LỜI MỞ ĐẦU
Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị sự nghiệp khoa học đầu ngành trực
thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng, cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược
thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội. Các công trình nghiên cứu của
Viện có những ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý đất nước về lĩnh vực Lao động
Thương binh và xã hội. Chính vì vậy em chọn địa điểm thực tập ở Viện Khoa học
Lao động và Xã hội để nhằm tìm hiểu về Viện và có thể tham khảo các đề tài nghiên
cứu khoa học của Viện để có thể thu thập thêm được những kiến thức về chuyên
ngành Kinh tế lao động.
1
I Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học Lao động và Xã
hội.
Viện được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại Quyết định số 79/CP của
Hội đồng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là “ Viện Khoa học lao động”.
Đến tháng 3 năm 1987, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và Các
vấn đề Xã hội theo Quyết định số 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và
công nghệ.
Đến ngày 18 tháng 11 năm 2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của Hội nghị lần
thứ sáu BCHTW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VII, phương
hướng phát triển giáo dục - đào tạo khoa học và công nghệ từ nay đến 2005 và đến
2010, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký Quyết định
1445/2002/QĐ-BLĐTB&XH đổi tên Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội
thành Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đồng thời quy định, chức năng nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy của Viện cho phù hợp với thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ của
Viện đã không ngừng vươn lên từng bước đưa Viện Khoa học Lao động và Xã hội
trở thành đơn vị nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã
hội với những dấu ấn khá đậm nét được đánh dấu qua các thời kỳ:
1. Thời kỳ trước đổi mới ( 1978 -1986): Giai đoạn xây dựng và củng cố.
Đây là giai đoạn mà nước ta vẫn đang trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp nên nhiệm vụ của Viện vào thời kỳ này là tập trung nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng thuộc lĩnh vực ngành LĐ-TB-XH cho phù hợp với phát triển nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, nghiên cứu luận cứ phục vụ hoạch định chính sách, tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn và phục vụ cho quản lý vi mô, nhất là trong các doanh nghiệp
nhà nước.
2
Theo Quyết định số 152/LĐ-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động quy định chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện có 13 phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Nhưng thực tế Viện mới chỉ có 10 cán bộ và do đó tổ chức bộ máy của Viện chỉ gồm
Phòng định mức cơ khí; Phòng định mức xây dựng cơ bản; Tổ nguồn lao động; Tổ
tiền lương.
Đến năm 1983, số cán bộ của Viện đã tăng lên 50 người và được bố trí thành các
phòng bao gồm: Phòng định mức lao động; Phòng Nguồn lao động; Phòng tiền
lương, mức sống; Phòng điều kiện lao động; Phòng thông tin khoa học; Phòng tổ
chức hành chính quản trị tài vụ; Phân viện Khoa học Lao động tại TP Hồ Chí Minh.
Đến năm 1985, Bộ trưởng Bộ Lao động quyết định tách Phòng nguồn lao động
khỏi Viện để thành lập Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nguồn Lao động; tách
phòng thông tin khoa học khỏi viện để thành lập Trung tâm Thông tin Khoa học và
Thống kê Lao động trực thuộc Bộ Lao động.
Trong giai đoạn này, Viện đã có hàng loạt các nghiên cứu phục vụ kịp thời cho
việc xây dựng chính sách cải tiến quản lý lao động ở cơ sở, về định mức lao động,
xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, năng suất lao động giúp cho các doanh nghiệp
tổ chức lại lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác,
đến nay kết quả của một số công trình nghiên cứu khoa học về cơ bản vẫn là tài liệu
tham khảo tốt để phục vụ cho xây dựng chính sách trong lĩnh vực lao động. Đồng
thời trong thời kỳ này Viện cũng bắt đầu thiết lập các quan hệ hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu các lĩnh vực định mức lao động, tiền lương, tổ chức lao động khoa học …
các nước thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
Tóm lại, trong giai đoạn đầu mới thành lập Viện còn gặp khó khăn về số lượng
cán bộ còn hạn chế, tổ chức bộ máy có nhiều thay đổi, nhưng vượt lên những khó
khăn đó viện đã phát động được những phong trào thi đua trong học tập và nghiên
cứu khoa học từng bước xây dựng và phát triển Viện. Các phong trào trên đã nhận
được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ, nghiên cứu viên và đã đạt được
những kết quả tốt.
3
2.Giai đoạn ổn định, phát triển (1987-1998)
Đây là giai đoạn đổi mới đất nước chuyển tử nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung,
bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời
kỳ này nhiều vấn đề trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội đòi hỏi phải
được đổi mới tư duy cho phù hợp với tình hình đất nước đã đặt ra cho Viện nhiệm vụ
hết sức nặng nề trong việc nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận, phương pháp luận,
đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong lĩnh vực lao động, người có công, lĩnh vực
xã hội, đồng thời tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn giải quyết
lao động dôi dư trong sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, vấ đề việc làm cho lao
động xã hội, cải cách chính sách BHXH…
Trong giai đoạn này hoạt động nghiên cứu của Viện đã sự thay đổi đặc biệt quan
trọng diễn ra khá mạnh mẽ đó là Viện chuyển hướng sang tập trung nghiên cứu phục
vụ cho việc đề ra các chính sách quản lý Vĩ mô đất nước về lĩnh vực LĐ-TB-XH.
Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua Những đề tài nghiên cứu của Viện về vấn đề
tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách đổi mới người có công với Cách mạng, vấn
đề về nữ và giới, môi trường lao động, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội ở cấp Bộ và
cấp Nhà nước.
Đồng thời, Viện cũng đã tiến hành các cuộc điều tra cơ bản nhằm xây dựng cơ sở
dữ liệu và tổng hợp thông tin từ thực tiễn về tình hình đất nước trên các phương diện
thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH để phục vụ cho xây dựng chính sách nhằm quản lý đất
nước.
Bên cạnh đó, các quan hệ hợp tác quốc tế của Viện đã được mở rộng với các tổ
chức quốc tế kể cả đa phương, song phương và phi chính phủ tạo điều kiện cho Viện
tiếp cận với các lý luận, phưong pháp, nhận thức mới của quốc tế về lĩnh vực LĐ-
TB-XH, đồng thời nâng cao uy tín của Viện cả trong nước và quốc tế về lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Đến năm 1995 Viện đã trở thành một thành viên của mạng lưới
các Viện nghiên cứu Lao động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
4
Trong thời kỳ này về tổ chức bộ máy của Viện có nhiều thay đổi. Tháng 10/1987,
Viện 12 bộ phận: Phòng định mức lao động; Phòng điều kiện lao động; Phòng tổ
chức lao động khoa học; Phòng tiền lương mức sống; Phòng năng suất lao động;
Phòng bảo trợ xã hội; Phòng tổ chức hành chính quản trị; Tổ tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật công nhân; Bộ phận kế hoạch phối hợp; Tổ đối ngoại thông tin; Tổ kế tóan tài
vụ và Phân viện TP Hồ Chí Minh. Sau đó tổ chức bộ máy của Viện tiếp tục có sự
thay đổi với sự hình thành, sáp nhập một số bộ phận và duy trì đến năm 1998 với 10
bộ phận chức năng gồm: Phòng Tổ chức - hành chính - tài vụ; Phòng kế hoạch tổng
hợp; Phòng bảo hiểm và ưu đãi xã hội; Phòng bảo trợ và tệ nạn xã hội; Phòng tiền
lương, tiền công mức sống; Phòng việc làm; Trung tâm môi trường lao động; Trung
tâm nghiên cứu lao động nữ; Phân Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Tổ
nghiên cứu chiến lược.
3. Giai đoạn khẳng định ( 1999 đến nay)
Theo quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTBXH, tổ chức bộ máy của Viện có 7 bộ
phận và duy trì đến nay gồm: Phòng Tổ chức- hành chính - tài vụ; Phòng Kế hoạch -
tổng hợp - đối ngoại; Phòng Nghiên cứu quan hệ lao động; Phòng Nghiên cứu chính
sách ưu đãi và xã hội; Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm; Trung tâm
nghiên cứu lao động nữ và giới; Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao
động. Viện có Hội đồng khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu
khoa học.
Trong thời kỳ này Viện tiếp tục huy động lực lượng và đổi mới phương thức tổ
chức nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác nên đã đạt được những kết quả tốt
từng bước khẳng định là một Viện nghiên cứu đầu ngành, Viện đã thực hiện nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học, dự án nghiên cứu điều tra với các Bộ, các ngành, các cơ
quan nghiên cứu trong nước và các tổ chức nước ngoài, các cơ sở sản xuất kinh
doanh, giúp cung cấp các luận cứ khoa học quan trọng phục vụ cho việc xây dựng,
hoàn thiện chính sách, luật pháp và triển khai trên nhiều lĩnh vực trọng điểm của
ngành, tham gia và dự thảo báo cáo và nghị quyết TW, dự thảo báo cáo của Chính
phủ, dự báo, quy hoạch một số lĩnh vực của ngành xây dựng các chiến lược và đề án
5
lớn của ngành. Bên cạnh đó Viện còn tiến hành nghiên cứu đón đầu và giải quyết
những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội
nhập thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH.
Viện tiếp tục mở rộng hợp tác trong nghiên cứu thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
và lâu dài với hầu hết các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như WB, UNDP,
UNICEF, UNFPA, SIDA Thụy Điển.., với nhiều Viện nghiên cứu của nhiều nước
trên thế giới. Trên cơ sở đó trao đổi thông tin và kinh nghiệm, cử cán bộ đi nghiên
cứu khảo sát, dự hội thảo khoa học ở nước ngoài, thiết lập đội ngũ cộng tác viên
nghiên cứu đông đảo gồm các nhà quản lý, chuyên gia và nhà khoa học đầu ngành
thuộc lĩnh vực có liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ
nghiên cứu viên của Viện đồng thời tiếp cận với những lý luận mới, các phương pháp
mới trong nghiên cứu từ đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của Viện.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Viện Khoa học Lao động và Xã hội vẫn
không ngừng đổi mới, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt các nhiệm vụ. Với các kết
quả và thành tích đã đạt được, Viện đã được tặng cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen
của Bộ liên tục trong nhiều năm; năm 1997 Viện đã được Chủ tịch nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 25 năm, Viện đã
vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Hai.
II. Đặc điểm của Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
1.1 Chức năng của Viện:
Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực Lao động -
Thương binh và Xã hội như: dân số, lao động - việc làm, tiền công, tiền lương, điều
kiện làm việc các quan hệ lao động các chính sách bảo trợ ưu đãi xã hội đối với
người có công, đối tượng yếu thế, các vấn đề về lao động nữ và vấn đề giới; tham gia
đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Lao động và Xã hội.
6
1.2 Nhiệm vụ của Viện:
Nhiệm vụ của Viện được quy định trong quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTBXH
của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH gồm:
a) Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực LĐ - TB - XH gồm:
- Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực LĐ - TB -
XH; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực LĐ - TB - XH
- Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động;
- Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác
động của tòan cầu hóa…
- Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định
mức lao động; năng suất lao động xã hội;
- Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh, môi trường và điều kiện lao động;
- Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao
động đặc thù;
- Ưu đãi người có công, xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội;
tệ nạn xã hội.
b) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học thuộc
chuyên ngành Kinh tế Lao động theo quy định của pháp luật;
c) Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu thập và
phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu;
d) Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công
trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý;
e) Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài,
các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy định của
pháp luật và của Bộ;
f) Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và của Bộ.
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
LAO ĐỘNG
NỮ VÀ GIỚI
PHÒNG
NGHIÊN CỨU
CHÍNH SÁCH
ƯU ĐÃI VÀ
XÃ HỘI
KHỐI HÀNH CHÍNH
7
2. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
LAO ĐỘNG
NỮ VÀ GIỚI
PHÒNG
NGHIÊN CỨU
CHÍNH SÁCH
ƯU ĐÃI VÀ
XÃ HỘI
KHỐI HÀNH CHÍNH
8
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
VIỆN TRƯỞNG
PHÒNG
KẾ HOẠCH-
TỔNG HỢP-
ĐỐI NGOẠI
HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC
PHÒNG
TỔ CHỨC -
HÀNHCHÍNH-
TÀI VỤ
PHÒNG
NGHIÊN CỨU
QUAN HỆ
LAO ĐỘNG
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐIỀU KIỆN
LAO ĐỘNG
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
DÂN SỐ,
LAO ĐỘNG,
VIỆC LÀM
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
LAO ĐỘNG
NỮ VÀ GIỚI
PHÒNG
NGHIÊN CỨU
CHÍNH SÁCH
ƯU ĐÃI VÀ
XÃ HỘI
KHỐI NGHIÊN CỨU
KHỐI HÀNH CHÍNH
Mối quan hệ lãnh đạo Mối quan hệ phối hợp
Tư vấn
PHÓ VIỆN TRƯỞNG 1 PHÓ VIỆN TRƯỞNG 2 PHÓ VIỆN TRƯỞNG 3
9
Hiện nay, tổ chức bộ máy của Viện gồm Lãnh đạo Viện và 7 bộ phận với nhiệm
vụ như sau:
a) Lãnh đạo Viện gồm 4 người:
- Viện trưởng: Là người quản lý chung mọi hoạt động của Viện, và chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng về tình hình hoạt động của Viện.
- 3 Phó Viện trưởng: Giúp việc cho Viện trưởng trong quản lý điều hành hoạt
động của Viện. Mỗi một phó Viện trưởng được phân công phụ trách một sô bộ phận
và quản lý theo từng lĩnh vực riêng. Trong đó có một Phó Viện trưởng được quyền
giải quyết các công việc của Viện khi Viện trưởng đi vắng hoặc ủy quyền.
b) Hội đồng khoa học: Có trách nhiệm tư vấn cho Lãnh đạo Viện trong công tác
nghiên cứu khoa học.
c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp - Đối ngoại:
Mảng kế hoạch:
- Tham mưu hoạt động khoa học của Viện
- Khai thác, đấu thầu các dự án, đề tài
- Lập các kế hoạch để thực hiện đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu
- Theo dõi, giám sát chất lượng, tiến độ nghiên cứu
- Viết các báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, 6 tháng, năm
- Cân đối các kế hoạch
Mảng Đối ngoại:
- Khai thác đấu thầu dự án hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài
nước
- Công tác biên dịch, phiên dịch
- Công tác hành chính đối ngoại: như lo chỗ ăn nghỉ, xe đưa đón cho các đòan
công tác, họp.
Mảng thư viện: gồm 2 người quản lý thư viện gồm sách, báo tạp chí, các đề tài
nghiên cứu và cung cấp các các tài liệu báo chí cho các phòng ban.
Mảng Thông tin:
- Lưu trữ, xử lý số liệu, xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ quản lý chung.
10
- Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu
d) Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ:
Mảng Tổ chức:
- Lập kế hoạch về nhân sự, sắp xếp, bố trí, điều hành nhân sự
- Theo dõi việc thực hiện công tác của các phòng ban
- Chi trả lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước
- Xét thi đua , khen thưởng, kỷ luật lao động
- Xét nâng lương
- Thực hiện các hoạt động đào tạo, đề bạt luân chuyển cán bộ
- Làm công tác tư tưởng cán bộ
Mảng Hành chính:
- Mua sắm, sửa chữa, trang thiết bị
- Văn thư của Viện
- Thanh lý tài sản
Mảng Tài vụ:
- Quản lý các quỹ của Viện
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng và giao dịch ngân hàng
- Xây dựng quyết toán
- Thực hiện các công tác BHXH, BHYT
f) Phòng nghiên cứu Quan hệ lao động:
- Nghiên cứu về tiền lương, tiền công, mức sống
- Nghiên cứu định mức, xây dựng cấp bậc kỹ thuật
- Nghiên cứu quan hệ lao động trong doanh nghiệp
- Nghiên cứu về lĩnh vực BHXH
g) Phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội
- Nghiên cứu về an sinh xã hội.
- Nghiên cứu các chính sách đói nghèo, chuẩn nghèo.
- Nghiên cứu các chính sách đối với người yếu thế, trẻ em lang thang, người
tàn tật, người già cô đơn.
11