Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dược thảo trị táo bón kéo dài pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 6 trang )



Dược thảo trị táo
bón kéo dài


Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân, có chứng táo
bón nhất thời do một số bệnh cấp tính (như các bệnh: nhiễm
khuẩn, truyền nhiễm), do thay đổi chế độ sinh hoạt, do ăn uống
(như ăn thiếu rau) gây ra.
Táo bón kéo dài thường do cơ địa âm hư, huyết nhiệt, hoặc thiếu máu
làm tân dịch giảm, hoặc do ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh
nhiều lần, trương lực cơ bị giảm, dẫn đến khí trệ làm khó bài tiết phân
ra ngoài;

Hoặc do người dương hư không vận hành được khí, dẫn đến tân dịch
không lưu thông, hoặc do bị bệnh lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa
mà gây táo bón.

Dược thảo trong thành phần các bài thuốc trị táo bón kéo dài

Đại hoàng

Kích thích co bóp ruột, gây ra tác dụng nhuận tràng và tẩy do chứa
hoạt chất anthragrinon.

Liều vừa phải chữa kém ăn, ăn không tiêu; ngày uống 0,5-1g thuốc
bột, thuốc viên hoặc đến 2g thuốc sắc.

Liều cao là thuốc tẩy nhẹ dùng cho người đầy bụng, táo bón; ngày
dùng 3-10g, sắc uống.



Không dùng đại hoàng một cách thường xuyên cho người hay bị táo
bón, vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại tràng hay gây táo
bón mạnh hơn trước do trong đại hoàng có chứa tanin gây táo bón.

Chỉ thực

Vỏ quả có tác dụng làm tăng độ acid dịch vị. Dùng chữa ăn uống
không tiêu, đầy hơi, tích trệ. Ngày dùng 6-12g sắc uống.

Chút chít

Có tác dụng làm tăng trương lực và tăng nhu động ruột, được dùng
làm thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy. Liều dùng để nhuận tràng: 1-
3g, để tẩy: 4-6g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đương quy: Có tác dụng chống co thắt cơ trơn ruột, giúp điều trị táo
bón. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc.

Hà thủ ô đỏ
Có tác dụng giúp sinh huyết dịch, cải thiện chuyển hóa chung, kích
thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng. Dùng
chữa táo bón cho phụ nữ sau khi sinh hoặc người cao tuổi. Ngày dùng
10-20g dạng thuốc sắc.

Hậu phác

Dùng chữa bụng đau đầy trướng, ăn uống không tiêu, táo bón. Ngày
dùng 6-12g dạng thuốc sắc.


Cam thảo, sa sâm nam: Cam thảo chích (tẩm mật sao) có tác dụng
nhuận tràng nhẹ, ngày dùng 4-10g. Sa sâm nam có tác dụng nhuận
tràng, lợi tiểu. Ngày dùng 20-40g rễ tươi, hoặc 15-20g rễ khô sắc
uống.

Huyền sâm, mạch môn: Là các vị thuốc có tác dụng trị táo bón. Liều
dùng mỗi ngày của huyền sâm là 4-12g, của mạch môn là 6-20g, dạng
thuốc sắc.

Muồng trâu

Chứa các chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Muồng
trâu (lá, cành, rễ) được dùng làm thuốc chữa táo bón. Ngày dùng 4-
12g để nhuận tràng, 20-40g để tẩy.

Trắc bá (hạt)

Có tác dụng nhuận tràng, được dùng trị táo bón, ngày dùng 4-12g hạt
trắc bá (bá tử nhân).

Vừng (mè)

Hạt vừng có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng. Hạt
vừng và dầu hạt vừng được dùng chữa táo bón, tăng cường dinh
dưỡng. Để nhuận tràng, mỗi sáng uống một thìa cà phê dầu vừng,
hoặc ăn một nắm vừng sống, hoặc cháo vừng.

×