Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng internet tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.91 KB, 88 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
Mục 1 30
A 30
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình phát triển Internet tháng 1/2008 và tháng 5/2009 Error:
Reference source not found
Bảng 2: 20 Quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất Error: Reference
source not found
Bảng 3: Tình hình phát triển Internet Việt Nam từ năm 2003 đến 2008 Error:
Reference source not found
Bảng 4: Danh mục hàng tiêu dùng cấm kinh doanh theo nghị định số
59/2006/NĐ- CP Error: Reference source not found
Bảng 5: Danh mục hàng tiêu dùng hạn chế kinh doanh theo nghị định số
59/2006/NĐ- CP Error: Reference source not found
Bảng 6: Danh mục hàng tiêu dùng kinh doanh có điều kiện theo nghị định số
59/2006/NĐ-CP Error: Reference source not found
Bảng 7: Các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin
Error: Reference source not found
Bảng 8: Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp.Error: Reference source
not found
Bảng 9: Đặc điểm và tính năng thương mại điện tử của website DN Error:
Reference source not found
Bảng 10: Đánh giá các tác dụng của TMĐT của DN qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 11: Những website TMĐT B2C và C2C được xếp trong danh sách 100
website hàng đầu Việt Nam theo xếp hạng của Alexa ngày 15/12/2008. Error:
Reference source not found
Đồ thị 5: Mục đích truy cập Internet của người Việt Nam Error: Reference
source not found


Bảng 12: Các loại thông tin được doanh nghiệp thu thập Error: Reference
source not found
Bảng 13: Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của các website TMĐT Việt
Nam năm 2006 Error: Reference source not found
Bảng 14: Đánh giá trở ngại cho ứng dụng TMĐT của DN qua các năm. Error:
Reference source not found
Bảng 15: Chương trình phát triển công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử Error:
Reference source not found
Bảng 16: Chương trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Error:
Reference source not found
cho thương mại điện tử Error: Reference source not found
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Qui trình mua bán qua mạng Internet Error: Reference source not
found
2008 theo thống kê của Alexa ngày 15/12/2008 Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment Error:
Reference source not found
Sơ đồ 3: Quá trình thanh toán thẻ tín dụng Error: Reference source not found
MỤC LỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Doanh thu thương mại điện tử thế giới 9
Đồ thị 2: Cơ cấu doanh thu từ TMĐT năm 2008 38
Đồ thị 3: Tương quan giữa doanh thu B2B và B2C của doanh nghiệp 39
Đồ thị 4: Biểu đồ tăng trưởng lượng truy cập trên một số website TMĐT năm
2008 theo thống kê của Alexa ngày 15/12/2008 46
Đồ thị 5: Mục đích truy cập Internet của người Việt Nam 51
Đồ thị 6: Nhu cầu cán bộ chuyên trách TMĐT của DN năm 2008 64
Đồ thị 7: Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực TMĐT trong DN 2008 65
Đồ thị 8: Các phương thức thanh toán được DN sử dụng
qua các năm 2006 – 2008 67


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TMĐT: Thương mại điện tử
B2B: Mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2C: Mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp với người tiêu dùng
C2C: Mô hình thương mại điện tử người tiêu dùng với người tiêu dùng
DN: Doanh nghiệp
UNCITRAL: ủy ban Liên hợp quốc Luật thương mại quốc tế
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế chấu Á – Thái Bình Dương
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ECSG: Nhóm Chỉ đạo về TMĐT
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007. Những từ như lạm phát, thất nghiệp và
suy giảm tiêu dùng liên tục được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông
và Internet. Ngành công nghiệp bán lẻ của Mỹ phải chấp nhận đóng cửa đến
12 nghìn cửa hàng, danh sách xin phá sản của các doanh nghiệp trong ngành
này vẫn dài thêm trong năm 2009. Doanh số bán lẻ giảm sút liên tục do người
tiêu dùng chi tiêu khắt khe hơn với ví tiền có hạn và luôn chịu áp lực thất
nghiệp sẽ làm mất đi nguồn thu nhập.
Đứng giữa bối cảnh khó khăn của toàn thế giới, thương mại điện tử
(TMĐT) không những không có dấu hiệu khủng hoảng mà còn giữ nguyên
tốc độ của mình. Hãng bán hàng trực tuyến Amazone đạt doanh số 177 triệu
USD trong quí 1 năm 2009, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2008, doanh số của
Alibaba cũng tăng tới 131% trong tháng 2 năm ngoái. Điều đó khẳng định sự
phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng như ngành bán lẻ trực
tuyến.
Không chỉ ở các nước lớn mà ngay ở Việt Nam, ngành bán lẻ trực

tuyến đặc biệt là bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet cũng tăng trưởng
nhanh trong khủng hoảng. Năm 2008, trong khi các ngành hàng chịu ảnh
hưởng nặng nề thì TMĐT lại tăng nhanh vượt bậc. Hàng loạt website bán
hàng ra đời, số gian hàng và sản phẩm trên các website bán hàng có tiếng tăng
lên nhanh chóng. Chỉ trong năm 2008, số sản phẩm đăng bán trên
www.123mua.com.vn tăng 20 lần, số giao dịch tăng 100 lần, còn lượng truy
cập trên www.rongbay.com tăng 30% so với năm 2007, số ngành hàng trên
www.chodientu.com tăng gấp 4 lần so với năm 2007 đạt con số 82 (Bộ Công
thương, Báo cáo Thương mại điện tử 2008). Đó là những minh chứng cho
1
thấy tốc độ phát triển chóng mặt và tiềm năng dồi dào của ngành bán lẻ trực
tuyến, đặc biệt là bán lẻ hàng tiêu dùng ở nước ta.
Mới chỉ tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử hơn chục năm nay,
Việt Nam đã nhanh chóng bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường, hệ
thống pháp luật và những lạc hậu về khoa học công nghệ. Để kiểm soát khoa
học, hiệu quả, đồng thời vẫn thúc đẩy hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng trực
tuyến phát triển đòi hỏi có sự tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện về ngành này.
Trên cơ sở đó đưa có những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở vất
chất kỹ thuật hạ tầng, hệ thống pháp luật, … tạo điều kiện cho thương mại
điện tử nói chung và bán lẻ hàng tiêu dùng trực tuyến nói riêng phát triển
đúng hướng.
Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài “Bán lẻ hàng tiêu dùng qua
mạng Internet tại Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp” để viết khóa luận tốt
nghiệp. Khóa luận đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng
trực tuyến tại Việt Nam và các yếu tố tác động trực tiếp đến nó, từ đó đưa ra
kiến nghị để khắc phục các hạn chế nhằm thúc đẩy việc bán lẻ hàng tiêu dùng
qua mạng Internet phát triển hơn nữa.
Nội dung của khóa luận được xây dựng trên nền tảng tham khảo các tài
liệu lý thuyết cơ sở, sách báo chuyên ngành có liên quan và các số liệu thống
kê đã được công bố. Các tài liệu cấp hai được phân tích và sử dụng vào chứng

minh các luận điểm trong khóa luận tốt nghiệp.
Với đề tài đã lựa chọn, nội dung của khóa luận được triển khai thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng bán lẻ hàng tiêu dùng qua Internet tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt
Nam
2
Trong quá trình viết luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Do kiến thức có hạn, đây lại là một vấn đề mới tại Việt Nam nên khóa
luận tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đánh giá của các thầy cô để tiếp tục hoàn thiện khóa luận hơn nữa.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Tổng quan về Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) – electronic commerce là một thuật ngữ
quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới. Sự ra đời của nó đã làm thay đổi
nhanh chóng các phương thức hoạt động thương mại trước đó, xóa bỏ các rào
cản về không gian và thời gian của thương mại truyền thống, khiến cho các
hoạt động kinh tế trên toàn cầu phát triển nhanh chóng. Sự phát triển không
ngừng của nó đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới.
I.1. Khái niệm Thương mại điện tử
Dù mới xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng Thuật ngữ
Thương mại điện tử (TMĐT) đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của không ít tổ
chức kinh tế. Mỗi tổ chức lại đứng trên quan điểm của mình đưa ra một định
nghĩa riêng về TMĐT và đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Trên
thế giới có nhiều tên gọi khác cũng dùng chỉ TMĐT như thương mại trực tuyến
(online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce), kinh doanh điện
tử (e-business), ……, tuy nhiên, Thương mại điện tử vẫn là khái niệm quen dùng

nhất.
Theo Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc tế
Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL): “TMĐT là việc trao đổi thông tin
thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất
kỳ công đoạn nào của quá trình giao dịch.”
Theo Ủy ban châu Âu EU: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực
hiện hoạt động kinh doanh qua phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và
truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text , âm thanh và hình ảnh.”
4
Hai định nghĩa do UNCITRAL và EU đưa ra đều là định nghĩa rộng,
trong đó, TMĐT bao gồm tất cả các hoạt động thương mại thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông.
Tương tự như vậy, khoản 6 điều 4 Luật giao dịch điện tử Việt Nam
2005 cũng đưa ra định nghĩa: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện
bằng phương tiện điện tử”, trong đó, “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt
động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không
dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.” (khoản 10 điều 4 Luật
giao dịch điện tử Việt Nam 2005).
Theo nội hàm của những định nghĩa trên, TMĐT có phạm vi rất rộng
lớn. Nó bao gồm bất kỳ hoạt động thương mại nào có một phần hoặc toàn bộ
quá trình đó diễn ra qua các phương tiện điện tử như phương tiện viễn thông
(điện thoại), fax, truyền hình hay máy tính và Internet.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và
internet (Phạm Thu Hương và Nguyễn Văn Toàn, Ứng dụng marketing điện tử
trong kinh doanh, 2009, tr17). Căn cứ vào định nghĩa này, phạm vi của hoạt
động TMĐT đã được thu hẹp lại rất nhiều. Theo đó, TMĐT chủ yếu chỉ những
hoạt động giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua việc sử dụng máy
tính và mạng Internet, nói cách khác thương mại điện tử theo nghĩa hẹp chính là
hoạt động mua bán trực tuyến.

Với qui mô nhỏ và thời gian nghiên cứu ngắn, bài khóa luận tốt nghiệp
này chọn khái niệm TMĐT theo nghĩ hẹp làm cơ sở nghiên cứu.
5
I.2. Lịch sử phát triển thương mại điện tử
Sự ra đời phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển của mạng
Internet. Internet là mạng toàn cầu liên kết các máy tính với nhau (Phạm Thu
Hương và Nguyễn Văn Toàn, Ứng dụng marketing điện tử trong kinh doanh,
2009, tr15). Internet ra đời bắt nguồn từ ý tưởng kết nối các máy tính với nhau
của J.C.R.Licklider vào năm 1962. Đến năm 1990, Internet mới bước sang giai
đoạn mới khi mọi người đều có thể sử dụng. Ngay lập tức, các doanh nghiệp
bắt đầu ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh của mình. Một năm sau, sự ra
đời của ngôn ngữ siêu văn bản HTML (HyperText Markup Languge), giao
thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), trình duyệt
WWW (World Wide Web) đã mở ra “tuyến đường cao tốc” cho sự phát triển
của TMĐT.
Những công nghệ trên nhanh chóng được đưa vào thực tiễn khiến
Internet ngay lập tức được sử dụng rộng rãi ngay từ năm 1994. Trong năm
này, Netscape tung ra thị trường trình duyệt web Netscape Navigator, với tính
năng hỗ trợ "cookies", những tệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của
người sử dụng đã tạo điều kiện cho việc tạo những cửa hàng trên Web có khả
năng nhận dạng những khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cá nhân hoá việc
bán hàng để phù hợp với khách hàng.
Tháng 5 năm 1995, các phần mềm khai thác thông tin trên mạng được
tung ra thị trường nhằm giúp người tiêu dùng khai thác Internet hiệu quả hơn,
đánh dấu bước ngoặt Internet chính thức được sử dụng vào mục đích thương
mại. Đây cũng chính là năm Jeff Bezos khai trương cửa hàng bán sách và âm
nhạc trực tuyến Amazon.com.
6
Năm 1997, công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử với
ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh

nghiệp và tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao.
Năm 1999: American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích
hợp thanh toán trên mạng và ví trực tuyến đánh dấu sự ra đời của thanh toán
trực tuyến. Từ đây, các giao dịch thương mại điện tử chính thức thành một
vòng tròn khép kín, tất cả các bước của một cuộc trao đổi hàng hóa từ xem
hàng, lựa chọn sản phẩm, thương lượng đến thanh toán đều được thực hiện
trực tuyến nhanh gọn và dễ dàng.
Từ đó đến nay, TMĐT đã phát triển qua 3 giai đoạn:
- TMĐT thông tin : Đây là giai đoạn sơ khai của TMĐT khi
Internet và website mới được thương mại hóa. Lúc này các doanh
nghiệp tham gia vào TMĐT với các hoạt động sau:
• Sử dụng máy tính, email và khai thác các thông tin trên
website.
• Giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp bằng email.
• Đăng kí vào các sàn giao dịch và cổng thương mại điện tử.
• Dịch vụ sau bán và hỗ trợ khách hàng thông qua website
và Internet.
- TMĐT giao dịch : Các doanh nghiệp tiến hành kết nối mạng nội
bộ và tự động hóa các chức năng. Cụ thể, các hoạt động phổ biến của
các doanh nghiệp trong giai đoạn này gồm:
• Ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp về tài
chính, nhân sự.
• Chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp.
7
• Tự động hóa các giao dịch điện tử như nhận và xử lý đơn
hàng.
• Thanh toán điện tử.
- TMĐT cộng tác : Đây là giai đoạn phát triển cao nhất tính đến
hiện nay của TMĐT, các doanh nghiệp kết nối mạng và tích hợp hệ
thống thông tin với đối tác. Giai đoạn này, hoạt động của các doanh

nghiệp gồm:
• Liên kết hệ thống thông tin của doanh nghiệp với đối tác.
• Triển khai hệ thống thông tin tổng thể như quản trị nguồn
nhân lực ERP (Enterprise Resoure Planning), quản trị chuỗi cung
ứng SCM (Supply Chain Management), quản trị quan hệ khách
hàng CRM (Customer Relationship Management)
TMĐT mới chỉ có 30 năm hình thành và phát triển, một lịch sử quá
ngắn so với ngành bán lẻ truyền thống nhưng nó đang tăng trưởng rất nhanh
và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong ngành công nghiệp bán lẻ. Ngay từ
năm 1999, TMĐT đã đem doanh thu không nhỏ cho nhiều công ty trên thế
giới. Hàng loạt các doanh nghiệp ra đời để khai thác lĩnh vực mới mẻ này và
nhanh chóng nổi tiếng trong ngành bán lẻ. Đó là Amazone của Mỹ với sách
và sản phẩm số, sàn đấu giá trực tuyến Ebay với hàng triệu hàng hóa thuộc
các nhóm khác nhau đến từ khắp thế giới, một sàn giao dịch điện tử C2C
Taobao của Trung Quốc, … Điều đó chứng tỏ, TMĐT không chỉ là công nghệ
phụ trợ mà thực sự là một lĩnh vực tiềm năng cho các doanh nghiệp biết khai
thác và tận dụng nó.
8
(Tổng hợp từ số liệu lấy từ
truy cập ngày
10/3/2010)
Các con số trên cho thấy TMĐT liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, tỷ
lệ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 đến năm 2005 xấp xỉ 70%. Đường
doanh thu TMĐT đi lên liên tục và rất dốc cho thấy TMĐT vẫn đang trong
giai đoạn phát triển nhanh, chưa có dấu hiệu bão hòa. Ngay cả trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 đến 2009, doanh số bán hàng trực tuyến
cũng không có dấu hiệu đi xuống. Tại thời điểm khủng hoảng chạm đáy năm
2008 doanh thu bán hàng trực tuyến giảm sút không đáng kể và hồi phục trở
lại ngay trong năm 2009. Theo thống kê, trong năm này, TMĐT đã tăng 15%
doanh thu so với năm 2008, trong đó doanh số bán lẻ trực tuyến tăng 3,36%.

I.3. Đặc điểm của Thương mại điện tử
Thương mại điện tử có những đặc điểm sau:
- Về phương thức: Giao dịch TMĐT thực hiện hoàn toàn qua
mạng
9
Các khâu của TMĐT được thực hiện trên cơ sở công nghệ cao với sự
phát triển của máy tính và mạng Internet. Người bán đưa thông tin bằng chữ
và hình ảnh lên website của mình thông qua máy tính của người bán và các
phần mềm truyền tải thông tin đã được tích hợp. Người mua sử dụng máy tính
cá nhân của mình để lên mạng, đăng nhập vào trang thông tin của người bán,
xem và lựa chọn hoặc đặt mua hàng hóa sao cho phù hợp với nhu cầu của
mình. Sau khi hai bên đã trao đổi và đi đến thống nhất, người mua thanh toán
cho người bán giá trị của sản phầm, người bán giao hàng cho người mua. Như
vậy, những khâu trong giao dịch như chào hàng, hỏi hàng, thương lượng và
thanh toán đều được thực hiện thông qua máy tính và mạng Internet.
- Đối tượng tham gia: Có ít nhất 3 chủ thể tham gia
Do tính chất công nghệ, TMĐT đòi hỏi phải có ít nhất 3 chủ thể tham
gia. Các chủ thể này bao gồm người bán, người mua và người cung cấp dịch
vụ điện tử. Người bán và người mua vốn là hai chủ thể luôn xuất hiện trong
bất kỳ một giao dịch nào, chủ thể mang tính đặc trưng ở đây chính là người
cung cấp các dịch vụ điện tử. Bên thứ 3 này đảm nhiệm việc thực hiện kỹ
thuật, xây dựng và tích hợp các tính năng điện tử và quản lý đảm bảo cho nó
vận hành thông suốt không gặp sự cố.
- Phạm vi hoạt động: trên toàn cầu
Hệ thống cáp quang truyền dẫn thông tin đã xóa bỏ đi rào cản về ranh
giới địa lý trong giao thương trên toàn thế giới. Trước đây để có thể thương
lượng về một giao dịch nào đó, người ta phải gặp nhau trực tiếp, hoặc thông
qua thư và điện thoại. Điều đó làm mất thời gian và tăng chi phí cho cả người
bán lẫn người mua. Nhưng hiện nay, chỉ cần một chiếc máy tính có nối mạng
Internet, người bán có thể chào hàng cho bất kỳ đối tác nào trên toàn thế giới,

ngược lại, người mua cũng có thể tự do xem hàng của bất kỳ nhà cung cấp
10
nào trên toàn cầu và không chịu bất kỳ một hạn chế nào. Rõ ràng, ranh giới
địa lý không còn là trở ngại lớn trong TMĐT.
- Thời gian: không hạn chế
Hệ thống các website điện tử hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, cả
bảy ngày trong tuần và không nghỉ suốt 365 ngày của năm. Khác với các gian
hàng truyền thống hay siêu thị có giờ đóng cửa và mở cửa, các gian hàng trực
tuyến hay siêu thị trực tuyến luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ khách
hàng bất cứ khi nào họ ghé qua. Các phần mềm tự động cho phép khách hàng
đặt hàng và thanh toán nhanh chóng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Hệ thống thông tin chính là thị trường
Nếu như các siêu thị, khu chợ hay cửa hàng truyền thống được hình
thành từ lượng hàng hóa hiện vật phong phú thì các gian hàng trên mạng
Internet được hình thành từ thông tin về sản phẩm dịch vụ do nhà cung cấp
hoặc phân phối đăng tải trên website. Người mua hàng khi tham gia vào thị
trường này sẽ chọn hàng hóa mình cần thông qua các dữ liệu mà họ tìm được.
I.4. Yếu tố cấu thành Thương mại điện tử
TMĐT được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau dưới đây:
- Về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật
Với đặc điểm của TMĐT là tiến hành qua mạng Internet nên yếu tố cơ sở
hạ tầng chiếm vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến trình độ phát triển
về kinh doanh điện tử của mỗi quốc gia. Hạ tầng cơ sở bao gồm hệ thống máy
tính, đường truyền dẫn, sóng mạng không dây wireless, các phần mềm liên
quan như phần mềm xây dựng và quản trị website, các phần mềm kết nối
mạng Internet, phần mềm tích hợp các tính năng trong website như phần mềm
thanh toán trực tuyến, phần mềm bảo mật, … Xuất phát từ đòi hỏi cao về
công nghệ nên cơ sở hạ tầng của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi sự đầu tư lớn về
11
nhân lực và vật lực của các quốc gia. Hiện nay, hệ thống cáp quang biển cùng

với các vệ tinh nhân tạo đã tạo ra kết nối nhanh chóng và ổn định trên toàn thế
giới bằng cả đường truyền cáp và mạng không dây. Đây chính là nền tảng cho
sự phát triển của TMĐT.
Để TMĐT thực sự đạt đến mức thuần túy, 100% các khâu của giao
dịch được thực hiện trực tuyến, các quốc gia còn phải chú trọng xây dựng cơ
sở cho thanh toán điện tử. Đó chính là hệ thống thẻ thanh toán, ví điện tử, séc
điện tử hay các chứng từ điện tử, … Khi hệ thống này được xây dựng hoàn
thiện và đi vào hoạt động tiền mặt sẽ dần được loại bỏ trong các giao dịch
điện tử, khiến cho TMĐT nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Về mặt xã hội: Hệ thống luật pháp, thuế, bảo hộ bản quyền trí
tuệ,…
Với đặc điểm là mua bán trên môi trường ảo nên bên cạnh những lợi
ích dễ nhìn thấy được, các chủ thể tham gia vào TMĐT luôn đối mặt với các
rủi ro khó lường trước được. Đó là gian lận thương mại, tranh chấp về bản
quyền sở hữu trí tuệ, lừa đảo qua mạng, … Để đảm bảo hạn chế mặt trái, phát
huy các mặt tích cực của giao dịch điện tử, các yếu tố xã hội như hệ thống
pháp luật, thuế và việc thực thi các chính sách xã hội phải được theo dõi chặt
chẽ. Nó đòi hỏi sự không ngừng hoàn thiện về luật giao dịch điện tử, xương
sống của TMĐT, và cả luật liên quan như Luật Bảo hộ bản quyền trí tuệ, Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật
Thuế, …
Hầu hết các nước trên thế giới đều đưa pháp luật TMĐT vào hệ thống
pháp luật quốc gia. Các tổ chức quốc tế WTO, OECD, APEC, ASEAN, …
đều đưa ra chương trình hợp tác chung về TMĐT. Ủy ban Liên hiệp quốc về
Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã nghiên cứu và đưa ra luật mẫu về
Thương mại điện tử vào năm 1996. Sau đó hàng loạt các quốc gia đã căn cứ
12
theo Luật mẫu này để ban hành luật giao dịch điện tử của quốc gia mình như
Singapo, Trung Quốc, Thái Lan, …
- Về con người: nhận thức, văn hóa, tập quán, ….

Chủ thể của mọi hoạt động xã hội là con người, do đó, yếu tố quyết
định nhất đến sự hình thành và phát triển của TMĐT chính là con người. Yếu
tố văn hóa, tập quán sống và thói quen tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến việc mua
bán trực tuyến. Áp lực công việc cao, nhịp sống nhanh và gấp gáp, thói quen
sử dụng tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng với nhu cầu tiêu dùng không
ngừng gia tăng khiến TMĐT nhanh chóng được phổ biến ở các nước phát
triển như EU hay Bắc Mỹ. Ngược lại, thói quen dùng tiền mặt và nếp sinh
hoạt truyền thống đang là trở ngại cho các nước đang và kém phát triển khi
tham gia giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng
cao, thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi nhanh chóng, khiến
TMĐT đã lan sang một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc (xấp xỉ
500 triệu người mua hàng trực tuyến, chiếm khoảng 50% số người mua hàng
trực tuyến toàn Châu Á).
II. Ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ hàng tiêu dùng
Các giao dịch TMĐT đầu tiên được thực hiện giữa các doanh nghiệp
với nhau từ đầu thập niên 90 với mô hình kinh doanh TMĐT B2B (Business
to Business – doanh nghiệp với doanh nghiệp). Sau đó, nó được mở rộng
nhanh chóng sang thị trường bán lẻ với mô hình kinh doanh TMĐT chuyên
biệt là B2C (Business to Customer – doanh nghiệp với người tiêu dùng) và
C2C (Customer to Customer - người tiêu dùng với người tiêu dùng). Từ
những bưu thiếp nhỏ bé đến những món hàng giá trị lớn như đồ trang sức hay
sản phẩm công nghệ cao, từ thực phẩm hàng ngày đến những dịch vụ trọn gói,
người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trên Internet, đặc biệt là
hàng tiêu dùng - nhóm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
13
II.1. Hàng tiêu dùng
II.1.1. Khái niệm hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng là những sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của con người. Đó là những sản phẩm gắn liền với các nhu
cầu ăn. mặc, ở, đi lại của con người như lương thực thực phẩm, quần áo, giày

dép, hóa mỹ phẩm, sách báo, trang thiết bị nội thất, …
II.1.2. Đặc điểm của hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng có những đặc điểm sau:
Hàng tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng của chu trình sản xuất. Các sản
phẩm này sẽ đi thẳng vào phục vụ cuộc sống của con người và không làm
nguyên nhiên vật liệu cho bất kỳ hoạt động sản xuất nào.
Do sự phong phú về hoạt động của con người nên để đáp ứng các nhu
cầu đó, hàng tiêu dùng phong phú về chủng loại và giá trị. Trong cùng một
nhóm sản phẩm tiêu dùng có vô số chủng loại khác nhau để thỏa mãn nhu cầu
khác nhau của từng cá nhân và phù hợp với túi tiền của các tầng lớp người tiêu
dùng khác nhau.
Nhu cầu của con người là vô hạn và biến đổi không ngừng, do đó, hàng
tiêu dùng cũng biến đổi không ngừng. Kiểu dáng, chức năng, công dụng và
chất lượng liên tục được nghiên cứu đổi mới sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của người tiêu dùng.
14
II.1.3. Phân loại hàng tiêu dùng
Căn cứ theo danh mục hàng tiêu dùng để xác định thời hạn nộp thuế
nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BTM ngày 13 tháng 01
năm 2006, hàng tiêu dùng được phân thành các nhóm hàng chính sau:
- Lương thực thực phẩm: Bao gồm các loại ngũ cốc, rau củ quả,
các loại thịt, sữa; các chế phẩm từ các sản phẩm trên; các gia vị hoặc phụ liệu
phục vụ cho việc chế biến thực phẩm.
- Sản phẩm thời trang: Bao gồm các sản phẩm như quần áo, giày
dép, túi, mũ, kính mắt, ….
- Hóa mỹ phẩm: Tinh dầu, các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ
phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh; Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt
động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, các chế phẩm bôi trơn, các loại
sáp nhân tạo, sáp chế biến, các chế phẩm dùng để đánh bóng hoặc tẩy sạch,
nến và các sản phẩm tương tự, bột nhão dùng làm hình màu, sáp dùng trong

nha khoa và các chế phẩm.
- Đồ trang sức: Gồm các sản phẩm dùng làm đẹp bằng cách đeo,
gắn thêm vật quí, đẹp được làm từ kim loại, nhựa, gốm sứ, sợi, vải hoặc nguyên
vật liệu khác.
- Sản phẩm in ấn: Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của
công nghiệp in; các loại bản thảo viết bằng tay, đánh máy và sơ đồ.
- Đồ nội thất: Gồm giường, tủ, bàn ghế; bộ đồ giường, đệm,
khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn; biển hiệu được
chiếu sáng, biểu đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; các cấu kiện nhà
lắp ghép.
15
- Đồ gia dụng: Gồm các sản phẩm chuyên dùng cho sinh hoạt gia
đình như dụng cụ nấu bếp, dụng cụ ăn uống, …
- Nhóm hàng kỹ thuật: Gồm các thiết bị máy móc kỹ thuật phức
tạp như máy tính, máy ghi âm, máy thu hình, loa đài, …
- Phương tiện giao thông: Gồm các phương tiện đi lại của con
người như xe đạp, xe máy, xe đẩy trẻ em.
- Đồ chơi và dụng cụ thể thao: Bao gồm các sản phẩm đồ chơi
giành cho trẻ em và người lớn; các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu chơi thể thao
của con người.
- Các sản phẩm khác
II.2. Bán lẻ
II.2.1. Khái niệm bán lẻ
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về bán lẻ.
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học biên soạn, bán
lẻ được định nghĩa là bán từng cái từng ít một cho người tiêu dùng. (Trung
tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Tái bản lần thứ nhất,
2009, tr43).
iáo trình Marketing căn bản định nghĩa: “Bán lẻ là tất cả những hoạt
động có liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu

thụ cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải kinh doanh.”
(GS.TS.Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân, Tái bản lần 1, 2006, tr343).
Mặc dù biểu đạt theo những cách khác nhau nhưng những định nghĩa
trên đều thể hiện rằng, bán lẻ là khâu phân phối sau cùng để đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, sản phẩm được đưa vào sử dụng thực tế
16
cho chính người tiêu dùng không nhằm mục đích kinh doanh. Việc bán lẻ
hàng hóa có thể do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp thực hiện hoặc thông qua
các trung gian bán lẻ. Kênh bán lẻ phổ biến hiện nay là hệ thống các cửa hàng
bán lẻ, các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Sự phát triển của mạng viễn thông
và Internet đã cung cấp thêm một kênh bán lẻ mới không cần cửa hàng – bán
lẻ trực tuyến thông qua mạng Internet.
II.2.2. Đặc điểm của khâu bán lẻ
Đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa, khâu bán lẻ có
những đặc điểm sau:
- Bán lẻ hướng đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Số lượng hàng hóa được bán ra ít, giá trị mỗi lần giao dịch thấp
hơn nhiều so với bán buôn, bởi người tiêu dùng chỉ mua một lượng hàng hóa
vừa phải cho nhu cầu cá nhân và gia đình.
III. Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet
III.1. Khái niệm bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet
Từ các cơ sở lý thuyết trên, hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng
Internet được định nghĩa như sau:
Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet là những hoạt động liên quan
đến việc bán hàng tiêu dùng trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng thông qua
mạng Internet để họ sử dụng cho bản thân chứ không nhằm mục đích kinh
doanh.
III.2. Qui trình thực hiện bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet
Một giao dịch trực tuyến qua mạng Internet được thực hiện theo qui

trình dưới đây:
17
Sơ đồ 1
Qui trình mua bán qua mạng Internet
1: Nhà cung cấp hàng tiêu dùng đưa thông tin về sản phẩm lên mạng
Internet
2: Người tiêu dùng vào mạng Internet tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm và đặt
hàng
3: Người mua thanh toán tiền hàng cho người bán
4: Hệ thống thông tin gửi xác nhận đặt hàng về email của người mua
5: Hệ thống thông tin gửi phản hồi về hệ thống quản lý của nhà cung cấp
6: Người bán giao hàng cho người mua
Qúa trình mua hàng trực tuyến diễn ra như sau:
Người cung cấp hàng hóa đưa các thông tin bằng ký tự và hình ảnh lên
mạng Internet nhờ hệ thống máy tính, mạng truyền dẫn và các phần mềm,
chương trình được tích hợp sẵn. Các thông tin này sẽ được lưu trữ trên mạng
Internet tại các gian hàng điện tử chính là các website bán hàng.
6
3
1
5
2
4
Nhà cung cấp -
người bán
hàng tiêu dùng
Mạng Internet
Người tiêu dùng – người
mua
18

Người tiêu dùng khi có nhu cầu mua hàng sẽ thông qua phương tiện
máy tính cá nhân đăng nhập vào hệ thống Internet. Tại đó, họ vào các gian
hàng ảo, tham khảo các thông tin về sản phẩm như hình dáng, kích cỡ, chỉ số
kỹ thuật, giá cả, nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, các chỉ số, … Người mua
so sánh các sản phẩm với nhau, sau đó đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm
nào. Khi đã lựa chọn xong, người mua hàng sẽ thực hiện đặt hàng trực tuyến
nhờ tính năng được tích hợp sẵn trên các gian hàng trực tuyến.
Người mua hàng lựa chọn phương thức thanh toán và tiến hành thanh
toán cho người bán.
Hệ thống thông tin tự động cập nhật và gửi đơn đặt hàng cùng xác nhận
đã thanh toán vào hệ thống quản lý đơn hàng của người bán nhờ phần mềm đã
được tích hợp sẵn.
Hệ thống thông tin tự động gửi xác nhận đặt hàng vào email của người
mua.
Người bán thực hiện giao hàng cho người mua theo đơn đặt hàng đã nhận
được.
Trên đây là chu trình khép kín cơ bản của một giao dịch mua bán hàng
tiêu dùng. Tùy vào thực tế mua bán cũng như tập quán và thói quen giao dịch
mà quy trình trên có thể có những điểm khác biệt.
19

×