
15
cos θ
0.99703 0.97956 0.99960 0.99908 0.99902
Góc θ
4.419 11.603 1.628 2.463 2.534
Hệ số k 0.049 0.129 0.018 0.027 0.028
• Đánh giá số liệu
Như đã trình bày ở trên, ta chỉ đánh giá tốc độ của chuyển dịch cơ cấu giai đoạn từ
sau 1990 (giai đoạn 1986-1989 không xét vì cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng khu vực nông nghiệp và giảm tỷ trọng phi nông nghiệp).
Qua số liệu đã trên ta thấy sự chuyển đổi cơ cấu diễn ra mạnh nhất vào giai đoạn
1990-1994, k=0.129 . Đây là giai đoạn có nhiều sự cố gắng và đã đạt được những
thành tựu đáng kể : tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8,2% (mục
tiêu là 5-6,5%), trong đó nông nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng
12,9% và dịch vụ tăng 9,1%. Tuy nhiên, hệ số k<1/2 cho thấy trong giai đoạn này
chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm. Mặc dù không có sự đảo lộn lớn do chuyển dịch
cơ cấu quá nhanh nhưng việc chuyển dịch chậm tiềm ẩn yếu tố không bền vững
trong tăng trưởng đòi hỏi chi phí điều chỉnh lớn. Cần phải có những biện pháp để
thúc đẩy tưởng trường kinh tế theo chiều sâu và ổn định.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm
khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp là
cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy
luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệu quả kinh tế,
thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực.Từ các chỉ số đã phân tích ở trên có
thể thấy nền kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ
cấu còn chậm và hàm chứa những yếu tố bất hợp lý và không bền vững.
III. Đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Đánh giá thông qua hệ số co giãn
1.1. Đánh giá tác động của đầu tư đến thay đổi tỷ trọng ngành
Bảng:Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế
của ngành (H1)
2000 2002 2003 2004 2005 2006
Sơ bộ
2007
Tổng vốn ĐT ngành NN 15938 12945 14130 14706 15962 18412 20472
Tỷ trọng ĐT ngành NN
(%) 13.846 8.747 8.471 7.768 7.461 7.567 6.688
tỷ trọng GDP ngành NN 24.53 23.03 22.54 21.76 20.05 18.74 17.86
16
(%)
H1(NN) _ 6.022 1.483 2.398 0.503 -0.217 2.474
Tổng vốn ĐT ngành CN 45155 62805 69325 80388 90516 104575 135641
Tỷ trọng ĐT ngành CN(%) 39.228 42.438 41.558 42.462 42.311 42.981 44.313
Tỷ trọng GDP ngành
CN(%) 36.73 38.49 39.47 40.09 41 40.97 41.77
H1(CN) _ 1.708 -0.814 1.385 -0.157 -21.641 1.587
Tổng vốn ĐT ngành DV 54018 72242 83359 94225 107452 120319 149987
Tỷ trọng ĐT ngành DV(%) 46.926 48.815 49.971 49.77 50.228 49.452 48.999
Tỷ trọng GDP ngành
DV(%) 38.74 38.48 37.99 38.15 38.95 40.29 40.37
H1(DV) _ -5.998 -1.86 -0.955 0.43884 -0.449 -4.613
Các hệ số co giãn của ngành nông nghiệp nhìn chung đều mang giá trị dương,
Điều đó có nghĩa là việc giảm tỷ trọng đầu tư đã tác động thuận chiều đến giảm
tỷ trọng nông nghiệp. Trong đó năm 2005, hệ số co jãn có giá trị nhỏ nhất 0.503.
Điều đó có nghĩa là để tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm 1% phải giảm tỷ trọng
đầu tư nông nghiệp 0.503%. Hay ngược lại chỉ cần giảm tỷ trọng nông nghiệp
0.503% đã làm tỷ trọng nông nghiệp 1%. Tức là năm mối quan hệ giữa tỷ trọng
đầu tư và tỷ trọng GDP là rất chặt chẽ, đầu tư có tác động mạnh đến CDCC
nông nghiệp.
Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, để thích ứng với vấn đề độ trễ của đầu tư
(do đặc trưng của 2 ngành này là các công trình đẩu tư thường lớn hơn và có
thời gian kéo dài hơn đầu tư cho nông nghiệp) xét hệ số co giãn theo giai đoạn.
Khi đó, đối với ngành công nghiệp, giai đoạn 2000-2004, H1=0.909, Giai đoạn
2005-2007, H1=2,519. H1(CN) >0. Kết luận đầu tư các tác động đến thay đổi tỷ
trọng công nghiệp và giai đoạn mức độ tac động giảm trong 2 giai đoạn. Đối với
ngành dịch vụ, H1(2000-2004)= -3.979; H1(2005-2007) = -0.691. H1<0 tức là
mặc dù tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ không ngừng gia tăng, tỷ trọng GDP
của ngành lại giảm. Điều đó có nghĩa là việc đầu tư cho khu vực dịch vụ không
mang lại hiệu quả cho việc nâng cao tỷ trọng ngành.
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc tăng tỷ trọng đầu tư của ngành tăng trưởng
kinh tế
Bảng: Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế
2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ trọng ĐT ngành
NN (%) 13.846 8.747 8.471 7.768 7.461 7.567 6.688
Tỷ trọng ĐT ngành
CN(%) 39.228 42.438 41.558 42.462 42.311 42.981 44.313
17
Tỷ trọng ĐT ngành
DV(%) 46.926 48.815 49.971 49.77 50.228 49.452 48.999
Tốc độ tăng GDP 6.79 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48
H2(NN) _ -8.62249 -0.85923 -1.35364 -0.47365 -0.57099 -3.82406
H2(CN) _ 1.915934 -0.56466 0.354811 -0.04262 -0.63642 1.020205
H2(DV) _ 0.942519 0.644859 -0.06561 0.110286 0.620925 -0.30156
Theo bảng số liệu trên có thể thấy việc phân bổ đầu tư vào hai khu vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp tuân thủ theo đúng đòi hỏi của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Cụ thể, H2(NN)<0. Điều đó có nghĩa là để đẩy nhanh tốc độ của tăng
trưởng kinh tế, tỷ trọng đầu tư vào khu vực nông nghiệp giảm qua các năm.
Trong đó năm 2002, để góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 1%, tỷ
trọng đầu tư của khu vực nông nghiệp đã giảm 8.6%. Đây là mức giảm mạnh
nhất trong cả thời kỳ.
Xét theo cơ cấu 3 ngành kinh tế, tương tự phần trên, tính hệ số của công nghiệp
và nông nghiệp theo giai đoạn. Đối với ngành công nghiệp,
H2(2000-2004)=0.56. H2(2005-2007) = 9.984. H2>0 cho thấy sự gia tăng tỷ
trọng của đầu tư đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Đối với ngành dịch vụ,
H2(2000-2004) = 0.412. H2(2005-2007) = - 5.162 <0. Giữa đầu tư vào ngành
dịch vụ và tăng trưởng kinh tế chưa có mối quan hệ thuận chiều mạnh mẽ. Nói
cách khác đầu tư vào khu vực dịch vụ chưa thu được những hiệu quả tương
xứng với phần bỏ ra.
III.2. Đánh giá chung
Trong chủ trương phát triển đất nước ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã luôn coi
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là giải pháp để tăng trưởng và phát triển đất
nước. Phục vụ thiết thực cho chủ trương đó, trong thời gian qua cơ cấu vốn đầu
tư đã thay đổi theo hướng đầu tư có tọng tâm, trọng điểm. Trong đó tỷ trọng đầu
tư cho ngành dịch vụ là cao nhất và tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp là
thấp nhất. Điều đó đã mang lại một diện mạo mới cho nền kinh tế. Cơ cấu kinh
tế nhìn chung có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp liên
tục giảm qua các năm. Tương đương với đó là sự tăng lên không ngừng của khu
vực phi nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo ra các hiệu ứng
tích cực cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì cao qua các năm.
Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta trước đổi mới, thời kỳ 1977-1980
chỉ có gần 0,2%, thì từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế luôn có mức tăng trưởng
cao. Cụ thể: Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1986-1990 đạt xấp xỉ 4,5%; thời kỳ
1991-1995 đạt 8,2%, thời kỳ 1996-2000 đạt 7%, thời kỳ 2001-2005 là 7,5%.
Giải quyết tốt hơn vấn đề công ăn việc làm. Nâng cao thu nhập. Cải thiện đời
sống nhân dân. Tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế phát huy các
tiềm năng vốn có. Có thể thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã và đang từng
bước hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng đề ra. Tuy nhiên, chất lượng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế không cao. Cụ thể: Thứ nhất, tốc độ chuyển dịch chậm. Điều
18
này tuy không tạo ra những thay đột ngột cho nền kinh tế. Nhưng trong điều
kiện toàn cầu hóa như hiện nay chuyển dịch chậm kéo theo nguy cơ tụt hậu. Thứ
hai, trong khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ liên tục giảm trong
một thời gian dài trong khi tỷ trọng đầu tư cho khu vực nay luôn tăng và chiếm
mức cao nhất. Điều đó cho thấy đầu tư vào ngành này chưa hiệu quả. Có thể kết
luận thực trạng phát triển đói với mỗi ngành là: Trong ngành dịch vụ, các loại
dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng lớn chưa phát triển mạnh. Trong nông nghiệp,
sản xuất chưa gắn kết có hiệu quả với thị trường; việc đưa khoa học, công nghệ
vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
còn lúng túng. Trong công nghiệp, ít sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất
xám cao; công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm; một số sản phẩm công
nghiệp có sản lượng lớn còn mang tính gia công, lắp ráp, giá trị nội địa tăng
chậm; công nghiệp bổ trợ kém phát triển; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm.
Phần B: Thực trạng tác động của đầu tư tới dịch cơ cấu vùng,lãnh thổ
I.Vài nét khái quát về cơ cấu vùng lãnh thổ Việt Nam
Vào những năm đầu thế kỷ XXI lãnh thổ Việt Nam được các cơ quan chức năng
chia thành 6 vùng kinh tế -xã hội: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở mỗi miền,có một vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy các
vùng xung quanh cùng phát triển .Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ
Phân tích cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế người ta thường xem xét cơ cấu lãnh thổ cả
nước,cơ cấu lãnh thổ vùng lớn, cơ cấu lãnh thổ của tiểu vùng trong vùng lớn,cơ cấu
lãnh thổ của tỉnh và của huyện.Trong giới hạn nghiên cứu,xin phép được trọng tâm
vào 6 vùng kinh tế lớn mà trong đó hạt nhân là các vùng kinh tế trọng điểm của đất
nước.
1.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm các tỉnh,thành phố: Hà Nội – Hưng
Yên - Hải Dương – Hải Phòng - Quảng Ninh – Vĩnh Phúc –Hà Tây - Bắc Ninh
Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền
Bắc và của cả nước Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực có
đào tạo tốt, có điểm thi vào các trường đại học cao đẳng cao nhất nước và tỷ lệ sinh
viên trên đầu người cao nhất nước.
2.Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) bao gồm các tỉnh: Huế, Đà
Nẵng (hạt nhân), Quảng Ngãi,Quảng Nam,Bình Định,Phú Yên và Khánh Hòa.
19
Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh
tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế
Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội và khu vực Cam Ranh -
Vân Phong. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém
hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung
chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ
mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế
giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng
tàu và dịch vụ hàng hải.
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
VKTTĐPN nằm ở vị trí độc đáo.Bao gồm các tỉnh : Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và
Tiền Giang (Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ).
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất
cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu
và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số
đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước). Đây là một vùng kinh tế
năng động, tập trung nhiều nguồn lực phát triển.
II.Thực trạng đầu tư phát triển tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng,lãnh thổ
1. Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế
Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian,
phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh
tranh của từng vùng. Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được
xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát
huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ , tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và những
cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành.
Ta có bảng số liệu cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế trong giai đoạn 1996-2004 như
sau:
Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế
Đơn vị %
Loại Vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004
20
Trung du và miền núi phía Bắc 7,0 7,1 7,05
Đồng bằng Bắc Bộ 28,3 27,7 28
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
16,4 17,4 16,9
Tây Nguyên 4,1 4 4,05
Đông Nam Bộ 31,3 30,6 30,95
Đồng bằng sông Cửu Long 12,9 13,2 13,05
Phân theo lãnh thổ phát triển và kém phát triển:
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ phát triển và kém phát triển
Đơn vị %
Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004
Vùng phát triển 62,7 61,6 62,1
Các vùng còn lại 37,3 38,4 37,9
Chung cả nước 100 100 100
Theo bảng 6,trong giai đoạn 1996-2000 đầu tư tập trung cho những vùng phát triển
như Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, và Đông Nam
Bộ.Các vùng miền núi chỉ được đầu tư với nguồn vốn hạn hẹp.Đặc biệt Tây
Nguyên chỉ chiếm 4% trên tổng lượng vốn đầu tư.Năm 2001-2004 vốn đầu tư có xu
hướng giảm ở những vùng phát triển và tăng lên cho những vùng kém phát triển
song lượng tăng giảm là không đáng kể.Tuy vậy một vài năm trở lại đây các vùng
miền núi đã được trú trọng phát triển hơn.
Bảng 7 cho ta thấy,đầu tư tập trung chủ yếu vào vùng lãnh thổ có tính chất động lực
đó là 3 vùng kinh tế trọng điểm với lượng vốn lên tới hơn 60%.Trong khi đó các
vùng kém phát triển trải rộng trên phạm vi khoảng hơn 2700 xã,chủ yếu thuộc các
vùng miền núi,dân số khoảng 15 triệu người với tỷ lệ vốn đầu tư lại chỉ chiếm hơn
1/3 lượng vốn đầu tư cả nước.
Đối với các vùng lãnh thổ, chúng ta đã thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ
tầng giao thông thuỷ lợi, điện nước, còn yếu kém...nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho
việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư.
Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm (84% tổng
vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác
21
ngoài vùng phát triển. Nếu trong những năm đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ở
các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm
1998 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư. Đến
nay tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án đầu tư nước
ngoài.
Bên cạnh đó, chúng ta luôn luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài,
cả ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư
phát triển, coi đó là yếu tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát
triển, tạo ra cơ cấu kinh tế vùng hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phương nghèo,
còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đã đóng
góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trực tiếp, góp
phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ...
Cùng với việc giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, giảm chi phí đầu tư,
giải quyết những vướng mắc cụ thể cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài
nước, trong những năm gần đây đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sách
mang tính khuyến khích cao..., từng bước hạn chế và xoá bỏ các rào cản; đã tạo
ra nhiều khả năng huy động tốt hơn nguồn vốn từ khu vực dân cư, từ doanh
nghiệp nhà nước, từ tín dụng nhà nước và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Những kết quả chuyển dịch
Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương,các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3
miền được hình thành nhờ đầu tư phát triển. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng phát
triển đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực thu hút và kích
thích các vùng khác cùng phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được
thế mạnh và tiềm năng của vùng. Hiện nay 3 vùng kinh tế trọng điểm sản xuất
khoảng trên 60% GDP, trên 2/3 sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu.
Các vùng kinh tế trọng điểm này cũng đảm bảo khối lượng vận chuyển và luân
chuyển trên 50% toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng vận tải đạt tốc độ cao.
Với những lợi thế phát triển của từng vùng, và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với
những vùng khó khăn, mức độ đóng góp vào GDP của cả nước trong các vùng như
sau:
Bảng 8: Mức độ đóng góp vào GDP của từng vùng
Đơn vị: %
22
Cơ cấu vùng
lãnh thổ GDP
(%) 1990 1995 1999
Chuyển dịch cơ
cấu vùng 10
năm 1991-2000
Chuyển dịch cơ
cấu vùng 5 năm
1991-1995
Chuyển dịch
cơ cấu vùng 5
năm
1996-2000
Tây Bắc Bộ 2,0% 1,5% 1,2% -0,8 -0,5 -0,3
Đông Bắc Bộ 10,2% 7,4% 6,3% -3,9 -2,8 -1,1
ĐB Sông
Hồng 18,6% 20,5% 20,3% +1,7 +1,9 -0,2
Bắc Trung Bộ 9,1% 9,1% 7,8% -1,3 0,0 -1,3
DH miền
trung 8,4% 8,0% 8,2% -0,2 -0,4 +0,2
Tây nguyên 3,2% 2,8% 3,6% +0,4 -0,4 +0,8
Đông nam bộ 24,6% 31,5% 32,3% +7,7 +6,9 +0,8
ĐBS Cửu
Long 23,8% 19,2% 20,2% -3,6 -4,6 +1,0
Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận
đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã
có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000
- 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên
2000 tỷ đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời kỳ
1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền Núi đã có
sự chuyển biến tốt. Dân trí của một bộ phận nhân dân được nâng lên, khai hoang
được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm khoảng
70 - 80%, diện tích rừng được khoanh nuôi khoảng 3 triệu ha, trồng mới được
khoảng 65-70 vạn ha, hình thành nhiều điểm dân cư mới. Hầu hết các xã miền núi
đã có cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà tạm còn nhiều).
Các vùng chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh.Kinh tế vùng ngày càng
thể hiện một vai trò rất lớn trong nền kinh tế.Đóng góp vào tăng trưởng mỗi vùng
đã có nhiều cải thiện.Ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi thế
của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Được sự hỗ trợ của nhà nước với nguồn
vốn đầu tư phát triển các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên,tiếp
tục có những bước phát triển khá,đời sống kinh tế xã hội được cải thiện đáng kể.Sau
đây là những con số đáng được kể đến:
23
Vùng 1999-2000 2001-2003 2005
Tỷ trọng % 100 100 100
Vùng núi và trung du Bắc Bộ 7,5 6,23 5,54
Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 20,3 23,32 23,45
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 16 14,65 13,75
Vùng Tây Nguyên 3,6 4,04 3,57
Vùng Đông Nam Bộ 32,3 32,7 35,06
Vùng đồng bằng sông Cửu Long 20,2 19,06 18,65
Bảng 10: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng
III. Đánh giá chung những tác động của hoạt động đầu tư đến các vùng kinh
tế
1.Những tác động tích cực
1.1 Bước đầu phát huy lợi thế so sánh của từng vùng,hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa:
Trong những năm qua Nhà nước ta đã có chính sách phân bổ cơ cấu đầu tư tương
đối hợp lý. Hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng lên với
nguồn vốn đầu tư rất lớn. Các công trình này đều được xây dựng phù hợp với điều
kiện tự nhiên xã hội của vùng và còn phát huy đươc lợi thế so sánh. Các công trình
như Thủy điện Sơn La, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất tập trung
phát triển công nghiệp lọc dầu,hóa dầu,hóa chất…phát huy được lợi thế của vùng và
đóng góp lớn cho kinh tế đất nước. Ngoài ra các vùng có tiềm lực khác nhau lại
được đầu tư để phát triển những ngành nghề sản phẩm khác nhau. Như trung du và
miền núi phía Bắc dễ dàng chuyên môn hóa về cây trồng và chế biến cây công
nghiệp,Tây Nguyên ,Đông Nam Bộ phát triển các vùng Công nghiệp sản xuất hàng
hóa bởi thế mạnh là vùng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.Đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long thì chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm,là 2 vựa lúa
lớn nhất cả nước nên chú trọng đầu tư vào đã đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng
hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản
xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng,
các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng
bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều,
dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc
Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong
việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư..
24
Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và
ngoài nước. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh.
Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây
dựng và đi vào vận hành theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực đến sự
nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng. Hiện tại số khu
công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ngày càng cao.
Nhìn chung các khu công nghiệp triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và
đã phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm tại vùng
kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và miền Trung có chậm hơn. Các khu công nghiệp của các tỉnh còn lại nói
chung đều dành cho cả công nghiệp trong nước và nước ngoài, hình thành ban đầu
như những điểm tập trung công nghiệp. Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy
hoạch theo hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả
trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển, ở cả đô thị
và một số vùng nông thôn. Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên
liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và khai khoáng ở địa phương, công
nghiệp được tập trung hơn vào các ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng
và liên kết theo quy mô toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và
vật liệu xây dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng.
Khoáng sản được chú trọng nhiều ở những địa phương nào có thế mạnh về nó.Như
than ở quảng Ninh thì ở đó được đầu tư xây dựng các hầm mỏ,nhà máy để khai thác
chế biến.Gang thép ở Thái Nguyên ,….và rất nhiều những lợi thế về tài nguyên ở
mỗi vùng mang lại lợi ích kinh tế lớn.Đầu tư phát triển giúp mỗi vùng có thể phát
triển kinh tế bền vững,liên kết với các vùng miền địa phương khác tạo thành một
chỉnh thể đồng nhất cùng phát triển.
1.2 Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát huy vai trò là các “cực tăng
trưởng” của nền kinh tế
Trong thời gian qua,ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi
thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm
đóng góp khoảng 50% GDP của cả nước thời kỳ 1996-2000 và tăng lên 63,16%
vào năm 2005.đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 73% về thu
ngân sách nhà nước,75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng
khu vực dịch vụ.
Ta có thể thấy rõ sự phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm qua bảng sau:
Đơn vị : %
Các vùng 2003-2006 2010(dự tính) 2020(dự tính)
25