Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nuôi trồng thuỷ sản trên cát: Sẽ trả giá nếu... không quy hoạch! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.82 KB, 6 trang )

Nuôi trồng thuỷ sản trên cát: Sẽ trả giá nếu không quy
hoạch!
Nuôi tôm trên cát - một tiềm năng mới trong nuôi trồng thủy
sản (NTTS). Tuy nhiên, để NTTS trên vùng cát phát triển
theo hướng bền vững, cần sớm quy hoạch các vùng nuôi
tôm Nếu không, thảm hoạ sẽ khôn lường
Theo khảo sát sơ bộ và số liệu thu thập được của Bộ Thuỷ
sản, các tỉnh ven biển miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Ninh
Thuận) có chiều dài bờ biển 930 km, hầu hết khu vực bãi
ngang thuộc cao triều và trên triều đều có các dải cát, cồn cát
với chiều dài chạy dọc theo bờ biển hàng trăm km, chỗ rộng
nhất hàng cây số, diện tích toàn vùng ước tính hiện có
khoảng 100.000 ha. Trong đó tập trung nhiều ở Quảng Bình
39.000 ha, Phú Yên 14.000 ha, Quảng Trị 13.000 ha, Quảng
Ngãi 10.000 ha. Tiềm năng này đến năm 1999, mới được
đánh thức. Lần đầu tiên người NTTS biết đến một mô hình
nuôi tôm trên cát tại tỉnh Ninh Thuận. Một năm sau đó, Viện
Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản vào cuộc và đánh dấu sự
thành công bằng thí nghiệm nuôi tôm sú trên cát bằng các vật
liệu chống thấm. Phong trào nuôi tôm sú trên cát khởi động
trên toàn vùng từ đó Tuy nhiên, cho đến đầu năm 2003, số
liệu thống kê cho thấy cũng chỉ mới có khoảng gần 6.000 ha
đã và đang đưa vào NTTS. Trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú.
Nuôi công nghiệp tập trung xuất hiện nổi bật có dự án tại
Cẩm Xuyên, Thạch Hà (Hà Tĩnh), quy mô 2.000 ha; và ở
huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), quy mô 2.800 ha của tập đoàn
American Technologies Inc (ATI), đang còn trong giai đoạn
đầu tư. Nuôi quy mô ở hộ gia đình cho đến nay hầu như địa
phương nào cũng có, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh Phú
Yên 250 ha, Ninh Thuận 200 ha, Quảng Ngãi 60 ha. Năng
suất nuôi bình quân dao động từ 3 tấn – 6 tấn/ha/vụ (Quảng


Trị, Thừa Thiên Huế), Ninh Thuận là tỉnh có NS nuôi bình
quân đạt cao nhất, có nơi đạt đến 10 tấn/ha/vụ Các bãi cát
và cồn cát ven biển trong khu vực đã chứng tỏ ít chịu ảnh
hưởng của lũ lụt nên có thể nuôi được quanh năm (bắt đầu
thả vụ 1 từ tháng 2 – 4 đến tháng 6 – 8; vụ 2 từ tháng 6 – 8
đến tháng 10 – 12. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận còn được thả
thêm vụ 3 từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Phần lớn các địa
phương chỉ mới hướng tới một đối tượng nuôi chính là tôm
sú. Ngoài ra cũng đã có một số tỉnh như Thừa Thiên Huế đưa
vào nuôi thử nghiệm thêm ốc hương đang phát triển rất tốt;
tỉnh Quảng Bình trên các vùng đất cát nằm xa nước biển, gần
khu vực có nước ngọt nuôi thử nghiệm các đối tượng nước
ngọt cũng cho năng suất đạt từ 0,5 – 1 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên,
nhìn chung vẫn còn đơn điệu, đối tượng nuôi còn nghèo nàn.
Về quy mô đầu tư xây dựng cơ bản, tuỳ thuộc vào mục đích
sử dụng, khả năng huy động vốn của mỗi địa phương mà
mức độ đầu tư xây dựng từng hồ có khác nhau: Bình quân từ
200 – 250 triệu đồng/ha, cao nhất như Ninh Thuận 390 triệu
đồng/ha; trong khi đó tại Bình Định khoảng 188 triệu
đồng/ha, thậm chí tại Quảng Ngãi chỉ 28 triệu đồng/ha. Lợi
thế của nuôi trồng thuỷ sản trên cát còn là các bãi cát, cồn cát
đều nằm sát hoặc cách biển không xa, có nguồn nước biển
sạch, xa khu dân cư, khu công nghiệp và các vùng sản xuất
nông nghiệp, ít chịu ảnh hưởng của các chất thải nên môi
trường nuôi rất ổn định. Tuy mới đưa vào nuôi, nhưng năng
suất nuôi đạt khá cao, không thua kém gì nuôi ao đất, thậm
chí có nơi còn vượt xa. Lãi ròng từ nuôi tôm công nghiệp trên
cát đã đạt tới 200 triệu đồng/ha, nuôi tôm bán thâm canh trên
cát đạt 96,63 triệu đồng/ha.
Trở ngại của việc NTTS trên cát ở các tỉnh ven biển miền

Trung hiện nay là hạ tầng cơ sở gần như con số không. Đa
phần các vùng cát đều nằm xa nguồn nước ngọt nhưng chưa
có hệ thống thuỷ lợi dẫn nước. Việc khoan giếng ngầm trong
thời gian qua của một số hộ để lấy nước nuôi là không bền
vững, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng nước
ngầm và nước sinh hoạt của nhân dân trên vùng bãi ngang.
Trước mắt số người nuôi còn ít, việc xả trực tiếp nước thải ra
cống thoát (như các hộ gia đình đang làm) chưa đến mức
phải quan tâm nhưng về lâu dài khi diện tích phát triển nhiều,
thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi Mặc
dù vậy, có thể nói hiệu quả của NTTS trên đất cát đã được
khẳng định. Những hạn chế nói trên là do phát triển tự phát,
nghề nuôi trồng còn mới mẻ, thiếu kinh nghiệm. Vì vậy hơn
lúc nào hết, theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (Bộ
Thuỷ sản), NTTS trên đất cát ở các tỉnh ven biển miền Trung
cần phải quy hoạch ngay từ đầu, theo hướng tận dụng các
loại đất bỏ hoang với tỷ lệ cho phép (30 – 40%), hoặc đất cát
chuyển đổi từ các ngành SX khác kém hiệu quả, các đối
tượng nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng mặn lợ ngọt,
đảm bảo cân bằng sinh thái. Trước mắt cần khẩn trương tiến
hành quy hoạch tổng thể đến năm 2010 và lựa chọn các đối
tượng nuôi thích hợp. Xây dựng một số mô hình cho từng
vùng sinh thái khác nhau, để qua đó rút ra các quy trình kỹ
thuật nuôi phù hợp trước khi nhân ra diện rộng. NTTS trên
đất cát là một lĩnh vực có tiềm năng khá lớn nhưng cũng
chứa đựng một số nguy cơ rủi ro, thách thức, đòi hỏi có sự
quan tâm nghiên cứu và đầu tư đúng mức của địa phương,
của ngành thuỷ sản. Ngay từ lúc này, từng địa phương tiến
hành đánh giá tiềm năng, khả năng diện tích có thể phát triển
NNTS, đồng thời thực hiện quy hoạch chi tiết, bố trí các tiểu

vùng sản xuất, xác định đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa phương mình. Nếu chậm trễ để nhân dân tự
phát mở rộng diện tích, sẽ dễ dẫn tới nguy cơ phải trả giá vì
môi trường bị ô nhiễm, tôm chết hàng loạt như trong các ao
nuôi như hiện nay.


×