Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÁO CÁO " KHẢ NĂNG THAY THẾ MEN BÁNH MÌ BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC LỢ (Brachionus plicatilis) " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.85 KB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

326
KHẢ NĂNG THAY THẾ MEN BÁNH MÌ
BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG NUÔI LUÂN
TRÙNG NƯỚC LỢ (Brachionus plicatilis)
Nguyễn Hữu Lộc
1
và Nguyễn Thị Thúy An
1

ABSTRACT
A study was conducted by using soy-bean powder to replace the baker yeast for
rotifer culture. The experiment was set up with 5 treatments including
combination in the ratio of 0 (control treatment: 100% baker yeast); 25; 50;
75; 100% soy-bean. Experiment designed in the 10 L bottles, each bottle ml
contained sea water 25ppt, 100 individual rotifer. Feed on 1.5 g/million/days.
Environmental temperature of 28- 32
0
C, pH (7.77- 7.84) in range for rotifer
culture. Results showed that soy-bean powder could replaced 50% of baker
yeast in rotifer culture. The highest density of rotifer is 1632 individual/ml,
after 7- 8 days. The cultivation ratio of rotifer eggs in total rotifer are 7.9-
19.4% and the specific growth rates are 0.2- 0.3%/day.
Keywords: rotifer, Brachionus plicatilis, baker yeast, soy-bean powder.
Tittle: Replacement of baker yeast by soybean meal in the culture of rotifer
(Brachionus plicatilis)
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành để thay thế men
bánh mì, xác định khẩu phần ăn thích hợp cho luân trùng. Thí nghiệm tiến
hành gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, với tỷ lệ phối hợp khác nhau lần lượt


là 0 (NTĐC); 25(NT1); 50(NT2); 75(NT3); 100% bột đậu nành(NT4). Thí
nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong keo 10 L, nước lợ có độ mặn 25 ppt, mật
độ luân trùng ban đầu là 100 cá thể/ml, liều lượng cho ăn 1,5 g/ triệu luân
trùng/ngày. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ (28- 33
0
C); pH (7,77– 7,84)
được duy trì trong khoảng thích hợp của luân trùng. Kết quả cho thấy mật độ
luân trùng đạt cực đại là 1.632 cá thể/ml, thời gian quần thể đạt mật độ cực
đại từ 7- 8 ngày nuôi. Hệ số trứng trung bình là 7,9 – 19,4%, tốc độ tăng
trưởng đặc thù của luân trùng cao, dao động từ 0,2- 0,3%/ngày. Như vậy, bột
đậu nành có khả năng thay thế 50% men bánh mì trong nuôi luân trùng.
Từ khóa: Rotifer, Brachionus plicatilis, men bánh mì, bột đậu nành.

1
Khoa Sinh học ứng dụng, Đại học Tây Đô
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

327
1 GIỚI THIỆU
Hiện nay, thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công
trong ương nuôi nhiều đối tượng thủy sản, đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng. Trong
sản xuất giống, thức ăn và kỹ thuật cho ăn khi ương ấu trùng là vấn đề rất quan
trọng. Mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo nh
ưng
thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia,… vẫn được
xem là thức ăn quan trọng và tiềm năng trong sản xuất giống (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2009).
Trong các nhóm trên, luân trùng (Brachionus plicatilis) là thức ăn rất thích hợp
cho ấu trùng các loài thủy sản như ấu trùng cua biển, cá biển. Chúng là thức ăn
tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao vì những đặc tính như hàm lượng dinh

dưỡng cao, vận động ch
ậm, sống lơ lửng trong nước và kích thước nhỏ (50 –
200 µm) phù hợp với ấu trùng cá biển và giáp xác (Snell et al., 1984).
Kỹ thuật nuôi luân trùng đã được nghiên cứu trong hơn 40 năm qua với nhiều
hình thức nuôi khác nhau từ nuôi nước tĩnh đến nước chảy, nước tuần hoàn
bằng nhiều loại thức ăn phong phú như tảo, men bánh mì, bột đậu nành,
Protein Selco ở dạng khô, (Fukusho, 1989). Tuy nhiên nếu cho luân trùng ăn
hoàn toàn bằng tảo thì giá thành rất đắt. Ngược lại, nếu sử dụng men bánh mì,
bột đậu nành sẽ hạ giá thành rất nhiều do không tốn thêm bể nuôi tảo, ít tốn
công lao động và chủ động được nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, bột đậu nành
được biết đến là nguồn thức ăn giàu đạm, nhiều muối khoáng và vitamin được
sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản. Và bột đậu nành
được sử dụng để nuôi luân trùng nhằm giảm chi phí sản xuất đem lại hiệu quả
kinh tế cho quá trình ương nuôi ấu trùng hải sản. Từ thực tế trên, nghiên cứu
này được thực hiện với mục tiêu tìm ra khẩu phần cho ăn thích hợp nhất giữa
hai loại thức ăn và khả năng thay thế men bánh mì bằng bột đậu nành mà vẫn
đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành tại Khoa Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Tây
Đô. Thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010.
Nguồn nước lợ 25 ppt

được xử lý bằng Chlorine 30 ppm và sục khí liên tục cho
đến khi hết Chlorine trước khi sử dụng.
Thí nghiệm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Tỷ lệ thay thế
men bánh mì bằng bột đậu nành ở các nghiệm thức đối chứng (ĐC), NT1,
NT2, NT3, NT4 lần lượt là 0, 25, 50, 75, 100%.
Giống luân trùng Brachionus plicatilis từ phòng thí nghiệm thức ăn tự nhiên
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là
men bánh mì, bột đậu nành (liều lượng 1,5 g/triệu luân trùng/ngày). Men bánh

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

328
mì là những tế bào nấm men có kích thước 5- 7 μm có hàm lượng đạm cao từ
45- 52%. Bột đậu nành được sử dụng là bột đậu nành ly trích dầu có hàm
lượng protein khoảng 47- 50%, lipid không quá 3%, giàu muối khoáng và
vitamin (trích dẫn Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009). Thí nghiệm luân trùng
được nuôi trong bình thủy tinh có thể tích 8 lít, mật độ ban đầu 100 cá thể/ml,
cho ăn 5 lần/ngày. Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gồm nhiệt độ, pH,
nồng độ muối, mật độ luân trùng, tốc độ tăng trưở
ng đặc thù, hệ số trứng. Tốc
độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng:
SGR = (ln Nt – ln No)/t
Trong đó:
SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng
Nt: Mật độ luân trùng tại thời gian t (ct/ml)
No: Mật độ luân trùng ban đầu.
t: Thời gian nuôi (ngày)
3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ nước trong suốt quá trình nuôi ở các bình thí nghiệm đều tương
đương nhau và nhiệt độ trong ngày dao động từ 28– 33
0
C (Bảng 1). Hoff
(2004) cho rằng pH thích hợp nhất cho sự phát triển của luân trùng dao động từ
7,5– 8,5; pH trong các bể nuôi bằng men bánh mì thường giảm dần theo thời
gian nuôi. Chỉ số pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức và sự
biến động nằm trong khoảng từ 7,77– 7,84 và nằm trong khoảng thích hợp để
nuôi luân trùng.

Bảng 1: Biến động giá trị trung bình của nhiệt độ, pH và nồng độ muối
Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 NT3 NT4
T
0
sáng (
0
C)
28±0,5
a
28±0,5
a
29±1,1
a
29±1,1
a
28±0,5
a
T
0
chiều (
o
C)
33±0,6
a
33±0,6
a
33±0,5
a
33±0,6
a

33±0,5
a
pH
7,78±0,13
a
7,77±0,27
a
7,84±0,22
a
7,79±0,27
a
7,79±0,24
a
Độ mặn (‰)
25±0,55
a
25±0,42
a
25±0,65
a
25±0,5
a
25±0,53
a
Ghi chú: Các ký tự a, b theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05
Nhiệt độ được đo hàng ngày vào lúc 7h và 14h
Như vậy trong suốt quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như: nhiệt độ,
pH, và độ mặn đều được duy trì trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và
phát triển của luân trùng (Jame, 1990; trích dẫn bởi Fulks et al., 1991).
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ


329
3.2 Sinh sản và phát triển của luân trùng
3.2.1 Mật độ
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản và phát triển của quần thể luân trùng khi
cho ăn bằng men bánh mì và bột đậu nành với tỷ lệ khác nhau được thể hiện ở
Bảng 2. Mật độ luân trùng trong 5 nghiệm thức tăng chậm trong thời gian 2
ngày đầu thí nghiệm. Mật độ quần thể luân trùng đạt cực đại từ ngày 7- 8,
nghiệm thức cho luân trùng ăn hoàn toàn bằng bột đậu nành (NT4) có mật độ
quần thể đạt thấp nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Hạnh
(2007) khi cho luân trùng ăn bằng tảo kết hợp với men bánh mì (7- 8 ngày), tuy
nhiên thời gian nuôi và mật độ quần thể cao hơn trong hệ thống nuôi từng mẻ,
nuôi bán liên tục (4- 5 ngày) của Patrick Lavens et al., 1996.
Mật độ luân trùng ở các NT1, NT2, NT3,NT4 tăng nhanh từ ngày thứ 3 và
không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (ĐC), tuy nhiên từ ngày thứ 4
mật độ luân trùng ở NT4 thấp hơn các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Trong đó
NT2 luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì và bột đậu nành theo tỷ lệ
50:50 có mật độ cao nhất 1.632±405 cá thể/ml. Ngày thứ 9 tất cả các nghiệm
thức mật độ quần thể bắt đầu giảm. Nghiệm thức 1 và 2 khác biệt không ý
nghĩa cho nên bột đậu nành có khả năng thay thế men bánh mì đến 50%. Mật
độ luân trùng trong các nghiệm thức này thấp hơn mật độ luân trùng trong thí
nghiệm của Trần Công Bình và ctv, 2005 (2.309 cá thể/ml) ở ngày thứ 5 khi
cho ăn bằng tảo Chlorella.
Bảng 2: Mật độ luân trùng (cá thể/ml) của các nghiệm thức trong thí nghiệm
Nghiệm thức

Ngày nuôi
ĐC NT1 NT2 NT3 NT4
1.
144±41

a
147±17
a
174±40
a
168±50
a
172±34
b
2.
190±40
a
185±21
a
250±37
a
207±64
a
163±30
a
3.
322±50
ab
259±11
b
373±46
ab
296±112
b
221±57

b
4.
443±79
a
396±31
a
391±71
a
329±91
a
191±68
b
5.
680±134
ab
527±62
a
514±61
a
594±217
ab
223±75
b
6.
1.017±184
ab
653±126
ab
707±74
a

617±253
ab
241±120
b
7.
1.231±145
a
818±61
b
968±125
ab
685±284
ab
240±188
a
8.
1.042±80
a
1.323±456
b
1.632±405
ab
969±54
a
257±195
b
9.
930±273
a
683±325

a
1.205±163
a
740±387
a
160±31
b
Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.
3.2.2 Hệ số trứng
Để đánh giá chất lượng của luân trùng một chỉ tiêu không kém phần quan trọng
đó là hệ số trứng. Hệ số trứng của luân trùng khi cho ăn kết hợp men bánh mì
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

330
và bột đậu nành được thể hiện qua Bảng 3. Như vậy, mức độ kết hợp bột đậu
nành với men bánh mì cũng ảnh hưởng đến hệ số trứng của luân trùng. Mức
kết hợp là 25% thì luân trùng có hệ số trứng trung bình cao nhất 19,4±12,3%
cao hơn so với khi cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì 15,5±6,6%, kết quả này
cho thấy mật độ luân trùng không có sự khác biệt thống kê ở mức thay thế 0%,
25% và 50% bằng bột đậu nành. Tuy nhiên, hệ số trứng lại có sự giảm sút khi
tăng mức kết hợp bột đậu nành trong khẩu phần thức ăn. Từ kết quả thí nghiệm
ta thấy khi cho ăn bằng men bánh mì trong những ngày đầu hệ số trứng cao còn
nghiệm thức có thay thế bột đậu nành, hệ số trứng gia tăng chậm hơn. Nhưng
mức bổ sung cũng phải trong khoảng thích hợp theo kết quả thí nghi
ệm nên bổ
sung ở mức 25– 50% sẽ tốt cho sự phát triển của luân trùng.
Theo Dương Thị Hoàng Oanh và ctv. (2006), nuôi luân trùng cho ăn bằng men
bánh mì và Selco 3000 có hệ số trứng tương đương nhau dao động từ 18,4–
18,5%. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy hệ số trứng của luân trùng khi cho
ăn kết hợp men bánh mì và bột đậu nành có hệ số trứng tương đương với cho

ăn bằng thức ăn Selco 3000. Đặc biệt ở NT1 cho luân trùng ă
n 25% bột đậu
nành hệ số trứng trung bình đạt 19,4% (Bảng 3). Hệ số trứng cao nhất ghi nhận
được ở NT1 là 37,6±14,3% vào ngày thứ 7, NT2 là 30,8±1,6% cao hơn ĐC chỉ
25,4±7,2%. Theo quan sát, mỗi cá thể luân trùng mang từ 1- 4 trứng, thời gian
giữa 2 lần sinh sản cách nhau khoảng 4 giờ. Vậy khi thay thế men bánh mì
bằng bột đậu nành ở mức 25% trong khẩu phần cho hệ số trứng tốt nhất.
3.2.3 Tốc độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng
Bảng 3. Hệ số trứng (%) của các nghiệm thức trong thí nghiệm
Nghiệm thức
Ngày nuôi
ĐC NT1 NT2 NT3 NT4
1 5,2±1,2
a
4,9±1,2
a
4,3±1,2
a
2,1±1,2
a
3,6±2,7
a
2 12±3,7
a
8,1±1,3
a
6,4±1,3
a
4,2±2
a

4,8±4
a
3 13,5±1,5
ab
12,7±4
a
8,3±4,5
ab
6,3±0,6
b
6,9±1
b
4 9,1±0,7
a
14,2±5,3
a
13,4±5,2
a
7,6±2,5
a
6,6±1,5
a
5 15,7±3,7
a
14,7±4,5
a
8,2±2,7
a
16,7±4,4
a

14,5±3,2
a
6 20,6±2,4
a
32,5±12,3
a
19±3,5
a
15,6±1
a
8,9±1,1
b
7 23,1±2,2
ab
37,6±14,3
a
19,2±9,6
ab
12,6±1,9
ab
6,3±0,6
b
8 25,4±7,2
a
35,4±12,7
a
30,8±1,6
a
23,2±6,3
a

13,9±3,7
b
9 15,3±3,9
a
14,9±5
a
11,7±0,8
b
8,7±1,2
ab
5,9±3,7
ab
TB
15,5±6,6
a
19,4±12,3
a
13,5±8,3
a
10,8±6,8
ab
7,9±3,8
b
Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

331
Khẩu phần cho ăn khác nhau dẫn đến tốc độ tăng trưởng có sự biến động khác
nhau và được thể hiện qua Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng ở
5 nghiệm thức đều cao vào những ngày đầu thí nghiệm và có khuynh hướng

giảm dần vào những ngày cuối thí nghiệm nhưng chỉ có nghiệm thức 4 do bị
nhiễm Euplotes sp và sử dụng hoàn toàn bột đậu nành đã ảnh h
ưởng đến sự
phát triển làm mật độ quần thể không ổn định nên tốc độ tăng trưởng có sự
biến động lớn, tăng giảm không ổn định.

Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng đặc thù (%/ngày) của luân trùng
Nghiệm thức
Ngày nuôi
ĐC NT1 NT2 NT3 NT4
1 0,33±0,28
a
0,38±0,12
a
0,53±0,25
a
0,52±0,31
a
0,53±0,19
a
2 0,3±0,22
a
0,23±0,01
b
0,37±0,31
ab
0,21±0,35
a
-0,07±0,41
a

3 0,53±0,14
a
0,34±0,09
a
0,42±0,25
a
0,35±0,17
a
0,31±0,42
a
4 0,32±0,01
a
0,43±0,06
ab
0,04±0,01
a
0,13±0,01
b
-0,15±0,25
b
5 0,42±0,05
a
0,28±0,04
a
0,28±0,17
a
0,45±0,11
a
0,16±0,1
a

6 0,4±0,13
a
0,2±0,17
a
0,32±0,13
a
0,13±0,05
a
-0,23±0,05
a
7 0,19±0,17
a
0,37±0,23
a
0,31±0,23
a
0,11±0,06
b
-0,12±0,02
c
8 -0,16±0,03
ab
0,48±0,19
ab
0,51±0,39
a
0,40±0,09
b
0,08±0,02
b

9 -0,12±0,25
a
-0,06±0,48
a
-0,28±0,13
a
-0,39±0,04
a
-0,31±0,06
a
TB
0,2±0,2
a
0,2±0,3
a
0,3±0,3
a
0,2±0,3
a
0,0±0,3
b
Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.
Nghiệm thức đối chứng cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì tốc độ tăng trưởng
cao và ổn định ở 6 ngày đầu và bắt đầu giảm mạnh vào ngày thứ 7. Bảng 4
cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc thù ở NT1 và NT2 tương đương nhau
biến động trong khoảng (-0,66 - 0,48%/ngày) ở NT1 và (-0,28 - 0,53%/ngày) ở
NT2. NT3 trong 3 ngày đầu tốc độ tăng trưởng cũng tương đương và khác biệt
không ý nghĩa với các nghiệm thứ
c ĐC, NT1 và NT2. Đến ngày thứ 4 quần thể
bắt đầu chậm phát triển do sản phẩm thải ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng

giảm còn 0,13±0,01 (%/ngày) sang ngày thứ 5 lại tăng lên 0,45±0,11 (%/ngày).
Như vậy, có thể nhận định rằng quần thể luân trùng khi được cho ăn bằng bột
đậu nành thì phát triển không ổn định bằng luân trùng khi cho ăn bằng men
bánh mì. Tuy nhiên NT1 và NT2 với mức bổ sung bột đậu nành 25 – 50% tốc
độ tăng trưởng đặc thù vẫn ổn định và khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm
thức cho ăn bằng men bánh mì. Ở nghiệm thức 3 và NT4 thay thế từ 75- 100%
thì tốc độ tăng trưởng đặc thù thấp hơn nghiệm thức đối chứng. Như vậy bột
đậu nành có khả năng thay thế cho men bánh mì đến mức 50%.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

332
3.2.4 Hiệu quả kinh tế
Bên cạnh năng suất và chất lượng thì khi phân tích hiệu quả kinh tế chi phí
thức ăn để sản xuất ra 1 tỉ luân trùng khi cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì là
1.161.000 VNĐ còn khi cho ăn men bánh mì kết hợp bột đậu nành tỷ lệ 50:50
chỉ tốn 617.500 VNĐ (Bảng 5).
Theo Bảng 5 thì chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 tỉ luân trùng khi cho ăn hoàn
toàn bằng men bánh mì gấp 1,9 lần so với khi thay thế 50% men bánh mì bằng
bột đậu nành (tính đến ngày thứ 7). Và khi thay thế men bánh mì bằng bột đậu
nành chi phí thức ăn sẽ giảm rất nhiều (46,8%). Nguyễn Thị Kim Liên và ctv
(2008), cho rằng nuôi luân trùng bằng Chlorella chi phí sản xuất 1 tỉ luân trùng
phải cần đến 7.050.000 VNĐ.
Bảng 5: Chi phí trung bình sản xuất 1 tỉ luân trùng
Men bánh mì Men bánh mì + bột đậu nành
Vật liệu
Số lượng
(Kg)
Đơn giá
(đồng/kg)
Thành tiền

(VNĐ)
Số lượng
(Kg)
Đơn giá
(đồng/kg)
Thành tiền
(VNĐ)
Men bánh mì
Bột đậu nành
Tổng chi phí
thức ăn
9,677 120.000 1.161.000


1.161.000
3,838
3,838
120.000
40.000
464.000
153.500

617.500
Như vậy việc sử dụng bột đậu nành để thay thế men bánh mì trong khẩu phần
cho ăn sẽ góp phần đa đạng nguồn thức ăn, hạ giá thành sản xuất luân trùng rất
nhiều góp phần đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống các đối tượng
thủy sản.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Năng suất luân trùng khi cho ăn thay thế 50% men bánh mì bằng bột đậu

nành đạt cực đại vào ngày thứ 8 là 1.632±405 cá thể/ml. Hệ số trứng ở mức
thay thế 25% là tốt nhất cao nhất là 37,6±14,3% cao hơn nghiệm thức chỉ
cho ăn bằng men bánh mì chỉ 25,4±7,2%. Tốc độ tăng trưởng dao động từ
0,2 – 0,3%/ngày.
- Khi cho luân trùng ăn men bánh mì với mứ
c kết hợp bột đậu nành lớn hơn
75%, năng suất và tỷ lệ mang trứng luân trùng thấp.
- Khi cho ăn kết hợp men bánh mì với bột đậu nành sẽ hạ giá thành sản xuất
và sử dụng bột đậu nành để thay thế 50% men bánh mì vẫn đảm bảo năng
suất và tỷ lệ mang trứng luân trùng.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ

333
4.2 Đề xuất
- Tiếp tục tiến hành thí nghiệm nuôi luân trùng bằng men bánh mì kết hợp
với bột đậu nành với qui mô lớn hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu chất lượng luân trùng khi cho ăn men bánh mì kết hợp
với bột đậu nành.
- Tiếp tục nghiên cứu sử dụng bột đậu nành đã được ủ hoai hoặc thủy phân
trong nuôi sinh khối luân trùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Thị Hoàng Oanh, Trần Công Bình, Trần Tấn Huy, 2006. Nghiên cứu thay
thế thức ăn Selco bằng men bánh mì trong nuôi luân trùng (Brachionus
plicatilis) thâm canh. Tạp chí khoa học. Trường Đại học Cần Thơ. Quyển 2
năm 2006. p 92- 101.
Fukusho, K., 1989. Biology and mass production of the rotifer, Brachionus
plicatilis II, Int. J Aqu.Fish. Technology 1, pp: 92 – 299.
Nguyễn Văn Hạnh, 2007. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất lên sự tăng
trưởng của quần thể luân trùng (Brachionus plicatilis), luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, 49 trang.

Snell, T. W. and K. Carrillo, 1984. Body size variation among strains of rotifer
Brachionus plicatilis. Aquaculture 37, pp: 359 – 367.
Trần Công Bình, 2005. Nghiên Cứu hệ thống nuôi luân trùng năng suất cao và ổn
định thích hợp với điều kiện Việt Nam. Đề tài cấp bộ Trường Đại học Cần
Thơ.
Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.
NXB Nông nghiệp, 191 trang.
Lavens, P. and P. Sorgeloos, 1996. Manual on production and use of live food for
aquaculture. FAO Fisheries Teachnical Paper No 361. pp: 49 – 78.




×