Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chưng bày mâm ngũ quả trong ngày Tết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.11 KB, 6 trang )



Chưng bày mâm ngũ quả
trong ngày Tết


Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó,
trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, nhà nào cũng thấy
có chưng bày đầy ắp một mâm ngũ quả tất "bắt mắt".
Nguyên thủy, mâm ngũ quả gồm 5 loại trái là mận, hạnh, đào, táo và
lý (cũng gọi là điều). Đó là những loại trái nhất định mà người xưa đã
chọn dùng, vì theo sách Chiến thư, nó có đặc tính cảm ứng và trợ lực
cho ngũ cốc, tức 5 thứ hạt được dùng làm lương thực chính là gạo,
nếp, lúa mì, mè và đậu. Năm thứ ấy mà sai quả thì ngũ cốc được mùa,
và ngược lại. Do đó, mâm ngũ quả trước hết là mang chức năng thông
tinh, phản ảnh sát thực tình hình sắp tới của mùa vụ, cho nên nó mang
ý nghĩa của tín hiệu hạnh phúc, ấm no. (Ảnh chỉ mang tính tượng
trưng, không phải là mâm ngũ quả "nguyên thủy" như trong bài nói
đến.)

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng khác nhau, tất
nhiên có khi không thể có đủ 5 loại trái này. Thế là người ta tìm loại
trái khác tương tự thay thế, thành ra ở mỗi nơi có khi thành phần
không giống nhau, nhưng phải là 5 loại trái. Có khi là lê, lựu, đào,
mai, phật thủ. Có khi là chuối, phật thủ, cam, quýt, táo tùy điều kiện
và suy nghĩ của từng người về ý nghĩa tiêu biểu của từng loại trái. Đại
thể :

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh hơn mật, ngụ ý việc gì cũng trơn tru,
suôn sẻ, gia đình danh giá để tiếng thơm muôn đời.


- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

- Đào, gợi điển cố đào, lý. Học trò phải thi đậu, làm quan phải thăng
chức. Ý muốn quyền quý, cao sang.

- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô
đơn.

- Phật thủ, trái giống như bàn tay đẹp của Phật trung tư thế chụm lại.
Mong người già được khỏe mạnh và sống lâu như Phật.

Tùy ý nghĩa của từng thành tố mà mâm ngũ quả nói lên sự mong
muốn cho gia đình, dòng họ, từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều
được vui hưởng hạnh phúc đời đời.

Theo dòng thời gian và theo sự phát triển các đặc sản của vườn cây ăn
trái mà càng xuôi về phương Nam, sự chưng bày mâm ngũ quả càng
biến tướng, nhất là đồng bằng Nam Bộ thường phong phú hơn về
chủng loại, nhưng lại bình dị hơn về ý nghĩa, tuy nhiên cũng không
thể vượt ngoài phạm vi niềm ước mơ chính đáng của con người. Cụ
thể, mâm ngũ quả ở Nam Bộ được cấu tạo theo "công thức" chung
nhất là : mãng cầu, nho, đu đủ, xoài và sung. Với mong ước "cầu tiền
đủ xài sung" (hiểu theo kiểu đồng âm và nghĩa chứ). Do có người gọi
đu đủ là thu đủ, nên cũng hiểu "cầu thu đủ tiền (đặng) xài sung".

Đặc biệt là mâm ngũ quả không có chưng trái dừa, và nó cũng không
bao giờ được chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên. Còn dưa hấu thì nhất
định phải có một cặp to, chưng riêng trên bàn thờ. Nhà nghèo, bàn thờ
nhỏ, chỉ mua một trái thì chưng chung trong mâm ngũ quả. Người ta
hiểu mâm ngũ quả có trái dưa là "cầu sung vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa

đủ xài sung", vì trái dưa cũng được hiểu tạm là dừa (vừa) và nhắc nhở
sự tích An Tiêm đời Hùng Vương.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện
cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển
tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân,
nên có khi mâm ngũ quả phong phú hơn, vì các bà các chị khéo tay
không câu kệ cứng nhắc "ngũ quả" mà bát, cửu, thập quả không
chừng. Tuy nhiên đối với những loại trái "nòng cốt" như vừa nói thì
nhất định không thể thiếu, cho dù còn sống hay còn non cũng được
"trọng dụng". Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả"
và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là "mâm". Cũng không ai
lập dị gọi "đĩa năm trái" bao giờ !

Cũng nên nói thêm, đối với những người tin theo kiểu "nói lề" ấy, tức
nhiên họ nhất quyết không chịu cúng, hoặc chung các loại cam (cam
chịu), chuối (chúi nhủi) hoặc táo (vì theo sách Tiểu nhĩ nhã thì tên chữ
của táo là phẩn - đồng âm với một loại bỏ đi của con người) Trong
mấy ngày Tết họ cũng không ăn bí, nhất là bí đao (đã bí lại đau), khổ
qua (rước lấy cái khổ cho mình), hạt tiêu (tiêu luôn) v.v

Phần mình, nhất là các nhà doanh nghiệp và các bạn trẻ, cho dù tin
hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đều cũng nên lưu ý tâm lý
của bà con - đặc biệt là ở vùng nông thôn Nam Bộ - để có ý thức,
tránh dùng những loại ấy làm quà tặng hoặc đãi đằng đầu năm, vì
người nhận sẽ không vui và cũng không loại trừ cách nghĩ oan rằng, ta
đã cố tình đem điều xui xẻo đến họ.

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu
tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo

của nhân dân ta vậy.

×