MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
LỜI CẢM ƠN 4
BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ KHANG PHÁT 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phú Khang Phát 6
1.1.1 Giới thiệu về công ty 6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 6
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, sơ đồ bộ máy tổ chức 7
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 7
1.2.3 Tình hình tài chính của công ty TNHH Phú Khang Phát 11
1.2.4 Chiến lược và phương hướng phát triển trong tương lai 11
1.3 Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc và công nghệ 12
1.4 Quy định về an toàn lao động 12
1.5 Quy định về phòng cháy chữa cháy 13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÁY VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
TRONG CÔNG TY TNHH PHÚ KHANG PHÁT 14
2.1 Giới thiệu một số máy 14
2.2 Giới thiệu quy trình sản xuất tại xưởng: 20
CHƯƠNG 3: NỘI THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ KHANG PHÁT 26
3.1 Thời gian thực tập: 26
3.2 Bộ phận làm việc: 26
3.3 Quá trình thực tập tại công ty: 26
1
3.4 Những điều đã học hỏi được sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Phú
Khang Phát 31
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH
PHÚ KHANG PHÁT 32
4.1 Thuận lợi, khó khăn của công ty TNHH Phú Khang Phát 32
4.1.1 Thuận lợi 32
4.1.2 Khó khăn: 32
4.2 Một số ý kiến đóng góp: 32
KẾT LUẬN 34
2
MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay, các dây truyền sản xuất
càng hiện đại. Đứng đầu là phải kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành Cơ – Điện
tử. Nhiều thiết bị máy móc hiện đại được ứng dụng vào sản xuất. Cũng kéo theo trình
độ càng cao của người thiết kế và vận hành. Để đáp ứng điều đó thì những người học
và làm trong các ngành kỹ thuật nói chung và ngành Cơ - Điện tử nói riêng luôn phải
học hỏi, tiếp cận công nghệ mới.
Đối với sinh viên, ngoài những thiết bị máy móc mà nhà trường trang bị, sinh
viên có điều kiện và được tiếp xúc tìm hiểu trong các môn học cụ thể. Đó là những lần
thực tế rất bổ ích sau những giờ tìm hiểu lý thuyết trên lớp. Nhưng chỉ dựa vào đó thì
không đủ đối với sự phát triển nhanh của công nghệ. Chính vì lẽ đó mà nhà trường
luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiểu thực tế qua những đợt thực tập. Có điều
kiện tìm hiểu nắm vững hơn về chuyên ngành đang theo học. Có điều kiện tìm hiểu
khoa học kỹ thuật đang áp dụng cho thực tại. Bước đầu làm quen với môi trường làm
việc, quen với tác phong sản xuất trong công nghiệp đó là những bài học sinh viên cần
phải có khi sắp ra trường.
Được sự giới thiệu của khoa điện – điện tử, cơ khí – xây dựng trường Đại Học
Công Nghệ Đồng Nai và sự đồng ý của Ban Giám đốc Công ty TNHH Phú Khang
Phát, chúng em: Nguyễn Phước Đạt và Nguyễn Văn Bắc đã hoàn thành đợt thực tập
tốt nghiệp kéo dài hơn 1 tháng tại công ty.
Để có thể dễ dàng đánh giá kết quả thực tập, chúng em đã trình bày nội dung
thực tập trong Bản Báo Cáo này. Quá trình thực hiện có thể sẽ gặp phải những sai sót.
Kính mong quý công ty và thầy cô có những đóng góp để những Bản Báo Cáo sau
được hoàn thiện hơn.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo thực tập này, trước hết em xin chân thành cảm ơn
toàn thể Giảng viên trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã cho em những kiến thức
vô cùng quý báo trong suốt ba năm học tại nhà trường để em có kiến thức góp ích cho
xã hội hiện nay. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hộ đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị
trong công ty TNHH Phú Khang Phát đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu về
tình hình công ty trong thời gian qua để có thêm nhiều kiến thức thực tế bổ ích phục
vụ cho quá trình học thêm tốt hơn.
Cuối cùng, em xin chúc cho toàn thể giảng viên trường Đại Học Công Nghệ
Đồng Nai ngày càng có nhiều sức khỏe tốt để giảng dạy các sinh viên khóa sau ngày
một tốt hơn và em cũng xin chúc cho công ty TNHH Phú Khang Phát hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình để ngày một phát triển hơn nữa.
4
BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 9
Sơ đồ 2.2.1 Quy trình sản xuất 21
Bảng nguyên vật liệu 2.2.2 24
Hình 2.1.1 Máy ép 15
Hình 2.1.2 Máy quết keo 15
Hình 2.1.3 Máy ép dạng tấm 16
Hình 2.1.4 Máy cắt dạng thanh 16
Hình 2.1.5 Máy cắt dạng tấm 17
Hình 2.1.6 Máy cắt 17
Hình 2.1.7 Máy cắt hai đầu thanh gỗ 18
Hình 2.1.8 Máy ép 18
Hình 2.1.9 Máy chà nhám 19
Hình 2.1.11 Máy chà nhám 19
Hình 2.1.10 Máy phay theo biên dạng 20
Hình 2.1.12 Máy đánh nhám 20
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ KHANG PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phú Khang Phát
1.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH PHÚ KHANG PHÁT.
Địa chỉ văn phòng: 7/5 Khu Phố 6, Đường Bùi Văn Hòa, Phường Tam Hiệp,
Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa,
Đồng Nai.
Điện thoại: 0618838061
Fax:0618838060
Số ĐKKD: 4702004212
Mã số thuế: 3602968107
Tài khoản số: 6016129.001 tại ngân hàng Indovina Bank
Người đại diện: ông PHAN TRƯƠNG HIỆP chức vụ: Giám Đốc.
Email:
Vốn KD ban đầu: 1.800.000.000 (đồng)
Diện tích đất KD: 2500m
2
Phương thức KD: Tự doanh, gia công và ủy thác.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất,chế biến gỗ, gia công các sản phẩm từ gỗ.
Thi công trang trí nội, ngoại thất. Mua bán gỗ (từ nguồn gỗ hợp pháp, không chứa gỗ
tròn tại trụ sở), các sản phẩm từ gỗ, vật tư, máy móc thiết bị ngành chế biến gỗ.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Mới đầu thành lập công ty mang tên TNHH PHÚ KIM PHÁT được sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy phép Đăng kí kinh doanh vào ngày 12/02/2009,
với ngành nghề kinh doanh là: “Sản xuất ,chế biến gỗ, gia công các sản phẩm từ gỗ.
Thi công trang trí nội, ngoại thất.Mua bán gỗ (từ nguồn gỗ hợp pháp, không chứa gỗ
tròn tại trụ sở), các sản phẩm từ gỗ, vật tư, máy móc thiết bị ngành chế biến gỗ”. Công
ty được đặt tại địa chỉ: Số 108 Xa Lộ Hà Nội, ẤP Hiệp Thành, Xã Bình Thắng, Huyện
Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Công ty hoạt động hơn hai năm thì công ty dời chuyển về hoạt đông tại địa bàn
của tỉnh Đồng Nai với địa chỉ văn phòng là:7/5 Khu Phố 6, Đường Bùi Văn Hòa,
Phường Tam Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai và địa chỉ của xưởng sản
xuất là: Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai và đổi tên thành
công ty TNHH PHÚ KHANG PHÁT và được sở kế hoach và đầu tư tỉnh Đồng Nai
cấp giấy phép kinh doanh số 4702004212, vào ngày 12/11/2012.Tuy công ty dời địa
6
bàn kinh doanh về Đồng Nai nhưng sản phẩm và hình thức kinh doanh không thay đổi
so với trước.Hiện tại từ lúc mới thành lập cho đến nay thì địa bàn kinh doanh của công
ty là ở trong nước. Định hướng phát triển trong tương lai của công ty là: Không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng trong nước và hàng
ngoại nhập, và sẽ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
Công ty thành lập với số vốn kinh doanh ban đầu là 1,8 tỉ đồng; do 3 người góp
vốn trong đó người đại diên pháp lí là Giám đốc Phan Trương Hiệp và cũng là người
có quyền quyết định cao nhất trong công ty.
Bảng 1.1: Danh sách các thành viên góp vốn
(Nguồn: Phòng nhân sự)
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, sơ đồ bộ máy tổ chức
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Mục tiêu hoạt động:
Công ty TNHH Phú Khang Phát hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận và đảm bảo
các mục tiêu sau:
7
STT Tên Thành Viên Nơi Đăng Ký HKTT
Giá trị
vốn góp
(triệu
đồng)
Phần
vốn góp
(%)
1 Dư Hoài Long
Ấp Thọ Chánh, xã Xuân Thọ,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
600 33,33
2 Nguyễn Văn Phúc
KP4,phườngThống Nhất, TP
Biên Hòa-Đồng Nai
600 33,33
3 Phan Trương Hiệp
88, Bùi Thị Xuân, P Bến Thành,
Q1, TP HCM
600 33,33
Xây dựng và phát triển công ty bền vững, cung cấp đủ các sản phẩm từ
gỗ cho nhu cầu của thị trường
Đảm bảo vì việc làm, đời sống, thu nhập cho người lao động
Đảm bảo sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ
Chức năng:
Sản xuất, chế biến gỗ, gia công các sản phẩm từ gỗ
Thi công trang trí nội, ngoại thất
Mua bán gỗ (từ nguồn gỗ hợp pháp, không chứa gỗ tròn tại trụ sở), các
sản phẩm từ gỗ, vật tư, máy móc thiết bị ngành chế biến gỗ.
Cung cấp các sản phẩm từ gỗ chủ yếu là gỗ sồi như tủ, giường, bàn,
ghế… sang các nước như châu Âu, châu Mỹ, châu Úc
Nhiệm vụ:
Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh
đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Thực hiện hạch toán kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sử
dụng hợp lí hợp đồng lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn và đảm bảo hiệu
quả trong kinh doanh.
Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách chế độ pháp lý nhà nước, thực
hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế và phát triển cơ sở kinh tế để tăng năng
lực mở rộng mạng lưới kinh doanh, nghiên cứu áp dụng tiến bộ của khoa
học kĩ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi
trường.
Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, thực hiện khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Luôn cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ
sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại
đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề
cho công nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
8
Sử dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật và lực lượng lao động
một cách hợp lý để tổ chức các hoạt động sản xuất, dịch vụ tạo thêm việc
làm và đảm bảo đời sống cho toàn bộ công nhân viên trong công ty.
1.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp. Các phòng ban chức
năng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Giám đốc. Các
phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh
thông suốt, thông qua cấp trung gian. ở phân xưởng có quản đốc điều hành sản xuất và
chịu trách nhiệm với Giám đốc. Cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như
sau:
Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty và các hoạt động khác, đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm về
mặt pháp lý với nhà nước và với các tổ chức kinh tế khác. Tổ chức thực hiện các kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Ra các quyết định quản trị, thống
nhất các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển công ty.
9
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổng
hợp
Phòng kế toán
tài chính
Phòng kỹ
thuật
Phòng nhân
sự
Các phân xưởng sản xuất
Phân
xưởng
xẻ
Phân
xưởng
sấy
Phân
xưởng
pha
phôi
Phân
xưởng
mộc
máy
Phân
xưởng
lắp
ráp
Phân
xưởng
hoàn
thiện
Kho thành phẩm
Phó giám đốc: là người có quyền sau giám đốc, có chức năng tham mưu cho
Giám đốc. Giải quyết các công việc do giám đốc uỷ quyền, được thay mặt giám đốc
giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổng hợp: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và tổ chức
thực hiện công tác tổ chức nhân sự của Công ty. Có nhiệm vụ làm thủ tục nhập khẩu
thanh toán quốc tế và tìm kiếm hợp đồng với các đối tác trên thị trường. Giữ mối quan
hệ mật thiết giữa các cấp chính quyền địa phương. Phòng tổng hợp được được bố trí
như sau:
- Trưởng phòng tổ chức chức hành chính;
- Trợ lý nhân sự;
- Lao động tiền lương;
- Văn thư lưu trữ;
- Hai người phụ trách khâu kế hoạch sản xuất;
- Hai người phụ trách kế hoạch thống kê.
Phòng kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ kế toán có chức năng tham mưu
cho giám đốc và thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính. Có nhiệm vụ quản lý, tổ
chức bộ máy kế toán, ghi chép toàn bộ các sổ sách, số liệu về kinh tế tài chính, xử lý,
thu thập, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho bộ máy quản lý. Đảm bảo cho
hoạt động của xí nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu đề ra và thực hiện đúng
các chế độ pháp luật của Nhà nước.
Phòng Kỹ Thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu mã sản phẩm, quản lý và
thiết kế các mẫu bản vẽ kỹ thuật về sản phẩm, tạo ra những mẫu hàng mới để chào
hàng với khách hàng có nhu cầu, hướng dẫn quy trình và kỹ thuật lắp ráp sản phẩm
cho các nhân viên ở xưởng sản xuất khi sản phẩm sản xuất đại trà. Thường xuyên
kiểm tra các sản phẩm sản xuất ở xưởng.
Phòng Nhân Sự: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý, tuyển dụng, sắp xếp lao động
và bố trí đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, tính lương hàng tháng cho cán bộ, công
nhân viên công ty.
Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm đảm bảo hiệu quả
an toàn tuyệt đối về người và tài sản.
10
1.2.3 Tình hình tài chính của công ty TNHH Phú Khang Phát
Cùng với sự phát triển nhiều mặt của thành phố, Công ty ngày càng được củng
cố tổ chức, cải tổ nội bộ và phát triển năng lực sản xuất bằng cách hợp lý hoá dây
chuyền cũng như đầu tư công nghệ mới. Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng về
chủng loại và mẫu mã, với hơn 100 loại mặt hàng khác nhau, Công ty mới đáp ứng
được một phần nào đó thị hiếu của khách hàng. Song song với việc củng cố ngày càng
bến vững mối quan hệ thương mại với khách hàng truyền thống, Công ty còn mở rộng
quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Về nguồn vốn:
Sức tăng nguồn vốn nhìn chung qua các năm có tăng nhưng không cao. Như
vậy trong giai đoạn này, Công ty chủ yếu là đầu tư các trang thiết bị mới, mở rộng
năng lực sản xuất để chuẩn bị tiềm lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong giai đoạn
sắp đến.
Về doanh thu:
Sức tăng bình quân cho thấy dấu hiệu khả quan, thể hiện năng lực sản xuất của
doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Về lợi nhuận:
Thể hiện việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả, tình hình tài chính của Công
ty ngày càng mạnh, có khả năng tái đầu tư đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Về thu nhập của người lao động:
Ngày càng cao, thu nhập cao tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao đời sống của
người lao động.
1.2.4 Chiến lược và phương hướng phát triển trong tương lai.
Tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh sản xuất và chế biến gỗ, khẳng định vị
thế của Phú Khang Phát Trên thương trường ngành xuất khẩu gỗ, thông qua các thế
mạnh về kinh nghiệm, uy tín ,thương hiệu, năng lực, quy mô và tính chuyên nghiệp
11
sẵn có, đặc biệt chú ý năng lượng về thiết bị kho tàng và nguồn lực tài chính, là lợi thế
mạnh cạnh tranh vững chắc.
Phát huy tối đa lợi thế các mặt sẵn có
Điều phối quan hệ tốt các mối quan hệ nội bộ thống nhất và hợp lý
Chủ động tiến hành nhập thép để kinh doanh
Đảm bảo nguồn tài chính trở thành nguồn lực mạnh mẽ, đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu sản xuất kinh doanh bao gồm mua hàng, mở L/C, bảo lãnh, thanh toán nội địa
và xuất nhập khẩu, chủ động tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ kết hợp với việc sử
dụng các công cụ phòng chống rủi ro như bảo hiểm tỷ giá, option,future, phục vụ tốt
nhu cầu nhập khẩu gia tăng.
1.3 Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc và công nghệ
Công ty đang kinh doanh trên diện tích đất là 2500m
2
, nhà xưởng được trang bị
kín đáo, với 2 máy hút bụi hoạt động suốt thời gian công nhân làm việc tại công ty
giúp cho lượng bụi tại xưởng giảm đi rất nhiều. Công ty trang bị hệ thống quạt, hệ
thống thông gió đảm bảo cho xưởng sản xuất luôn được mát mẻ.
Công ty trang bị 1 máy cảo và nhiều máy móc thiết bị khác để đảm bảo cho
việc hoạt động sản xuất liên tục.
1.4 Quy định về an toàn lao động
Hàng năm theo định kỳ người lao động được tập huấn 03 ngày về công tác an
toàn lao động, an toàn sử dụng vật liệu.
Cấp phát bảo hộ cho người lao động theo định kỳ và đúng theo pháp luật quy
định. Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng nội quy về an toàn lao động.
Xây dựng mạng lưới An toàn vệ sinh viên trong từng tổ đội sản xuất, thường
xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nhằm nâng cao nghiệp vụ cho người lao động.
Nhà xưởng, kho chứa, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất được thiết kế,
xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, đáp ứng
12
đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy, phòng nổ, chống sét và kiểm soát tĩnh điện, an
toàn cho người lao động.
Tổ chức các chốt canh gác, bảo vệ nhà xưởng sản xuất, kho chứa nguyên vật
liệu nghiêm ngặt, lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có vũ trang. Người lao động tham
gia sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn, không hút thuốc
lá, không uống bia rượu trong giờ làm việc.
1.5 Quy định về phòng cháy chữa cháy
Ban lãnh đạo là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên
kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi công ty, đầu tư các thiết bị về an toàn
phòng cháy chữa cháy, thường xuyên phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy
chữa cháy, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
cho người lao động.
Huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả người lao động tham gia hoạt động
phòng cháy chữa cháy.
Trong hoạt động phòng cháy chữa cháy lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực
và chủ động phòng ngừa, tuyệt đối không để các vụ cháy xảy ra.
Do hàng hóa của công ty là vật liệu dễ bắt lửa nên nghiêm cấm cán bộ công
nhân viên không hút thuốc tại đơn vị (hàng năm cán bộ công nhân viên tham gia ký
cam kết không hút thuốc lá), tuân thủ nghiêm ngặt quy định của công ty.
Quản lý chặt chẽ và an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt,
thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt, đảm bảo các điều kiện
an toàn về phòng cháy.Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót
về phòng cháy chữa cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÁY VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
TRONG CÔNG TY TNHH PHÚ KHANG PHÁT
2.1 Giới thiệu một số máy
14
Hình 2.1.1 Máy ép
Hình 2.1.2 Máy quết keo
Hình 2.1.3 Máy ép dạng tấm
15
Hình 2.1.4 Máy cắt dạng thanh
Hình 2.1.5 Máy cắt dạng tấm
16
Hình 2.1.6 Máy cắt
Hình 2.1.7 Máy cắt hai đầu thanh gỗ
17
Hình 2.1.8 Máy ép
Hình 2.1.9 Máy chà nhám
18
Hình 2.1.10 Máy phay theo biên dạng
19
Hình 2.1.11 Máy chà nhám
Hình 2.1.12 Máy đánh nhám
2.2 Giới thiệu quy trình sản xuất tại xưởng:
Quy trình sản xuất tại công ty TNHH Phú Khang Phát là một quy trình sản xuất
khép kín trong 4 xưởng như xưởng 1, 2, 3, 4.
Xưởng 1 là xưởng tạo dáng thô sau đó chuyển qua xưởng 2 để tinh chế, sau đó
kiểm tra chất lượng sản phẩm để cho lên dây chuyền láp ráp thành phẩm.
Xương 3 tự cung cấp sản phẩm riêng biệt từ tạo dáng đến thành phẩm.
Xưởng 4 kiểm tra và đóng gói sản phẩm
Sơ đồ quy trình sản xuất:
20
Đọc bản vẽ
Chuẩn bị chất liệu
Sơ đồ 2.2.1 Quy trình sản xuất
Trong đó:
Khâu đọc bản vẽ
Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp đồng
- Nhận bản vẽ thiết kế
- Phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế
- Nhận hồ sơ điều chỉnh nếu cần thay đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất
- Khảo sát các kích thước hiện trạng
Khâu chuẩn bị chất liệu
Bước 2: Thống kê vật tư
- Trên cơ sở chất liệu và bản vẽ chi tiết, quản lý xuống thống kê vật tư
- Chuyển bộ phận kế toán gọi gỗ hoặc lấy từ kho của xưởng
- Tiếp nhận vật tư, đánh giá, phân loại vật tư theo giá thành (chi phí
thấp/cao) để áp dụng vào từng hợp đồng và phần việc cụ thể
Khâu dựng sản phẩm (lắp ráp)
Bước 3: Gia công sơ bộ
- Thợ tiến hành phân loại vật tư cho vào từng phần việc và đo kích thước
cụ thể
- Tiến hành xé, phơi khô và sấy trước khi thực hiện với đồ gỗ tự nhiên
21
Dựng sản phẩm (lắp ráp)
Phun sơn
Kiểm tra - Đóng gói
Bước 4: Gia công sản phẩm
- Trên cơ sở bản vẽ chi tiết, tiến hành cắt và pha gỗ
- Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để chọn vào các vị trí thích hợp
Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm
- Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết
- Giám sát xưởng kiểm tra lần 1 đối với sản phẩm, độ phẳng, thẳng, kết
cấu sản phẩm, trước khi chuyển sang bộ phận sơn gỗ
- Kiến trúc sư thiết kế kiểm tra và đối chiếu với bản vẽ chi tiết về độ chính
xác và chỉnh sửa nếu cần thiết
- Thống kê phụ kiện, vật tư phụ như tay co, rây khóa, bản nề chuyển cho
bộ phận kho để cung cấp
Phun sơn
Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm
- Trưởng bộ phận sơn nghiệm thu phần thô của mộc
- Trường hợp đạt chất lượng như yêu cầu, thợ của xưởng tiến hành quy
trình sơn
- Trường hợp cần điều chỉnh, quay lại phần mộc để điều chỉnh sau đó tiếp
tục bước tiếp theo (Sơn)
- Công đoạn Sơn thành phẩm
+ Tiến hành sơn lót lần 1
+ Lắp ráp lần 1
+ Tiến hành sơn lót lần 2
+ Lắp ráp lần 2
+ Sơn phủ màu theo thiết kế
+ Sơn phủ bóng
Bước 7: Kiểm tra thành phẩm
22
- Quản lý xưởng kiểm tra lại sản phẩm lần cuối, phối hợp với kiến trúc sư
kiểm soát độ chính xác về màu sắc và thẩm mỹ của sản phẩm
- Trong trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi sẽ quay lại quy trình sơn để
đạt được sự hoàn hảo nhất cho sản phẩm
- Nghiệm thu sản phẩm và thông báo với bộ phận đóng gói và chuyển
hàng.
Khâu kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Bước 8: Kiểm tra lại sản phẩm
Bước 9: Đóng gói sản phẩm
- Sản phẩm được đóng gói cẩn thận qua nhiều lớp bảo vệ tránh việc bị xây
xước khi vận chuyển
- Bộ phận quản lý kiểm tra sản phẩm lần 1 trước khi xuất xưởng
- Bộ phận quản lý thông báo với bộ phận kinh doanh của công ty chuyển
đến khách hàng
Ví dụ : Sản xuất bàn café loại lớn
Bảng nguyên vật liệu 2.2.2
Kích Thước Sản Phẩm
1300w x 700D x 500H
Gỗ: OAK #2/PINE WOOD/MDFV
CBM (M3)
0.54
TT Chi Tiết
Kích Thước Số
Lượng
Diện Tích
(m
2
)
Ghi chú
Dày Rộng Dài
A Cụm Nóc
1 Khung trước sau 3 52 1300 2 0.43256
10 80 1300 2
52 70 100 4
52 70 1280 2
2 Khung bao cạnh 3 80 580 2 0.19352 Mộng 20x2
10 70 580 2
52 70 580 2
23
3 Ván mặt 9 560 1160 1 1.33016 A/B
4 Đỡ nóc 20 45 540 2 0.144
10 45 540 2 0.1206
B Cụm Hông
6 Chân 3 80 445 8 0.5948
7 3 74 445 8 0.551792
8 Lõi chân 74 74 445 4 0.570688
9 Đố ngang hông 20 45 530 4 0.2828 Mộng 20x2
10 20 40 530 2 0.1304 Mộng 20x2
11 Ván hông 4 145 510 2 0.30628 A/B
C Mặt Trước
12 Đố ngang mặt tiền 20 30 1130 4 0.4568 Mộng 20x2
13 Đố đứng 20 30 155 6 0.1002
D Hộc Kéo
14 Mặt hộc 20 151 496 4 0.702688
15
Thành hộc
9 151 626 4 0.812152
Mộng đuôi én
2đ
16 Đáy hộc kéo 4 486 622 2 1.226869 A/B
17 Đỡ đáy 9 40 610 2 0.121
18 Ke góc 9 50 50 8 0.0544
19 Ray trượt 20 60 610 1 0.1
20 25 45 610 2 0.1753
21 20 30 610 1 0.0622
22 20 20 610 2 0.0992
23 Đố liên kết 25 30 610 2 0.1372
24 Chống lật hộc 20 30 610 2 0.1244
E Kệ
25 Kệ 4 630 1090 1 1.38716 A/B
26 Khung kệ trước 20 40 1090 2 0.2648
27 Đỡ kệ 20 30 610 4 0.2488
28 20 30 1050 1 0.1062
Tổng Cộng: 10.8370
24
Khi làm ra một thành phẩm như một cái bàn café loại lớn có thông số kỹ thuật
như bảng 2.2 thì kỹ sư thiết kế bắt đầu từ sản phẩm thô đến tinh chế ra một thành
phẩm, đòi hỏi phải tuân theo một dây chuyền kép kín và chính xác như khoan lỗ của
sản phẩm để ghép thành một thành phầm đạt dộ chính xác cao bắt buộc ta phải sử
dụng máy khoan kỹ thuật số cho a độ chính xác, an toàn lao động, năng suất và chất
lượng rất cao.
Qua đó những cánh cửa tủ, các chi tiết phải có những đường hoa văn, làm sao
để đạt được năng suất chính xác và an toàn lao động, rồi qua khâu tinh chế để ra thành
phẩm như đánh bóng, sơn, qua dây chuyền hấp sấy và tinh chế đòi hỏi tay nghề, kinh
nghiệm của người công nhân cao.
Qua khâu lắp ráp thì thành phẩm phải có đại diện phía kỷ luật kiểm định khối
lượng và khách hàng kiểm định phải đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 mới được
xuất khẩu.
25