Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

các phương pháp giao dịch trong thương mại quốc tế và tình hình vận dụng các phương giao dịch đó của các doanh nghiệp Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.34 KB, 14 trang )

Lời mở đầu
rước xu hướng vận động toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại của nền
kinh tế thế giới. Việc đứng ngoài xu thế đó có thể coi như đi ngược lại
tiến trình phát triển của nhân loại. Nhận thức rõ điều đó, Việt Nam đang từng
bước thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bằng chứng hàng loạt
các chính sánh mở cửa kinh tế, chính sách khuyến khính các doanh nghiệp đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với mục đích tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp
thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp chi phí đầu tư, tìm kiếm nguồn lực
và lợi thế về khoa học kĩ thuật từ nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước, đẩy
nền kinh tế lên một tầm cao mới.
Cùng với việc phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có
thể tận dụng tối đa năng lực sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng lượng
sản phẩm bán ra toàn cầu; tận dụng chi phí rẻ, chi phí nguyên liệu thấp và cho
phép doanh nghiệp có thêm chiến lược kinh doanh với phạm vi đa quốc gia mà
việc kinh doanh nội địa không có được. Hoạt động kinh doanh thương mại quốc
tế chủ yếu là thông qua xuất, nhập khẩu hàng hoá.
Có nhiều phương thức để tiếp cận với bạn hàng và khách hàng trên thế giới,
mà ta gọi chúng là những phương thức giao dịch thương mại quốc tế. Mỗi
phương thức giao dịch có những đặc điểm, cách tiến hành riêng. Chính vì thế để
công việc kinh doanh được tiến hành và thực thi một cách hiểu quả, các doanh
nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ những đặc thù mỗi phương thức giao dịch sao
cho phù hợp với từng môi trường kinh doanh, điều kiện và đặc điểm của từng
nước định tiếp cận đầu tư.
T
Với mục đích làm rõ và hiểu sâu hơn về giao dịch trong thương mại quốc tế,
mà cụ thể là những phương thức giao dịch thường được sử dụng trong giao dịch
cũng như việc vận dụng các phương pháp giao dịch đó của các doanh nghiệp
nước ta hiện nay em đã chọn đề tài: “các phương pháp giao dịch trong thương
mại quốc tế và tình hình vận dụng các phương giao dịch đó của các doanh
nghiệp Việt nam ” để trình bày những ý kiến, suy nghĩ manh tính chủ quan
cũng như những thu thập của mình nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề đang được quan


tâm hàng đầu hiện nay. Do khả năng nhận thức chưa đầy đủ và còn nhiều hạn
chế, bài viết của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định,
em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy để bài viết được hoàn
chỉnh và đúng đắn hơn. Qua đây em còng xin chân thành cám ơn các thầy, cô đã
tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài viết này.
Để tiện cho việc theo dõi và đánh giá, bài viết được chia thành các phần sau:
• Phần 1: Trình bày nội dung và đạc điểm các phương thức giao dịch
quốc tế
• Phần 2: Điểm qua về tình hình vận dụng phương pháp giao dịch trong
các doanh nghiệp Việt Nam
• Phần 3: Một số ý kiến và đề xuất của cá nhân
Nội dung
I. Các phương thức giao dịch trong thương mại quốc tế
Trước khi đi vào nội dung cụ thể từng phương thức giao dịch ta cần làm rõ,
kinh doanh thương mại thực chất là hình thức mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa
các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm mục đích thu
lợi nhuận và bất kỳ phương thức giao dịch nào dưới đây mà doanh nghiệp có thể
chọn lùa đều không nằm ngoài mục đích đó.
1. Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người bán (người mua) trực tiếp liên
hệ thảo luận với nhau hoặc qua thư từ, điện tín, về giá, hàng hoá, điều kiện…
Quy trình bao gồm: Hỏi giá, báo giá, chào hàng, hoàn giá và xác nhận.
Ưu điểm: Dễ thống nhất, Ýt khi xảy ra hiểu lầm; giảm chi phí; có điều kiện
xâm nhập thị trường, giúp doanh nghiệp kịp thời tiếp thu ý kiến khách hàng, khắc
phục thiếu sót; đặc biệt trong thị trường nhiều biến động doanh nghiệp chủ động
hơn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Nhược điểm: Dễ sai lầm khi gặp thị trường mới, khối lượng hàng phải lớn mới
bù đắp dược chi phí, năng lực cán bộ phải cao, phải có kinh nhiệm.
2. Giao dịch gián tiếp: Đây là giao dịch chủ yếu, là giao dịch mà người bán
(mua) quy định các điều kiện mua bán phải thông qua một người thứ ba (người
trung gian) cụ thể là đại lý và môi giới.

2.1. đại lý: Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.
Căn cứ vào quyền hạn được uỷ thác người ta phân ra làm ba loại đại lý:
- Đại lý toàn quyền (universal agent): phạm vi hoạt động trong giới hạn nhất
định. Đại lý phải có vốn tự trang trải hoạt động của mình.
- Tổng đại lý (general agent): được uỷ quyền làm một phần việc nhất định cho
người uỷ thác.
- Đại lý đặc biệt (special agent): được uỷ thác chỉ làm phần việc cụ thể. Hình
thức này chia làm 3 loại:
+ Đại lý thụ uỷ (mandtory) người được chỉ định. Thù lao là một khoản tiền hay
% kim ngạch của công việc.
+ Đại lý hoa hồng (commission agent) hoạt động dưới danh nghĩa mình, chi
phí người uỷ thác. Thù lao thực chất là hoa hồng tuỳ theo công việc.
+ Đại lý kinh tiêu (merehant agent) hoạt động với danh nghĩa và chi phí của
mình, thù lao là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
2.2. môi giới: Quan hệ giữa người uỷ thác và người môi giới dùa trên sự uỷ
thác từng lần, không theo hợp đồng. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới
không đứng tên mình mà đứng tên của người uỷ thác, không chiếm hữu hàng hoá
và không chịu trách nhiệm cá nhân việc khách hàng không thực hiện hợp đồng.
Ưu điểm: Người trung gian thường hiểu rõ thị trường cần đầu tư, có thể làm
dịch vụ nhờ đó giảm phí vận chuyển, có được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp.
Nhược điểm: Mất liên hệ trực tiếp thị trường, bị phụ thuộc và chia sẻ lợi
nhuận.
3. Buôn bán đối lưu: Là giao dịch kết hợp chặt chẽ xuất nhập khẩu, người
bán cũng là người mua, hàng hoá trao đổi là tương đương về giá trị. Hội đồng
quốc gia về ngoại thương Mĩ đánh giá vai trò hiện nay của mỗi nghiệp vụ buôn
bán đối lưu trong buôn bán quốc tế như sau: Cần 35% là buôn bán đối lưu, 24%
là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là giao dịch bù trừ, 8% là những nghiệp vụ
chuyển giao, 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng. Có niều loại hình buôn bán đối lưu:
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter) trao đổi hàng hoá có giá trị tương đương.
Thời gian trao đổi diễn ra đồng thời. Có thể có nhiều bên tham gia.

Nghiệp vụ bù trừ (compensation) giống hàng đổi hàng nhưng trao đổi trên cơ
sở ghi trị giá hàng giao, quyết toán vào cuối kì hạn bằng đối chiếu sổ sách. Số dư
được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chi theo yêu cầu bên chủ nợ tại nước bị nợ.
Nghiệp vụ bù trừ lại bao gồm nhiều loại hình như:
- Bù trừ theo thực nghĩa của nó
- Bù trừ trước (pre-compensation)
- Bù trừ song hành (paralell-purchase)
Nghiệp vô mua đối lưu (counter-purchase) đổi thiết bị lấy thành phẩm, nguyên
vật liệu… Thời gian trao đổi 1 đến 5 năm, chênh lệch được thanh toán bù trừ.
Nhiệm vụ chuyển giao nghĩa vụ (switch) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về
tiền hàng cho bên thứ ba. Có thể bán hàng nhận được nếu không phù hợp.
Giao dịch bồi hoàn (offset) thường là đối với hàng hoá là kỹ thuật quân sự.
Nghiệp vô mua lại (buy back) là hình thức bán thiết bị, sáng chế, bí quyết kỹ
thuật đồng thời mua lại sản phẩm do chúng tạo ra.
4. Đấu giá quốc tế: được tổ chức công khai ở nơi nhất định, người mua xem
xét và tự do trả giá, hàng hoá sẽ bán cho người trả giá cao nhất. Hàng hoá thường
là mặt hàng tương đối khan hiếm và có tiêu chuẩn hoá như (da lông thó, chè…).
Đấu giá thường được tiến hành tại trung tâm đấu giá, nghành đấu giá xem xét
hàng hoá, ra giá khởi điểm, quy định thể lệ, kêu gọi nhà đầu tư mua hàng và điều
kiển phiên đấu giá. Cuộc đấu giá có thể do chủ hàng tiến hành. Đấu giá có hai
phương pháp tiến hành là phương pháp nâng và phương pháp hạ giá.
5. Đấu thầu quốc tế: Theo qui chế đấu thầu kèm theo nghị định 43/CP ngày
15/7/1996 của chính phủ “Đấu thầu là quá trình lùa chọn các nhà thầu đáp ứng
được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh của các nhà thầu”.
Đấu thầu áp dụng phổ biến trong cung ứng hàng hoá, dịch vụ hay các dự án
xây dựng và mua hàng quốc tế.
Đấu thầu quốc tế có hai loại hình: đấu thầu mở rộng và đấu thầu hạn chế.
6. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá. Sở giao dịch hàng hoá là một thị
trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định,
người ta mua bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có

phẩm chất có thể thay thế đựoc nhau.
Những trung tâm giao dịch lớn trên thế giới: London (kim loại màu, cà phê),
Newyork (kim loại màu, bông, mì, cà phê), Rotterdam, Bombay, Milan,
Chicago
Các loại hình giao dịch:
Giao dịch giao ngay (Spot transaction) hàng hoá được giao và trả tiền ngay vào
lúc ký kết hợp đồng. Giá được gọi là giá giao ngay (spot price).
Giao dịch kỳ hạn (forward transaction) là giao dịch mà giá được Ên định lúc
ký hợp đồng nhưng giao hàng, thanh toán lại diễn ra sau kỳ hạn nhất định, nhằm
mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký hợp đồng vào lúc giao
hàng.
Nghiệp vô tù bảo hiểm (hedging) được sử dụng nhằm tránh những rủi ro biến
động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng cách sử dụng giao dịch khống
trong sở giao dịch.
7. Giao dịch tại hội chợ và triển lãm. Hội chợ là thị trường hoạt động định
kỳ, tổ chức vào một thời gian và địa điểm cố định trong thời hạn nhất định, tại đó
người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết
hợp đồng mua bán.
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc của một nghành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật
Hội chợ triển lãm là cơ hội tốt cho doang nghiệp tiến hành quảng cáo, khuếch
trương thanh thế và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên mục đích của hội chợ là bán
hàng, tìm kiếm hợp đồng còn triển lãm lại lấy khuếch trương thành tựu kinh tế kỹ
thuật làm mục tiêu chính.
Trình tự tiến hành: Khi có lời mời của ban tổ chức hội chợ (hoặc triển lãm)
phòng thương mại và công nghiệp nghiên cứu các vấn đề như mục đích, tính
chất, điều kiện, thành phần tham dự… sau đó báo cho các công ty XNK, các
doanh nghiệp có nhu cầu đồng thời gửi cho họ bản điều lệ ghi khoản mục, địa
chỉ, thời hạn, khoản mục mặt hàng… để doanh nghiệp lên kế hoạch. Bản điều lệ
được dùng làm cơ sở để ký kết các hợp đồng liên quan giữa ban tổ chức với

phòng Thương mại và Công nghiệp.
Công tác chuẩn bị của các công ty XNK hoặc tổ chức kinh tế tham gia triển
lãm chủ yếu gồm: Lên kế hoạch chung, kế hoạch công trình triển lãm cụ thể, kế
hoạch mua, bán tại hội chợ triển lãm. Dự kiến số hợp đồng sẽ đạt được, phương
hướng mở rộng thị trường. Ngoài ra phải lên kế hoạch về mặt hàng, thiết kế mỹ
thuật, quảng cáo, cán bộ, lịch công tác…
8. Gia công quốc tế: Là phương thức trong đó một bên nhận gia công
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (bên đặt gia công) để chế
biến ra thành phẩm, rồi giao lại bên đặt gia công và nhận thù lao (phí gia công)
Các hình thức gia công quốc tế sử dụng chủ yếu là bán nguyên liệu mua thành
phẩm, giao nguyên liệu mua thành phẩm xét ở góc độ quyền sở hữu nguyên liệu
và hợp đồng gia công thực thanh thực chi (Cost Plus Contract), hợp đồng khoán
theo giá định mức (target price) xét ở mức độ giá cả.
Gia công quốc tế có ý nghĩa quan trọng với các quốc gia đang phát triển nhất
là nước có nguồn nhân lực dư thừa như Việt Nam. Hiện nay chóng ta có khả
năng lớn trong xuất khẩu các loại vật tư tại chỗ và khai thác nguồn nhân lực nên
hình thức gia công khoán gia công theo giá định mức đang được Chính phủ đẩy
mạnh.
9. Giao dịch tái xuất: Nhiều nước Tây Âu và Mỹ La tinh cho là tái xuất là
những hàng hoá nhập khẩu về không qua chế biến mà tiếp tục xuất sang nước thứ
ba. Với các nước khác lại cho rằng đó là việc xuất khẩu hàng hoá đã nhập khẩu
nhằm thu về ngoại tệ lớn hơn, hàng hoá có thể không cần qua nước tái xuất. Giao
dịch này luôn thu hót ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập
khẩu. Vì vậy người còn gọi tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác
(trianguluran transachtion), Dù hàng hoá vận động theo hình thức nào thì nước tái
xuất đều trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
II. Tình hình vận dụng các phương thức giao dịch của Doanh
Nghiệp Việt Nam
Hiện nay, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Chính phủ, XNK nước ta đang
phát triển mạnh mẽ, kim nghạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh chóng. Cùng với

bước tiến thần tốc của nền kinh tế là một thị trường tiêu thụ rộng khắp, các doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng có nhiều hơn sự lùa chọn thị trường
đầu tư. Vấn đề đặt ra là trong thị trường nào thì áp dụng phương thức giao dịch
nào cho phù hợp nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Do khả năng và kinh
nghiệm còn hạn chế nên hoạt động đấu giá, đấu thầu, tái xuất và giao dịch tại sở
giao dịch chưa phải là những phương án tốt cho doanh nghiệp của ta, đồng thời là
một nước đang phát triển nên phương thức giao dịch trực tiếp cũng chưa thể là
điểm mạnh để khai thác. Tuy nhiên, Việt Nam lại có điều kiện về tự nhiên và
nguồn nhân lực nên vẫn còn nhiều phương án cho doanh nghiệp của ta có thể sử
dụng. Đưới đây là những phương thức đó:
Xuất khẩu gián tiếp: Đây là phương thức chủ đạo trong xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam. Sở dĩ vậy vì chúng ta còn yếu kém trong khả năng tiếp
cận thị trường, nhất là thị trường mới, còn tiềm Èn. Mặt khác sản phẩm Việt Nam
chưa có tiếng trên thị trường quốc tế, sức cạnh tranh không cao, sự bỡ ngỡ còn
thể hiện rõ như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng lại mang tiêu chuẩn Việt
Nam trong khi tiêu chuẩn đó còn kém sa so với thế giới nên dĩ nhiên không được
chấp nhận. Đồng thời là sự hiểu biết quá hạn chế về pháp luật nước xuất khẩu tới
cũng như thông lệ quốc tế. Điều này đã khiến cho ta phạm phải không Ýt sai lầm
rất đáng tiếc, ví dụ như tháng 9/2003 13 lô hàng thuỷ sản ta xuất sang Mỹ bị cảnh
báo: 3 lô không ghi nhãn tiếng Anh hoặc sai nhãn quy định, còn lại chưa đáp ứng
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hay như một số doanh nghiệp
xuất hàng nông sản qua Trung Quốc bị trả lại do ghi sai nhãn mác… Chính vì thế
để tránh sai sót, doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng khả năng và kinh nghiệp
của trung gian mà thường là xuất qua một nước thứ ba rồi từ đó đưa vào nước cần
xuất khẩu. Đó là cách mà ta sử dụng để xuất khẩu vào một thị trường giàu tiềm
năng là Thuỵ Điển, mặt hàng giày da, dệt may, trang trí nội thất đều là những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay lại vào nước bạn thông qua nước thứ ba
(theo khảo sát của SIDA).
Đối với nước ta phương thức gia công quốc tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện nay, nhiều mặt hàng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ chế tạo mà chúng ta chưa

thể có, trong khi đó đất nước ta lại có tài nguyên dồi dào cụ thể như nghàng xăng
dầu, khai thác. Bên cạnh đó, nhờ nguồn nhân lực rất lớn, giá nhân công lại rẻ nên
có không Ýt mặt hàng mà ta nhận gia công từ nước khác như lắp ráp, mỹ nghệ…
Phương thức hàng đổi hàng hiện nay phần lớn vẫn là lĩnh vực của các doanh
nghiệp Nhà nước, được quản lý khá chặt chẽ và mặt hàng thường được nhập về là
linh kiện máy móc, trang thiết bị, hương liệu… Một phương thức nữa cũng cần
bàn tới là XNK theo hiệp định được ký kết,đó là sự cam dết giữa nhà nước ta với
nước ngoài về việc trao đổi hàng hoá giữa hai quốc gia với nhau. Nhà nước có
thể giao một phần hay toàn bộ hiệp định xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp trung
ương và địa phương thực hiện. Theo cách này nhà nước cấp vốn và các điều kiện
khác để doanh nghiệp thay mặt nhà nước ký các hợp đồng cụ thể và có nhiệm vụ
thực hiện các hợp đồng đó theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế.
Đối với doanh nghiệp, có thể coi hội chợ triển lãm chính là nhịp cầu để nối kêt
doanh nghiệp với nhau cũng như đối với khách hàng, là cơ hội tốt nhất cho việc
tìm đối tác, quảng bá sản phẩm và đúng như phát biểu về triển lãm hàng trang trí
nội thất và đồ gia dông ASEAN tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản ngày 10/5 đến
2/7/2005 của ông Nguyễn Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại: “ Đây
là cơ hội tốt cho các DN tiếp xúc trực tiếp với các nhà nhập khẩu Nhật Bản, nắm
bắt được thị hiếu tiêu dùng, có cơ hội học tập, tham khảo các mẫu mã, kiểu dáng
mới nhất của Nhật Bản cũng như các nước khác trên thế giới”. Để tạo điều kiện
cho các cuộc tiếp xúc như thế được nhiều, Nhà nước ta đã cố gắng đẩy mạnh đàm
phán nhằm có nhiều hơn những hội chợ triểm lãm do ta tổ chức có nhiều doanh
nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Việt Nam được tham dự hội chợ
do nước ngoài tổ chức. Và chắc chắn một điều rằng Ýt doanh nghiệp lại từ chối
khi có sơ hội tốt để khuếch trương thanh thế và quảng cáo như vậy.
Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng thế mạnh của ta nhờ sự quan tâm đúng mức
đã có được vị thế trên trường quốc tế, có ưu thế đáng kể cả chất lượng lẫn giá cả.
Điều này mở ra cho doanh nghiệp cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,
giúp chủ động trong ký kết hợp đồng, trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Có thể
thấy đó thường là hàng hoá mà Việt Nam có ưu thế về nhân lực và điều kiện tự

nhiên như: Cao su năm 2003 tiêu thụ 278,951 tấn, doanh thu đạt 4245,8 thị
trường gồm Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Nhật, Singapo dự tính năm 2004 mở
văn phòng đại diện tại Mỹ, có thể xuất sang 30000 tấn; Cà phê riêng Đắc Lắc
xuất tới 50 nước trên thế giói với Mỹ, Nhật, Đức, Singapo đã nhập tới 10% lượng
hàng; Gạo vẫn luôn là điểm mạnh với một thị trường rộng khắp; ngoài ra còn có
thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, mây tre đan…
III. Ý kiến đóng góp và đề xuất trong việc lùa chọn phương thức
giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế của chúng ta còn non trẻ.
Vấn đề mua bán quốc tế mới được đề cập và chú trọng trong khoảng mười năm
trở lại đây, do đó các doanh nghiệp của chúng ta còn không Ýt bỡ ngỡ và kém
hiểu biết hết về những thông lệ cũng như kinh nghiệm khi tham gia vào mảng thị
trường còn mới mẻ này. Vì đó mà việc lùa chọn đúng đắn phương thức giao dịch
phù hợp với khả năng của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Dưới đây xin được
đưa ra một số đề xuất nhỏ của cá nhân em qua quá trình thu thập về hoạt động
doanh nghiệp.
Thứ nhất, về phía doanh nghiệp, do hiện nay khả năng thâm nhập thị trường
còn yếu kém, chúng ta trước hết nên sử dụng phương thức giao dịch qua trung
gian, phải tận dụng triệt để sự hiểu biết, thông thạo, cũng thông qua đó ta có thể
học hỏi thêm những mánh khoé trong giao dịch của những người trung gian,
nhằm tạo một thị trường rộng khắp và làm quen với thị trường. Phương thức này
cũng Ýt nhiều giúp chúng ta giảm thiểu được chi phí về vận chuyển hay có thể
lợi dụng vốn, cở sở vật chất người trung gian nếu ta khuyến khích được họ làm
dịch vụ cho ta. Sau khi đạt mục tiêu có được những cơ quan đại lý, các văn
phòng đại diện, các phòng giới thiệu sản phẩm ta sẽ loại bỏ dần tầm ảnh hưởng
của trung gian, tiến tới mục tiêu cuối cùng là trực tiếp liên hệ với khách hàng
bằng các phương thức giao dịch khác để ôm trọn lợi nhuận. Đây cũng là biện
pháp mà nhiều công ty nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam sử dụng ví
dụ như hãng Cocacola hay Pepsi. Song song với điều đó cần đẩy mạnh hơn nữa
việc đào tạo và đào tạo lại đội ngò cán bộ nhằm tăng thêm kinh nghiệm và khả

năng trong việc tìm hiểu thị trường, cũng như mặc cả hợp đồng tránh sai lầm
không đáng có.
Bên cạnh sự trợ giúp của Nhà nước thì chính sự tự thân vận động của các
doanh nghiệp mới là nguyên nhân chính cho thành công hay thất bại của doanh
nghiệp trong giao dịch quốc tế. Doanh nghiệp cân xây dựng một chiến lược dài
hạn, có quy mô hơn, phải liên tục đổi mới phương pháp quản lý, kĩ thuật công
nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và giá cả, tiếp thị mới theo kịp tốc đọ thay đổi của
môi trường quốc tế. Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong khâu xúc tiến thương
mại, tìm kiếm thị trường bằng cách thuê công ty tư vấn phân tích, dự báo thị
trường tránh việc quá trông chờ vào Cục Xúc tiến Thương mại. Quan tâm hơn
nữa việc phát triển thương hiệu (thứ mà ta còn yếu) đi đôi với nâng cao chất
lượng hàng hoá nhằm tạo thêm sức nậng cho chính doanh nghiệp khi ngồi vào
bàn đàm phán và sức Ðp cho đối tác trong các thương vụ giao dịch quốc tế.
Thứ hai, về phía Nhà nước, với hàng loạt chính sách thức đẩy thương mại quốc
tế, khi quá trình hột nhập AFTA và WTO đang tới gần cần nâng cao chất lượng
quản lý Nhà nước nhanh hơn nữa. Đã đến lúc chúng ta phải có cơ quan hay
chương trình kiểm duyệt chất lượng với các tiêu chuẩn mang tính quốc tế, một sự
chứng nhận mang cấp Nhà nước tránh để doanh nghiệp mang chất lượng kiểu
mạnh ai nấy làm đôi khi gây ảnh hưởng xấu tới uy tín hàng Việt Nam, bất lợi cho
quá trìng giao dịch.
Bên cạnh đó phải mở rộng phạm vi và hiệu suất hoạt động của Trung tâm Xúc
tiến Thương mại Việt Nam nhằm liên kết doanh nghiệp nhỏ vừa tạo sức mạnh,
tăng tầm ảnh hưởng các doanh nghiệp lớn trong giao dịch. Đẩy mạnh sản phẩm
Việt Nam được tham gia vào các hội chợ, triển lãm tại các nước để quảng bá sản
phẩm cũng như kêu gọi nhiều doanh nghiệp XNK lớn của các nước tham gia hội
chợ do ta tổ chức giúp doanh nghiệp có thêm sân chơi trong việc học hỏi và mua
bán quốc tế.
Vấn đề cắt giảm thuế quan là cần thiết cho hội nhập, nhưng ngoài tiêu chí giúp
doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để theo kịp thị trường, tạo đà phát triển
cho nền kinh tế thì Nhà nước cần có ngay những chính sách hỗ trợ, không thả nổi

doanh nghiệp của ta, với sức cạnh tranh yếu kém, vào cơ chế thị trường. Mặt
khác, khi XNK phát triển ta sẽ đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý hơn, nhất là
những chính sách chèn Ðp của các nước phát triển nhằm bảo hộ trong nước, việc
cần thiết phải có cơ quan, hay tăng công cụ trong khung pháp luật cho Bộ
Thương mại là bức xúc, mục đích là thống nhất chất lượng cả quản lý lẫn sản
phẩm doanh nghiệp XNK đồng thời bảo vệ doanh nghiệp của ta.
Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường, vấn đề thông tin luôn là thiết yếu và là
nhu cầu nóng bỏng đối với các doanh nghiệp. Nhà nước và các cơ quan phải thiết
lập nhiều hơn những kênh thông tin, hướng dẫn việc khai thác thông tin trên
mạng giúp doanh nghiệp luôn có được thông tin đầy đủ và kịp thời.
Nhìn chung, để doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập và thâm nhập thành
công thị trường nước ngoài còn rất nhiều việc phải làm về cả hai phía doanh
nghiệp và Nhà nước. Vấn đề là phải thực hiện các bước, các công việc đó như thế
nào, cân đối ra sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp, từng mặt hàng xuất khẩu
cụ thể và từng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Kết luận
Hoạt động xuất nhập của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần
đây đã có những bước phát triển đáng khích lệ, từng bước khẳng định được vị trí
và tiếng nói của mình trong nền kinh tế khu vực Đông Nam Á nói riêng và trong
nền kinh tế quốc tế nói chung. Tuy nhiên quá trình xuất, nhập khẩu này vẫn nhiều
vấn đề bất cập. Vì vậy để khắc phục những khó khăn, phấn đấu đạt mục tiêu phát
triển đã đề ra, thì ngoài sự trợ giúp của nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần
có sự đổi mới, phải nắm rõ được sự thay đổi trên thế giới và quan trong hơn hết
là phải tự hoàn thiện mình hơn nữa. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
và khả năng chiếm lĩnh thị trường, góp phần đưa nền kinh tế của Viêt Nam phát
triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc nắm bắt và vận dụng thành công của các doanh nghiệp Việt Nam trong
các phương thức giao dịch sẽ giúp doanh nghiệp có thêm trong tay công cụ để
chiến thắng trong đàm phán hợp đồng, tăng thêm khả năng cạnh tranh của việc
xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam, đồng thời làm cân bằng thị trường xuất, nhập

khẩu Việt nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với những giải pháp phù hợp
và thực tế, cùng với chính sách hỗ trợ đầy hiệu quả cảu Nhà nước, chắc chắn các
doanh nghiệp XNK Việt Nam sẽ vượt qua được những rào cản, khó khăn ban đầu
để xứng đáng là mòi nhọn chủ lực của Việt nam trong chương trình chuyển dịch
cơ cấu nền kinh tế sang kinh tế mở với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
Do nhận thức còn chưa đầy đủ, bài viết không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Một lần nữa em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá cùng sự cảm thông
của thầy để cho bài viết của em được hoàn thiện trong cả bố cục và nội dung.
Em xin chân thành cảm ơn!

×