Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỊA LÝ NÂNG CAO: TÌM HIỂU THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.2 KB, 10 trang )

ĐỊA LÝ NÂNG CAO: TÌM HIỂU THỔ
NHƯỠNG VIỆT NAM

* ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỔ NHƯỠNG

- Thổ nhưỡng là tấm gương phản ánh các đặc điểm của môi trường
tự nhiên ( địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật ).

- Là sản phẩm của sự tác động tương hỗ giữa các thành phần vô cơ
và hữu cơ thông qua hai quá trình “ Đại tuần hoàn địa chất và tiểu
tuần hoàn sinh vật “

+ Đại tuần hoàn địa chất: Dung nham → mắc ma → phun trào → đất
→ phong hóa → cây hấp thụ → sụt võng → trở thành mác ma.

+ Tiểu tuần hoàn sinh vật: Chất mùn → cây hấp thụ → cành lá → lá
rụng → chất mùn.

- Thổ nhưỡng VN mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm với quá
trình phong hoá Feralit và hình thành các loại đất feralit chủ yếu.

I. THỔ NHƯỠNG VN RẤT ĐA DẠNG VÀ PHỨC TẠP:

1. Nhân tố đá mẹ:

a) Nhóm macma axit:

- Gồm các loại đá rắn như: granit, riolit, đá biến chất, đá trầm tích.

- Cấu tạo các loại đá này gồm các tinh khoáng: thạch anh, fenpat,
mica… là những tinh khoáng khó phong hoá, nên lớp vỏ phong hoá


feralit từ đá mẹ axit thường mỏng, giàu khoáng sét kaolinit ( 2SiO2,
Al2O3, 2H2O )

- Trong quá trình phong hoá các cation và axit silic bị rửa trôi mạnh
còn lại chủ yếu là các nguyên tố như Fe – Al và tạo thành những
Hyđroxit tích tụ dưới dạng Oxit như Al2O3, Fe2O3

- Từ những tính chất trên đất feralit từ đá mẹ axit có lí – hoá tính
như: nhẹ, thoáng khí, dẫn nước tốt, chua, giữ nước và dinh dưỡng
kém

b) Nhóm đá mẹ bazơ và trung tính:

- Gồm các loại đá như: gabrô, bazan, đá phiến, đá vôi, đá hoa…

- Cấu tạo gồm những tinh khoáng chính như: Olivin (MgFe) 2SiO4,
Ogit, Hoóblen ( gồm các aluminôsilicat chứa Ca, Mg, Fe…)

- Là những tinh khoáng mềm dễ phong hoá nên lớp vỏ phong hoá
Macgalit – feralit trên đá mẹ bazơ và trung tính thường dày, nặng,
giữ nước và chất dinh dưỡng tốt

c) Nhóm bồi tích phù sa:

- Như sườn tích, lũ tích, phù sa sông, phù sa sông biển và phù sa
biển.

- Đặc tính chung của nhóm này là: vụn bở, chứa nhiều thạch anh,
mica, can xít. Đây là một quá trình rất mới ( Đệ Tứ ), đang trong quá
trình bồi tụ, trong lớp vỏ phong hoá còn nhiều Silic ( Si ) và nhôm (

Al ) nên còn gọi là vỏ phong hoá Sialit.

- Trong điều kiện thuận lợi thì quá trình Sialit tiến triển thành quá
trình Feralit và hình thành các loại đất feralit nâu trên phù sa cổ

2. Nhân tố địa hình:

- Thông qua sự phân phối lại các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ
phong hoá và các điều kiện nhiệt – ẩm.

- Tại các đỉnh núi và sườn núi có độ ẩm lớn – mưa nhiều, quá trình
rửa trôi mạnh làm cho đất thường mỏng, không có đá ong, sét và các
bazơ trao đổi tăng dần từ cao xuống thấp.

- Tại các chân núi, quá trình tích tụ vật chất lớn, hình thành kết von
và đá ong hoá, tầng đất ở đây thường rất dày

- Tại các vùng trũng úng thủy, hình thành các loại đất tích tụ ngập
nước như : đất lầy, đất macgalit thủy thành.

- Quá trình feralit chỉ phát triển mạnh từ độ cao 150m trở xuống, lên
cao cường độ phong hoá và tốc độ phong hoá chất hữu cơ giảm làm
cho phẩu diện mỏng, nhiều mùn, không có kết von và đá ong hoá và
đất ngả sang màu vàng do độ ẩm tăng

Fe2O3 màu đỏ
Fe2O3.H2O màu nâu
Fe2O3.2H2O màu nâu nhạt
Fe2O3.3H2O màu vàng


Đất Feralit:

• Mùa khô đất nhạt dần từ trên xuống dưới
• Mùa mưa đất đậm dần từ trên xuống dưới

Đất bazan:

• Mùa khô đất đậm dần từ trên xuống dưới
• Mùa mưa đất nhạt dần từ trên xuống dưới

- Ở độ cao 1600 – 1700m xảy ra quá trình tích lũy mùn trong vỏ
phong hoá, oxyt nhôm chiếm ưu thế, hình thành đất mùn alit trên
núi cao với hàm lượng mùn đạt 8 – 12% và tầng A0 đất khá mỏng,
không có tầng B

3. Nhân tố khí hậu:

- Tính chất nội chí tuyến nóng ẩm khiến cho quá trình phong hoá hoá
học là chủ yếu, làm biến đổi sâu sắc đá mẹ và làm giảm bớt sự phong
hoá theo đá mẹ

- Chủ yếu là quá trình phong hoá feralit và hình thành các loại đất
feralit phát sinh và phát triển dưới rừng nhiệt đới gió mùa ẩm

4. Nhân tố thủy văn:

- Lượng nước chảy tràn lớn hình thành quá trình xâm thực, rửa trôi
và tích tụ
- Nước ngầm dẫn đến quá trình kết von và hình thành đá ong, thông
qua vận chuyển và tích tụ Fe – Al

- Vùng úng thủy quyết định quá trình glây và quá trình lầy thụt
- Vùng ngập mặn hoặc nước ngầm mặn sẽ hình thành các loại đất
mặn, đất phèn

5. Nhân tố sinh vật:

- Chi phối mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của đất
trũng như tính chất và đặc điểm của đất
- Sự tuần hoàn sinh vật
- Quyết định hình thành khoáng chất trong đất
- Rừng cây với những tán lá hạn chế nước rơi, rễ giữ chặt đất chống
rửa trôi và xói mòn. Đất rừng rậm sẽ có cấu trúc tốt
- Rừng còn khống chế bức xạ, cành rơi, lá rụng rễ cây… chống sự mất
nước của thổ nhưỡng

6. Nhân tố con người:

– Tác động tiêu cực: đốt rừng làm rẫy, phá rừng…, từ đó hình thành
cảnh quan đồi núi trọc, làm đất đai bị thoái hoá, xói mòn và rửa trôi
cũng như quá trình độc canh làm đất nghèo dần.

– Tác động tích cực: như thau chua, rửa mặn, cày xới, bón phân, làm
thuỷ lợi, chọn giống cây thích hợp…làm cho đất ngày càng tốt hơn.

II. ĐẤT FERALIT LÀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH PHONG
HOÁ VÀ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở VN

- Khí hậu VN là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, làm cho quá trình
phong hoá feralit và sản phẩm là các loại đất feralit ( F )là chính ở
VN.


- Riêng các loại đất phù sa bồi tụ với nhiều thời gian và điều kiện
thích hợp nó cũng đang trong quá trình feralit và cũng sẽ thành các
loại đất feralit nhiệt đới

- Vỏ phong hoá F thường dày và ít mùn do mưa nhiều làm cho các
bazơ bị rửa trôi nhanh chóng, đá mẹ lại đa số thuộc macma axit,
trong nước mưa lại có nhiều axit nitơ, cũng trong tầng mùn có nhiều
axit hữu cơ vì thế đất F thường chua. Độ PH từ 4,5 – 5,5

- Quá trình F gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: đất vừa được phong hoá còn ở giai đoạn thuần lụt, các
cation như Ca2+, Mg2+, N+, K+ còn nhiều nên đất ở dạng trung tính
hoặc hơi kiềm . Các xetxkioxyt Fe, Al còn phân bố đều trong phẩu
diên và đất chưa có phân lớp.

+ Giai đoạn 2: các bazơ bị rửa trôi nhanh, đất trở thành chua, các
xetxkioxyt di chuyển tích tụ ở tầng B, cũng như ở tầng C do mao dẫn
các xetxkioxyt đi lên làm đất có sự phân hoá lớp. Tầng A thô do thảm
sét và có màu nhạt do giảm Fe, tầng B nặng và màu đỏ vàng hay đỏ
thẩm do nhiều sét và xetxkioxyt. Giai đoạn này đất đã xấu đi.

+ Giai đoạn 3: khi tầng A0 được bảo vệ và quá trình mao dẫn của
nước làm tích tụ xetxkioxyt, hình thành kết von và đá ong

Tóm lại:

Quá trình F trên đã hình thành các loại đất F ở VN có đặc tính như
sau:


- Do phong hoá triệt để nên khoáng vật còn lại trong đất rất ít, chủ
yếu là thạch anh.

- Do bazơ và silic bị rửa trôi nhanh chóng nên đất F nghèo Ca2+,
Mg2+ và giàu xetxkioxyt Fe, Al nên đất có màu đỏ vàng

- Đất thường chua do bị rửa trôi mạnh, mùn ít do vi sinh vật hoạt
động mạnh, thành phần C và N kém làm cho đất nghèo.

III. ĐẤT FERALIT Ở VN DỄ BỊ THOÁI HÓA KHI SỬ DỤNG KHÔNG
HỢP LÍ:

– Giữa đất và thực vật có sự cân bằng sinh thái và các nguyên tố địa
hoá được phân phối đều giữa đất và thực vật trong quá trình trao
đổi.

– Khi rừng bị phá tức là đã phá vỡ sự trao đổi trên, thổ nhưỡng sẽ
chua, nghèo dần và thoái hoá nhanh chóng sau vài năm.

– Vậy chỉ thực vật rừng mới đủ khả năng hút và giữ lại các chất dinh
dưỡng khỏi bị cuốn đi để trao đổi lại với đấ trong phần cành rơi lá
rụng. VN có khoảng trên 10 triệu ha đồi núi trọc, gần bằng 1/3 diện
tích tự nhiên, do đó việc trồng và bảo vệ rừng là việc làm bức thiết
để cân bằng sinh thái được tái lập

* Các biện pháp sử dụng hợp li đất đai:

– Trả lại chiếc áo khoác cho đất ( tạo ra những hệt thống canh tác
thích hợp: luân canh, xen canh, trồng cây phân xanh, cây bộ đậu )


– Nông lâm kết hợp.

– Vườn – ao – chuồn ( VAC, RVAC )

– IPM / INM ( hạn chế sử dụng thuốc BVTV, sử dụng thiên địch, tăng
cường, cân đối việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh )

– Áp dụng các mô hình canh tác bền vững.

×