Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

báo cáo thực tập công tác kế toán tại công ty vinatrans hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.66 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay xu hướng tự do hóa thương mại đang phát triển
mạnh mẽ, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển. Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu thế đó, đang từng bước mở cửa để hội nhập. Năm 2006, Việt Nam gia
nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa hội nhập trên mọi mặt của nền kinh tế.
Điều này làm cho hoạt động ngoại thương phát triển sôi động, nhu cầu xuất
nhập khẩu tăng cao kéo theo đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao nhận, vận tải
cũng tăng theo, và loại hình này đã tạo ra một nguồn thu tương đối lớn cho nền
kinh tế đất nước. Trong những năm qua, Vinatrans luôn là đơn vị dẫn đầu của
ngành giao nhận Việt Nam về tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh như: thị
trường, uy tín, lợi nhuận, bề dày hoạt động, và các về các sản phẩm dịch vụ phong
phong phú đa dạng. Hơn thế, công ty còn được nhà nước trao tặng huy chương
đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới, đây cũng là lý do em chọn công ty
Vinatrans HàNội để thực tập. Em hy vọng có thế gắn kết các kiến thức em học
được ở nhà trường với thực tiễn và tăng cường hiểu biết của em về ngành giao
nhận Việt Nam.
Mặc dù thời gian thực tập có hạn nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của anh,
chị cán bộ công nhân viên Công ty, đặc biệt là Phòng Tài chính kế toán đã giúp
em hiểu được công tác kế toán trong thực tế, vận dụng lý thuyết vào thực tế
doanh nghiệp. Tuy nhiên với kinh nghiệm thực tế hầu như chưa có nên bài viết
của em không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo và
góp ý của các thầy, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn, và có
kinh nghiệm để hoàn thành tốt bài Luận văn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ Công ty Vinatrans Hà Nội và
cô giáo Ths. Đỗ Thị Phương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
1
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN
TẢI NGOẠI THƯƠNG VINATRANS HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Vận Tải Ngoại Thương Vinatrans Hà Nội
Vinatrans Hà Nội trước đó là chi nhánh của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại
Thương Tp.Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 6/1996 với tên gọi
Vinatrans Hà Nội.
Năm 2003, chi nhánh Vinatrans HàNội tiến hành cổ phần hoá theo quyết
định 1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của Bộ Thương mại và chuyển
thành “Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương”, tên tiếng anh là “The
Foreign Trade Forwarding And Transportation Joint Stock Company”. Tên giao
dịch là Vinatrans Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103002086 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07
tháng 04 năm 2003, thay đổi lần 6 ngày 03 tháng 09 năm 2008.
- Địa chỉ trụ sở chính : Số 2 Bích Câu- Quốc Tử Giám- Đống Đa- Hà Nội
- Website: : www.vinatranhn.com
- Vốn điều lệ: 54.720.000.000 đồng
Trải qua hơn 5 năm hoạt động, môi trường hoạt động của Công ty ngày
càng cạnh tranh gay gắt cả về dịch vụ và nhân sự bởi số lượng các đơn vị cùng
ngành nghề trên địa bàn tăng nhanh. Với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh
doanh của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh,
một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Vinatrans Hà Nội được thừa
hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất
cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng. Tập thể Công ty đã
định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây dựng
và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể đồng
bộ nên đã hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của những năm
vừa qua.
Trong các loại hình dịch vụ của công ty, dịch vụ vận tải hàng không
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty (55,06% năm 2008).

Tại khu vực phía Bắc, Vinatrans Hà Nội là đơn vị đại lý vận tải đường không có
lượng hàng xuất hàng năm lớn nhất. Về Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển,
trong nhiều năm liền, Vinatrans Hà Nội được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp
hàng đầu của ngành. Đặc biệt, dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung
chủ đi các cảng trên thế giới, Vinatrans Hà Nội luôn duy trì, phát triển và dẫn
đầu thị trường miền Bắc. Đối với Dịch vụ đại lý tàu, hiện tại, Công ty làm đại lý
cho hai hãng tàu lớn là Hãng tàu container RCL Singapore từ năm 1993 và Hãng
tàu Richmer của Đức. Đây là hai hãng tàu có quy mô lớn và uy tín trên thị
trường quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của Vinatrans Hà Nội và đem lại
nguồn cầu dịch vụ ổn định và tiềm năng cho Công ty.
Cùng với các đơn vị liên doanh liên kết là Vinafreight, Vinalink,
Vinatrans Đà Nẵng, Vinatrans Hà Nội đã tạo nên tập đoàn Vinatrans Group lớn
mạnh nhất hiện nay về giao nhận với mạng lưới phủ khắp cả nước
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
2
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
1.2. Chức năng, lĩnh vực kinh doanh và nhiệm vụ chính của công ty
* Chức năng:
Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải ngoại
thương, Công ty đang ngày một khẳng định uy tín và đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng trong nước và quốc tế với các chức năng vận chuyển giao nhận vận
tải, kinh doanh,tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt
động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
* Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu, bốc xếp,
giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, hàng quá khổ, quá tải theo đa phương thức;
- Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài;
- Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và
ngoài nước thuê;
- Kinh doanh vận tải hàng hoá nội địa và quá cảnh;

- Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định đúng
pháp luật;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan tới giao nhận vận chuyển
hàng hoá xuất nhập khẩu;
- Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản
phẩm hàng hoá;
- Môi giới hàng hải, Ðại lý tàu biển.
* Nhiệm vụ chính
Cùng với các chức năng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trên, công ty
Vinatrans Hà Nội còn có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Thông qua các liên doanh, liên kết, trong và ngoài nước để thực hiện việc
giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn
trên các tuyến vận tải.
- Đảm bảo việc an toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo
đảm tự chủ về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, mở rộng hoạt động sang các loại hình
kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ đường sắt với Trung Quốc, giao nhận
phân phối, đại lý hàng quá cảnh đi nước thứ ba
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động của tất
cả các bộ phận phòng ban, liên tục đầu tư nâng cấp phần mềm quản lý nhằm tối
đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý.
- Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực thực sự.
- Giữ vững và phát triển các mảng dịch vụ chính hiện có.
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc
theo cơ chế hiện hành nhằm phát huy cao nhất hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Phụ lục B -01)
- Qua bảng số liệu tại Phụ lục II - A cho thấy quy mô của doanh nghiệp
tăng lên qua các năm, cụ thể: Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2008 tăng lên

so với năm 2007 là 14.893 tỷ đồng tương ứng tăng 10.59%, năm 2009 tăng lên
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
3
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
21.766 tỷ đồng tương ứng với 14% so với năm 2007.
- Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá nên
khoản mục tài sản ngắn hạn của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản, cụ thể: năm 2007 là 79%, năm 2008 là 81%, năm 2009 là 79%.
- Với đặc thù hoạt động kinh doanh là chịu nhiều ảnh hưởng của những
biến động về giá cả dịch vụ đầu vào và từ các nhà cung cấp dịch vụ vận tải trong
và ngoài nước. Mặt khác, sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008,
2009 đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công ty. Tuy nhiên,
với sự nỗ lực của mình hoạt động kinh doanh công ty vẫn có hiệu quả mặc dù
doanh thu năm 2009 của công ty đã giảm 30.404 tỷ đồng tương ứng giảm 9.37%
so với năm 2008, nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2009 của công ty vẫn đạt tới
20.624 tỷ đồng.
- Công ty hoạt động trong một ngành nghề rất có triển vọng, đặc biệt tại
Việt Nam. Với đường bờ biển dài gần 2000 km cùng với thị trường xuất khẩu
cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng mở rộng khiến cho các dịch vụ
hàng hải, kho bãi ngày càng tiềm năng. Việc công ty tập trung làm đối tác với
các hãng hàng không và các hảng tàu biển lớn trên thế giới mang tầm nhìn chiến
lược cho sự phát triển của mình. Theo đó, công ty tiếp tục đẩy mạnh các mảng
hoạt động truyền thống và thế mạnh của mình như giao nhận hàng hoá, xuất
nhập khẩu qua đường biển và hàng không.
1.4. Quy trình kinh doanh, quy trình cung cấp dịch vụ
Là một đơn vị chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không sản xuất, Công ty
Vinatrans Hà Nội cung cấp các sản phẩm dịch vụ như:
- Dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển cung cấp các gói dịch vụ:
+ Hàng nguyên Container: Dựa trên những hợp đồng dài hạn với những
hãng tàu khác nhau như: RCL, Rickmer…

+ Hàng lẻ: Những lô hàng không đủ xếp nguyên một Container, công ty
sẽ có các tuyến gom hàng từ các cảng chính của Việt Nam đi nước ngoài và
ngược lại.
+ Dịch vụ cửa đến cửa (Door to door): Là một dịch vụ hoàn hảo từ cửa
đến cửa một cách an toàn và nhanh chóng với các thiết bị hiện đại.
- Dịch vụ giao nhận vận tải đường không: Giao nhận các mặt hàng đa
dạng (giày dép, hoa quả, may mặc…), vận chuyển kết hợp đường biển và đường
hàng không, Dịch vụ chuyển phát nhanh, Đại lý bán cước cho nhiều hãng hàng
không trên thế giới tại Việt Nam.
- Dịch vụ tổ chức triển lãm: Công ty hỗ trợ khách hàng thực hiện tổ chức
triển lãm trong phạm vi ở Việt Nam, đảm bảo đầy đủ các quy đinh pháp luật .
- Dịch vụ kho bãi: Với mạng lưới kho bãi trên các khu vực cảng lớn trên
cả nước cũng như tại các sân bay, Vinatrans Hà nội sẵn sàng đáp ứng mọi yêu
cầu của khách hàng liên quan đến kho bãi. Hàng hóa đảm bảo được cất giữ với
chất lượng đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Ví dụ về quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận và dịch vụ đại lý hãng
tàu vận chuyển (Phụ lục A-01)
- Khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ từ khách hàng, nhân viên bán
hàng sẽ tiến hành xem xét yêu cầu này, cùng bàn bạc với khách hàng để thoả
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
4
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
thuận việc cung ứng dịch vụ.
- Tiến hành kí hợp đồng giữa Công ty và khách hàng.
- Triển khai thực hiện các hợp đồng.
- Cung cấp cho khách hàng các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển
các lô hàng xuất nhập khẩu.
- Xử lý, cập nhật, chỉnh sửa các chứng từ này theo yêu cầu của khách hang.
- Cung cấp cho khách hàng các loại hình sản phẩm, dịch vụ giao nhận nội
địa khác nhau.

- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho việc khai thuế xuất nhập khẩu hàng
hoá do khách hàng yêu cầu.
- Khai thuế xuất nhập khẩu uỷ thác.
- Kiểm kiện lại hangh hoá khi đến nơi/cập cảng.
1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
kinh doanh
1.5.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty (Phụ lục A- 02)
Tại Miền bắc, Vinatrans Hà Nội cơ cấu được chia thành các bộ phận sau:
- Ban Giám Đốc: Gồm Tổng Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc, Kế Toán
Trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám đốc, là người điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của công ty. Mỗi Phó Giám Đốc được phân công phụ trách một hoặc một số
lĩnh vực công tác được giao. Khi Tổng Giám Đốc vắng mặt thì Phó Giám Đốc thứ
nhất là người thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Quản lý các vấn đề tài chính, kế toán trong
công ty; Tổ chức, thực hiện và tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án
kinh doanh của công ty; Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác quản lý
hành chính công ty; Quản lý con dấu, giấy tờ, công văn, sổ sách hành chính.
- Phòng hành chính nhân sự: Tuyển dụng nhân viên và kí hợp đồng tuyển
dụng; Hoạch định nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ liên quan tới người lao
động; Quản lý các tài sản của công ty và phục vụ một số mặt hậu cần cho sản
xuất kinh doanh.
- Phòng quản trị thông tin: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ
thông tin; Đảm bảo và chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin cho
toàn bộ công ty.
- Phòng quản trị chất lượng: Xây dựng hệ thống thực hiện, kiểm tra quy
trình cho mỗi sản phẩm dịch vụ; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đơn hàng.
- Phòng giao nhận đường biển: Gửi hàng lẻ từ Việt Nam đi mọi nơi trên
thế giới. Nhập Container, triển lãm ở Việt Nam và các nước lân cận.
- Phòng giao nhận hàng không: Giao nhận với đa dạng các loai mặt hàng
hoá, chuyển phát nhanh, đại lý bán cước và vận chuyển với các hãng hàng

không lớn trên thế giới.
- Phòng đại lý tàu biển: Cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải trọn gói đối với
tàu Container định tuyến.
- Phòng đại lý hải quan giao nhận (Logistics): Vận chuyển và giao nhận,
lắp đặt máy móc và cung cấp các dịch vụ khai quan xuất nhập khẩu.
- Các dịch vụ hỗ trợ: Giao Door/door, dịch vụ House/Office remove…
Ngoài ra, Công ty có 2 chi nhánh ở Miền bắc là: Công ty giao nhận ngoại
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
5
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
thương –Chi nhánh Quảng Ninh và Chi nhánh Hải Phòng và một công ty con
(Công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành).
1.5.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục A- 02)
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định và thực hiện các nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông
- Ban Kiểm Soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc
trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ
đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh
hàng ngày của công ty, chịu giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao.Tổng Giám Đốc được bổ nhiệm các Phó Tổng Giám Đốc.
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
6
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG

TY VINATRANS HÀ NỘI
2.1Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán
Bộ máy kế toán của công ty Vinatrans Hà Nội là một công ty cổ phần
hoạt động có quy mô, có tổ chức địa bàn hoạt động theo hình thức tập trung tại
một địa điểm. Xuất phát từ đặc điểm đó, nên công ty tổ chức bộ máy kế toán
theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc hạch
toán kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Kế toán của công ty. Phòng này
có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
quản lý vốn, lập báo cáo kế toán….
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Hiện tại, phòng Tài chính kế toán của công ty có 20 nhân viên, trình độ
chuyên môn cử nhân kinh tế trở lên.
Trong số các phòng, ban chức năng thuộc bộ máy quản lý công ty, phòng
Tài chính kế toán có một vị trí trung tâm quan trọng nhất, nó đảm bảo về mặt tài
chính, giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh và tính toán xác định kết quả kinh
doanh, tham mưu cho Chủ tịch HĐQT và Giám đốc về mọi mặt của quá trình
kinh doanh.
- Trưởng phòng Tài chính kế toán: Là người trực tiếp chỉ đạo mọi vấn
đề công tác chính của công ty, kí các văn bản có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty và các chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo và
công ty về toàn bộ hoạt động tài chính.
- Kế toán tổng hợp: Tham mưu cho Kế toán trưởng về hoạt động của
phòng cũng như phụ trách chuyên môn, kiểm tra số liệu các, tập hợp các nhật kí,
bảng kê của kế toán viên để lập báo cáo quyết toán toàn công ty.
- Kế toán hàng hoá: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, tình hình giao
nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Quản lý tình hình xuất, nhập thiết
bị, máy móc.
- Kế toán chi tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ
thanh toán lương, BHXH, và phụ cấp cho CBCNVC theo quy định kế toán, xây

dựng bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
- Kế toán thuế GTGT và TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động TSCĐ,
trích khấu hao TSCĐ, viết hoá đơn bán hàng, thống kê thuế đầu vào, thuế GTGT
đầu ra, tính lãi vốn nước ngoài.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty. Lập báo cáo
thu, chi. Theo dõi tài khoản tiền gửi Ngân hàng, thanh toán, tiền gửi ngoại tệ và
tiền vay.
- Tại các chi nhánh Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM và công ty con
tại Hà Thành: Định kì gửi toàn bộ chứng từ thu thập, kiểm tra, xử lý về phòng
Kế toán.
 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục A- 03)
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
7
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
2.2 Các chính sách kế toán tại công ty
- Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
- Kì báo cáo: Lập báo cáo tài chính theo quý và năm.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 – 31/12.
- Tài khoản sử dụng: Các TK 111, 112, 131, 133, 136, 141, 152, 153,
156, 211, 213, 214, 331, 333, 334, 338, 413, 511, 515, 621, 627, 632, 642, 711,
811, 911.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Là đồng Việt Nam.
Ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá hạch toán.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường
thẳng.
- Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật kí chung. Được ứng dụng trên phần mềm

kế toán Fast Accouting 2008.
 Hình thức kế toán nhật kí chung (Phụ lục A- 04)
2.3 Phương pháp kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty
2.3.1 Kế toán TSCĐ
2.3.1.1 Phân loại TSCĐ
TSCĐ tại công ty gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình tại công ty được chia thành một số loại như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn
TSCĐ vô hình bao gồm:
- Quyền sử dụng đất
- Phần mềm máy tính
2.3.1.2 Đánh giá TSCĐ
a. Phương pháp xác định nguyên giá:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử -
các khoản giảm trừ
b. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn luỹ kế
 Ví dụ:
- Ngày 2/6/2008, công ty đi mua một máy kéo phục vụ cho việc giao nhận vận
tải với giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế: 700.000.000VNĐ. Thuế GTGT 10%,
chi phí lắp đặt chạy thử là: 5.000.000VNĐ, phế liệu thu hồi do chạy thử đã
nhập về kho: 1.000.000VNĐ. Kế toán xác định NG TSCĐ ( theo phương pháp
gián tiếp) như sau:
NG = 700.000.000 + 5.000.0000 – 1.000.0000 = 704.000.000VNĐ
2.3.1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ:
a. Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản, sử dụng:
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23

8
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Sau khi hàng hóa mua về sử dụng trở thành tài sản, kế toán lập biên bản
bàn giao tài sản cho nơi sử dụng. Lúc này, bộ phận quản lý và sử dụng bắt đầu
đi vào khai thác và sử dụng tài sản. Định kì, kế toán theo dõi và quản lý về sử
dụng hiện vật của các phòng ban.
b. Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán:
Phòng kế toán quản lý về mặt giá trị của tài sản, sau khi bàn giao tài sản.
Kế toán lập sổ sách theo dõi, đánh giá tài sản, xác định nguyên giá, giá trị còn
lại của mỗi tài sản. Đồng thời lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi
tuổi thọ và tình hình tài sản.
2.3.1.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ:
Để hạch toán tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của TSCĐ cả về
nguyên giá và giá trị hao mòn, tại công ty kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK 213 – TSCĐ vô hình
Ví dụ:
Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm
Ngày 12/6/2008, Công ty trích tiền từ nguồn vốn kinh doanh mua 2 máy tính
để sử dụng cho bộ phận văn phòng, trị giá là 39.385.000VNĐ (giá chưa bao
gồm thuế), thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế hoạch
hạch toán nghiệp vụ này như sau: ( Phụ lục B-02)
Nợ TK 211 : 39.385.000
Nợ TK 133(2) : 3.938.500
Có TK 111 : 43.323.500
Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý
Ngày 25/7/2008, công ty thanh lý một ô tô NG: 900.000.000VNĐ, giá trị hao
mòn lũy kế là 800.000.000VNĐ, chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt (cả
thuế VAT 10%) là: 2.200.000VNĐ. Người mua đã chấp nhận với giá chưa thuế
là: 89.000.000VNĐ. Kế toán hạch toán như sau:

BT 1: Xóa sổ TS khi thanh lý
Nợ TK 214 : 800.000.000
Nợ TK 811 : 100.000.000
Có TK 211 : 900.000.000
BT 2: Phản ánh chi phí thanh lý
Nợ TK 811: 2.000.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 111: 2.200.000
BT 3: Phản ánh số thu về khi thanh lý
Nợ TK 111 : 97.900.000
Có TK 711 : 89.000.000
Có TK 333(1) : 8.900.000
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.2.1 Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương:
Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, lương
khoán. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kì theo
từng đối tượng sử dụng, để đảm bảo an toàn cho nhân viên, công ty còn áp dụng
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
9
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
hình thức trả lương qua máy rút tiền tự động ATM thông qua hệ thống ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam.
* Lương thời gian: Căn cứ để tính lương thời gian bao gồm ngày công
thực tế, hệ số lương thời gian và bậc lương của từng người.
Trong đó mức lương cơ bản là: 650.000đ
* Lương khoán: Công ty áp dụng hình thức lương này cho các bộ phận
kinh doanh. Tiền lương của phòng kinh doanh bằng 50% lợi nhuận kinh doanh.
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí
2.3.2.2 Nội dung các khoản trích theo lương:
Đối với các khoản trích theo lương: Công ty cũng tiến hành trích nộp các

khoản theo đúng chế độ qui định:
- Kinh phí công đoàn: trích 2% trên lương thực tế tính vào chi phí
SXKD.
- Bảo hiểm xã hội: trích 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% tính vào
chi phí SXKD, 5% khấu trừ vào lương của người lao động.
- Bảo hiểm y tế: trích 3% trên lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi
phí SXKD, còn 1% người lao động phải chịu
2.3.2.3 Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng:
Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 334 “Phải trả công trực tiếp”
- Tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”, phản ánh các khoản trích theo
lương:
TK 338.2: Kinh phí công đoàn.
TK 338.3: Bảo hiểm xã hội.
TK 338.4: Bảo hiểm y tế.
2.3.2.4 Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Cuối tháng 1/2008, khi tính lương, các khoản phụ trợ cấp cho nhân
viên phòng quản lý công ty (Trích từ bảng tính lương cho toàn nhân
viên công ty).Kế toán hạch toán: (Phụ lục B- 03)
Nợ TK 642 : 25.623.363,6
Có TK 334 : 25.623.363,6
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định hiện hành tính vào chi
phí SXKD.
Nợ TK 642 : 4.868.439,084
Nợ TK 334 : 1.537.401,816

Có TK 338 : 6.405.840,9
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
10
Lương
thời
gian
=
Số ngày làm việc thực tế
22 ngày
x
Bậc lương x Mức lương cơ bản
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
-TK 338(2 ) : 512.467,272
-TK 338(3 ) : 5.124.672,72
-TK 338(4 ) : 768.700.908
2.3.3 Kế toán nguyên liệu, vật liệu
2.3.3.1 Đặc điểm và phân loại nguyên liệu, vật liệu
* Đặc điểm:
- Đối với NVL công ty chỉ cho tham gia vào một chu kỳ SXKD nhất
định và toàn bộ giá trị NVL được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh
trong kỳ
- NVL được hình thành chủ yếu do công ty mua ngoài.
* Phân loại
- Nhiên liệu: Xăng, dầu, mỡ bôi trơn…
- Phụ tùng thay thế: Gồm các chi tiết, phụ tùng dùng để thay thế và sửa
chữa cho các thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải như: Ắc quy, hộp số…
* TK sử dụng: TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
2.3.3.2 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu
2.3.3.2.1 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho
NVL của công ty hình thành chủ yếu là do mua ngoài, nên giá thực tế

của NVL nhập kho là giá mua ghi trên hóa đơn + chi phí thu mua NVL ( bao
gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản…) + các khoản thuế không được
khấu trừ - các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có )
2.3.3.2.2 Đánh giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho
Để xác định trị giá thực tế của NVL xuất kho, công ty áp dụng
phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá xuất
kho NVL
= Số lượng NVL xuất kho ×
Đơn giá bình
quân gia quyền
2.3.3.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm nguyên liệu, vật liệu
2.3.3.3.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên liệu, vật liệu
VD: Ngày 2/7 /2009, công ty mua dầu diezen của tổng công ty xăng dầu
Việt Nam với số lượng 18.000 lít đơn giá 4.050đ/ lít. Công ty đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng, biết thuế GTGT là 10%. Kế toán định khoản như sau:
(Phụ lục B- 04)
Nợ TK 152(2) : 72.900.000
Nợ TK 133 : 7.290.000
Có TK 112 : 80.190.000
2.3.3.3.2. Kế toán tổng hợp giảm nguyên liệu, vật liệu
VD: Ngày 10/7/2009, công ty xuất dầu diezen cho đội xe 308 với số
lượng là 6.000 lít trị giá bao gồm cả thuế là 4.455 biết thuế GTGT là 10%. Kế
toán định khoản như sau: (Phụ lục B- 05)
Nợ TK 621(308) : 24.300.000
Nợ TK 133 : 2.430.000
Có TK152(2) : 26.730.000
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
11
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội


2.4.4 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ giao nhận vận tải
2.4.4.1 Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ giao nhận vận tải
Do đặc điểm của công ty là vận chuyển, giao nhận hàng hóa chủ yếu
bằng đường biển và hàng không nên phí vận tải là chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu,
săm, lốp. Chi phí này chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành vận tải.
*TK sử dụng:
TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
TK liên quan khác: TK 152; 611; 141; 111; 112
* Chứng từ kế toán:
Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Giấy đi đường, Bảng theo dõi, tổng hợp
nhiên liệu tiêu hao…
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Ngày 8/9/2009, công ty xuất dùng nhiên liệu từ kho của công ty tổng trị giá là:
1.719.585.374 cho các đội xe vận chuyển hàng hóa. Trong đó, chi phí xăng
là:1.146.390.249; Chi phí dầu: 573.195.125. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán
hạch toán như sau: (Phụ lục B- 06)
Nợ TK 621 : 1.719.585.374
Có TK 152 ( 1): 1.146.390.249
Có TK 152 ( 2): 573.195.125
- Khi thực hiện hợp đồng vận chuyển, kế toán nguyên vật liệu sẽ căn cứ vào
định mức tiêu hao nhiên liệu sẽ cung cấp phiếu cấp dầu cho từng loại phương
tiện và dựa vào khối lượng vận tải đã hoàn thành đã hoàn thành trong kì:
Chi phí Khối lượng vận tải Định mức chi phí tiêu hao nhiên
nhiên liệu = thành thực tế × liệucho một khối lượng vận tải
( T/km) (đ-T/km)
2.4.4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Đối với các công ty vận tải, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương
chính, lương phụ và các khoản trích theo lương của lái chính, phụ lái.

* TK sử dụng:
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK liên quan khác: TK 334; 338
* Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, bảng tính lương và các khoản trích theo lương, bảng
phân bổ lương và bảo hiểm xã hội.
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Cuối 9/2009, căn cứ vào doanh thu của đội xe thực hiện được trong tháng,
kế toán tiến hành định khoản: (Phụ lục B- 07)
Nợ TK 622(1): 185.724.422
Có TK 334: 185.724.422
Các khoản trích theo lương:
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
12
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Nợ TK 6222: 4.589.684
Có TK 338 : 4.589.684
Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được kết chuyển sang tài khoản 154
để xác định chi phí được phản ánh trên sổ chi tiết TK622 theo định khoản:
Nợ TK 154 : 190.314.106
Có TK 622 : 190.314.106
2.4.4.1.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Đối với doanh nghiệp giao nhận vận tải thì chi phí sản xuất chung bao
gồm: Chi phí săm lốp; chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân viên đội xe - tàu,
bến tàu, bến xe; chi phí khấu hao phương tiện; chi phí sửa chữa phương tiện; chi
phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
* TK sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung
2.4.4.1.2.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí săm lốp:
Săm lốp là bộ phận cấu thành của ô tô, xe kéo, xe nâng Thời gian sử

dụng của một chiếc ô tô có thể là 10 năm, 20 năm song bộ phận săm lốp thường
chỉ sử dụng được trong thời gian ít hơn là 3 hoặc 5 năm. Trị giá của các bộ săm
lốp thường không nhỏ, mỗi bộ lại sử dụng trong thời gian tương đối dài nên để
giá thành vận tải hàng hóa không bị biến động lớn, các đơn vị vận tải thường
thực hiện trích trước chi phí săm lốp theo phương pháp dựa vào tổng số tiền ước
tính về chi phí săm lốp và số tháng sử dụng săm lốp:
VD: Trong tháng 9, Công ty trích trước chi phí săm lốp số tiền là
34.289.000 đ. Kế toán định khoản: (Phụ lục B- 08)
Nợ TK 627(5) : 34.289.000
Có TK 335 : 34.289.000
2.4.4.1.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu:
Đối với công ty giao nhận vận tải, chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Chi
phí về xăng, dầu, mỡ … khi chúng phát sinh cũng được tập hợp vào tài khoản
627 và phương pháp kế toán cũng được thực hiện giống kế toán nguyên, vật liệu
trong các doanh nghiệp sản xuất khác.
VD: Ngày 3/9/2009, xuất từ kho của công ty 500 lit dầu phục vụ cho việc
vận chuyển hàng từ cảng biển vào kho bãi của công ty, đơn giá 15.000/1l, kế
toán hạch toán như sau: (Phụ lục B- 08)
Nợ TK 627: 7.500.000
Có TK 152(1): 7.500.000
2.4.4.1.2.3 Kế toán khấu hao phương tiện:
Mức khấu hao hằng tháng được xác định như sau:
Mức trích khấu
hao hằng tháng
=
Số tấn/km xe chạy
trong tháng
×
Mức khấu hao cho
1tấn/km

VD: Hàng tháng, căn cứ vào mức khấu hao đã được xác định và phân bổ
cho từng loại hoạt động vận tải, cụ thể: Trong tháng 9, công ty trích khấu hao tài
sản cố định với số tiền là 30.425.000VNĐ (Phụ lục B- 08)
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
Mức trích trước chi
phí săm lốp hàng
tháng
=
Tổng số tiền ước tính từ chi phí săm lốp
Số tháng sử dụng
13
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 6274 :30.425.000
Có TK 2141 : 30.425.000
Đồng thời ghi: Nợ TK 009 : 30.425.000
2.4.4.1.2.4 Kế toán chi phí sửa chữa phương tiện vận tải
Hiện nay, sửa chữa phương tiện của Công ty bao gồm công việc bảo
dưỡng ô tô, máy kéo hàng ngày, bảo dưỡng kỹ thuật cấp I, bảo dưỡng kỹ thuật
cấp II, và sửa chữa thường xuyên.
VD: Ngày 20/9/2009 xe ô tô Kamaz tiến hành sửa chữa và quyết toán
sửa chữa hết: 10.800.000VNĐ. Kế toán hạch toán như sau: (Phụ lục B- 08)
Nợ TK 627(5): 10.800.000
Có TK 111: 10.800.000
2.4.4.1.2.5 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Các chi phí dịch vụ mua ngoài của đội xe container bao gồm: điện thoại,
phí thông tin, phí nâng hạ, băng tải
VD: Căn cứ vào hoá đơn về phí nâng hạ được tập hợp trong 9/2009, Kế
toán tiến hành định khoản trên máy (Phụ lục B- 08)
Nợ TK 627(7): 80.368.430

Nợ TK 133 : 8.036.843
Có TK 1111: 88.405.273
2.4.4.1.2.6 Kế toán chi phí bằng tiền khác
Ngoài các loại chi phí trên còn có các loại chi phí như: vé cầu đường, phí
khám xe, định mức tháng (bóng đèn, bơm vá săm lốp ).
VD: Căn cứ vào các vé cầu đường được tập hợp trong 9/2009, kế toán
hạch toán: (Phụ lục B- 08)
Nợ TK 627(8): 142.835.000
Có TK 1111: 142.835.000
2.4.4.1.3 Kế toán tổng hợp chi phí dịch vụ vận tải
Cuối quý kế toán tổng hợp sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển bên Nợ
của các TK chi phí sang TK 154 để tính giá thành dịch vụ vận chuyển.
VD: Cuối kì, kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như sau: (Phụ lục B- 09)
Kết chuyển chi phí NVL TT của đội xe:
Nợ TK 154 :1.719.585.374
Có TK 621 : 1.719.585.374
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của đội xe:
Nợ TK 154: 190.314.106
Có TK 622: 190.314.106
Kết chuyển chi phí sản xuất chung của đội xe:
Nợ TK 154: 504.568.379
Có TK 627: 504.568.379
2.4.4.2 Kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải
2.4.4.1 Đối tượng tính giá thành vận tải
Công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans có chức năng chủ yếu
là giao nhận và vận chuyển hàng hóa của khách hàng theo yêu cầu, do vậy sản
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
14
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội

phẩm của công ty là tấn/km. Do vậy, đối tượng tính giá thành của dịch vụ vận
tải là hàng hóa luân chuyển và các hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2.4.4.2 Phương pháp tính giá thành vận tải
Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành
vận tải
Giá thành thực tế của dịch vụ giao nhận vận tải được xác định như sau:
Giá thành đơn vị
thực tế
=
Tổng giá thành thực tế của DVVT
Khối lượng hàng hóa,hợp đồng vận chuyển
 Ví dụ:
Căn cứ vào số liệu ở sổ cái TK 154, kế toán tính tổng giá thành 9/2009 là:
50.568.379 VNĐ. Sau đó kế toán sẽ kết chuyển vào TK 632, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : 50.568.379
Có TK 154 : 50.568.379
2.4.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
2.4.5.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Tại công ty giao nhận vận tải, doanh thu bán hàng trong một kì kế toán
của hoạt động kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ cung cấp dịch vụ:
Dịch vụ môi giới, dịch vụ giao nhận vận tải,dịch vụ thương mại dịch vụ
cho thuê kho bãi; văn phòng; triển lãm…
* Phương thức bán hàng hóa:
- Phương thức bán hàng nội địa: Là phương thức cho thuê kho bãi, tổ
chức triển lãm và các tổ chức hội nghị, kinh doanh siêu thị, đại lý nhận ủy thác,
môi giới và cho thuê tàu.
- Phương thức bán hàng xuất nhập khẩu: Là hình thức kinh doanh vận
chuyển và giao nhận hàng hóa từ các cửa khẩu của các quốc gia khác nhau. Kinh
doanh xuất nhập khẩu và ủy thác xuất nhập khẩu các loại hàng hóa.
* Các hình thức thanh toán:

- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
- Thanh toán không dùng tiền mặt (Tiền gửi Ngân hàng, L/C…)
* Tài khoản sử dụng
TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
* Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Phiếu thu, chi, giấy báo nợ, giấy báo có.
- Các chứng từ liên quan khác.
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Ngày 4/9/2009. Công ty thực hiện xong việc vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển và thu được tiền của khách hàng là : 145.400.000 . Kế toán hạch
toán như sau: (Phụ lục B- 10)
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
15
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Nợ TK 111: 145.400.000
Có TK 511311 : 130.860.000
Có TK 3331 : 14.540.000
2.4.5.2 Kế toán giá vốn hàng bán:
* Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Tính theo giá đích danh
Giá vốn hàng bán = Giá gốc hàng hóa
* Tài khoản kế toán sử dụng : TK 632
* Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng
- Phiếu chi và các chứng từ gốc.
* Phương pháp kế toán:

 Ví dụ:
Ngày 20/9/2009, công ty có hợp đồng với công ty giày Thượng Đình vận
chuyển hàng hóa bằng hàng không, chi phí vận chuyển phát sinh:
10.200.000VNĐ . Kế toán kết chuyển giá vốn của dịch vụ vận tải hoàn thành
như sau:
Nợ TK 632: 10.200.000
Có TK 154: 10.200.000
2.4.5.3 Kế toán chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng tại công ty là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán
hàng gồm các chi phí về tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ, chi phí về KH
TSCĐ, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí quảng cáo, marketing để xây dựng
thương hiệu, lập website của công ty…
* TK sử dụng:
TK 641- Chi phí bán hàng
TK liên quan khác: TK 111, 112, 331, 338…
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Để quảng bá thương hiệu trên công chúng, đặc biệt là trên phương tiện tạp
chí. Ngày 21/9/2009 công ty phải trả cho Tòa soạn báo Ngoại thương bằng tiền
mặt với số tiền là: 80.000.000VNĐ. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 641: 80.000.000
Có TK 111: 80.000.000
2.4.5.4 Kế toán chi phí quản lí
* Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty gồm: CP về tiền lương và các
khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý, CP khấu hao TSCĐ phục vụ cho
QLDN, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác.
* TK kế toán sử dụng:
TK 642 – chi phí QLDN
TK liên quan: TK 334, 338

* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
16
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Ngày 09/09/2009 Công ty trả tiền điện thoại cơ quan, giá chưa thuế là
15.000.000 VNĐ(T.GTGT 10%) trả bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán như sau:
(Phụ lục B- 11)
Nợ TK 642 : 15.000.000
Nợ TK 133(1) : 1.500.000
Có TK 111 : 16.500.000
2.4.5.5 Kế toán thu nhập khác
* Nội dung thu nhập khác:
Tại Công Ty giao nhận vận tải Vinatrans, thu nhập khác chủ yếu ở các hoạt
động khác như: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu hồi nợ đã xoá hết, số tiền vi
phạm hợp đồng, khách hàng trả thừa
* TK kế toán sử dụng:
TK 711 – Thu nhập khác
TK liên quan: TK 338, 111, 112
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Ngày 24/09/2009, công ty bán thanh lý một ô tô phát sinh là: 100.000.000
VNĐ. Kế toán ghi:
Nợ TK 111 : 100.000.000
Có TK 711 : 100.000.000
2.4.5.6 Kế toán chi phí khác
* Nội dung chi phí khác: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
* TK kế toán sử dụng: TK 811 – Chi phí khác
* Phươmg pháp kế toán:
 Ví dụ:

Ngày 24/9/2009, chi phí thanh lý máy kéo phát sinh là: 2.000.000 VNĐ. Kế
toán ghi:
Nợ TK 811 : 2.000.000
Có TK 111 : 2.000.000
2.4.5.7 Kế toán chi phí tài chính
* Nội dung chi phí tài chính: chi phí lãi vay
* TK kế toán sử dung: TK 635 – Chi phí tài chính
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Ngày 25/09/2009 công ty thanh toán cho ngân hàng khoản lãi vay bằng tiền mặt,
số tiền là: 350.000.000 VNĐ
Nợ TK 635 : 350.000.000
Có TK 111 : 350.000.000
2.4.5.8 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
* Nội dung doanh thu hoạt động tài chính
Tại công ty doanh thu hoạt động tài chính gồm: Lãi tiền gửi ngân hàng, cổ
tức lợi nhuận được chia.
* TK kế toán sử dụng: 515- Doanh thu hoạt động tài chính
* Phương pháp kế toán:
- Các khoản lãi gửi phát sinh trong kì:
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
17
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Nợ TK 111, 112
Có TK 515
- Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kì từ
hoạt động góp vốn đầu tư:
Nợ TK 111, 112, 138
Nợ TK 221 – Nhận cổ tức bằng cổ phiếu
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh

Nợ TK 223 – Đầu tư vào các công ty liên kết
Có TK 515
 (Phụ lục B- 12)
2.4.5.9 Kế toán xác định kết quả bán hàng
* Phương pháp xác định kết quả bán hàng:

Kết quả
BH
=
DTT
về
BH
+
DT

TC
+
Thu
nhập
khác
-
Giá
vốn
HB
-
Chi
phí
TC
-
Chi

phí
BH
-
Chi
phí
QLDN
-
Chi
phí
khác
* TK sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
* Phương pháp kế toán:
 Ví dụ:
Dựa vào số liệu của Công ty, kế toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh
năm 2009. kế toán ghi: ( Phụ lục B- 13)
- Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511: 324.312.916.829
Có TK 911: 324.312.916.829
- Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 293.819.174.064
Có TK 632: 293.819.174.064
- Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 4.376.588.329
Có TK 641: 4.376.588.329
- Kết chuyển chi phí QLDN:
Nợ TK 911: 9.816.821.499
Có TK 642: 9.816.821.499
- Kết chuyển chi phí tài chính:
Nợ TK 911: 19.580.363.148
Có TK 635: 19.580.363.148

- Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 911: 4.611.437.538
Có TK 711: 4.611.437.538
- Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 911: 3.080.441.569
Có TK 811: 3.080.441.569
- Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911: 22.414.176.348
Có TK 421: 22.414.176.348
- Kết chuyển doanh thu hoạt động
TC:
Nợ TK 515: 24.163.210.590
Có TK 911: 24.163.210.590
2.4.6 Kế toán thuế:
Tại công ty phát sinh những khoản thuế: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế
GTGT phải nộp NSNN, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt.
2.4.6.1 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:
Nội dung thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa
dùng cho kinh doanh chịu thuế GTGT
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
18
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa dùng cho kinh doanh, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của
hàng hóa NK, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy
định của Bộ tài chính
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì kê khai khấu trừ khi
xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, thì được xét hoàn thuế. Và

được nhận số thuế hoàn lại sau 3 tháng nếu số thuế hoàn lại dưới 200 triệu, còn
ngược lại thì nhận hoàn thuế ngay tháng đó.
2.4.6.2 Kế toán thuế nhập khẩu:
Nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế NK phải nộp, tổng
số tiền phải trả, hoặc thanh toán cho người bán và giá trị hàng hóa.
Nợ TK 156, 211, 611
Có TK 3333
Có TK 111, 112, 331…
Khi nộp thuế NK vào NSNN:
Nợ TK 3333
Có TK 111, 112
2.4.6.3 Chứng từ liên quan:
- Hóa đơn GTGT
- Tờ khai hải quan
- Các chứng từ có liên quan
 Ví dụ:
Ngày 20/8/2009, công ty nhập khẩu một lô hàng của công ty Hàn
Quốc(Y),có giá CIF Hải Phòng là 50.000USD, thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT
hàng nhập khẩu 10%. Hàng đã được kiểm nhận và nhập kho. Công ty đã thanh
toán tiền hàng bằng tiền mặt số tiền: 960.000.000VNĐ, và đã nộp thuế NK và
VAT bằng tiền gửi ngân hàng. (Tỉ giá: 16.000 VNĐ/USD) Kế toán hạch toán
như sau:
BT1: Phản ánh hàng nhập kho
Nợ TK 1561: 960.000.000
Có TK 111(Y): 800.000.000
Có TK 3333 : 160.000.000
BT2: Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 1331 : 96.000.000
Có TK 33312 : 96.000.000
BT3: Phản ánh nộp thuế

Nợ TK 3333 :160.000.000
Nợ TK 33312 : 96.000.000
Có TK 112: 256.000.000
2.4.7 Kế toán XNK hàng hóa
Hình thức XNK hàng hóa
Xuất nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức công ty kinh doanh XNK có đầy
đủ những điều kiện kinh doanh XNK được Bộ Thương Mại cấp giấy phép trực
tiếp giao dịch, kí kết hợp đồng mua bán, thanh toán với nước ngoài. Vận
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
19
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
chuyển, giao nhận hàng hóa của khách hàng có nhu cầu NK hoặc XK bằng các
phương tiện hiện đại.
XNK hàng hóa ủy thác: Là khi công ty nhận bán hộ, kí gửi hoặc mua hộ
cho các doanh nghiêp có hàng hóa hoặc có nhu cầu nhưng không có khả năng
đảm bảo hoặc chưa được NN cho phép XNK trực tiếp
Chứng từ kế toán:
- Tờ khai hàng hóa XNK
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance)
- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of orgin)
- Phiếu đóng gói (Packing lish)
- Hối phiếu (Bill of exchange)
- Thư tín dụng (Letter or credit)
Xuất khẩu trực tiếp
TK sử dụng: TK 511311, 111, 112, 131, 338
Xuất nhập khẩu ủy thác:
Đơn vị kinh doanh XNK trực tiếp và nhận ủy thác XNK

TK sử dụng: Ngoài các tài khoản ở trường hợp XNK trực tiếp thì còn sử dụng
một số TK sau.
- TK sử dụng bên nhận ủy thác NK: 111, 151, 156,131, 331, 333, 511
- TK sử dụng bên nhận ủy thác XK: 1388, 3388, 511
 Ví dụ:
Ngày 28/6/2009, Công ty nhận ủy thác nhập khẩu cho công ty giày New. Công
ty đã nhận hàng của bên công ty (X )Mỹ với trị giá: 6.000USD, công ty chưa
thanh toán tiền và giao thẳng toàn bộ số hàng hóa cho công ty New.
Ngày 30/6/2009, công ty nộp hộ thuế NK, GTGT cho công ty New bằng tiền
gửi ngân hàng. Tỉ giá: 16.000VNĐ/ USD, thuế NK 20%, thuế GTGT 10%.
Kế toán hạch toán thuế NK, GTGT phải nộp hộ như sau:
Nợ TK 331: 30.720.000
Có TK 3333: 19.200.000
Có TK 3331: 11.520.000

Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
20
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1 Thu hoạch:
Thời gian đi thực tế tại các công ty, doanh nghiệp là một thời gian rất
quan trọng với mỗi sinh viên.Với bản thân em, thời gian đi thực tập tại công ty
Vinatrans Hà Nội đã giúp em hiểu được phần nào về tình hình hoạt động kinh
doanh cũng như công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ trong Phòng Tài chính kế toán,
em đã có cơ hội học hỏi, hiểu biết hơn công tác Kế toán trong thực tế, từ đó giúp
em nâng cao kiến thức và bước đầu tự tin trong công việc sau này.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận biết được hạch toán các chứng từ
thực tế như: Hóa đơn GTGT, tờ khai hải quan… và lập các sổ liên quan như:

Phiếu thu, phiếu chi, sổ quỹ tiền mặt.
Tuy nhiên, thời gian đi thực tập có hạn nên để hiểu sâu và nắm vững các
nghiệp vụ kế toán của công ty cũng như công tác kế toán sau này cần phải liên
tục trau dồi và tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy, so sánh với những kiến thức đã
được học ở trường và những gì đã tiếp thu được trong thực tế, em thấy mình cần
phải cố gắng hơn rất nhiều để thực hiện tốt công tác kế toán sau này.
3.2 Nhận xét:
Mặc dù kiến thức và thực tế có nhiều sự khác biệt, và kinh nghiệm thực tế
của em cũng không nhiều, cùng với thời gian cũng có hạn. Nhưng em cũng xin
nêu ra một số ý kiến đóng góp với Bộ máy kế toán của công ty.
3.2.1 Ưu điểm:
- Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức gọn nhẹ, bố trí phân công
công việc cụ thể rõ ràng, đảm bảo yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán cũng như
phù hợp với qui mô kinh doanh của công ty.
- Bộ máy kế toán của Công ty gồm 20 người với trình độ chuyên môn
cao, lại nhiệt tình, trung thực. Do đó, đây là một lợi thế quan trọng đảm bảo và
hiệu quả trong công tác tài chính, kinh doanh của công ty có lợi.
- Công ty đã áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán. Do đó, đã góp
phần giảm bớt gánh nặng cho nhân viên, làm tăng hiệu quả trong việc thu thập,
xử lý và lưu trữ thông tin được chính xác hơn, gọn nhẹ hơn. Đồng thời, việc áp
dụng hình thức kế toán nhật ký chung cũng phù hợp với tình hình thực tế tại
Công ty, đảm bảo cho hệ thống kế toán của Công ty thực hiện tốt chức năng
quản lý và kinh doanh.
- Công ty trả lương theo mức doanh thu từng tháng. Phương pháp này sẽ
có tác dụng thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong công ty làm việc có tinh thần
trách nhiệm, công việc đạt hiệu quả hơn. Do đó, cũng góp phần không nhỏ trong
việc phát triển kinh doanh của công ty.
3.2.2 Nhược điểm:
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty chưa thật hoàn chỉnh.
Bảng phân bổ đó mới chỉ thể hiện được chỉ tiêu “số khấu hao TSCĐ phải trích

trong tháng” mà chưa thể hiện được các chỉ tiêu như: số khấu hao đã trích trước
tháng, số khấu hao TSCĐ giảm đi (hoặc tăng lên) trong tháng. Điều này sẽ gây
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
21
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
khó khăn cho công tác quản lý kiểm tra về tình hình biến động khấu hao TSCĐ
của công ty.
- Về mặt phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: Công ty đã hạch toán
chung tiền lương của công nhân gồm lương nghỉ phép, lương chính, tiền phụ
cấp…Nên không phản ánh lương sản phẩm và lương phụ.
3.2.3 Một số phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại công ty
Vinatrans Hà Nội
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty cần lập lại.
- Trong bảnh phân bổ tiền lương và BHXH của công ty hiện nay không
hạch toán khoản phải trả tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
dùng TK335. Theo em công ty nên hạch toán chi tiết khoản lương chính, lương
phụ và các khoản khác.
Lương chính: Là khoản tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian
thực hiện công việc đươc giao.
Lương phụ: Là các khoản trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ lễ
tết, nghỉ phép…
Các khoản khác: Là các khoản phải trả cho công nhân viên như tiền ăn
trưa, làm ca… Việc hạch toán chi tiết như vậy cho phép kế toán theo dõi chi tiết
rõ ràng hơn tình hình công nhân đi làm trong tháng, công nhân nghỉ phép, nghỉ
lễ hay đi làm nhiệm vụ khác
- Hệ thống sổ kế toán của Công ty đã có sự vận dụng tương đối linh hoạt.
Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho công việc hạch toán, cũng như việc đối chiếu
kiểm tra được chính xác, chi tiết hơn, công ty nên bổ sung thêm sổ cái cho chi
phí sản xuất kinh doanh. Như vậy cũng đảm bảo đúng hình thức kế toán theo
quyết định của bộ tài chính qui định.

- Cơ cấu TSCĐ cần phải điều chỉnh hơn nữa cho phù hợp với yêu cầu và
nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp cụ thể
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
22
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
KẾT LUẬN
Qua đợt thực tập tại công ty Vinatrans HàNội, em đã có điều kiện vận
dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế, hiểu về cơ chế hoạt động, cơ cấu
tổ chức bộ máy của một doanh nghiệp. Thông qua tài liệu, số liệu của phòng tài
chính kế toán cung cấp. bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính đã thấy được
thực trạng kinh doanh của công ty.
Em rất mong được cô giáo Th.s Đỗ Thị Phương, các cô chú cán bộ trong
phòng Kế toán- Tài chính giúp đỡ để đợt thực tập này của em đạt được kết quả tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đào Thị Hồng Thắm
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
23
Báo cáo thực tập Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
Đào Thị Hồng Thắm Lớp Kế toán 11-23
24

×