Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo " Các tội đưa và nhận hối lộ của luật hình sự Hoa Kỳ trong sự so sánh với luật hình sự Việt Nam " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.16 KB, 9 trang )

T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 51







ts. trÇn h÷u tr¸ng *
ợp chúng quốc Hoa Kỳ (United State)
là một đất nước rộng lớn đứng thứ ba
trên thế giới với tổng diện tích 9.629,091
km² và dân số ước tính đến năm 2010
khoảng 297.976.000 người
(1)
sinh sống ở 50
tiểu bang. Hệ thống chính quyền được tổ
chức trên cơ sở Hiến pháp của Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ được thông qua năm 1787.
Theo đó, Hoa Kỳ là chính quyền liên bang,
có hệ thống tổ chức chính quyền và hệ
thống pháp luật hết sức phức tạp. Quyền lập
pháp không chỉ thuộc về cơ quan lập pháp
của chính quyền liên bang mà cũng thuộc
về cơ quan lập pháp của chính quyền các
tiểu bang. Chính vì vậy, ở Hoa Kỳ, hệ thống
pháp luật liên bang tồn tại song song với hệ
thống pháp luật của các tiểu bang. Nghiên


cứu các quy định của hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ vì vậy không thể chỉ nghiên cứu
các quy định của pháp luật liên bang mà
còn phải nghiên cứu các quy định của hệ
thống pháp luật của các tiểu bang. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu
về tội đưa và nhận hối lộ được quy định
trong BLHS của liên bang cũng như trong
BLHS của một số tiểu bang ở Hoa Kỳ trong
sự so sánh với tội nhận và đưa hối lộ trong
BLHS Việt Nam.
1. Chủ thể của tội phạm
Các tội nhận và đưa hối lộ được quy
định trong chương 11, phần I, tiểu mục 18:
Tội phạm và tố tụng hình sự của Bộ tổng
luật Hoa Kỳ.
(2)
Chương 11 có tên gọi:
Nhận hối lộ, đưa hối lộ và xung đột lợi
ích.
(3)
Chương này có 27 điều (từ điều 201
đến điều 207) trong đó các điều 220 - 222
được đánh số lại bằng các điều 215 – 217
và Điều 223 đã bị bãi bỏ. Như chúng ta đã
biết, đưa và nhận hối lộ là những hành vi
có liên quan mật thiết đến việc sử dụng và
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của công chức
nhà nước. Chính vì vậy, luật hình sự của
bất kì quốc gia nào cũng đều cố gắng làm

rõ trước hết nội hàm của khái niệm viên
chức nhà nước.
Điều 201 BLHS Hoa Kỳ có tên gọi “Hối
lộ viên chức nhà nước và nhân chứng”.
Tuy nhiên điều luật không mô tả ngay các
dấu hiệu về hành vi phạm tội mà khoản a
tập trung làm rõ các khái niệm pháp lí
trong đó có khái niệm “Viên chức nhà
nước” (public official) tại điểm 1 và 2 của
khoản a. Trước hết, điểm 1 khoản a Điều
201 chỉ ra phạm vi cụ thể những người của
H

* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


52 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

cơ quan lập pháp thuộc phạm vi khái niệm
viên chức nhà nước. Đó là các thành viên
Quốc hội, các đại biểu không có quyền bỏ
phiếu tại Hạ nghị viện của Quốc hội
(delegate) cũng như các ủy viên thường trú
của Hạ nghị viện (resident commissioner)
được bầu từ các nước thuộc khối thịnh
vượng chung (Commonwealth). Tiếp đó,
điều luật đề cập nhóm người làm việc trong
các cơ quan hành pháp. Đây là các đối

tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật tổ
chức chính phủ và nhân viên chính phủ.
(4)

Theo điểm 1 khoản a Điều 201, bên cạnh
những người trong cơ quan lập pháp được
coi là viên chức chính phủ (public official),
những người trong các cơ quan hành pháp
cũng thuộc nội hàm khái niệm trên. Đó
chính là các công chức (officer) hoặc các
nhân viên nhà nước (employee). Bên cạnh
đó, điều luật cũng đề cập những người làm
việc cho, hoặc đại diện cho Hoa Kỳ hoặc
đại diện cho bất kì bộ phận, cơ quan, ngành
nào của Chính phủ, kể cả của quận
Columbia để thực hiện bất kì chức năng nào
của nhà nước. Đặc biệt điều luật cũng chỉ rõ
hội thẩm (a juror) cũng thuộc phạm vi của
khái niệm viên chức nhà nước.
Điểm 2 khoản 2 của điều luật làm rõ cơ
sở hình thành viên chức nhà nước. Theo đó,
viên chức được hình thành thông qua hai
hình thức là chỉ định (nominate) và bổ
nhiệm (appoit).
Như vậy, điều luật đã dành khoản đầu
tiên để giải quyết những vấn đề cơ bản nhất
trong các dấu hiệu của tội đưa và nhận hối
lộ - một trong các tội phạm điển hình của
nhóm tội phạm về tham nhũng, đó là vấn đề
chủ thể của tội phạm. Chính vì vậy, các

BLHS của các tiểu bang, khi quy định về
các tội phạm đưa và nhận hối lộ không cần
thiết phải đề cập vấn đề này nữa.
So với BLHS Hoa Kỳ, BLHS Việt Nam
không quy định chi tiết, cụ thể phạm vi
những người mà theo luật hình sự Việt Nam
là “Người có chức vụ”. Điều 277BLHS Việt
Nam định nghĩa: “Người có chức vụ là
người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao
thực hiện một công vụ nhất định và có
quyền hạn nhất định trong khi thực hiện
công vụ”. Với khái niệm này luật hình sự
Việt Nam phải dẫn chiếu sang Luật cán bộ,
công chức để xác định cụ thể các trường
hợp thuộc nội hàm của khái niệm “người có
chức vụ”. Tuy nhiên quan điểm người có
chức vụ theo luật hành chính cũng khác so
với luật hình sự vì vậy gây khó khăn cho
việc áp dụng thống nhất pháp luật.
2. Đối tượng của tội phạm
BLHS Hoa Kỳ không định nghĩa một
cách cụ thể đối tượng (lợi ích) của tội
phạm. Điều luật chỉ quy định đối tượng của
tội phạm là bất kì vật có giá trị nào
(anything of value). Mặc dù vậy, BLHS của
các tiểu bang lại đề cập cụ thể và chi tiết
những đối tượng của tội phạm.
Theo BLHS của tiểu bang Florida, đối

tượng hối lộ là bất kì lợi ích nào (any
benefit). Khái niệm “lợi ích” được quy định
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 53

rất chi tiết rõ ràng tại Điều 838.014 BLHS.
Theo đó, “lợi ích” chính là những ích lợi
(gain), những thuận lợi (advantage) hoặc
bất kì điều gì được quan tâm, bao gồm tiền
hoa hồng (commission), quà tặng (gift), tiền
thưởng (gratuity), tài sản (property), lợi
nhuận kinh doanh (commercial interest)
hoặc bất kì vật nào khác đem lại lợi ích kinh
tế (any other thing of economic value) mà
không được sự cho phép của pháp luật.
(5)

BLHS của tiểu bang Utah chỉ coi những lợi
ích tiền bạc (pecuniary benefit) mới là đối
tượng của các tội phạm hối lộ. Điểm a
khoản 4 Điều 76-8-101 phần 101 Chương 8
BLHS Utah định nghĩa: “Lợi ích tiền bạc là
những lợi ích dưới các hình thức tiền, tài
sản, lợi nhuận kinh doanh hoặc những thứ
khác xuất phát từ lợi ích kinh tế”.
(6)
Dựa
trên quy định này, đối với mỗi trường hợp

phạm tội cụ thể, người áp dụng pháp luật sẽ
dựa trên giá trị cụ thể của vật hối lộ để xác
định loại tội.
(7)
Theo đó, giá trị của lợi ích
đưa và nhận hối lộ sẽ là căn cứ quan trọng
để xác định loại tội. Ví dụ, nếu hành vi đưa
hối lộ (Điều 76-8-103) lợi ích có giá trị ít
hơn 1.000 USD thì sẽ thuộc trọng tội mức
độ thứ ba. Trường hợp đưa hối lộ (Điều 76-
8-103) mà của hối lộ có giá trị từ 1.000
USD trở lên sẽ thuộc trọng tội mức độ thứ
hai.
(8)
BLHS của tiểu bang Washington lại
quy định rất rõ đối tượng tội phạm của tội
đưa và nhận hối lộ chỉ có thể là bất kì lợi
ích tiền bạc nào (any pecuniary benefit).
“Lợi ích tiền bạc” được hiểu là những lợi
ích vật chất có thể quy ra tiền được.
(9)

Như vậy có thể thấy luật hình sự của
Hoa Kỳ chỉ coi lợi ích vật chất là đối tượng
tội phạm của các tội đưa và nhận hối lộ.
Các lợi ích về tinh thần, tình cảm không
phải là đối tượng tội phạm của các tội này.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy
định của luật hình sự Việt Nam. Theo Điều
279 BLHS Việt Nam quy định về tội nhận

hối lộ thì đối tượng của tội phạm là “tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất
kì hình thức nào ”. Luật hình sự Việt Nam
cũng không coi các lợi ích tinh thần là đối
tượng của các tội phạm này.
3. Các dạng hành vi đưa và nhận hối lộ
Đưa và nhận hối lộ luôn là hai mặt gắn
bó mật thiết với nhau dựa trên việc lợi dụng
chức vụ của nhà nước vì vụ lợi. Chính vì
vậy, trong BLHS Hoa Kỳ, hành vi đưa và
nhận hối lộ được quy định chung trong
cùng một điều luật là Điều 201 với tên gọi
“Hối lộ viên chức nhà nước và nhân
chứng”. Nghiên cứu điểm 1 khoản (b) Điều
201 BLHS Hoa Kỳ cho thấy hành vi hối lộ
có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián
tiếp đưa cho viên chức nhà nước hoặc có
thể đưa cho những cá nhân tổ chức khác
miễn là có sự chấp thuận của viên chức đó.
Điều luật chỉ rõ các dạng hành vi “đưa hối
lộ” bao gồm các hành vi trực tiếp hoặc gián
tiếp đưa, đề xuất đưa hay hứa hẹn đưa bất kì
lợi ích vật chất nào cho viên chức nhà nước
hoặc người được bầu là công chức hoặc đề
xuất hay hứa hẹn với viên chức nhà nước
hoặc người được bầu là công chức là đưa
bất kì lợi ích vật chất nào cho cá nhân hoặc
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú



54 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

tổ chức khác. Như vậy, điều luật không chỉ
chỉ rõ các dạng hành vi đưa hối lộ mà còn
chỉ rõ người nhận của hối lộ. Theo đó,
người nhận hối của hối lộ không chỉ là
chính viên chức nhà nước đó mà còn có thể
là bất kì cá nhân, tổ chức nào khác.
Các hành vi này chỉ cấu thành tội đưa
hối lộ khi nó nhằm vào một trong ba mục
đích sau đây:
- Để gây ảnh hưởng đến bất kì hoạt
động công vụ nào.
- Để gây ảnh hưởng đến công chức hoặc
người được bầu là công chức nhà nước để
cam kết hoặc hỗ trợ việc thực hiện cam kết
hoặc thông đồng với hoặc cho phép bất cứ
sự gian lận nào hoặc tạo cơ hội cho việc
thực hiện bất kì sự gian lận nào trong nhà
nước Hoa Kỳ.
- Để tác động đến các viên chức chính
phủ hoặc những người đã được bầu là
công chức nhà nước để họ làm hoặc không
làm bất cứ hành vi nào qua đó vi phạm
nghĩa vụ hợp pháp của quan chức hoặc
của người đó.
(10)

Như vậy ở đây có thể thấy giữa người
đưa và nhận hối lộ luôn tồn tại sự thoả

thuận với nhau: Người đưa hối lộ sẽ đưa
(trực tiếp hoặc gián tiếp) một lợi ích vật
chất. Lợi ích vật chất này có thể đưa cho
chính viên chức chính phủ hoặc có thể đưa
cho một cá nhân, tổ chức khác. Đổi lại thì
viên chức nhà nước đó phải chịu ảnh hưởng
của người đưa hối lộ, họ phải thực hiện
hoặc không thực hiện một công vụ nào đó
dưới ảnh hưởng (mong muốn) của người
đưa hối lộ. Việc này rõ ràng đã vi phạm
nghĩa vụ công chức vì người công chức
luôn phải có nghĩa vụ thực thi công vụ một
cách khách quan, trong sạch, vì lợi ích của
cộng đồng, vì lợi ích của nhân dân.
Điểm 2 khoản (b) Điều 201 BLHS Hoa
Kỳ quy định về các trường hợp nhận hối lộ.
Theo đó, hành vi nhận hối lộ là hành vi của
những viên chức chính phủ hoặc những
người được bầu là công chức nhà nước đã
thực hiện các hành vi: Trực tiếp hoặc gián
tiếp đòi hỏi, yêu cầu, nhận, chấp nhận, đồng
ý nhận hoặc đồng ý chấp nhận bất kì một
lợi ích vật chất nào cho cá nhân mình hoặc
cho một cá nhân hay tổ chức khác để đổi lại
việc viên chức đó phải:
- Chịu ảnh hưởng trong việc thực hiện
bất kì hoạt động công vụ nào.
- Dưới ảnh hưởng của việc nhận hối lộ
mà cam kết hoặc hỗ trợ việc thực hiện cam
kết hoặc thông đồng với hoặc cho phép bất

cứ sự gian lận nào hoặc tạo cơ hội cho việc
thực hiện bất kì sự gian lận nào trong nhà
nước Hoa Kỳ.
- Bị tác động để làm hoặc không làm bất
cứ hành vi nào qua đó vi phạm nghĩa vụ
hợp pháp của mình.
(11)

Quy định này cho thấy rõ mối quan hệ
mật thiết giữa đưa và nhận hối lộ. Đây là
hai mặt luôn gắn bó mật thiết với nhau vì
vậy các quy định về các hành vi đưa và
nhận hối lộ được các nhà lập pháp xây dựng
theo mô hình hoàn toàn đối xứng với nhau.
Ngoài trường hợp đưa và nhận hối lộ
của viên chức chính phủ, điểm 3 và điểm 4
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 55

của khoản (b) Điều 201 cũng quy định về
trường hợp đưa và nhận hối lộ nhân chứng.
Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của
nhân chứng tại các phiên toà cũng như các
phiên điều trần của Quốc hội, đặc biệt là
các nhân chứng gốc. Vì vậy, tuy những
người này không phải là viên chức chính
phủ nhưng do tầm quan trọng trong lời khai
cũng như việc làm chứng của họ nên có

nhiều người tìm cách hối lộ những người
này hoặc chính những người này tìm cách
đòi hối lộ. Chính vì vậy, điểm 3 khoản (b)
Điều 201 BLHS Hoa Kỳ đã quy định các
trường hợp người trực tiếp hoặc gián tiếp
hối lộ bằng cách đưa, đề xuất hoặc hứa hẹn
bất cứ điều gì có giá trị cho bất kì nhân
chứng nào hoặc đề xuất hoặc hứa hẹn với
các nhân chứng là sẽ đưa bất cứ vật gì có
giá trị cho một người hoặc tổ chức khác, với
chủ định gây ảnh hưởng đến các lời khai có
tuyên thệ hay có xác nhận của nhân chứng
gốc này trong phiên toà, trong xét xử, hoặc
trong các giai đoạn tố tụng khác, trước bất
kì toà án nào, hoặc bất cứ ủy ban nào của
Hạ viện hoặc của cả hai viện của Quốc hội,
hoặc bất kì cơ quan, ủy ban, hoặc công chức
có thẩm quyền theo luật pháp của Hoa Kỳ
để xem xét bằng chứng hoặc lấy lời khai
hoặc tác động để người đó vắng mặt.
(12)

Tương tự như vậy, điểm 4 quy định về
hành vi của nhân chứng trực tiếp hoặc gián
tiếp đòi hỏi, yêu cầu, nhận, chấp nhận hoặc
đồng ý nhận hoặc đồng ý chấp nhận bất cứ
thứ gì có giá trị cho cá nhân mình hoặc cho
bất kì cá nhân hoặc tổ chức nào khác để
thực hiện các hành vi có lợi cho người đưa
hối lộ như đã đề cập ở trên.

Bên cạnh các quy định này, các khoản
khác của Điều 201 BLHS Hoa Kỳ cũng quy
định các trường hợp đưa và nhận hối lộ
thuộc các trường hợp khác. Điểm 1 khoản c
quy định về các hành vi đưa và nhận hối lộ
của viên chức nhà nước như sự trả công cho
việc thực thi công vụ của họ và điểm 2 và
điểm 3 khoản c quy định về các trường hợp
đưa và nhận hối lộ của nhân chứng vì sự
vắng mặt không ra làm chứng của họ.
Ngoài các quy định này, tại Chương này
còn có một số điều luật quy định về các
hành vi đưa và nhận hối lộ trong một số
lĩnh vực như Điều 224 quy định về “Hối lộ
trong thi đấu thể thao”, Điều 226 quy định
về “Hối lộ gây ảnh hưởng đến an ninh
cảng”. Đây là các lĩnh vực có nhiều đặc thù
vì vậy được các nhà lập pháp Hoa Kỳ tách
ra thành các trường hợp riêng biệt với quy
định cụ thể rõ ràng tạo điều kiện cho việc
áp dụng pháp luật được thuận lợi.
Trên cơ sở quy định của BLHS liên
bang, BLHS các tiểu bang có những quy
định cụ thể về các tội đưa và nhận hối lộ.
BLHS tiểu bang Washington quy định tội
đưa và nhận hối lộ tại khoản 9A.68.010
Chương 9A. Trong đó điểm a khoản 1 Điều
9A.68.010 quy định về tội đưa hối lộ, còn
điểm b khoản 1 điều 9A.68.010 quy định về
tội nhận hối lộ. Theo điểm a khoản 1 Điều

9A.68.010 thì hành vi đưa hối lộ là hành vi
của một người đã đề xuất tặng hoặc đồng ý
tặng bất kì lợi ích tiền bạc nào cho viên
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


56 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

chức nhà nước để người này thực hiện các
hoạt động có liên quan đến việc thực hiện
bầu cử viên chức nhà nước, đến việc cho ý
kiến, ra bản án, ban hành quyết định hoặc
hoạt động khác trong khả năng công vụ của
người đó nhằm mục đích để đảm bảo kết
quả cụ thể trong vấn đề cụ thể nào đó.
(13)

Điểm b của Điều 9A.68.010 BLHS tiểu
bang Washington quy định về tội nhận hối
lộ của viên chức nhà nước. Theo đó, viên
chức nào trong thực thi công vụ mà yêu
cầu, chấp nhận hoặc đồng ý chấp nhận bất
kì lợi ích tiền bạc nào trong một sự đồng ý
hoặc chấp thuận rằng mình sẽ bầu, đưa ý
kiến, ra bản án, ban hành quyết định hoặc
các hoạt động khác nhằm đảm bảo hoặc tìm
cách đảm bảo kết quả cụ thể trong vấn đề
cụ thể. Quy định này cho thấy rõ kĩ thuật
xây dựng các cấu thành tội phạm đưa và
nhận hối lộ rất tương xứng với nhau. Có

thể thấy kĩ thuật xây dựng cấu thành tội
phạm của các nhà lập pháp tiểu bang
Washington khá đơn giản hơn các tiểu
bang khác và chỉ có một điều luật quy định
về tội đưa và nhận hối lộ.
Trái ngược với quy định về tội đưa và
nhận hối lộ của tiểu bang Washington, các
quy định về tội đưa và nhận hối lộ của tiểu
bang New York khá phức tạp bao gồm 11
điều quy định về các trường hợp đưa và
nhận hối lộ. Các điều 200.00, 200.03,
200.04 quy định về ba trường hợp đưa hối
lộ tương đương với ba mức độ nghiêm
trọng khác nhau của hành vi phạm tội. Điều
200.00 quy định về trường hợp đưa hối lộ
thuộc cấp độ thứ ba, trong đó quy định hành
vi của người tặng, đề xuất hoặc đồng ý tặng
lợi ích cho viên chức nhà nước để người
này bầu, đưa ra ý kiến, ra bản án, ra quyết
định hoặc thực hiện quyết định có liên quan
đến việc đưa hối lộ. Đưa hối lộ cấp độ thứ
ba là trọng tội loại D. Điều 200.03 quy định
trường hợp đưa hối lộ thuộc cấp độ thứ hai.
Theo đó, người tặng, đề xuất hoặc đồng ý
tặng lợi ích không vượt quá 10 ngàn USD
cho viên chức nhà nước để người này bầu,
đưa ra ý kiến, ra bản án, ra quyết định hoặc
thực hiện quyết định có liên quan đến việc
đưa hối lộ. Đưa hối lộ cấp độ thứ hai là
trọng tội loại C. Điều 200.4 quy định trường

hợp đưa hối lộ thuộc cấp độ thứ nhất. Trong
đó, người tặng, đề xuất hoặc đồng ý tặng để
người này bầu, đưa ra ý kiến, ra bản án, ra
quyết định hoặc thực hiện quyết định tác
động đến quá trình điều tra, truy nã, bắt giữ,
truy tố hoặc giam giữ người nào đó phạm
trọng tội loại A. Đưa hối lộ cấp độ thứ nhất
là trọng tội loại B.
(14)
Các điều 200.10,
200.11, 200.12 BLHS tiểu bang New York
quy định các trường hợp viên chức nhà
nước yêu cầu, chấp nhận hoặc đồng ý chấp
nhận lợi ích vật chất để thực hiện các hoạt
động tương đương như các trường hợp của
các điều 200.00, 200.03 và 200.04.
(15)

Ngoài các điều luật này, một số điều luật
khác quy định về các trường hợp đưa và
nhận hối lộ khác với các tính chất hoặc ít
nghiêm trọng hơn hoặc nghiêm trọng hơn
nhiều. Nghiên cứu các quy định về các tội
phạm của BLHS tiểu bang New York có
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 57

thể thấy các quy định rất cụ thể và chi tiết.

Các nhà lập pháp cũng luôn xây dựng các
điều luật tương xứng đối với các hành vi
đưa và nhận hối lộ.
Cũng theo khuynh hướng sử dụng kĩ
thuật lập pháp phức tạp, các nhà lập pháp
tiểu bang Utah quy định hành vi đưa và
nhận hối lộ khá phức tạp. Điều 76-8-103
BLHS Utah quy định về tội đưa hối lộ và đề
xuất hối lộ. Điều luật quy định các hành vi
đưa hối lộ và đề xuất hối lộ bao gồm: hứa
hẹn, đề xuất, đồng ý đưa hoặc đưa trực tiếp
hoặc gián tiếp bất kì một lợi ích nào cho
người khác với mục đích hoặc ý định gây
ảnh hưởng đến một hoạt động, quyết định, ý
kiến, đề xuất, bản án, phiếu bầu, việc bổ
nhiệm hoặc việc tự quyết của công chức,
viên chức các đảng phải hoặc cử tri.
(16)

Hành vi nhận hối lộ được quy định tại Điều
76-8-105 với các hành vi: đòi, yêu cầu,
chấp nhận hoặc nhận một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp bất kì lợi ích nào trong sự
thừa nhận hoặc sự đồng thuận rằng mục
đích hoặc ý định là gây ảnh hưởng đến một
hoạt động, quyết định, ý kiến, đề xuất, bản
án, phiếu bầu, việc bổ nhiệm hoặc việc tự
quyết của công chức, viên chức các đảng
phải hoặc cử tri.
(17)

Ngoài khoản cơ bản này
thì khoản 2 của các điều 76-8-103 và 76-8-
105 BLHS Utah quy định các trường hợp
mà hành vi không bị truy cứu về các tội đưa
và nhận hối lộ. Khoản 3 của các điều trên
lại quy định về phân loại tội đưa và nhận
hối lộ. Theo đó nếu lợi ích đưa và nhận hối
lộ (của hối lộ) từ 1000 USD trở xuống thì
thuộc trọng tội mức độ thứ ba. Các trường
hợp lợi ích đưa và nhận hối lộ lớn hơn 1000
USD thì thuộc trọng tội mức độ thứ hai.
(18)

Khác với các BLHS của liên bang cũng
như của tiểu bang New York và tiểu bang
Utah, BLHS của tiểu bang Texas lại quy
định khá đơn giản về các tội đưa và nhận
hối lộ. Các quy định này thậm chí đơn giản
hơn nhiều so với các quy định của BLHS
tiểu bang Washington. Tội đưa và nhận hối
lộ không được quy định thành các điều luật
riêng mà được quy định chung trong một
điều luật, thậm chí nhà làm luật còn quy
định hai tội phạm trong cùng một điều
khoản đan xen với nhau như hai mặt không
thể tách rời của một hiện tượng. Đây là kĩ
thuật lập pháp vô cùng độc đáo. Theo Điều
36.02 BLHS của tiểu bang Texas thì hành
vi đưa và nhận hối lộ là hành vi của người
biết rõ và chủ ý mà đề xuất, tặng hoặc đồng

ý tặng cho người khác (trường hợp đưa hối
lộ) hoặc yêu cầu, chấp nhận hoặc đồng ý
chấp nhận từ người khác (hành vi nhận hối
lộ) lợi ích như là sự cân nhắc, xem xét trong
quyết định, trong ý kiến, trong bầu cử hoặc
các công việc khác của công chức (người
nhận lợi ích). Có thể thấy khác với BLHS
liên bang quy định khá phức tạp của hối lộ
có thể đưa trực tiếp hoặc gián tiếp cho viên
chức nhà nước hoặc cũng có thể đưa cho cá
nhân hoặc tổ chức khác. Điều luật về hối lộ
của tiểu bang Texas chỉ quy định của hối lộ
đưa cho người khác. Với quy định này,
người khác có thể hiểu là chính viên chức
thực hiện các hành vi dưới sự chịu ảnh
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


58 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

hưởng của hành vi hối lộ mà cũng có thể là
bất kì cá nhân, tổ chức nào khác. Quy định
này có thể không cụ thể nhưng lại mang
tính đơn giản hơn nhiều so với quy định
trong BLHS của liên bang.
Kĩ thuật lập pháp độc đáo này cũng
được các nhà lập pháp tiểu bang Florida vận
dụng khi quy định các hành vi đưa và nhận
hối lộ chung trong cùng một điều khoản.
Khoản 1 Điều 838.015 BLHS tiểu bang

Florida quy định hành vi đưa, nhận hối lộ là
các hành vi: đưa, đề xuất hoặc hứa hẹn với
bất kì công chức nào hoặc bất kì công chức
nào đòi, yêu cầu, chấp nhận hoặc đồng ý
chấp nhận cho mình hoặc cho người khác
tiền bạc hoặc lợi ích khác mà không được
luật pháp cho phép (trường hợp nhận hối lộ)
với ý định hoặc mục đích gây ảnh hưởng
đến việc thực hiện bất kì hoạt động hoặc
nhiệm vụ nào của công chức mà xâm phạm
nghĩa vụ công hoặc trong việc thực thi
nghĩa vụ công.
(19)
Một điểm khá thú vị là
các nhà lập pháp tiểu bang Florida gọi các
trường hợp này là hối lộ mang tính tham
nhũng (corruptly) để phân biệt với những
trường hợp hối lộ quy định trong các điều
luật khác như: hối lộ trong các các trận đấu
thể thao (Điều 838.12 BLHS Florida), nhận
hối lộ trong hoạt động thương mại (Điều
838.15 BLHS Florida) hay tội đưa hối lộ
trong hoạt động thương mại (Điều 838.16).
Quy định này còn giúp cho việc xác định
nội hàm khái niệm tham nhũng trong luật
hình sự tiểu bang Florida.
Như vậy có thể thấy rõ ràng hai xu
hướng cơ bản trong kĩ thuật lập pháp của
các luật gia Hoa Kỳ về các tội đưa và nhận
hối lộ. Các nhà lập pháp của liên bang và

của các tiểu bang như New York và Utah
thì thiên về xu hướng quy định khá phức tạp
các tội phạm đưa và nhận hối lộ. Các nhà
lập pháp của các bang như Texas và Florida
thì ngược lại, lại thiên về xu hướng quy
định khá đơn giản các tội phạm này.
So với quy định của BLHS Hoa Kỳ và
BLHS các tiểu bang, BLHS Việt Nam quy
định tội nhận và đưa hối lộ ở hai điều luật
khác nhau (Điều 279 tội nhận hối lộ và điều
289 tội đưa hối lộ). Trong khi Điều 279 mô
tả rất chi tiết các dạng hành vi phạm tội, đó
là hành vi: “lợi dụng chức vụ, quyền hạn,
trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc
sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác…” thì trong tội đưa hối lộ (Điều 289),
nhà làm luật lại không mô tả cụ thể hành vi
phạm tội. Điều này cho thấy sự bất hợp lí
trong kĩ thuật lập pháp cũng như gây khó
khăn cho việc áp dụng pháp luật. Hơn nữa
BLHS Việt Nam không quy định rõ các
trường hợp đưa (hoặc nhận) lợi ích vật chất
cho người thứ ba. Điều này cũng gây khó
khăn cho thực tiễn xét xử khi thiếu căn cứ
pháp lí để áp dụng trong thực tiễn.
(20)

Nghiên cứu các quy định về các” tội
đưa và nhận hối lộ trong BLHS Hoa Kỳ và
các tiểu bang cho chúng ta thấy được sự

phong phú, đa dạng cũng như nét đặc thù
trong kĩ thuật lập của các luật gia Hoa Kỳ.
Đây là những kinh nghiệm vô cùng quý báu
giúp chúng ta hoàn thiện các quy định về tội
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 59

đưa và nhận hối lộ nói riêng cũng như hoàn
thiện hệ thống pháp luật nói chung để tăng
cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam./.

(1). Nguồn:
economies/Americas/United-States-of-America.html
(2).Xem: Bộ tổng luật Hoa Kỳ, nguồn: .
cornell.edu/uscode/
(3). Nguyên văn: “Bribery, graft, and conflicts of
interest”. Nguồn:
html/uscode18/usc_sup_01_18_10_I.html
(4).Xem: Government Organization and Employees,
nguồn:
05/usc_sup_01_5.html
(5).Xem: Điều 838.014, Chương 838, tiểu mục 46, Bộ
tổng luật tiểu bang Florida. Nguồn: .
state.fl.us/statutes/index.cfm?App_mode=Display_In
dex&Title_Request=XLVI#TitleXLVI
(6).Xem: điểm a khoản 4 Điều 76-8-101 Chương 8
BLHS Utah thuộc tiểu mục 76 Bộ tổng luật tiểu bang

Utah. Nguồn:
/TITLE76.htm
(7). BLHS tiểu bang Utah chia tội phạm thành ba loại:
Các trọng tội (felonies), các tội ít nghiêm trọng
(misdemeanors) và các vi phạm (infractions). Trong
đó các trọng tội lại được chia thành 4 loại: Các trọng
tội tử hình (capital felonies), các trọng tội mức độ thứ
nhất (felonies of first degree), các trọng tội mức độ
thứ hai (felonies of second degree) và các trọng tội
mức độ thứ ba (felonies of third degree). Các tội ít
nghiêm trọng cũng được chia thành 3 mức độ A, B và
C. Các vi phạm thì không phân loại. Xem Điều 76-3-
102 và các điều từ 76-3-103 đến 76-3-105 Chương 3
BLHS tiểu bang Utah. Nguồn:
~code/TITLE76/TITLE76.htm
(8).Xem: Khoản 3 Điều 76-8-103 chương 8 BLHS
Utah thuộc tiểu mục 76 Bộ tổng luật tiểu bang Utah.
Nguồn: />6.htm
(9).Xem: Khoản 1 Điều 9A.68.010 chương 9A BLHS
tiểu bang Washington. Nguồn:

/rcw/default.aspx
(10).Xem: Điểm 1 khoản (b) Điều 201 Chương 11
BLHS Hoa Kỳ, nguồn: nell.edu/
uscode/18/usc_sup_01_18.html
(11).Xem: Điểm 2 khoản (b) Điều 201 Chương 11
BLHS Hoa Kỳ, nguồn: nell.edu/
uscode/18/usc_sup_01_18.html
(12).Xem: Điểm 3 khoản (b) Điều 201 Chương 11
BLHS Hoa Kỳ, nguồn: nell.edu/

uscode/18/usc_sup_01_18.html
(13).Xem: Điểm a khoản 1 Điều 9A.68.010 Chương
9A BLHS tiểu bang Washington. Nguồn: http://apps.
leg.wa.gov/rcw/default.aspx
(14). BLHS tiểu bang New York có sự phân chia tội
phạm khá phức tạp. Tội phạm được chia thành trọng
tội (felony) và tội ít nghiêm trọng (misdemeanour)
(khoản 5 Điều 10 BLHS New York). Trọng tội được
chia thành 7 loại theo thứ tự tính chất nguy hiểm giảm
dần là trọng tội loại A, trọng tội loại B, trọng tội loại
C, trọng tội loại D, trọng tội loại E. Tội ít nghiêm
trọng lại được chia thành ba loại là tội ít nghiêm trọng
loại A, tội ít nghiêm trọng loại B và tội ít nghiêm
trọng không phân loại. Xem điều 50 BLHS tiểu bang
New York, nguồn: ate.ny.us/
LAWSSEAF.cgi
(15).Xem: Từ Điều 200.00 đến Điều 200.55 BLHS
tiểu bang New York, nguồn:
te.ny.us/LAWSSEAF.cgi
(16).Xem: Điều 76-8-103 BLHS Utah. Nguồn: http://www.
le.state.ut.us/~code/TITLE76/TITLE76.htm
(17).Xem: Điều 76-8-105 BLHS Utah. Nguồn: http://www.
le.state.ut.us/~code/TITLE76/TITLE76.htm
(18).Xem: các khoản 2 và 3 của các điều 76-8-103 và
76-8-105 BLHS Utah. Nguồn: t e.ut.us/
~code/TITLE76/TITLE76.htm
(19).Xem: Khoản 1 Điều 838.015 BLHS tiểu bang
Florida. Nguồn: atutes/in
dex.cfm?App_mode=Display_Index&Title_Request=
XLVI#TitleXLVI

(20). Về vấn đề này xin xem thêm: Trần Hữu Tráng,
“Hoàn thiện quy định về các tội nhận và đưa hối lộ”,
Tạp chí luật học, số 3/2009, tr. 67 - 74.

×