Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài 10: Họa tiết hình thú – sư tử pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.6 KB, 5 trang )

Bài 10: Họa tiết hình thú – sư tử[1]
Trong mỹ thuật An Nam sư tử có hai tên: sư và nghê. Đầu tiên nói đến con sư tử có
bờm xoắn, lông uốn lượn, đuôi tỏa cuộn, vuốt cứng; nhưng dáng vẽ hiền lành. Con
vật này luôn được thể hiện với một trái cầu có dãi lụa dài xé tơi hay gút lại một cách
mỹ thuật. Dĩ nhiên toàn bộ chủ đề này chỉ là ước lệ, nhất là bộ lông.
Mô-típ này thường dùng trang trí các góc: con sư tử có dáng như bước xuống thềm
cửa, hai chân trước chạm vào ngạch tam cấp nối liền với khung cửa. Trong trường
hợp này chỉ thấy có một con sư tử cùng với quả cầu gọi là sư tử hí cầu.
Đôi lúc thấy trên bình phong có trang trí hình 5 con sư tử gọi là ngũ sư hí cầu (hình
CXCV), hoặc thấy chỉ một hay nhiều con sư tử ở trên nắp bình vôi hay lư hương
(hình CXCVI). Thế nhưng gặp khi không có quả cầu thì người An Nam kẻ thì bảo
đó là con lân, người thì nói là sư tử. Quả có nhiều mơ hồ trong tên gọi hình thú của
An Nam.
Hình thái khác của con sư tử là con nghê hay toan nghê[2] (hình CXCVII). Cả từ
điển Trung Hoa lẫn An Nam đều định nghĩa nghê là ‘sư tử nhanh’ (lion rapide),
‘ngựa hoang’ hay ‘sư tử Tây Tạng’, luôn mơ hồ. Nhưng hình dáng nói chung có
khác biệt với sư tử ở phần đầu, móng vuiốt, lông và mõm có nanh nhọn cong vui61t;
tức thiên về nét con hoẵng và con ngựa hơn. Theo truyền thuyết con nghê mỗi ngày
đi được 500 dặm hay mỗi cú nhảy của nó xa 500 dặm; nó vồ cả cọp để ăn.
Con nghê được trang trí ở Điện Thái Hòa, hai con đặt hai bên điện. Con vật này
bằng đồng thau, đặt trong chiếc tủ bằng thủy tinh kê cao 1 thước và có đầy đủ dáng
vẽ con nghê. Trước nhà bia lăng Thiệu Trị cũng có hai con nghê bằng đồng đỏ, kích
thước cũng cỡ đó. (hình CXCVII)
Một số lư đồng lớn thể hiện hình con sư tử ngồi trên bốn chân của nó cũng gọi là
kim toan nghê (lư hương đặt trên lưng con vật này). Hình này hoàn toàn khác hình
con nghê trong cung điện, nhất là có thêm cái sừng ở giữa trán.
Chúng ta nhớ con lân cũng có một sừng như vậy. Thế nhưng có những món đồ nhỏ
trang sức cho lư hương hay vật dụng nào khác có dáng giống con nghê đến kỳ lạ, từ
bộ long đến răng nanh và vuốt, nhưng dưới con mắt nghệ sĩ An Nam lại gọi đó là
con lân. Có lẽ là do nhầm lẫn (hình CLXIII).
Trên đỉnh cột ở Huế có hình một số con vật mang tên thiếu chính xác như thế.


Những con vật này trông thật giống sư tử nên trong cuốn Symboles, Emblèmes et
Acessoires du Culte chez les Annamites (Biểu tượng, biểu trưng và đồ tự khí của
người An Nam) ông G. Dumoutier gọi là sư tử, nhưng người An Nam ở Huế gọi là
con lân. Chính vì điều này mà tôi đưa chúng vào bài viết về con lân (hình CLXI,
CLXII).












Các tư liệu trên đều do bạn Đức Chính dịch và cung cấp cho blog và diễn đàn . Thay
mặt bạn đọc xin chân thành cảm ơn bạn Đức Chính .

[1] Thật tế sư tử không có ở Việt Nam và Trung Hoa, nó được du nhập theo con
đường Phật giáo với thuật ngữ ‘sư tử hống’. Do vậy chữ sư (獅) trong sư tử bên
phải có chữ sư (師) nghĩa là thầy (chỉ thầy tu Phật giáo) và bên trái là chữ ‘thú’ (狩)
chỉ con vật.
Có người viện dẫn Trung Hoa không có sư tử sao có thành ngữ ‘sư tử Hà Đông’.
Thật ra là không có mà là một biểu tượng Phật giáo biến thể ra ám chỉ sự chanh
chua của người vợ đối với người chồng. Tích này có thuậtt trong cuốn Tầm Nguyên
Từ Điển của Bửu Kế. ND
[2] Từ này tác giả dịch là ‘lion rapide’ và chú kế bên ‘nghê’ hay ‘toan nghê’.



×