Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kanchanaburi mảnh đất không biết buồn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.68 KB, 7 trang )


Kanchanaburi mảnh đất
không biết buồn



Quá khứ vẫn tồn tại, nhưng nó không làm hiện tại đau lòng.
Thiên nhiên, cùng nụ cười thân thiện của người dân bản địa luôn
giữ cho Kanchanaburi những cảm xúc tĩnh lặng, sảng khoái và
tình yêu cuộc sống này.
Thời gian gần như đứng lặng ở sân ga tại Kanchanaburi, một tỉnh biên
giới của Thái Lan, giáp với Myanmar. Quầy bán vé như thể được
dựng lên trong một cuốn phim cũ mèm. Con tàu sẽ đến ga vào lúc
10h34 theo lịch.

10h34. Không có âm thanh nào báo hiệu có một chuyến tàu sắp đến.
Nhưng kỳ lạ là tất cả con người đang đứng ngồi chờ đợi kia chẳng
thấy ai sốt ruột, thậm chí một cái liếc nhìn đồng hồ cũng không. Hành
khách lao lên tàu tìm chỗ ngồi trên những hàng ghế gỗ - dấu ấn đánh
thức ký ức về những chuyến tàu quá khứ mà thế hệ trẻ bây giờ có lẽ
chỉ có thể thấy trong các bộ phim chiến tranh xưa. Tàu chuyển bánh,
người soát vé nở nụ cười thân thiện đến từng hành khách, kiểm tra vé,
dập một cái lỗ rồi lại tươi cười đi. Chiếc vé được đưa về vị trí cũ,
trong những túi áo sơ mi, với một sự trân trọng như thể người ta cất
giữ chiếc áo phông mua ở Bangkok hay chiếc đĩa in hình chụp mình
cưỡi voi. Bởi đó là tấm vé đánh dấu thời gian mình đi tàu trên tuyến
đường sắt tử thần Railway of Death và băng qua cây cầu bắc qua sông
Kwai.

16.000 tù binh của phát xít Nhật đã hy sinh khi tuyến đường sắt này
được xây dựng trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với 100,000


lao động nô lệ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,
Singapore, Myanmar và Thái Lan. Và mỗi cây số của tuyến đường sắt
này đồng nghĩa với sinh mạng của 38 con người. Ngày nay, con
đường tử thần đã trở thành con đường du lịch. Những người bán quà
rong len qua các hàng ghế ngồi cứng, trên tay là những đặc sản Thái.
Hoa quả ăn liền và nhiều thứ khác chỉ có giá vài Baht. Du khách vừa
ăn quà, vừa bàn tán về những cái giá để hành lý cũ kỹ, về hàng ghế
gỗ, về cái đèn trần cổ kính trên con tàu cổ kính này.

Chuyến du hành đưa chúng tôi tới cây cầu nổi tiếng bắc qua sông
Kwai. Tôi đã thấy nó trong bộ phim của Alec Guinness và William
Holden mang tên Sri Lanka. Nó đấy, vẫn thế, nhưng hoàn toàn khác.
Bởi tôi đang được tận mắt thấy hai nhịp cầu gỗ, được ngắm cây cầu
với những chứng tích chiến tranh đẫm máu và nước mắt. Ít người
trong đoàn đếm xem cây cầu có bao nhiêu nhịp. Cũng chẳng mấy
người nhớ nổi nó đã mấy lần bị gẫy sập bởi đạn bom. Họ kinh ngạc
bởi quang cảnh bên hồ, dòng sông Kwae Noi và những ngôi đền nhỏ.

Khoảng một giờ sau đó, con tàu tới Nam Tok. Đám đông khách du
lịch và một vài người địa phương xuống tàu, rời khỏi tuyến đường sắt
tử thần. Tôi vẫn giữ tấm vé tàu, giữa những món đồ nho nhỏ xinh xinh
khác, như một kỷ niệm về con tàu cũ, cây cầu huyền thoại và cả tuyến
đường sắt tử thần.

Nam Tok trước mắt tôi hiền hòa như một tấm thảm xanh. Màu xanh
của rừng, tiếng rì rào của thác Sai Yok bên đường khiến không gian
này đậm chất thiền. Câu chuyện về một Kanchanaburi được viết lên
bằng chính những sắc màu và âm thanh của tự nhiên. Người ta bảo
muốn ngắm Thái Lan bằng xương bằng thịt thì cứ đến nơi này.
Bangkok ồn ào và bụi bặm, Phuket chỉ có nắng, gió và biển, Chiang

Mai cũng đang thương mại hóa Chỉ có ở Kanchanaburi, Thái Lan
mới đúng thật là mình, với những gì thiên nhiên ban tặng. Không tin
thì cứ đứng bên đường mà nghe thác kể, mà ngắm mây, nước, với
rừng xanh.

Đêm. Tôi gọi Hintok River Camp là khu resort trong rừng. Mỗi mái
lều trại ở đây là một bungalow bằng "cây rừng," hoang sơ, dân dã mà
lại rất "tiện nghi." Ngủ vùi trong tiếng côn trùng hoang dại, tiếng
sương tí tách trên đọt lá non, tôi lạc vào một giấc mơ đẹp. Trong giấc
mơ đó, tôi kết duyên với người thiếu nữ Mon xinh đẹp và quyến rũ
trong điệu múa đặc trưng của người Myanmar. Cô gái có điệu cười
mê hồn và một thân hình khiến nhiều người mơ ước ấy chỉ mỉm cười
khi tôi hỏi: "Em bao nhiêu tuổi rồi?" Hình như tôi chưa được ai giới
thiệu về nơi này thì phải. Đúng vậy, kể cả người hướng dẫn viên cũng
không nói nhiều về Kanchanaburi - những người dân nơi đây hiền như
đất trời quê họ vậy và rất ít khi kể về mảnh đất mình đang sống. Hình
như có một sức hút vô hình khiến tôi cứ muốn hỏi rồi thì thôi, về cái
nhan sắc tự nhiên của vùng đất này, như thể cứ muốn ôm người con
gái kia trong vòng tay, nhưng lại sợ em tan biến mất.

Tiếng chim hót sớm mai kéo tôi khỏi giấc mơ nửa thực nửa hư ấy. Tôi
theo đoàn khách đạp xe đến chùa dâng đồ ăn cho các sư. Có lẽ trong
tiềm thức của tôi đã không còn khái niệm mặt trời mọi lúc mấy giờ từ
mấy chục năm nay rồi. Tôi như đứa trẻ lần đầu tiên biến mặt trời hình
tròn, đứng lặng một hồi lâu ngắm cái khối cầu đỏ rực ấy dâng lên trên
cầu sông Kwai. Sương sớm còn vương vãi, những tia nắng lấp lóa.
Một bóng hình mải miết đạp đi, biết mình đang mang đến cõi thiền
những điều thanh tịnh.

Con tàu và cây cầu lịch sử vẫn ám ảnh tôi từ khi đặt chân lên mảnh

đất giáp biên này. Nó thôi thúc bước chân tôi qua bảo tàng bên đèo
Hellfire Pass Memorial. Tuyến đường sắt xuyên qua bảy ngọn núi này
và những thăng trầm của nó được ghi lại một cách đầy đủ trong bảo
tàng. Hình ảnh những tù binh in tạc vào đá núi. Nghe đâu đó bên đoạn
đèo nổi tiếng này, vẫn có tiếng búa, tiếng đạp rát tai từ những dụng cụ
phá núi thô sơ nhất. Có người lặng lẽ châm một nén nhang, cài vô hốc
đá, khóc cho những người làm ra con đường sắt lịch sử mà chưa từng
đặt chân lên những chuyến tàu.

Kanchanaburi lặng lẽ, trầm lắng đầy thăng trầm như thế. Nhưng mảnh
đất này chưa từng hàm chứa nỗi buồn bởi dường như mỗi mùa qua đi,
thời gian và nỗi niềm của con người lại tan hòa vào đá núi và được
nước sông Kwai rửa sạch. Rất nhiều người đang đắm mình trên dòng
sông ấy, mặc cho dòng nước đưa đẩy. Dòng Kwai êm đềm đẩy con
thuyền tôi trôi xuôi theo những cảnh sắc ngoạn mục đôi bờ. Người
Kanchanaburi khéo dựng dọc sông những khu nhà nổi. Họ sống ở đó,
và cũng lấy đó làm nơi đón chào du khách thập phương, Họ không
khoa trương, chắng lòe loẹt biển hiệu hay đèn màu, chỉ mang chính
cây rừng, sản vật của núi ra mà đãi khách. Những thứ thiên nhiên ban
tặng cho người Kanchanaburi thì cũng ưu ái dành cho du khách khắp
nơi trên thế giới này. Bởi thế chăng mà lúc nào, Kanchanaburi cũng
sẵn lòng đón khách, bằng cả lịch sử và những nụ cười đầy hoang sơ.

Bangkok ồn ào và bụi bậm, Phuket chỉ có nắng, gió và biển, Chiang
Mai cũng đang thương mại hóa Chỉ có Kanchana-buri, Thái Lan
mới đúng thật là mình, với những gì thiên nhiên ban tặng.

×