Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Văn 2013 - Phần 2 - Đề 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.97 KB, 4 trang )



Câu 1(2 điểm):
Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên
vẫn đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một
người đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn
Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính
nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương
tựa là gia đình trong những ngày này.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 105,106)
Đoạn văn trên gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật Nhĩ ?
Câu 2(3 điểm):
Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một
lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích
thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và
mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi - Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có đựơc một người
anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt
lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ
tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, trang 16,
17)
Câu 3(5 điểm):
Hoài niệm về tuổi thơ trong bài Bếp lửa của Bằng Việt ?


…………………Hết………………….
Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh……………
Chữ ký của giám thị 1:………………….Chữ ký của giám thị 2:………………



HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng
nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1. Nêu được các ý cơ bản sau:
Sự thức tỉnh ở Nhĩ về giá trị và vẻ đẹp trong những gì bình dị thân thiết của đời sống.
Đối với Nhĩ, gia đình và quê hương có ý nghĩa như là chỗ dựa tinh thần của con người.
Câu 2:
a. Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt lưu loát.
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nều được các ý cơ bản sau:
+ Chuyện kể về một cậu bé mơ ước có được một chiếc xe lăn để tặng người em tật nguyền
của mình; sự trăn trở và lòng quyết tâm của cậu bé để biến ước mơ đó thành hiện thực.
Ước mơ của cậu bé tuy giản dị mà nhân ái, cao đẹp. Không phải ước mơ được đón nhận
mà là được chia sẻ, bù đắp, yêu thương.

+ Câu chuyện cảm động giàu ý nghĩa nhân văn, ngợi ca tình yêu, sự sẻ chia trong cuộc
sống nhất là đối với những người mà ta yêu thương nhất
Tình yêu có thể bù đắp phần nào những thiệt thòi và đem lại niềm hạnh phúc cho những
người có hoàn cảnh éo le, bị tật nguyền. Tình yêu góp phần an ủi con người, giúp con người
nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, số phận và lạc quan, mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống.
Câu chuyện cho ta cảm nhận được ý nghĩa cũng như niềm hạnh phúc của yêu thương. Biết
yêu thương và chia sẻ cũng là một niềm hạnh phúc ta nhận được từ cuộc sống. Hạnh phúc đâu
chỉ là đón nhận mà còn là cho đi và ước mơ đẹp nhất là ước mơ đem lại hạnh phúc cho những
người mà ta yêu thương nhất.
Nỗ lực để biến ước mơ đó trở thành hiện thực khiến con người trở nên cao đẹp, tự hào.
Thiếu tình yêu, cuộc sống trở nên trống rỗng còn thờ ơ trước cảnh ngộ éo le là biểu hiện
của thói vô cảm, kỳ thị với người thua thiệt, tật nguyền con người sẽ trở nên ích kỷ, tàn nhẫn.
Phê phán lối sống vô cảm, ích kỷ, thiếu tình thương.
Cuộc sống còn nhiều người bất hạnh luôn cần yêu thương chia sẻ. Hãy quan tâm chia sẻ,
tạo cơ hội và những điều kiện tốt nhất để những người bất hạnh, tật nguyền được bình đẳng
như tất cả mọi người, để họ tự tin và sống tích cực, lạc quan hơn.
Thái độ của bản thân: biết yêu thương, chia sẻ, bỗi dưỡng tâm hồn để sống bao dung nhân
ái và thể hiện tình yêu thương của mình bằng những việc làm cụ thể.
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc
những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu
sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau:
Bếp lửa là hoài niệm đầy cảm xúc, suy tư và ấn tượng sâu sắc về tuổi thơ. Nói cách khác
trong Bếp lửa, kỷ niệm được gợi lên trong hồi tưởng gắn với ấn tượng, cảm xúc, tình cảm sâu
sắc đối với tuổi thơ.
- Hoài niệm về bà và về tình bà cháu:
Hình ảnh và nét đẹp tầm hồn của bà:
Người phụ nữ tần tảo, đảm đang, nhẫn nại và giàu tình yêu thương: sớm chiều nhóm lửa,
hết lòng chăm lo cho cháu, cùng chia ngọt, sẻ bùi, chẳng quản ngại nhọc nhằn, gian khó, tận
bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.
Người luôn ấp ủ, nuôi dưỡng niềm tin bền bỉ vào cuộc sống. Bà không chỉ là người nhóm
lửa mà còn là người giữ lửa, truyền lửa.
Tuổi thơ của cháu là những tháng ngày lam lũ, cơ cực nhưng được sống trong tình yêu
thương ấm áp của bà.
- Hoài niệm về bếp lửa: Bếp lửa là hình ảnh bình dị, gắn bó vô cùng thân thiết với tuổi thơ
của cháu. Hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa nên bếp lửa gợi hình ảnh bà nhẫn nại, đầy
tình yêu thương, gợi sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà.
Bếp lửa, ngọn lửa thiêng liêng, kỳ lạ trở thành biểu tượng của sức sống, niềm tin thiêng
liêng nâng bước cháu trên đường dài. - Hoài niệm về những gì bình dị, thân thuộc của gia
đình, quê hương; (tiếng chim tu hú kêu hoài tha thiết trên những cánh đồng xa, túp lều tranh,
khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới).
- Hoài niệm về tuổi thơ thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương, tình yêu và biết ơn sâu
sắc đối với bà; là sự thấu hiểu về bà, về sức sống và niềm tin từ nơi bà truyền cho cháu.
- Hình ảnh ngôn ngữ bình dị, giàu sức biểu cảm; câu thơ 8 chữ chất chứa tâm tình, cảm
xúc; sự kết hợp nhuần nhị giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng
tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu,

từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.


















































×