Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chăm sóc trâu bò vụ đông-xuân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.38 KB, 2 trang )

Chăm sóc trâu bò vụ đông-xuân

Hiện nay, cơ giới hóa đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp thay thế dần
cho việc sử dụng trâu bò cày kéo, nhưng đối với những thửa ruộng nhỏ không đưa được
máy móc vào cày, bừa, hoặc những hộ nông dân chưa có điều kiện mua sắm máy móc thì
vẫn còn sử dụng trâu bò để cày kéo, làm đất.
Mặt khác, chăn nuôi hiện nay đang phát triển theo hướng hàng hóa, đàn trâu bò phát triển
nhanh và trở thành tài sản lớn của nhà nông. Chăn nuôi trâu bò đã mang lại thu nhập
không nhỏ cho kinh tế trang trại và hộ gia đình.
Vì vậy, chăm sóc tốt đàn trâu bò, nhất là trong vụ đông xuân không chỉ đảm bảo cho gia
súc phát triển tốt, đảm bảo sức cày kéo mà còn phòng chống được nhiều loại dịch bệnh
dễ bị xảy ra trong thời gian này.
Vụ đông xuân có nhiệt độ thấp nhất trong năm, thường xảy ra rét đậm, rét hại, số trâu bò
được sử dụng trong cày kéo bị xuống sức nhanh nếu không được chăm sóc tốt dễ dẫn đến
bị đổ ngã. Đây cũng lúc dễ tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh xâm nhập và bùng phát
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nông dân. Nông dân cần chú ý chăm sóc, phòng bệnh tốt
đàn trâu bò bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin thiết yếu nhằm giúp cho con
vật tạo được những kháng thể chống đỡ với các loại bệnh truyền nhiễm.
Khi nhiệt độ xuống thấp, chăn thả trâu bò muộn hơn về buổi sáng và buổi chiều về
chuồng sớm hơn so với những ngày thời tiết ấm áp. Đối với bê, nghé, trâu bò gầy yếu nên
sử dụng bao tải có phủ nilon ở ngoài buộc vào quanh mình chúng để hạn chế tác động
của mưa và gió lùa.
Ban đêm, khi trời lạnh có thể dùng trấu, rơm, cỏ khô úm trong nền chuồng, một mặt để
sưởi ấm cho trâu bò, mặt khác để hạn chế muỗi. Đối với trâu bò cày kéo, không nên cho
trâu bò làm việc vào những ngày rét đậm, không nên khai thác cày kéo quá sức, thường
xuyên bổ sung thêm thức ăn tinh bột như bột sắn, bột khoai, cám để cho chúng phục
sức nhanh sau một ngày cày kéo.
Chuồng trại cho trâu bò đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông, tránh gió
lùa. Nền chuồng phải có chất độn khô ráo đủ ấm. Mái chuồng phải được tu sửa tránh bị
dột nước khi trời mưa. Vào ban đêm không được buộc trâu bò ở gốc cây, bờ rào hoặc thả
rông quanh nhà làm cho trâu bò bị tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chống rét.


Dự trữ sẵn thức ăn khô đầy đủ để cho trâu bò ăn thêm vào ban đêm hoặc những lúc trời
rét không chăn thả, đồng thời phải bổ sung lượng thức ăn tinh, cho trâu bò uống nước ấm
có pha thêm một lượng muối nhỏ. Tẩy giun sán hay nội, ngoại ký sinh trùng định kỳ cho
gia súc bằng các loại thuốc.
Thực tế hiện nay ở nhiều vùng gò đồi, nông dân đang có thói quen thả rông trâu bò. Do
đó, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông
dân thực hiện quản lý, chăm sóc đàn trâu bò để đảm bảo cho gia súc sinh trưởng và phát
triển tốt, không phá hoại hoa màu, rừng trồng, các công trình xây dựng nhỏ, đặc biệt là để
cho trâu bò đủ sức đề kháng chống lại các loại dịch bệnh.
Có quản lý và chăm sóc tốt đàn trâu bò sẽ phát hiện sớm mầm bệnh để kịp thời điều trị,
không để bệnh bùng phát thành dịch lây lan trên diện rộng gây hậu quả nghiêm trọng.
Chăm sóc tốt đàn trâu bò là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người chăn nuôi.

×