Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 5: HỌA TIẾT HÌNH THÚ – CON RỒNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.35 KB, 6 trang )

Bài 5: HỌA TIẾT HÌNH THÚ –
CON RỒNG
Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ
linh chiếm vị trí đầu tiên Đó là long (rồng), ly (lân), qui (rùa) và phụng (phượng).
Chúng là một biểu trưng của tín ngưỡng với những phẩm chất huyền bí. Bên cạnh
còn thấy những con vật khác như hạc, sư tử, dơi, cá cũng mang ít nhiều đặc điểm tín
ngưỡng. Con hổ cũng có tính chất rất đặc thù, nó đôi khi được thắp hương thờ cúng
và dùng làm bùa chú để hóa giải và xua đuổi tà ma. Vã lại, chúng ta đã thấy trái cây
cũng có tính chất ít nhiều như vậy, dùng làm lời cầu chúc mang mán tín ngưỡng và
siêu nhiên.
Con rồng tiếng Hán Việt là long (龍) rất được ưa dùng trang trí mỹ thuật An Nam.
Trong cung đình nó có vị trí riêng vì là biểu tượng của hoàng đế, nhưng cũng thấy
rồng ở chùa chiềng và tư gia; đặt trên mái nhà, đầu hồi, đòn tay, trên đồ gỗ và hoa
văn vải; có cả ở những cấu kiện tàu thuyền, cho đến những miếng ván trang trí cũng
chạm khắc hình rồng.
Nói cho đúng, rồng không được người An Nam cúng bái, nhưng chúng lại được cho
có một quyền năng siêu nhiên: vừa là long vương vừa là chúa tể trên đất liền, mang
lại hạnh phúc cho người sống và sự an lành cho người chết. Trong vô thức người An
Nam hẳn xem con rồng như vị thần bảo trợ nên hình ảnh rồng có mặt khắp nơi.
Theo truyền thuyết Trung Hoa rồng “có sừng hươu, đầu lạc đà, mắt quỷ, cổ rắn,
bụng cá sấu, vảy cá, móng vuốt chim ưng, lỗ tai bò, sừng chính là cơ quan để nó
nghe”. Hình rồng của nghệ sĩ An Nam có nhiều điểm khác nằm ở: sừng, đôi mắt
sáng rực, vảy phủ toàn thân, bờm tua tủa, móng sắc, đuôi soắn ốc (hình CXIX,
CXXI, …).
Như tôi đã nói rồng là biểu tượng của hoàng đế, ai cũng rõ trong trường hợp này
rồng có năm móng. Di vậy khi thấy trên đồ gỗ, rương hòm , gốm sứ, … có rồng năm
móng tức là những món đồ ít nhiều trực tiếp do vua dùng (hình CXXIII, CXXVII,
…). Còn dành cho những hạng người khác rồng chỉ có bốn móng.
Rồng còn là biểu tượng cho người chồng, vị hôn phu, và thường hơn dùng để chỉ
người đàn ông. Phụ nữ được biểu tượng bằng con phụng. Các bài ca dao hay dùng
cáchình tượng này để ám chỉ nam giới và phụ nữ; và khi thấy trên tấm biển, tấm


thêu có hình con rồng và con phụng thì đó là hôn nhân mà người ta muốn ám chỉ.
Thường nghĩa bóng của thể hiện này là chữ ‘hỉ’dính đôi (song hỉ), có nghĩa là chung
vui, hạnh phúc lứa đôi.
Rồng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Khi thì là hình nguyên con rồng
nhìn ngang như trên gờ nóc mái nhà, lan can cầu thang, trên vải thêu, trên bức
chạm hay bức họa, nói tóm lại trên rất nhiều món (hình CXXIII, CXXV, …) ; khi
thì chỉ thấy nguyên mặt nhìn chính diện với đầu và hai chân giạng ra gọi là ‘tàng
long’ (rồng trong hang ổ) như ở mặt cổng lớn vườn hoa, đền miếu, dinh thự, …(hình
CXXXV). Cũng có khi với đầu rồng và hai cân giạng lại gọi là ‘mặt rồng’ hay ‘mặt
nả’ (hình CXXXVI, CXXXVII, …), thường thấy ở đầu hồi tam giác ở chùa chiềng
và dinh phủ của người An Nam và để đối với hình con dơi trên trán bia, ở mặt trước
khung chân tủ, … Hình đầu rồng chính diện ở trán có chữ vương (vua) như là vết
nhăn trên mặt. Cũng có khi đó là chữ ‘thọ’ cách điệu, trường hợp này thường nằm
trong nửa hình chữ nhật có góc dưới bẽ quặp xuống, viền vài đường kỷ hà (hình
CXXXVIII). Người An Nam gọi hình này là ‘rồng ăn chữ thọ’, một dấu hiệu điềm
lành và cũng là sự cầu mong trường thọ.
Trên gờ nóc mái, rồng được thể hiện dạng kỷ hà hai con (song long) ở hai đầu gờ. Ở
giữa gờ nóc người ta để hỏa châu đề hi con rồng chầu vào. Toàn bộ hình hai con
rồng và hỏa châu gọi là ‘lưỡng long triều nguyệt’ (hình CXXIX, CL). Hình tượng
trên gờ nóc này thể hiện một sức mạnh thần bí, sự cầu mong có mưa vì hỏa châu
tượng trưng cho sấm sét còn hai con rồng là long vương làm mưa.
Một thể hiện gần gủi với nó là ‘lưỡng long tranh châu’ theo cách gọi của người An
Nam. Rất thường hai chủ đề này được trộn lẫn vào nhau, hoặc là theo thiết kế của
người nghệ sĩ hoặc là theo lý giải của dân gian. Ở chủ đề sau làm ra vẽ đánh nhau
hơn là đánh nhau giành quả châu; và quả châu này không có các ngọn lửa bao
quanh (so sánh hai hình CXXI và CXXXIII).
Nếu có điều kiện, dù trong chủ đề nào con rồng cũng có mây bao quanh, mây có
dạng trãi ra như dãi lụa hay cuộn lại trang nhã (hình CXXI, CXXV, …) Ẩn trong
mây hay kết hợp với mây có những sợi lửa rời rạc (hình CXIX). Cũng thường thấy
rồng cỡi trên sóng nước ngoài biển (hình CXLIII). Nhưng sóng, sợi lửa và mây luôn

được cách điệu.
Trang trí mây cũng cho ra một thể hiện đặc biệt gọi là ‘long ẩn vân’ (rồng ẩn trong
mây); rồng uốn khúc trong các guột mây và lần lượt lộ ra từng phần con rồng.
Nhiều chén gốm đời Thiệu Trị có mô-típ này.
Rồng kết hợp với cá cho ra ‘ngư long hí thủy’ nghĩa là rồng và cá đùa nước (hình
CXXIX). Con cá ghếch mõm đón luồng nước từ miệng con rồng ẩn trong mây phun
ra. Theo dân gian An Nam con cá đó là con cá chép.
Không phải chỉ có một con vật duy nhất gọi là rồng. Ngoài con rồng đúng nghĩa còn
thấy có con giao và con cù.
Theo từ điển của P. Couvreur con giao hay giao long là ‘rồng không sừng’ mang
dáng dấp con rắn, cái cổ nhỏ nhắn, bốn chân và râu trắng ở dưới cổ. Còn theo Eitel,
con giao là ‘rồng uốn gập, có bốn chân’, theo Giles là là ‘rồng có vảy’; cuối cùng theo
Génibrel là ‘con cá sấu’.
Con cù hay cù long cũng mơ hồ không kém. Couvreur thì nói đó là ‘con rồng có
sừng’, nhiều người lại nói là ‘rồng không sừng’. Với Eitel là ‘rồng non có sừng’,
Giles cho dó là ‘rồng vàng’, Génibrel thì là ‘con rồng, con quái vật thần thoại, chẳng
ai bảo nó có sừng’. Paulus Của: ‘Loài rồng không có sừng, dân gian cho rằng nó
sống dưới đất và khi trồi lên xẻ đất tạo thành sông’.
Các nghệ sĩ An Nam thì xác định một điều: cả giao lẫn cù đều không có sừng.
Chúng cũng không có bờm, cũng chẳng có râu như P. Couvreur nói. Tôi cũng cho
rằng chúng không có vảy. Vậy có chân không? Điều này còn nghi ngờ vì theo tôi
biết giao và cù không bao giờ được thể hiện nguyên hình dạng, lại luôn luôn biến
cách; người ta chỉ thấy được đầu và cổ của chúng thôi. Dù thế nào đi nữa giao và cù
được xếp vào loại rồng cấp thấp. Một viên quan đại thần nói với tôi về món đồ gỗ
lâu đời trong nhà ông ta là nó thể hiện hình con giao chứ không phải con rồng thông
thường vì dân gian nhiều lúc không dám thể hiện hình con rồng đích thực.
Tuy nhiên phải thừa nhận người ta hay pha trộn con rồng thông thường với con
giao trong họa tiết mỹ thuật. Nhìn vào một bức chạm, người An Nam, thậm chí đó
là nhà điêu khắc, có người bảo đó là con rồng và có người bảo đó là con giao. Do vậy
tôi chỉ dùng chữ rồng để chỉ một hình ảnh dù đó là rồng hay giao. Tuy nhiên có lúc

tôi dịch chữ giao là rồng-rắn (serpent-dragon).
Đối với con cù, nó có nét chuyên biệt, nếu không ở hình dáng hay và thuộc tính thì
cũng ở cách dùng và vị trí người ta đặt nó: tay tỳ của ngai đá để ngoài trời dành cho
một số nữ thần có trang trí đầu cù long. Chi tiết sườn nhà bên ngoài nối cột và bên
trong nối lỗ đòn tay gọi là ‘xà cù’ có thể lấy tên từ con cù, đuôi chi tiết này đôi khi
trang trí hình đầu con rồng.
Biến cách của con rồng rất đa dạng.
Rồng nguyên con, hoặc là rồng đích thực hay con giao, thường là hồi văn hóa long
(hình XXIII, XXV, ); lá và dây lá là lá hóa long (hình CXI và các hình kế tiếp); hóa
long thấy ở mây và trúc (hình CLII, CLIII) và một số loài cây khác như: tùng, mẫu
đơn, cúc, loa kèn[1], … (hình CLV)
Rồng chính diện biến cách gọi là ‘mặt nả’. Người ta hay giải thích mặt nả có nghĩa là
mặt rồng., tôi chẳng rõ chữ ‘nả’ nghĩa là gì. Họa tiết tạo mặt rồng nhìn chính diện
có nhiều thứ khác nhau tùy theo từng nghệ sĩ. Có khi là lá lật, có khi là hoa mẫu
đơn, lại có khi là bông tây, lá hay dây lá (hình CXXXVII). Người ta cũng dung quả
phật thủ và hoa sen biến cách thành đầu rồng nhìn chính diện (hình CIX, CIII,
CIV). Chùm và tràng hoa biến cách thành họa tiết giao-hoa (hoa hóa giao)




















×